Nhắc lại từ hôm Dương Bưu bắt được Thanh Y hiệp sĩ đến nay vừa đúng bảy ngày.
Bữa nay chúng nhóm tại sảnh đường đem chàng ra xử tội.
Thiết Đầu Tử và Dương Bưu nhất định hành quyết chàng dù Đại Ác hòa thượng hết lòng ngăn trở. Đại Ác đành chiều theo nhưng trong lòng núng sợ Công Tôn đại sư vì hắn biết mình khó lòng cự địch lại với người.
Bây giờ vừa đúng canh trưa, chúng trói Thanh Y ra và trói chàng vào cây cột to lớn ở giữa sảnh đường.
Dương Bưu quát mắng chàng :
- Thằng khốn kiếp kia. Hôm nay mi đã đến ngày tận số.. Trước khi so với tiên tổ mày muốn nói điều chi chăng?
Thanh Y nổi giận quát mắng :
- Lữ khốn nạn kia. Ta là kẻ đường đường chính chính há đi theo nói chuyện với lũ chúng mày. Ta e sư phụ ta đến đây thì lũ ngươi không còn đất chôn thây.
Dương Bưu tức giận hắn quát bọn thủ hạ đánh Thanh Y cho đã tức. Được lệnh bọn đầutrâu mặt ngựa kia quất côn dập bừa vào đầu của Thanh Y.
Thanh Y vận nội công để chịu những ngọn côn đó, chàng thừa lúc một tên lại gần liền phóng chân lên đá khiến tên ấy văng vào vách nhà vỡ sọ ra chết ngay.
Dương Bưu điên tiết hắn quắt lên một tiếng, rút phắt lưỡi đao ra thì Đại Ác hòa thượng đã đưa tay ngăn hắn lại và nói :
- Hiền đệ để mặc ta. Ta có cách làm cho hắn không dám ngang ngạnh nữa.
Vừa lúc đó bỗng bọn thủ hạ chạy vào kêu la rối rít một tên quỳ xuống tâu :
- Bẩm đại nhân, ngoài cửa có một tên hòa thượng dữ tợn, nó đến nhà ta khuyên giáo, không cho tiền nó nhất định không đi. Chúng con đánh nó thì bị nó đánh bưu đầu vỡ trán cả.
Đại Ác hòa thượng là kẻ giang hồ lịch lãm nên thừa biết có kẻ nào dến gây sự liền bảo Dương Bưu :
- Hiền đệ ra xem thằng nào đấy. Chắc nó có thủ đoạn cao cường lắm mới dám đến đây tác quái.
Dương Bưu đang trong lúc giận hắn vớ lấy cặp đồng trùy to lớn chạy vút ra ngoài.
Đại Ác và Thiết Đầu Tử thấy vậy không yên lòng liền ra sau..
Dương Bưu chạy ra đến cửa, hắn thấy một hòa thượng có vẻ hiền lành, ăn mặc toàn là áo nâu đang ngồi ngay ngưỡng cửa, xếp bằng đọc kinh, như không coi ai ra gì.
Phừng phừng nổi giận hắn quát lớn một tiếng rồi vung hai quả trùy khổng lồ giáng xuống đầu hòa thượng.
Bọn bộ hạ đứng ngoài thấy chủ ra tay, chúng rùng mình nhắm mắt lại tưởng đầu hòa thượng sẽ tan ra như cám, đến khi nghe đánh chát một tiếng chúng mở mắt ra xem thì lạ thay hòa thượng vẫn ngồi đọc kinh mà Dương Bưu lui lại mấy bước.
Số là Dương Bưu giáng hai quả trùy xuống đầu hòa thượng thì người đưa nhẹ chiếc dùi mõ lên gạt làm hai quả đồng trùy của hắn văng ra. Cũng may mà hắn tinh mắt nếu không thì hắn cũng táng mạng bởi quả trùy dội lại.
Vừa sợ vừa giận, Dương Bưu múa tít hai quả trùy lên như gió thảm mây sầu, nhảy đến nhắm đúng đầu hòa thượng giáng mạnh xuống. Hắn dùng đến tuyệt điểm công phu nên gân cốt trong người hắn kêu răng rắc.
Hòa thượng thản nhiên như không, người đưa chiếc dùi mõ nhỏ nhắn lên gạt một lần nữa.
Lần này hai quả đồng trùy văng khỏi tay Dương Bưu, hắn té nhào toạt cả hổ khẩu, còn lỉũ bộ hạ kêu khóc vì quả trùy chạm vào chiếc cột làm gãy hai vôi ngói rơi xuống ào ào.
Đại Àc hòa thượng và Thiết Đầu Tử đã ra đến. Thoạt trông thấy quái tăng Đại Ác thất sắt kêu lên
- Trời! Công Tôn đại sư.
Lão quái tăng kia chính là Công Tôn đại sư, người nghe ai gọi đến tên mình liền ngước lên nhìn và đứng ngay dậy cười nói :
- Đại Ác hòa thượng cũng có mặt nơi đây à?
Đại Ắc run lên vì lo sợ, còn Thiết Đầu Tử không biết Công Tôn đại sư lợi hại nên hắn quát lền như sấm
- Cẩu tặc Công Tôn chớ hợm mình. Ta nguyện đưa mày về chín suối.
Nói xong hắn rút chín ngọn phi xoa ra, ném vút vào hông Công Tôn và vung thanh kiếm Nghê Thường thành một đạo bạch quang chém xả xuổng đầu đại sư.
Công Tôn đại sư thấy chín ngọn phi xoa bay đến như một trận mưa rào liền vẫy tay áo tức thì một luồng lãnh khí bay ra thổi dạt phi xoa đi nơi khác và vung chiếc đùi mõ gạt phắt lưỡi kiếm Nghê Thường lộn lại.
Choang một tiếng, hai thứ binh khí chạm vào nhau tóe lửa ra làm kẻ đứng ngoài choáng óc bưng tai.
Thiết Đầu Tử tê dại cả cánh tay, thanh kiếm Nghê Thường là một vật chí báu mà lúc ấy cong veo như một vành cung. Hắn lại vuốt thanh kiếm thẳng lại và đưa mắt sợ hãi nhìn Công Tôn đại sư.
Công Tôn đại sư cất tiếng cười khanh khách, người nói :
- Lão đến đây không muốn cùng các ngài gây sự tranh đấu mà chỉ muốn xin tên đồ đệ bị các ngài bắt giam. Nó còn dốt nát nên mới làm chạm đến các ngài. Xin các ngài nên cho lão phu đem nó về.
Dương Bưu và Thiết Đầu Tử tuy sợ nhưng tức quá đâm liều. Cả hai cùng vận dụng hết tuyệt điểm công phu, kẻ múa báu đao người vung ngọc thước vây đánh Công Tôn đại sư.
Thấy cả hai mang những thế chí mạng ra toan hạ mình Công Tôn đại sư bừng giận. Ngài nghĩ thầm: “Ta muốn giữ hòa khí không muốn làm thương tổn lòng tự ái của người mà gây thù oán, nhưng đã đến nước này thì ta đành phải ra tay”.
Công Tôn đại sư quát lên một tiếng và vung chiếc dùi mõ lên theo thế Liên Hoa Bát Bộ đánh thốc vào ngực Dương Bưu làm hắn hoảng hốt vội nhảy ra né tránh.
Đại sư xoay qua thế Bát Quái Càn Khôn vung chiếc dùi mõ Đông Tây Nam Bắc biến hóa muôn vạn cửa áp đảo Thiết Đầu Tử làm hắn thoát mồ hôi ra như tắm.
Cây ngọc thước của Thiết Đầu Tử xưa nay tung hoành trong thiên hạ mà hôm nay không phương vùng vẫy trước chiếc dùi mõ của đại sư. Cây báu đao của Dương Bưu cũng không làm sao áp đảo được người.
Đại Ảc hòa thượng thấy thế nguy nên không đành đứng ngoài xem nữa, hắn vung thiền trượng theo thế Hoành Sơn Tróc Quái nhảy vào đấm thốc ngọn trượng vào hạ bộ Công Tôn đại sư nhanh như gió.
