Cẩm Tú Kỳ Bào

Chương 11: Nhà họ Hà

Chúng tôi tiếp tục đi về phía trước, cung độ lắc của chiếc kim mỗi lúc một nhỏ, đến lúc đi qua giả sơn, chiếc kim dừng hẳn lại không di chuyển nữa. Đối diện với ngọn giả sơn là một gian phòng nhỏ, tôi thấy xung quanh không có ai bèn đẩy cửa đi vào. Bên trong được trang trí bằng hai màu trắng đen, trên chiếc bàn ở giữa có đặt mấy bông cúc trắng làm bằng nhựa, không gian tràn ngập mùa đàn hương nồng đậm, phía trước chiếc bàn màu trắng là một lư hương hình vuông, trong đó cắm rất nhiều chân hương đủ loại, còn có cả ba que hương đang cháy dở. Que hương to chừng bằng ngón tay út, thảo nào mùi đậm đặc thế. Nhìn toàn cảnh thì nơi đây giống một... linh đường(11) hơn.

 

Đường Triêu để quả cầu thủy tinh lên trên bát hương bình tĩnh chờ đúng ba ngày. Anh ta vẫn bảo tôi mang chiếc áo xường xám đó về, ngoài ra còn cho tôi thêm một lá bùa nữa để dính lên đó. Giấy vàng mựa đen, chữ viết bên trên ngoằn ngoèo như con giun đất, nhìn lâu khiến đầu có cảm giác hơi choáng váng.

 

Về tới nhà, vừa mở cửa ra một mùi đàn hương đậm đặc đã xộc ngay vào mũi tôi. Khói bay nghi ngút, tới khi mắt đã có thể thích nghi được với làn khói mờ ảo ấy, tôi nhìn thấy bà nội đang ngồi tựa nghiêng trên ghế salon, miệng hơi hơi hé mở, bất động như đã đông cứng lại, trông không khác gì pho tượng.

 

Tim tôi bỗng chùng hẳn xuống, tay mềm nhũn tới nỗi chiếc túi rơi tuột xuống đất, từng hình ảnh bi thương của việc mất mát người thân trong suốt hai mươi năm qua theo nhau chớp lóe lên trong đầu. Tôi cứ đứng như khúc gỗ ngây ra đó, mắt còn không chớp lấy một lần, cũng không dám đi tới gần, chỉ sở mình sẽ phải đối mặt với kết quả mà mình không mong muốn, nên trong làn khói hương ấy, tôi cũng biến thành pho tượng.

 

Dường như rất lâu sau đó, tôi đột nhiên thấy cánh tay gày gò đặt trên ghế của bà nội khẽ động đậy. Tim suýt nữa thì nhảy vọt ra ngoài lồng ngực, tôi lập tức chạy đến quỳ xuống trước ghế salon, trên đường chạy đến đó chân đi giày cao gót bị trẹo mà tôi cũng không cảm thấy đau. Tôi nhẹ nhàng vỗ vỗ vào khuôn mặt bà, cố nén giọng lại cho đỡ khàn:

 

Bà ơi!".

 

"Hử?". Bà nội hơi hé mắt ra, trông khuôn mặt hoang mang và mệt mỏi, mái tóc đã chải gọn gàng hồi sáng nay giờ xõa ra rối bời, trên tráng loáng thoáng vệt mồ hôi.

 

"Bà làm sao thế? Làm cháu sợ chết khiếp!". Tôi ôm lấy và, thần kinh đang căng ra bỗng nhiên được thả lỏng, một cảm giác tìm lại được sau khi đã mất. Khi vừa vào đến cửa, tôi còn tưởng rằng bà... Vừa ôm bà tôi vừa nghĩ, nếu như bà đi thật... Vội vàng xua đi cái ý nghĩ đó của mình, tôi không thể chấp nhận được việc bà gặp bất cứ sự cố nào, không cho phép bà bị nguy hiểm một chút nào, dù chỉ là trong suy nghĩ.

 

"Sao hả? Con bé ngốc! Chỉ là bà mệt quá nên dựa vào salon ngủ thiếp đi thôi". Bà nội vò vò tóc tôi rồi mỉm cười. Trong mắt bà là niềm vui, nhưng cũng có cả một nỗi bi thương thoáng vụt qua.