Thấy đà trượng bay quá mạnh, đại sư không dám coi thường liền vung chiếc dùi mõ gạt mạnh một cái.
Một tiếng choang vang rền phát ra khiến mọi người bưng tai nhắm mắt. Đại Ác hòa thượng gần toát hổ khẩu tay mà Công Tôn đại sư lùi lại một bước, người chép miệng :
- Khá đó, nhưng ráng mà giữ mình cho khéo léo kẻo chết không còn hồn.
Nói xong người vung chiếc dùi mõ như mưa sa gió táp quyết hạ ba tên ác quái.
Đại Ác hòa thượng tuy sợ nhưng không hề nao núng, hắn tin ba người áp đảo một thì dù Công Tôn có tài ba xuất chúng đến đâu cũng khó lòng thắng được một cách dễ dàng.
Đại Ác lập tức đem bài Thái Ất thần trượng ra quyết liều mạng với Công Tôn đại sư vì hắn biết trận này một mất một còn.
Thấy Đại Ác mới vào mà giở ngay bài trượng ấy, Công Tôn đại sư cả giận nghĩ thầm: “Nó quyết giết mình nên dùng bài thần trượng ghê gớm kia. Cha chả ta lấy đức hiếu sinh mà tha cho bọn nó, mà nó nào biết ơn ta. Nếu ta đánh mãi thế này thì bất tiện, vì ba chúng nó là kẻ ghê gớm trong đời này. Tài ba của chúng hợp lại thì khó ai thắng được bằng kiếm côn quyền thuật. Ta dầu có đánh đến bao lâu thì cũng chỉ thế này mà thôi. Âu ta hãy dùng thế khác để cứu học trò ta về thần động cho rồi”.
Nghĩ thế Công Tôn đại sư liền chuyển hết thần lực gạt phắt ba thứ khí giới của bọn quái tặc ra và lùi lại hét to :
- Bọn khốn kia bọn ngươi ỷ nhiều hiếp ít sao gọi là anh hùng trong thiên hạ. Ta không phải sợ bọn bây, nhưng ta nể tình sư huynh sư phụ các ngươi mà không nỡ xuống tay độc. Bọn ngươi mau mau mang Thanh Y ra trả ta thì muôn sự đều thôi. Nếu các ngươi còn kháng cự thì phen này chớ trách ta sao xuống tay độc.
Đại Ác hòa thượng chưa kịp nói thì Thiết Đầu Tử đã quăng cây gậy ngọc thước lên không hóa ra một đạo thanh quang đâm bổ nhào xuống đầu Công Tôn miệng thét :
- Cẩu tặc chớ lộng ngôn. Ta nguyện một còn một mất với mầy.
Công Tôn thấy hắn dùng đến kiếm thuật tối diệu, người không dám khinh thường liền với tay rút thanh kiếm Thủy Thư ra đảo bộ thành thế Hồng Mai Lạc Diệp gạt luồng thanh quang ngược trở lại.
Thiết Đầu Tử cả giận vội ngửa mật lên trời vận khí Thiên Cương thổi vào luồng ngọc thước thôi thúc luồng thanh quang đánh thật dữ.
Luồng thanh quang nổ ầm ầm vang động, to rộng thêm ra chỉ trong một loáng gian nhà trước của Dương Bưu bay rạt cả còn lại một khu đất trống. Lũ bộ hạ của hắn bị bưu đầu vỡ trán vì ngói vôi bay như đạn bắn.
Dương Bưu thấy Thiết Đầu Tử đem toàn lực ra áp đảo Công Tôn, hắn hoảng sợ vận động nội công để đứng vững và khoa thanh đao nhảy vào chém vút vào cổ đại sư.
Đại Ác hòa thượng thấy sự thể đã đến hồi không thể đứng được hắn chép miệng :
- Thôi thế là phải gây nên mối thâm thù. Từ đây ta khó lửng mà yên thân được.
Nói xong hắn rút lưỡi kiếm nhỏ xíu như chiếc lá tre bên mình và quăng lên thét lớn :
- Công Tôn mi chớ tự phụ ngông cuồng, xem kiếm ta lấy đầu mi.
Ghê gớm thay cho luồng hào quang của Đại Ác hòa thượng, thanh thần kiếm của hắn vừa bay lên đã phát ra một trận lãnh khí ghê hồn làm cây cối bên ngoài ngã đổ như gặp một cơn bão.
Luồng thanh quang của Thiết Đầu Tử ghê gớm là thế mà phải bay rạt ra và bị cuốn hút vào luồng hoàng quang, phát ra một tiếng kêu rền như tiếng chuông to và sắp tan.
Thiết Đầu Tử vội thu ngay luồng thanh quang về còn Dương Bưu hoảng hốt vội nhảy ra ngoài vì sợ luồng hoàng quang chém phải.
Còn Công Tôn thoạt trông thấy luồng hoàng quang người hoảng kinh rú lên :
- Trời! Thanh Kình Nghê của Đạt Ma sư tổ. Thằng Đại Ác sao lại có được. Chắng là ta nguy mất.
Đại sư vội vận động hết công phu quăng thanh Thủy Thư lên cao hóa thành một đạo bạch quang chống lại với luồng hoàng quang, nhưng thanh Thủy Thư không phải là thanh kiếm có thế chống lại nổi, nên luồng bạch quang của Công Tôn phút chốc bị đè bẹp xuống.
Công Tôn đại sư thấy nguy cơ sắp đến người kinh hãi vội vàng hé miệng phun ra một đạo bạch quang nữa xoay tít trên đầu Thiết Đầu Tử và Dương Bưu rồi nhảy vụt vào trong chém băng xích sắt giải thoát cho Thanh Y. Người cắp chặt chàng vào nách chạy bay ra ngoai thì vừa lúc thanh Thủy thư của người bị luồng hoàng quang đánh vỡ tan như cám.
Một tiếng nổ vang trời động đất vang ầm lên, luồng hào quang to rộng ra như một quả núi chụp xuống đầu đại sư.
Công Tôn vội dùng phép phản phong nhuyễn khí dùng hơi sức trong người cản bật đạo hào quang và thâu thanh bạch quang áp đảo Thiết Đầu Tử trở lại rồi dùng hết sinh lực phóng đạo bạch quang đánh mạnh vào luồng hoàng quang.
Hai thanh thần kiếm chạm nhau ngân vang một tiếng chuyển động trời đất. Đại sư thấy luồng bạch quang của mình nhỏ như sợi chỉ người không còn hồn vía liền bắt quyết thu kiếm lại và dùng kiếm độn chạy thẳng một mạch.
Đại Ác hòa thượng biết nếu mình để Công Tôn đại sư sống thì khó lòng nên hắn đùng kiếm độn đuổi theo.
Thế là trên không trung một luồng bạch quang bay trước và luồng hoàng quang đuổi theo sau.
Thiết Đầu Tử biết phép độn kiếm nên hắn dùng kiếm độn đuổi theo, chỉ có một mình Dương Bưu ở lại. Hắn kinh hồn vì trận ác chiến vừa qua lại khiếp cho tài thần kinh quỷ khốc của Công Tôn đại sư và sư huynh Đại Ác.
Công Tôn dùng kiếm độn chạy không biết bao nhiêu dặm bỗng nghe phía sau gió thổi ào ào, người quay đầu lại nhìn và khiếp hãi khi thấy luồng hoàng quang to lớn đuổi theo rất gấp.
Công Tôn kinh hãi nghĩ thầm: “Không biết sao thằng Đại Ác lại lấy được thanh Kình Nghê của Đạt Ma sư tổ. Chao ôi! Anh hùng trong thiên hạ có lẽ chết với nó chứ chẳng không? Mạng ta có lẽ đành bỏ tay về nó rồi”.
Đại sư thu hết sanh lực dùng hết tài phi đằng kiếm độn bay nhanh hơn gió. Người nghĩ thầm: “Dù sao nếu ta chạy về được thần động thì ta không còn sợ lắm. Có lẽ thanh Ngũ Lôi thần kiếm đã gần thành. Ta sẽ dùng nó cự lại thanh Kình Nghê của Đạt Ma sư tổ cũng có lẽ được. Ta theo phép Bí Thư Tiên Kiếm luyện nên thanh Ngũ Lôi bao nhiêu năm tháng. Nếu đúng kỳ thì nó là một thanh thần kiếm ghê gớm trong đời. May mà nó cứu ta thoát chết”.
Đại Ác hòa thượng thấy Công Tôn chạy nhanh quá, hắn cả giận nghĩ thầm: “Nếu ta không giết được thằng Công Tôn thì ta nguy lắm. Việc bí mật của thanh Kình Nghê có lẽ bị tiết lộ và mạng ta cũng khó toàn được. Đã đến nước này ta phải cố giết nó cho biệt tích là xong”.
Đại Ác hòa thượng cố bay theo Công Tôn nhanh như bão cuốn, và nhờ thanh Kinh Nghê giúp sức nên hắn theo gần kịp đại sư.
Đại sư chạy bất kể về Huyền Phong sơn, người hy vọng thoát chết khỏi thanh Kình Nghê ghê gớm của Đại Ác hòa thượng...
* * * * *
Nhắc lại Hạc nhi đồng tử vâng lời thầy ngày đêm tĩnh tọa, dùng hết ngươn thần hun lò lửa đỏ luyện thanh Ngũ Lôi thần kiếm.
Đến nay vừa đúng ba ngày đêm. Lò lửa đỏ hôm nay trở nên xanh lè và nóng ran như đốt khô vách đá xung quanh.
Một vài miếng đá nứt ra vì nóng. Còn Hạc nhi đồng tử tuy được đại sư rèn luyện từ nhỏ da thịt cậu cứng rắn như đồng thép thế mà lúc ấy cậu cũng như ngồi trong lò lửa nóng.
Cậu nhớ lời thầy dặn là đứng ba ngày mà đại sư không về thì tưới huyết vượn vào lò để hủy bỏ thanh thần kiếm vì nếu thần kiếm bay ra, cậu không đủ sức thâu lại. Như vậy thanh kiếm sẽ sát hại cậu và sát hại mạng người trong vùng.
Hạc nhi thấy thầy về sai hẹn cậu nóng lòng như lửa đất. Đã mấy lần cậu toan tưới huyết vượn cho lò lửa tắt, nhưng cậu nghĩ lại thầy mình đã tốn bao nhiêu công phu suốt đêm ngày, rèn luyện thanh thần kiếm Ngũ Lôi đã gần mười mấy năm nay, từ lúc cậu mới lên núi đến giờ.
Nếu hủy thanh kiếm đi thì công phu của thầy, tan như tuyết rơi trong nắng.
Hạc nhi không đành lòng hủy bỏ thanh thần kiếm. Cậu xem kỹ tập Bí Thư Tiên Kiếm và nhất quyết dùng sức mình để thu thanh thần kiếm Ngũ Lôi.
Nhờ nuốt mấy viên linh đan của Công Tôn đại sư nên cậu thấy trong mình khỏe mạnh và hăng hái lạ thường. Cậu tin chắc mình sẽ thu được thanh thần kiếm lúc bay lên.
Ngày Dần giữa giờ Dần đã trôi qua. Đến cuối giờ Dần tức thì có tiếng nổ ầm ầm như tiếng sấm như trời long đất lở.
Cả một khu thần động bằng vách đá mà cũng rung rinh như nhà tranh trong gió lớn.
Hạc nhi đồng tử kinh hồn. Cậu biết đến giờ thanh thần kiếm bay lên liền nhổm dậy vận nội công cho toàn thân nặng như núi, cậu vận hết ngươn thần tay bắt quyết Ngũ Lôi dùng theo phép dạy trong Bí Thư Tiên Kiếm.
Vừa lúc ấy những tiếng nổ vang trời ầm lên, chớp lóe lên rầm rầm, lóe sáng xanh cả thần động. Vách đá bay lên rào rào như có một trận mưa đá.
Ánh tráng chiếu vào làm Hạc nhi kinh hồn vì biết động phủ bị thanh kiếm làm tan cả. Ngũ Lôi kiếm như được rộng chỗ hoạt động nên to rộng ra làm tối tăm cả một vừng, sét nổ ầm ầm lên chớp lòe lên càng dữ.
Hạc nhi kinh hồn cậu giữ vững ấn quyết bước đến ba bước và quát to :
- Thần kiếm sao không trở về.
Tiếng thét cậu vừa dứt thanh thần kiếm bay vụt trở lại. Bỗng nhiên Hạc nhi thấy mình mất hết ngươn thần, trước mặt một luồng khí đen bay trở lại vút vào người cậu. Lẽ ra theo phép thì cậu cứ đứng yên giữ vững tay quyết thì thanh kiếm sẽ về tay cậu.
Đằng này thấy luồng khí đen bay trở lại ra mình dữ dội quá cậu sực nhớ đến lời thầy mình dặn là mình không đủ sức thu phục thanh kiếm và sẽ bị hại vì nó, nên cậu mất cả tinh thần, liền nhảy lui và điều khiển theo phép cho nó bay giạt ra ngoài.
Vì thế nên tay quyết cậu không vững, thanh kiếm đi quá đà không trở về được bay vút đến phía Hạc nhi.
Cậu đồng tử hoảng sợ vội phóng thanh Thủy Thư của thầy ban cho mình giữ thần động lên ngăn cản và nhảy lùi lại.
Nhưng chỉ một tiếng nổ rầm lên lửa chớp sáng rực là thanh Thủy Thư tan như cám, đà kiếm Ngũ Lôi bay nhanh qua chém băng cả cánh tay cậu.
Hạc nhi đau quá rú lên và té lăn xuống đất.
Thanh kiếm không người điều khiển bay ra ngoài và giạt xuống khu rừng dưới chân Huyền Phong sơn.
Thanh Kiếm Ngũ Lôi bay đến đâu, cây cối ngã đổ đến đấy, sấm chớp ầm ầm vang động cả trời đất.
Dưới Huyền Phong sơn có ba vị kếm khách đại tài, đồ đệ của Linh Chân đại đức tổ sư, ba người đến thăm Công Tôn, vừa đi đến đấy thấy sấm nổ rầm rầm, chớp vang chuyển động; một luồng hắc khí nóng như lửa đốt từ trên Huyền Phong sơn bay xuống, khí thế như xô trời chuyển đất, cả ba vị kiếm khách kinh hồn mất vía không biết ai phóng kiếm quang ghê gớm như vậy.
Hoàng Văn Tử và Phi Vân Tử hoảng hốt bảo đại sư huynh là Vạn Thánh Vân :
- Chết mất sư huynh ạ! Luồng kiếm của ai mà ghê gớm quá. Trong đời chắc không thanh kiếm nào sánh kịp. Ta chạy nhanh không thì nguy mất.
Cả ba dùng ngay phép phi đằng độn kiếm chạy như bay biến.
Thanh Ngũ Lôi không người điều khiển nên nó bay giạt theo ba vị kiếm khách như thác đổ mây tuông làm ba vị kinh hồn.
Hoàng Văn Tử và Phi Vân Tử không còni chần chờ nữa liền tung lên hai thanh kiếm quang của hai người để cản lại.
Một tiếng nổ rung trời làm rền cả một vùng rừng núi, hai thanh báu kiếm của hai vị kiếm khách lừng tiếng trên đời chạm vào thanh Ngũ Lôi tức thì tan tành như tro bụi.
Liền khi ấy thanh Ngũ Lôi sa xuống chém hai vị kiếm khách đứt làm đôi.
Vạn Thánh Vân rú lên một tiếng kinh người, dùng hết tốc lực của phép phi đằng độn kiếm bay luôn trong khoảng trời mây.
Vừa lúc đó Công Tôn đại sư chạy về đến, thấy thanh Ngũ Lôi thần kiếm bay lên dữ dội như vậy, người nhảy xuống đất buông Thanh Y ra và bắt quyết điều khiển thanh Ngũ Lôi bay ngược trở lại chém xả vào mình Đại Ác hòa thượng.
Đại Ác hòa thượng đuổi Công Tôn gần kịp hắn toan tung thanh Kình Nghê giết chết Công Tôn cho rồi, nhưng khi thấy đại sư nhảy xuống đất và rồi luồng hắc khí bay lên dữ dội, khí nóng ran người, sấm nổ ầm ầm, hắn kinh hoàng tưởng có người kỳ tài đánh giúp Công Tôn liền sa xuống đất ném thanh Kình Nghê lên kháng cự lại.