 

"Nhưng sao bà lại thắp nhiều hương thế? Nghẹt thở lắm!", tôi đứng dậy ngồi xuống cạnh bà.

 

"Không sao, chỉ vì bà thấy hơi buồn phiền, nên thắp vài nén thôi", khi bà nói câu đó, tôi rõ ràng thấy trán bà hơi cau lại. Song khi quay sang thấy tôi nhìn chăm chú, bà lại khẽ cười:

 

"Con à, gần đây con căng thẳng quá đấy. Cứ thoải mái một chút đi, được không?".

 

Tôi gật gật đầu, làm động tác duỗi lưng rồi cố ý nói với vẻ thoải mái:

 

"Mệt quá, cháu đi tắm đã nhé. Bà ơi, hình như gần đây bà không còn ưa sạch sẽ nữa hay sao ấy!".

 

"Con bé ngốc!". Bà gõ lên trán tôi.

 

Về phòng lấu quần áo ngủ rồi quay ra, khi cánh cửa phòng tắm khép lại sau lưng, tôi còn nghe thấy một tiếng thở dài già nua. Bà nội làm sao thế nhỉ?

 

Con ngõ chật hẹp, nước cống bộc lên mùi rau lá thối rữa, mùi nội tạng động vật và cả những thứ rác rưởi có người lười mang đi đổ, tiện tay vứt bừa ra. Mùi nước thối ấy lan tỏa trong cả con ngõ, làm người ta phát buồn nôn.

 

Nhà chúng tôi từng sống ở đây, một căn phòng cũ ở đường Cổ Bắc phía bắc thành phố. Tất cả ký ức đối với nó đều dừng lại năm tôi mười lăm tuổi. Sau này tôi thường lặng lẽ quay trở lại, đứng ở trên đường nhìn vào chiếc cửa sổ nhỏ mở ta ngoài mặt ngõ.

 

Căn phòng nhở tới mức u ám đó là phòng tôi, cầu thang dốc và hẹp, còn nhớ hồi nhỏ tôi thường bị lăn từ trên đó xuống. Mỗi lần như vậy ông tôi lại bế tôi lên rồi xoa xoa chỗ đau với vẻ thương xót: "Tiểu Ảnh, không đau nhỉ. Ngã một lần sẽ lớn lên một lần!". Tôi thực sự đã lớn lên rồi, nhưng ông thì lại đi mất tích.

 

Giờ đâu khu nhà đó sắp bị dỡ bỏ rồi, sau này cũng sẽ không còn được nhìn thấy nữa. Hóa ra chủ hộ sống ở đây đã chuyển đi, đó là một đôi vợ chồng già, trước đây cũng là hàng xóm của chúng tôi, mười năm trước bà đã bán căn hộ cho họ.

 

Cửa không khóa, đẩy ra là có thể bước vào bên trong. Ở góc tường có hai chiếc ghế bang nho nhỏ, mặt ghế quét sơn dầu màu đen trơn bóng, trông giống như mặt gương mờ ảm đạm trong đêm. Ở đây gần như gia đình nào cũng đều có những chiếc ghế thấp như vậy, dùng để ngồi hóng mát trong mùa hè nóng nực. Khi còn nhở, trời vừa rối là tôi đã mang chiếc ghế đó ra ngồi trước cửa, còn bà nội thì mang quạt cói ra ngồi bên cạnh quạt muỗi cho tôi. Trước đây còn có một người kể chuyển sống ngay sát vách nhà tôi, những Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy Hử, Hồng lâu mộng đều được nghe từ ông ấy cả.

 

Tường đã có những vết loang lổ, màu vôi chỗ đậm chỗ nhạt, góc tường đầy mạng nhện. Đây từng là nơi chúng tôi đã sống hay sao? Người ưa sạch sẽ như bà năm đó làm sao chịu nổi chỗ này? Đi qua phòng chính, tôi lên cầu thang, vì đã nhiều năm nên cầu thang bằng gỗ phát ra những tiếng cọt kẹt khi giẫm chân lên, thậm chí còn hơi rung nhẹ, dường như bất kể lúc nào cũng có thể gãy ra vì không chịu nổi sức nặng, khiến người ta ngã chổng vó lên trời vậy.