Thanh Ngũ Lôi thần kiếm quả là một thanh kiếm lợi hại phi thường trong đời hiếm thấy. Thanh Kình Nghê của Đạt Ma sư tổ ghê gớm như vậy, xưa nay không thanh kiếm của vị kiếm khách nào sánh kịp mà lúc ấy bị thanh Ngũ Lôi đè bẹp xuống như sắp gẫy tan đi.
Đại Ác kinh hồn khiếp vía vì chưa từng thấy trên đời có thanh kiếm nào ghê gớm như vậy. Hắn tưởng đâu có Linh Chân đại đức tổ sư hạ phàm giúp Công Tôn nên có ý sợ, vì trong thời bấy giờ chỉ có tổ sư là cầm đầu về môn kiếm thuật mà thôi.
Hắn vội vận khí Thiên Cương thổi vào luồng hoàng quang nhưng luồng hoàng quang bị hắc khí của thanh Ngũ Lôi che khuất cả.
Hắn kinh hồn vội thu kiếm về và dùng kiếm độn chạy trốn.
Công Tôn không muốn sát hại hắn nên người thâu thanh Ngũ Lôi lại.
Công Tôn đại sư thấy cả một khu rừng bị tàn phá người hoảng sợ nhủ thầm: “Thật may mà ta về kịp. Kiếm Ngũ Lôi dẫu tàn phá khu rừng này cũng không quan hệ mấy nếu nó bay xuống xóm làng thì tội ta để đâu cho hết”.
Bỗng người giật mình vì Thanh Y hiệp sĩ rú lên :
- Sư phụ ơi! Có xác chết của ai như là...
Công Tôn đại sư vội chạy đến xem, người hoảng kinh rú lên :
- Trời! Hoàng Văn Tử và Phi Vân Tử. Sao mà hai người chết thê thảm thế này.
Công Tôn sực nghĩ ra người nói :
- Chết mất rồi. Thanh Ngũ Lôi thần kiếm của ta sát hại mất hại mất hai vị đạo huynh Hoàng Văn Tử và Phi Vân Tử rồi. Ta biết trả lời làm sao với các bậc anh hùng trong thiên hạ. Chao ôi! Ta có ngờ đâu cớ sự đã xảy ra ghê gớm thế này.
Thanh Y vội quỳ phủ phục dưới chân thầy và run sợ :
- Vì con mà sư phụ phải nhọc công đi cứu, khiến không ai xem coi thần động để đến đỗi thần kiếm Ngũ Lôi sát hại hai vị sư thúc. Con dù chết cũng chưa hết tội.
Công Tôn đại sư đứng chết sững giây lâu người thở dài lẩm bẩm :
- Thế là công tu luyện của ta đành phó theo giòng nước. Chỉ tại Hạc nhi không vâng lời ta mà hai vị đạo huynh phải bỏ mạng. Từ nay ta dù có đứng đầu cả kiếm khách trong đời, nhưng không thể cầm đầu môn tiên kiếm được. Oan nghiệt không đâu lại buộc vào mình ta thế này. Từ đây danh ta đành phải chôn vùi trong rừng kiếm khách.
Thanh Y ngậm ngùi nói :
- Sự phụ đâu có lòng ác với nhị vị sư thúc, chắc ai cũng xét thấu cho lòng sư phụ.
- Ta dù không có lòng ác hại nhị vị sư đệ ta. Nhưng ta nói làm sao với Linh Chân đại đức tổ sư với Vạn Thánh Vân sư huynh. Thầy ta chắc đâu dung tha ta được. Có lẽ ta phải chết để đền tội.
Thanh Y cả sợ nói :
- Thưa sư phụ, sư phụ không nên nghĩ lầm như vậy. Các Tổ sư đều là những bậc chí tôn đáng kính, lẽ đâu không xét cho sư phụ hay sao mà còn bắt tội. Theo con nghĩ sư phụ nên đi động phủ để tổ sư phát lạt.
Công Tôn đại sư chưa nói gì thì có tiểng quát to như sấm :
- Hay cho Công Tôn đại sư. Nhà ngươi đám phóng kiếm giết đồng đạo, sát hại kẻ đồng môn phái. Ta quyết trừ ngươi để làm gương cho anh hùng thiên hạ.
Công Tôn và Thanh Y giật mình ngước mắt nhìn thì Vạn Thánh Vân oai nghiêm đúng trước mặt, đôi mắt người long lên sòng sọc tay khoa thanh kiếm báu thành một luồng đỏ rực úp xuống đầu Công Tôn đại sư, khí thế như một quả núi rơi xuống.
Công Tôn khiếp hãi vội nắm tay,Thanh Y nhảy lùi và nói to :
- Xin sư huynh dừng tay, đệ có lời bày tỏ.
Vạn Thánh Vân bình sinh là một người điềm đạc trầm tĩnh mà lúc này trở nên một kẻ điên cuồng, người quát to lên :
- Ta với ngươi không còn đứng chung trong trời đất. Phải có một kẻ chết.
Nói xong luồng hồng quang ở người như trận bão rơi xuống đầu Công Tôn.
Thấy thế nguy Công Tôn vội đưa thanh Ngũ Lôi lên đỡ. Một luồng hắc khí bay ra, hơi nóng ran người. Hai thanh kiếm chạm vào nhau ngân lên một tiếng nghe choáng óc.
Thanh Y đứng ngoài, chàng lạnh toát người vì thấy sư bá quyết giết sư phụ mình. Chàng còn lạ gì tài ba ghê gớm của Vạn Thánh Vân, người là đại đồ đệ của Linh Chân Đạo Đức pháp lực vô biên đã được liệt vào hàng đệ nhất trong đời. Thầy chàng khó mà chống cự nổi.
Vạn Thánh Văn thấy Công Tôn mới đỡ một kiếm mà thanh kiếm mình kêu ran một tiếng muốn gãy, người kinh hãi vì thanh kiếm báu của mình trong đời hiếm có, chém sắt như chém bùn, xưa nay anh hùng trong thiên hạ đều khiếp sợ thanh kiếm ấy mà sao nay lại hèn kém quá như thế.
Uất ức quá Vạn Thánh Vân vung kiếm chém tiếp một nhát nữa theo thế tối độc trong bài Phong Vũ kiếm. Công Tôn kinh hồn vội quay thanh kiếm Ngũ Lôi quanh để bảo vệ thân.
Thanh Dương Hồng kiếm của Vạn Thánh Vân chạm vào thanh Ngũ Lôi một lần nữa tức thì ngân lên một tiếng vang nghe long óc. Thật ghê gớm thay cho thanh Ngũ Lôi thần kiếm, nếu không có nó thì Công Tôn khó thoát khỏi nguy với vị sư huynh tài trên mình gấp bội lại phẫn uất đem hết sức mạnh ra quyết đấu với kẻ nghịch.
Công Tôn không biết làm sao để giải tỏa oan tình thì bỗng Vạn Thánh Vân rú lên một tiếng, ông nhảy lùi lại khi thấy lưỡi kiếm Dương Hồng của mình lòe ra lửa xanh. Ngày luyện kiếm sư phụ ông bảo lúc tranh đấu mà thấy thanh Dương Hồng lòe ra lửa xanh thì phải tay địch có thanh tiên kiếm lợi hại phi thường. Nếu không thu kiếm lại thì nó bị gãy mất.
Vạn Thánh Vàn tức giận sôi bọt mồm, ông điên tiết nên đâm liều lĩnh vung thanh Dương Hồng dùng một thế chí dọc trong bài Phong Vũ kiếm thích lưỡi kiếm vào yết hầu Công Tôn.
Thanh Y thấy thế nguy độc ấy, chàng rú lên một tiếng nhắm mắt lại như không nỡ nhìn thầy mình chết một cách thê thảm như vậy...
* * * * *
- Thưa sư bá. Sư phụ con không hề sát hại nhị vị sư bá. Đấy chẳng qua là do sự rỏi ro mà thôi. Tiểu điệt xin thưa cho sư bá rõ.
Vạn Thánh Viln hơi nguôi cơn giận, người quát hỏi Thanh Y :
- Thầy ngươi không giết nhị vị su điệt ta thì còn ai giết nữa?
Thanh Y vội trần tình việc thầy mình đi xuống thôn Hoàng Hoa giao cho Hạc nhi đồng tử việc luyện kiếm nơi thần động và khi thua Đại Ác hòa thượng chạy về đến đây thì mới thấy sự tình như vậy.
Chàng lạy sư bá và nói :
- Việc như thế xin sư bá thương tình mà tha tội cho sư phụ con. Dù sư bá có giết sư phụ con thì chuyện đã rồi, mà sư bá còn mang tiếng giết người đồng đạo thì sao phải là ngườ đạo đức cao điệu.
Vạn Thánh Vân nghe Thanh Y trần tình mọi nỗi, người nguôi ngoai cơn giận thở dài bảo Công Tôn đại sư :
- Ta vì uất quá mà có lỗi với sư đệ. Thôi thổi bây giờ ta hãy lo thu táng cho hai sư đệ ta kẻo thi hài bộc lộ thảm thiết như thế kia thì làm sao cho đành lòng. Than ôi! Ta không ngờ việc rủi ro như thế được. Hai sư đệ ta suốt đời vì dân vì nước mà lăn thân trong vòng nguy khốn, cứu khốn phò nguy mà nay lúc nhắm mắt lại chết thảm như thế này.
Công Tôn đại sư và Thanh Y đều ứa nước mắt làm Van Thánh Vân cũng rung rung nước mắt.
Cả ba bọc thi hài hai kẻ xấu số vào chiếc áo ngoài và dùng thuật phi hành lên đỉnh Huyền Phong sơn.
Thay Hạc nhi đồng tử nằm chết giấc, cánh tay trái đứt ra, Công Tôn đại sư vừa thương vừa giận, ngài nói :
- Đáng số thay chó nghiệt đồ. Nếu mi nghe lời thầy thì đầu đến nỗi như vậy.
Thạnh Y chạy đến vực Hạc nhi dậy và nói :
- May ra Hạc nhi còn sống được.
Vạn Thánh Vân cùng Công Tôn để hai thi hài xuống và đến xem thì thấy Hạc nhi mặt như giấy vàng, có lẽ cậu đồng tử bị máu ra quá nhiều.
Vạn Thánh Vân động lòng thương hại, người trao cho Thanh Y vài viên linh đơn và bảo :
- Hiền diệt hãy mang Hạc nhi vào động và tán nhỏ thuốc này ra cho nó uống, rồi thoa bến ngoài vết thương. Còn ta và sư phụ nhà ngươi lo an táng thi hài hai vị sư bá ngươi.
Công Tôn gạt nước mất hỏi Vạn Thánh Vân :
- Bây giờ sư huynh muốn an táng nhị vị sư huynh ở Huyền Phong sơn này à?
- Đúng như vậy. Nhị vị sư đệ không may chết ở đây ta nên mai táng nơi đây. Đây là một ngọn núi rất tốt.
Công Tôn lo lắng hỏi :
- Chúng ta không phải đệ trình lên sư tổ để người định liệu sao?
Vặn Thánh Vận lắc đầu buồn buồn nói :
- Thôi đi hiền đệ. Chớ làm sư tổ đau lòng khi trông thấy hai thi hài đồ đệ mình. Ta nên an táng kẻ bạc phước rồi báo tang sau.
Hai người rút kiếm đào đá thành huyệt và để xác hai kẻ bạc mệnh vào ruột một thân cây vừa khoét, rồi đặt vào huyệt lấp đá lại thành một mộ tròn.
Vạn Thánh Vân đặt trên đầu đống đá một bia đá to và lấy ra mũi kiếm khoét trên mặt bia mấy dòng như sau:
“Hoàng Văn Tử, Phi Vân Tử chi mộ”.
Cả hai cùng quỳ xuống trước mộ kẻ bạc mệnh và khóc tức tưởi.
Công Tôn đau lòng và hối hận vô cùng, người lầm thầm nguyệp ước: “Em vô tình để nhị vị sư huynh phải vong thân. Em xin thay vị sư huynh mang kiếm xuống núi suốt đời làm việc nghĩa”.
Hai người xót tình sư đệ, tình đồng đạo nên khóc nức nở như những kẻ phàm nhơn.
Thanh Y ra đến, chàng quỳ sau lưng sư phụ và sư bá và không cầm lòng chàng để rơi hai giòng lệ.
Một lúc sau, Vạn Thánh Vân đứng lên và bảo Công Tôn :
- Hiền đệ đứng dậy. Ta biết hiền đệ hối và khổ lắm rồi. Bây giờ hiền đệ nên về đại động thú tội cùng sư tổ. May ra người sẽ xá tội cho. Giờ đây ta cần phải đi xa vì bọn Vạn Hoa thất quái đang hoành hành toan giết bỏ hết anh hùng trong thiên hạ. Chúng lập cơ quan khắp nơi để cướp bóc lương dân, cùng a dua với lũ tham quan ô lại để hành hạ ức hiếp dân chúng.
Công Tôn đại sư nói :
- Sá gì bọn Vạn Hoa thất quái mà sư huynh phải nhọc lòng như vậy. Bọn nó tài cán là bao.
- Hiền đệ lầm rồi. Ngày nay bọn nó tài nghệ hơn xưa nhiều. Vạn Thế Long Trấn Sơn Hổ có lẽ nguy với nó vì nó trả thù việc bại trận năm xưa.. Ta nghe đâu Trấn Sơn Hổ đến Hoàng Hoa thôn gây sự cùng bọn Dương Bưu và bọn Vạn Hoa thất quái cũng đang đến để giúp bọn kia. Như thế Trấn Sơn Hổ làm sao địch lại.
Công Tôn lo sợ nói :
- Sư huynh coi chừng thằng Đại Ác hòa thượng. Không biết làm sao nó có được thanh kiếm Kình Nghê của Đạt Ma sư tổ, cây kiếm ấy là vật chí bảo đệ suýt chết vì nó. Cây Thủy Thư của đệ đã tan tành.
Bây giờ Vạn Thánh Vân sục nhớ lại mới ngạc nhiên hỏi :
- Còn hiền đệ luyện được thứ kiếm gì mà ghê gớm thế. Thanh Dương Hồng của ta cũng bị nó phá mất. Ta chắc trên đời này không có ai có thanh kiếm như vậy.
Công Tôn khâng dám giấu liền thưa thật :
- Kiếm ấy đệ luyện gần mười năm theo tập Bí Thư Tiên Kiếm của một kỳ nhân khi qua núi này trao lại cho đệ. Chính tiểu đệ cũng không ngờ sức mạnh nó có thể như thế.
Vạn Thánh Vân giật mình hoảng sợ nói :
- Cha chả. Hiền đệ có tập Bí Thư Tiên Kiếm hay sao? Tập Bí Thư ấy là của Hoàng Phong Thánh Giáo tổ sư ngày trước truyền lại. Kẻ nào có phước duyên mới được nó. Hiền đệ được tập Bí Thư Tiên Kiếm ấy tức là hiền đệ cầm đầu môn kiếm trong đời.
Công Tôn ngạc nhiên hỏi :
- Đại huynh nói thật thế.
Vạn Thánh Vần quả quyết nói :
- Ngày xưa các vị sư tổ cầm đầu các môn phái đều đổ máu bao phen mới tranh giành được tập Bí Thư Tiên Kiếm. Nay hiền đệ khi không mà được thì phải cố mà giữ nó cho kỳ được. Nếu hiền đệ sơ sẩy thì nguy lắm đó.
Công Tôn nói ngay :
- Sao lại nguy?
- Bọn kỳ tài trong đời ai không muốn làm bá chủ các phái võ hiện thời. Cái danh dự tối thượng ấy nếu có tập Bí Thư Tiên Kiếm là chắc chiếm được ngay. Nếu để thiên hạ hay biết thì họ sẽ chiếm mất mà hiền đệ tránh sao khỏi phải bị nguy hiểm.