 

Tay tôi đặt lên tay vịn cầu thang để giữ thăng bằng, khi còn hai bậc nữa, tôi chợt nghe thấy sau lưng có một tiếng thở dài khe khẽ, như có như không, song lại già nua và dài dằng dặc, nghe như âm cuối trong một giai điệu đầy bi thương được tấu lên bằng nhạc khí cổ xưa, mang theo nỗi buồn đau bất tận. Tôi quay đầu lại, không thấy có ai ở phía sau. Đến khi xoay người chuẩn bị đi lên tiếp thì tiếng thở dài ấy lại vang lên, lần này nghe rõ hơn lần trước. Vì mới rồi quay lại không nhìn thấy ai, nên tôi không tránh khỏi hoảng sợ trong lòng, bước chân trở lên bấn loạn, không để ý lên lăn từ cầu thang xuống...

 

Chật vật mãi mới đứng lên được, ngoài cái lưng đau điếng, ngón tay út cũng bị chà trên mặt sàn thô ráp nên xước thành mấy vệt, vài giọt máu rịn ra trên đó. Vết thương đó là đau nhất, như có gai đâm vào các vết nứt trong xương. Tôi hít một hơi khí lạnh, lại đi lên cầu thang, lần này thì cẩn thận hơn. Sau khi lập cập lên được trên tầng, thấy ánh sáng đang ùa vào qua cánh cửa sổ nhỏ xíu khiến không gian trong phòng sáng rõ hơn một chút.

 

Tôi chạm vào chiếc bàn học đã bị gãy mất một chân, trên mặt bàn vẫn còn hình mỹ nhân thời cổ mà tôi đã khắc lên đó. Ngón tay đặt trên khuôn mặt mỹ nhân rồi thuận chiều đi xuống dưới lướt qua từng nét một. Những ký ức thời thơ ấu giống như những đợt song công cào đã bị chộn vùi xuống lâu ngày chợt trào lên như tìm được lối thoát ra, ào ào cuộn lên trên mặt bể.

 

Đi tới bên cửa sổ, tôi cúi người xuống như hồi còn nhỏ vẫn hay thò đầu qua khung cửa sổ để nhìn bầu trời ở bên ngoài, chỉ có một vầng mặt trời cô đơn nhưng lại rạng ngoài đến chói mắt treo trên vòm trời ngoài đó. Tiếng thở dài khe khẽ lại vang lên, quen thuộc đến vậy. Tôi nhanh chóng thụt đầu vào, sợ nếu chậm sẽ bỏ lỡ điều gì đó. Vừa quay đầu đã nhìn thấy một ông già gày gò đứng ở đầu cầu thang, nhìn tôi với vẻ buồn thương khôn xiết.

 

Tôi nhớ ông là ai, dù rằng nhiều năm trôi qua nhưng vẫn nhớ ông là ai. Một niềm vui sướng bất ngờ ập đến tỏa lan đến từng góc nhỏ nhất trên cơ thể, tôi hét lên: "Ông nội!".

 

Song ông không đáp lại, chỉ cau mày, rồi đột nhiên giãn đôi mày đang cau lại đó ra, đưa hai cánh tay về phía tôi, trong miệng khàn khàn như muốn nói điều gì nhưng chỉ phát ra được mấy tiếng "A...a...". nhìn khẩu hình thì tôi biết là ông đang gọi tên tôi.

 

Tôi không thể kìm nổi ý muốn đi đến bên ông, lên tiếng hỏi: "Ông nội, ông sao thế?", nhưng khi tôi vội vàng chạy tới đó thì ông lại đột nhiên biến mất. Tôi đứng nguyên tại chỗ hoảng hốt nhìn quanh tứ phía, đồ đạc trong phòng ít đến mức đáng thương, cũng không có chỗ nào có thể trốn vào, căn gác nhỏ xíu đã không còn hình bóng ông. Ông biến mất hoàn toàn như vây, dường như thứ mà tôi nhìn thấy mời rồi chỉ là cảnh ảo.