Công Tôn đại sư ngạc nhiên nói :
- Đại huynh đạo cao đức rộng nên biết cả lẽ huyền vi trong trời đất. Đệ đức mỏng tài hèn làm sao thấu đượp. Nhưng nếu giữ tập bí thư kiếm mà nguy hiểm như vậy thì ta nên đem giao cho tổ sư cho phải phép.
Vạn Thánh Vân lắc đầu nói :
- Hiền đệ chớ làm thế. Ngày nay hiền đệ được phước duyên ấy nên giữ lấy. Ta chúc hiền đệ chóng tiến lên bậc vô thượng chí tôn. Nhưng nếu muốn đến địa vị ấy hiền đệ phải xuống trần làm một nghìn điều thiện để bủa khắp ân đức trong đời mới được. Ta đây sau này không ra gì đối với hiền đệ.
Hai người còn đang hỏi chuyện thì bỗng một tiếng nổ long trời chuyển đất, bầu trời đang sáng bỗng tối sầm lại rồi một tiếng thét xé không khí làm mọi người giật mình.
- Lũ kia mau đem dâng ta tập Bí Thư Tiên Kiếm. Nếu không thì chớ trách ta sao xuống tay độc ác.
Vạn Thánh Vân ngước mắt nhìn người gay ra việc ghê gớm ấy, ông kinh hồn rú lên :
- Trời! Khốc Tiểu Quái Sư.
Công Tôn cũng kinh hồn còn Thanh Y cũng khiếp vía.
Khốc Tiểu Quái Sư là một vị thượng tăng kỳ quái bên Tây Tạng, hắn cầm đầu môn võ thuật xứ ấy. Tánh tình hắn vô cùng hung ác, hắn muốn làm gì thì làm, trên đời khó ai địch nổi.
Hắn là một tay ghê gớm, đạo thuật quỷ khiếp thần kinh tài tình đệ nhất. Hắn có thâm thù với các phái võ bên Trung Quốc nên thường hay sát hại các vị kiếm khách kỳ tài cùng các vị sư tổ các môn phái bên Trung Quốc.
Tất cả các môn phái đều thâm thù hắn, các vị sư tổ họp cả lại đánh đuổi hắn mà chỉ cầm đồng thôi. Nay bỗng nhiên hắn xuất đầu lộ diện nơi đây tài nào Vạn Thánh Vân không khiếp sợ.
Khốc Tiểu Quái Sư thét lớn ;
- Vạn Thánh Vân, mi là một tay kiệt liệt trong đời này, há mi không biết ta là tay lợi hại hay sao. Mau mau bảo Công Tôn mang tập Bí Thư Tiên Kiếm dâng ta. Nếu không cả lũ bây nát tan như tro mạt dưới gót chân ta.
Vạn Thánh Vân tuy là bậc kiếm khách siêu đẳng trong dời, nhưng sánh làm sao được với Khốc Tiểu Quái Sư là kẻ hơn tài mình gấp bội, trên cả thầy mình nữa, người kinh hoảng bảo Công Tôn đại sư :
- Hiền đệ nên mang tập Bí Thư Tiên Kiếm đem giao cho Khốc Tiểu Quái Sư cho rồi. Ta tài bèn sức mỏng không đủ sức giữ tập sách ấy.
Công Tôn đại sư tự lượng sức mình không sao địch nổi nên người ríu ríu đi vào động.
Thanh Y chạy theo thầy, chàng tuy nghe Khốc Tiểu là tay ghê gớm trong trời đất, nhưng chàng tiếc tập Bí Thư liền bàn :
- Này sư phụ. Sư phụ sao lại mang món bảo vật kia cho kẻ ác đức ấy.
Công Tôn nghĩ ra liền nói :
- Tao giao cho kẻ ác đó thì sanh linh phải nguy với bọn nó. Nhưng nếu ta không giao thì làm sao ta sống được.
Thanh Y quả quyết nói :
- Thà chúng ta chết cả, nhưng quyết không giao tập Bí Thư cho hắn. Ta nên hy sinh cho người trong thiên hạ.
Công Tôn nghĩ ra liền nóì :
- Hiền đồ nói phải lắm. Thôi thôi ta cũng liều cùng hắn một trận mất còn.
Thanh Y bàn thêm :
- Nhưng chắc gì hắn hơn nổi sư phụ. Thanh Dương Hồng của sư bá là vật chí bảo mà còn bị thanh Ngũ Lôi phá mất nữa là. Ta có thanh Ngũ Lôi thần kiếm thì còn sợ gì hắn.
Công Tôn đại sư tỉnh ngộ nghĩ thầm: “Thanh Ngũ Lôi Thần Kiếm là một thanh kiếm ghê gớm. Thanh Kình Nghê còn thua thay. Ta có hy vọng cự lại Khốc Tiểu Quái Sư”.
Nghĩ vậy người vào lục trong người Hạc nhi lấy tập Bí Thư Tiên Kiếm giao cho Thanh Y và nói :
- Hiền đồ cố giữ lấy vật này và cõng Hạc nhi trốn đi. Ta giao cho hiền đồ thanh Thủy Thư cuối cùng để bảo vệ thân. Sau này nếu thầy trò gặp lại nhau ta sẽ điểm hóa thêm cho.
Thanh Y vội nói :
- Xin sư phụ hẹn nơi gặp với đệ tử.
Công Tôn đại sư ngẫm nghĩ một lát rồi nói :
- Sang năm ngày này tháng này ta sẽ về tế mộ nhị vị sư bá con tại Huyền Phong sơn này. Con nên đến đây mà tìm ta. Bây giờ con nên ra sau động tìm đường tắt trốn xuống núi cho rồi. Khốc Tiểu mà biết được thì khốn đó.
Ông rút thanh Thủy Thư còn lại giao cho Thanh Y rồi nói :
- Hiền đồ đi cho mau. Ta sợ cản trở hắn không nổi thì nguy mất.
Công Tôn nói mau liền đi ra cửa động.
Khốc Tiểu Quái Sư đến nơi cửa động hắn quát bảo :
- Nào, tập Bí Thư Tiên Kiếm đâu? Nhà ngươi đưa ta xem.
Công Tôn đại sư cười và nói :
- Nhà ngươi có tài cán gì mà giữ tập Bí Thư Tiên Kiếm. Nhà ngươi thắng nổi ta, ta sẽ trao ngay.
Khốc Tiểu biết Công Tôn đã giao cho chàng mặc áo xanh đem tập Bí Thư Tiên Kiếm đi rồi liền cả giận quát to :
- Hay cho tên khốn nạn kia. Sư phụ mi còn nể mặt ta nữa là mi. Có lẽ mi đến ngày tận số.
Nói xong hắn phẩy tay một cái tức thì một luồng lãnh khí bay ào ào, cây cối ngã đổ. Công Tôn và Vạn Thánh Vân toàn là những tay ghê gớm trong đời mà còn run lên bần bật.
Vừa lúc ấy Khốc Tiểu trỏ năm ngón tay về phía Công Tôn tức thì năm tiếng nổ vang trời nổi lên và như có năm luồng điện mạnh đánh xuống đầu người.
Vạn Thánh Vân kinh hồn trước tình thế này, người biết nếu mình không ra tay giúp đỡ thì Công Tôn nguy mất.
Thế là Vạn Thánh Vân vận động hết công phu tuyệt kỹ vung tay dùng phép phản phong chống lại.
Khốc Tiểu Quái Sư cả giận quát to :
- Thằng khốn, tài cán mi là bao mà dám múa men, ta đưa mày về chín suối cho rồi.
Nói xong hắn ngửa mặt lên trời vận khí Thiên Cương và trong lỗ mũi tia ra hai luồng sáng như chiếc cầu vồng bay ra chiếu xuống đầu của Công Tôn và Vạn Thánh Vân.
Vạn Thánh Vân kinh hồn rú lên :
- Đạn quang hoàng khí. Chúng ta chết mất.
Công Tôn cũng rùng mình khiếp sợ. Đạn quang hoàng khí còn ghê gớm hơn phi kiếm thường gấp bội trong luồng khí màu vàng ấy vang ra chiếu vào mắt người thì người phải mù ngay, còn đạn quang là một thứ kiếm luyện thành viên, nguy hiểm ghê gớm vô cùng. Sức mạnh của nó có thể phá vỡ cả một quả núi to. Huống gì kẻ dùng nó là một tay đệ nhất kiếm thuật trong đời thì sức mạnh của nó biết đâu mà kể cho xiết.
Công Tôn và Vạn Thánh Vân lúc cùng đường đánh đem hết công phu tuyệt điểm dùng phép phản phong nhuyễn khí cho hơi vàng kia không xâm phạm vào mình được.
Bỗng Vạn Thánh Vân sực nhớ liền gọi to lên :
- Hiền đệ mau mau phóng kiếm lên, không thì nguy mất.
Công Tôn cũng nhớ lại, người vội vận khí Thiên Cương và giữ ấn quyết phóng thanh Ngũ Lôi thần kiếm lên không trung.
Tức thì một tiếng nổ vang trời lở đất phát lên, một vầng hắc khí bay tung ra ăn mất luồng hoàng khí của Khốc Tiểu đại sư.
Tiếp theo mấy tiếng nổ vang trời chuyển đất luồng khí đen càng lúc càng to rộng thêm lên đè bẹp hai luồng đạn quang của Khốc Tiểu Quái Sư xuống thấp.
Vạn Thánh Vân thở phì một tiếng, người nhảy ra ngoài vòng chiến đứng xem.
Khốc Tiểu Quái Sư tưởng đâu hai kẻ kia sẽ tan như cám trong giây lát nào ngờ đâu chúng lại có đủ sức chống lại mình. Đến lúc thấy Công Tôn phóng thanh Ngũ Lôi thần kiếm lên đè bẹp đạn quang của mình, hắn giật mình nhủ thầm: “Thằng Công Tôn đại sư một đứa tiểu đồ của Linh Hư Đạo Đức mà sao tài phi kiếm của nó ghê gớm như vậy. Cả Linh Chân Đạo Đức và Linh Hư Đạo Đức hợp lại còn không cự nổi ta. Nó có tài gì mà luyện được thanh kiếm ghê gớm thế này. Ta mà không khéo thì nguy mất chứ chẳng phải chơi”.
Nghĩ vậy Khốc Tiểu Quái Sư biểu lộng thần thông, hắn thét lên mặt tiếng thúc luồng đạn quang cự lại, phóng luôn ba thanh kiếm ghê gớm của hắn lên.
Những tiếng nổ ầm ầm như tan rừng vỡ núi làm Vạn Thánh Vân đâm hoảng. Ba luồng kiếm khí của hắn lan rộng ra, hơi độc bay ra như kim đâm vào da thịt người.
Công Tôn vội điều khiển thanh Ngũ Lôi thần kiếm dữ dội hơn để cản ba luồng kiếm khí ghê gớm ấy.
Vạn Thánh Vân thấy cơ nguy sắp đến vì thanh Ngũ Lôi khó mà cản nổi những luồng kiếm của Khốc Tiểu Quái Sư vả lại tài điều khiển của Công Tôn không phải là rành rẽ lắm.
Công Tôn cùng thấy cơn nguy hiểm sắp đến người thét bảo Vạn Thánh Vân :
- Sư huynh cứ chạy đi. Để mặc tiểu đệ với tên này.
Vạn Thánh Vân biết mình ở lại cũng không ích gì, liền dùng phi đằng kiếm độn bỏ chạy.
Khốc Tiểu cả giận quát to :
- Thằng khốn mi định chạy đâu cho thoát.
Dứt lới từ tay áo hắn một luồng bạch khí bay ào ra đuổi theo Vạn Thánh Vân.
Thấy vậy Công Tôn vội điều khiển thanh Ngũ Lôi cản luồng bạch khí lại.
Thanh Ngũ Lôi quả là một thanh kiếm ghê gớm. Một mình nó đương cự với sáu luồng kiếm ghê gớm của Khốc Tiểu Quái Sư mà không nao núng.
Nếu Công Tôn đại sư tài nghệ vào bực tối thượng như Khốc Tiểu, người quen dùng nó thì chắc không đến nỗi thua hoặc bị kém thế.
Khốc Tiểu thấy mình không thắng được Công Tôn nên cả giận quát to lên một tiếng như sét nổ ngang trời. Hắn vũ lộng thần thông đến tuyệt điểm công phu phóng một luồng kiếm xanh như màu lửa nóng nhỏ như sơi chỉ lên.
Một tiếng nổ kinh hồn, ngân lên một tiếng dài làm choáng óc Công Tôn. Luồng kiếm nhỏ kia chạm vào thanh Ngũ Lôi làm Công Tôn đứng không vững phải lùi lại vài bước.
Thấy thế nguy đã đến nơi, Công Tôn liệu không thể cầm cự với Khốc Tiểu được nữa liền chuyển hết thần lực phóng thanh thần kiếm xô mạnh các luồng kiếm của kẻ địch trở lại và chém vụt xuống đầu Khốc Tiểu.
Khốc Tiểu Quái sư không ngờ thanh Ngũ Lôi hung hãn đến thế, thấy một vầng hắc khí bay xả xuống đầu, hắn kinh hồn vội nhảy lùí lại đến ba bốn trượng để tránh thoát.
Luồng kiếm sa xuống đá vang một tiếng rầm, chuyển núi đá bay rào rào như cám vụn tung tóe khắp nơi làm Khốc Tiểu phải điều khiển các luồng kiếm của mình về để đón đỡ.
Chỉ chờ có thế, Công Tôn nhảy vút lên không dùng phép độn kiếm chạy bay liền trong khoảng trời mây.
Khốc Tiểu ngoảnh lại thì thấy Công Tôn đã chạy mất rồi hắn cả giận quát to lên :
- Khốn kiếp mi chạy lên trời cũng không thoát khỏi tay ta.
Hắn thu kiếm về và dùng kiếm độn đuổi theo. Tài tình hắn trên đời có một không hai. Hắn bay nhanh hơn gió cuốn, chỉ trong một loáng là theo gần kịp Công Tôn.
Công Tôn kinh sợ nghĩ thầm: “Số mạng ta có lẽ phải nguy với thằng Khốc Tiểu Quái Sư. Thanh Ngũ Lôi không thể cản nổi nó được. Ta chắc là không khỏi chết”.
Cong Tôn dùng hết tuyệt điểm công phu chạy biến, nhưng chỉ trong vài giây là Khốc Tiểu bay ào ào đến.
Công Tôn cùng đường đâm liều lĩnh nghĩ thầm: “Nếu dùng kiếm thuật ta không thua hắn bao nhiêu. Chi bằng ta chạy về động phủ để thầy ta và các sư bá giúp sức thì hắn làm gì ta nổi”.
Nghĩ vậy Công Tôn chạy rẽ về phía Phù Sơn thần động. Nhờ Ngũ Lôi kiếm nên Công Tôn bay nhanh như biến, Khốc Tiểu Quái Sư theo hết sức mà chỉ ở sau người.
Hai người dùng phi đằng kiếm độn, bay qua không biết bao nhiêu rừng núi, không biết muôn ngàn dặm mà kể.
Khốc Tiểu Quái Sư cả giận, vừa chạy hắn vừa thúc luồng thanh quang cực nhỏ bay vút theo áp đảo Công Tôn. Công Tôn vừa chạy vừa đỡ, người mệt nhoài liền lấy mấy hột kim đơn nuốt vào.
Nhờ vậy sức mạnh người càng tăng thêm, Khốc Tiểu Quái Sư tuy thắng thế nhưng không làm gì được.
Chạy như thế không biết đến bao lâu, Công Tôn về đến Phù Sơn thần động. Người hạ xuống trước cửa và chạy vụt vào bế cửa động lại, la to lên :
- Các sư huynh, sư đệ mau mau gọi sư phụ ra có kẻ đến phá thần động ta.
Tiếng la của người kinh động đến mấy vị sư tổ
- Đây là đâu mà các ngươi làm ầm ĩ thế?
Công Tôn vội khấu đầu nói :
- Kính thưa sư phụ và sư bá. Khốc Tiểu Quái Sư sẽ đến phá thạch động ta.