 

Khi biết không thể tìm thấy ông được nữa, tôi thấy đau lòng tới mức tuyệt vọng, ngồi sụp xuống ôm lấy thân mình muốn khóc nhưng không sao khóc được. Mắt vô tình nhìn lại nơi ông vừa đứng, thấy trên mặt đất có một mảnh giấy đã hơi ố vàng, bên trên là bảy chữ được viết theo lối chữ Khải trông mạnh mẽ "Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào". Ở góc bên phải còn có hai chữ "Tần Tịnh" viết bằng bút chì nhạt tới mức gần như không thấy. So với bày chữ cứng cỏi viết bên trên thì hai chữ này được viết hết sức mềm mại, mềm tới mức khiến người ta cảm thấy có dư vị của một tình cảm dịu dàng, dù mềm mại nhưng nét bút vẫn cho thấy có cùng mạch nối với bảy chữ kia, do tay một người viết.

 

Lại một tiếng thở dàu, lần này không còn dài nữa mà ngắn và khàn. Tôi cầm mảnh giấy quay đầu lại, phát hiện ra ông nội lại đứng bên cửa sổ, vì ngược sáng nên tôi không thể nào nhìn rõ biểu cảm trên khuôn mặt ông.

 

Tôi bất giác nheo mắt lại, nhìn kỹ mới thấy những đường nét co rút lại vì đau khổ trên mặ ông, hai tay ông để trên cổ đang cố gắng kéo thứ gì đó ra ngoài, dần dần hai cánh tay đó bất lực buông thõng xuống, lưỡi cũng thè ra, ánh mắt nhìn tôi bắt đầu rời rạc. Tôi hoảng sợ chạy đến đỡ lấy cơ thể đã bắt đầu rũ xuống của ông. Vóc dáng ông vốn cao gày, khi đó nhẹ tới mức gần như không còn trọng lượng, ngã xoài ra đất, cơ thể chỉ mới một giây trước đó thôi còn ấm áp đã lập tức trở lên lạnh ngặt, cứng đờ. Dưới ánh sáng mặt trời, sắc mặt ông trắng nhợt và vàng ệch không còn sức sống.

 

Tôi ôm lấy đầu ông đau lòng khóc ầm lên, nỗi đau đớn đến đứt ruột nát gan khi bị mất người thân vĩnh viễn đó không cần kêu lên thành tiếng nhưng vẫn cứ khiến cho trái tim quặn thắt. Cổ họng tôi đắng ngắt tới mức gần như ngạt thờ, không sao kêu lên nổi, nước mắt cứ trào ra như suối.

 

Tôi siết chặt mảnh giấy đó trong tay, đầu chợt tỉnh táo hẳn. Những chữ bên trên đó đều do ông nội viết, vì cả nhà tôi chỉ có nét chữ của ông mới mạnh mẽ như vậy...

 

Không biết khóc trong mơ bao lâu, đến khi tỉnh dậy, trong cổ họng tôi vẫn không thể nào kìm nổi những tiếng nức nở nghẹn ngào. Lần mò bật đèn lên, da trên mặt căng tới mức khó chịu. Hơi xoay người, thấy lưng mình đau điếng.

 

Nhớ lại tất cả những chuyện xảy ra trong mộng, tôi đưa tay lên xem, thấy trên ngón út quả nhiên có vết thương, một giọt máu đã đông đặc lại đó, mang một mày đỏ sẫm. Đó là thực ư? Tôi đã về căn nhà cũ đó ư? Mở bàn tay phải đang nắm chặt ra, bên trong đó rõ ràng là một mảnh giấy nhàu tới nỗi chỉ cần vuốt khẽ cũng có thể rách tan ra. Mồ hôi thấm ướt trên đó, song chữ viết bên trên vẫn chưa bị nhòe đi. Tuy vậy, chỉ có bảy chữ "Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào", còn hai chữ "Tần Tịnh thì không thấy nữa.

 

Tôi lần giở lại từng chi tiết, nhớ rõ ràng căn nhà cũ ở đường Cổ Bắc đã bị phá dỡ từ nửa năm trước đây, mới hai tháng trước tôi còn qua đó và thấy đúng là như vậy. Tường đã đổ hết, những thứ còn sót lại giờ đây chỉ là tàn tích của một đống đổ nát, thậm chí có khi đống đổ nát cũng không còn vì người ta đã khởi công xây dựng một công trình lớn nào đó ở đấy rồi.

 

Vì sao tôi liên tục nằm mơ thấy ông nội? Mà lần nào trông ông cũng vô cùng đau khổ, lẽ nào bây giờ ông đang bị đe dọa hoặc đã gặp phải nguy hiểm gì rồi?

 

Tôi ngồi dậy rồi chạy ra phòng bà nội gõ cửa: "Bà ơi, bà ơi, bà đã ngủ chưa?".

 

Ông là người thân của hai bà cháu chúng tôi, đối với một giấc mơ mà nếu giải thích không rõ ràng sẽ khiến cho người ta sợ hãi thì bà nội là đối tượng duy nhất tôi có thể dốc bầu tậm sự.

 

Trong phòng lặng như tờ, ánh trăng chiếu vào soi rõ chiếc đồng hồ quả lắc cổ để bên cửa sổ, quả chuông lắc qua lắc lại, kim giờ đang dừng giữa số ba và bốn, còn kim phút đứng ngay trên số sáu, mới có ba rưỡi sáng. Thấy vậy, tôi không dám đánh thức bà nữa.

 

Nhún nhún vai chuẩn bị quay về phòng, cánh cửa phòng bà nội chợt lặng lẽ mở ra không tiếng động. Bà đứng tựa nghiêng vào thành cửa, trông sắc mặt vô cùng mệt mỏi:

 

"Có chuyện gì thế, Tiểu Ảnh, sao cháu không bật đèn?".

 

"Bà ơi, cháu lại mơ thấy ông nội. Trông ông đau khổ lắm. Cháu đã mơ thấy ông chết". Tôi quay lại bám lấy tay bà nói với vẻ kích động.

 

"Lại mơ thấy ông ấy ư? Ở đâu?". Trông vẻ mặt bà trở lên căng thẳng, một nỗi xót xa dâng lên trên khóe mắt. Nhìn thấy bà như vậy, đột nhiên tôi lại không nhẫn tâm kể cho bà nghe tất cả những gì mình mơ thấy. Dù bà vẫn luôn hận ông, nhưng trong lòng tôi biết rõ bà rất yêu chồng, và cũng mong chờ một ngày kia ông có thể trở về chẳng kém gì tôi. Mười năm sau ngày ông đi, tôi làm sao có thể kể cho bà nghe những điểm dữ trong giấc mơ của mình như vậy, để hủy hoại những hy vọng mà bà bám víu lấy suốt ngần ấy năm?

 

"Ở trong một vườn hoa đẹp nhưng xa lạ, tuy nhiên bà đừng lo lắng. Chẳng phải mọi người vẫn hay nói giấc mơ trái ngược với thực tế hay sao? Chắc là không có chuyện gì với ông đâu".

 

"Ừ!", bà thở phào một hơi nhẹ nhõm. Thấy vậy, tôi không khỏi mừng vì mình đã không nói ra sự thực.

 

"Bà ơi, bà cứ yên tâm đi ngủ nhé! Cháu cũng đi ngủ lại đây". Lúc quay mặt đi, tôi liếc thấy vẻ mặt bà trở nên rất khác thường là sợ hãi hay sao? Tôi lắc đầu để xua đi ý nghĩ ấy, bà chắc chắn chỉ đang lo đã xảy ra chuyện gì với ông thôi.

 

Nằm trên giường, tôi giở đi giở lại mảnh giấy đõ. Dù từ mười năm trước trong nhà đã không còn lưu lại bất cứ bút tích nào của ông nội, nhưng sống cùng ông bao nhiêu năm như vậy, món đồ nào cũng lưu lại những dấu tích đậm sâu, làm sao tôi có thể quên đi một cách dễ dàng, nên có thể khẳng định đây chính là chữ do ông viết. Lẽ nào thực sự ông đã...? Sao món đồ trong mơ lại xuất hiện được trong tay tôi? Đột nhiên xuất hiệm một mảnh giấy với dòng chữ mập mờ không rõ nghĩa, là ám chỉ điều gì? Hai chữ "Tần Tình" viết trong đó là tên người hay chỉ thứ gì khác? Trước khi đi ngủ tôi còn kiểm tra lại cửa sổ một lượt, cửa chống trộm bên ngoài cũng được đóng chặt, không thể nào có người lén lút vào đây được.