Linh Hư Đạo Đức và Linh Chân Đạo Đức giật mình nói :
- Ta và hắn tuy có oan cừu nhưng nay đã bỏ qua rồi, sao hắn còn đến đây gây sự. Hai ta làm sao thắng nổi tên ghê gớm ấy.
Vừa dứt lời, Linh Hư nghe tiếng ầm ầm ngoài cửa động liền bảo Linh Chân :
- Sư huynh ơi! Việc đã đến nước này, âu là ta phải ra đấy xem sao. Rủi mà có phải cùng hắn giao đấu cũng đành.
Khốc Tiểu đạo nhân ỷ mình là tay pháp thuật vô biên, nên không sợ gì cả. Thoạt thấy Linh Hư và Linh Chân bước ra hắn phung ngay ba luồng thanh quang đánh xả xuống không thèm nói chuyện phải quấy gì cả.
Ba tiếng nổ xé trời làm rung chuyện cả rừng núi. Khi thần động rung rinh như sắp tan đi, ba luồng thanh quang to lớn như ba quả núi đâm bổ xuống đầu Linh Hư và Linh Chân...
* * * * *
Linh Chân và Linh Hư không đám chậm trễ vội phóng mỗi người hai luồng kiếm lên ngăn đỡ.
Choang mấy tiếng vang trời làm mọi người choáng óc cả. Những tia lửa lòe ra như muôn ngàn tia điện chớp.
Bốn luồng kiếm của Linh Hư và Linh Chân bị ba luồng kiếm của Khốc Tiểu đè bẹp ngay xuống không phương vùng vẫy.
Cả hai vị sư tổ phải đem hết tài ba ra đương cự mới giữ vững sanh mạng được.
Công Tôn đại sư thấy mình có nhiều người hy vọng thắng được hắn nên dùng hết tâm lực bình sanh phóng thanh Ngũ Lôi thần kiếm lên.
Muôn ngàn tiếng sét nổ ầm vang như phá vỡ khung trời, một vùng hắc khí bay lên, hơi nóng rực như lửa đốt lan ra có đến mấy mươi dặm.
Ba luồng thanh quang của Khốc Tiểu Quái Sư lợi hại là thế phải bay giạt ra ngoài. Luồng Ngũ Lôi kiếm chém xả xuống đầu hắn.
Ghê cho tài xuất quỷ nhập thần của Khốc Tiểu, trong lúc bất phòng mà hắn vẫn như thường, hắn ngửa mặt lên và vận khí thổi mạnh một hơi tức thì có một sức mạnh vô hình cản luồng kiếm Ngũ Lôi trở lại.
Hắn vội nhả ra hai luồng bạch kiếm cực kỳ hùng hậu để chống lại thanh Ngũ Lôi và điều khiển ba luồng thanh quang khi nãy quyết áp đảo hai vị sư tổ Linh Chân và Linh Hư.
Bây giờ Linh Chân và Linh Hư kinh ngạc vô cùng, hai người không biết Công Tôn đại sư làm sao luyện được thanh kiếm quá ư lợi hại như vậy. Cả hai tin tưởng nên phóng tất cả phi kiếm lên nghênh địch kịch liệt chứ không dè dặt như lúc đầu.
Sau một giờ cầm cự Khốc Tiểu thấy mình khó thắng. Đánh lâu cũng cầm đồng liền nghĩ kế khác đoạt Bí Thư Tiên Kiếm nên hắn quát to :
- Lũ khốn kia ta tha cho ngươi lần này. Thằng Công Tôn liệu mà giữ hồn. Ta sẽ lấy sinh mạng của mầy nay mai đó.
Nói xong hắn thu mấy luồng kiếm về nhảy vút lên không. Chớp mắt hình ảnh hắn mất hút trong trời mây.
Bây giờ Linh Hư và Linh Chân mới quay lại nhìn Công Tôn đại sư. Cả hai không hiểu sao Công Tôn tài giỏi như thế.
Linh Hư hỏi :
- Hiền đồ làm sao gây oán thù với Khốc Tiểu Quái Sư. Hắn là người tàn ác lắm. May mà hôm nay ta chưa bị nguy với hắn. Hiền đồ nào biết được tài tình của hẳn ghê gớm nhất trong đời. Ta còn phải nhường nhịn hắn nữa là.
Công Tôn đáp :
- Thưa sư phụ. Đệ tử không thể nào để hắn hoành hành. Đệ tử sẽ quyết tìm cách đánh đuổi hắn ra khỏi Trung Quốc.
Linh Chân đại đức tổ sư hỏi Công Tôn :
- Nhà ngươi luyện đâu được thanh kiếm ghê gớm như vậy. Nếu không có thanh kiếm ấy thì bọn ta có lẽ mất mạng với nó chứ chẳng không?
Công Tôn giấu chuyện tập Bí Thư Tiên Kiếm, người đáp :
- Thanh kiếm ấy do đệ tử luyện nên.
Nói xong Công Tôn quỳ ngay xuống và nói :
- Đệ tử về động phủ để chịu tội chết. Xin sư bá và sư phụ định tội.
Linh Chân ngạc nhiên hỏi :
- Sao ta lại làm tội ngươi được.
Công Tôn đem đầu đuôi câu chuyện của Hoàng Văn Tử và Phi Vân Tử tán mạng ra thuật cho sư phụ và sư bá nghe rồi cúi đầu chờ người xử phân.
Linh Chân thở dài và ngậm ngùi than :
- Chao ôi! Đồ đệ ta là những bậc siêu phàm, suốt đời làm việc nghĩa. Không may phải chết thê thảm như vậy cũng là rủi ro. Ta còn biết sao mà phân xử.
Người buồn rầu đáp :
- Lòng ta hà hải, ta tha tội cho ngươi được, nhưng lũ môn đồ ta có lý nào để ngươi yên. Bọn chúng là kẻ hẹp hòi có đâu chúng làm ngơ như ta được. Hỡi ôi! Thù oán vô tình đã gây ra giữa ngươi và lũ đồ đệ của ta. Còn phần ngươi cũng không khỏi tội với anh hùng thiên hạ.
Linh Hư kinh hãi khi nghe Công Tôn báo tin hai vị kiếm khách bỏ mình. Người lo sợ học trò mình sẽ bị nguy với thiên hạ, người e ngại nói với Linh Chân :
- Xin sư huynh nghĩ tình tôi mà xá tội cho Công Tôn nhờ. Tội ấy chỉ vô tinh mà gây ra.
Linh Chân chán nản nói :
- Chúng ta lên đến địa vị này thì lòng ta đã đến chỗ siêu thoát. Còn bọn đồ đệ ta lòng còn nóng, máu còn hăng chúng làm sao cư xử như ta được. Việc này ta khó giải quyết xong.
Linh Hư Đạo Đức lo sợ nói :
- Xin sư huynh nghĩ tĩnh đồng đạo cứu Công Tôn một phen.
Linh Chân Đạo Đức suy nghĩ giây lâu rồi nói :
- Bây giờ chỉ còn một cách là Công Tôn trốn lánh đi, chớ nên xuất đầu lộ diện là xong cả. Sau này việc ấy sẽ xóa mờ rồi trở về cũng không muộn.
Linh Hư chưa kịp hỏi hay nói gì với Công Tôn, người truyền bảo :
- Đồ đệ hãy rời khỏi nơi đây mau, kẻo ta mang tiếng. Sau này ta còn có phen tái ngộ.
Công Tôn lạy thầy và sư bá rồi quăng mình lên không dùng kiếm độn bay biến đi.
Hai vị sư tổ nhìn theo, lắc đầu buồn bã cho số phận long đong của trò yêu.
Linh Hư nói :
- Công Tôn quyết chí tu hành theo đạo chánh. Rủi cho hắn phải bị tội tình.
Linh Chân chép miệng :
- Công Tôn là người có căn bản. Đạo pháp của nó sau này có thể hơn chúng ta gấp bội. Biết đâu vì cơ bội này mà hắn trở nên một bậc chí tôn vô thượng. Thử hỏi tài tình đệ nhất như chúng ta cầm đầu phái võ mà chắc gì hơn hắn đâu.
Hai vị sư tổ nhìn non nước và bồi hồi cho số kiếp lận đận của đứa trò yêu.