 

Từ sau khi chiếc xường xám đó xuấ hiện, tất cả đều trở nên quái đản, cái nào là thực, cái gì là hư không sao phân biệt nổi. Những điều khiến người ta không sao tim được, không sao giải thích rõ được lại không thể nào phản bác được. Làm sao để gạt lớp mây mù dày đặc này ra đây?

 

Ba ngày sau.

 

Tôi với Đường Triêu cầm theo quả cầu thủy tinh đi về phía tây nam. Phương hướng mà quả cầu đó chỉ không hề thay đổi suốt mấy ngày qua, chiếc kim vẫn cứ rung lắc ở quanh quanh cung độ đó. Chúng tôi đi dưới ánh nắng mặt trời gần ba tiếng đồng hồ, có lẽ vì căng thẳng quá nên không hề thấy nóng.

 

Khi đến khi biệt thự ở Giang Lăng, cung độ dịch chuyển của chiếc kim mỗi lúc một nhỏ hơn. Tôi đột nhiên cảm thấy nơi này hơi quen, khi nhìn lại thì phát hiện ra chỗ đõ chỉ cách nhà Thanh Lâm chưa tới hai tram mét. Nghĩ bụng, chắc không phải nhà Thanh Lâm chứ?

 

Đi tiếp về phía trước, chiếc kim chỉ hơi dao động gần như không nhận ra được. Cuối cùng, khi chúng tôi đứng trước cổng nhà Thanh Lâm, chiếc kim dừng hẳn lại. Tôi nhìn Đường Triêu: "Không thể nào chứ?"

 

"Vậy chúng ra thử đi hướng khác xem sao!". Đường Triêu cầm quả cầu thủy tinh rồi đi tiếp, chiếc kim lại bắt đầu rung lắc, vẫn chỉ về hướng nhà Thanh Lâm. Khi chúng tôi quay lại, nó liền đứng im không di chuyển nữa. Mấy lần thử, kết quả đều y như vậy, Đường Triêu nhìn tôi khẳng định: "Chính là ở đây, không sai!".

 

Người mở cổng là má Hà, người giúp việc trong nhà Thanh Lâm. Thấy tôi má Hà liền mỉm cười:

 

"Lý tiểu thư à? Lâu rồi không thấy cô đến chơi, bà cụ nhớ cô lắm đấy! Mỗi lần gặp tiểu thư nhà chúng tôi cụ đều dặn phải đưa cô về nhà uống trà, đánh cờ".

 

Tính Thanh Lâm không ngồi yên được một chỗ, cũng không biết chơi cờ vây, sau lần đầu tiên tôi đến nhà chơi với bà ngoại Thanh Lâm, thỉnh thoảng lại ghé qua giải khuây cho bà. Bà ngoại Thanh Lâm nói khó thấy ai ở lứa tuổi này mà tính tình trầm tĩnh và kín đáo như tôi, lại rất hợp với bà, thế nên lần nào đến cũng ngỗi chơi rất lâu, Thanh Lân thường nói đùa rằng những điều mà tôi với bà ngoại cô ấy nói với nhau trong một ngày còn nhiều hơn cả hai bà cháu họ chuyện trò cả năm. Tình cảm ấy hơi có phần giống tình cảm giữa hai người bạn vong niên.

 

"Vú Hà, Thanh Lâm có nhà không?", ở những nhà giàu thường nhiều quy định, nhiều điều kiêng kỵ. Nếu như Thanh Lâm ở nhà, việc tìm hiểu sẽ danh chính ngôn thuận hơn.

 

"Vừa sớm tiểu thư đã ra ngoài rồi, cô không gọi điện cho cô ấy à? Vị này là...?". Vú Hà vừa hỏi vửa nhìn Đường Triêu với vẻ xét nét.

 

"Là bạn cháu, Đường Triêu. Đường Triêu, đây là vú Hà. Vú ấy tốt lắm!".

 

Đường Triêu nhìn vú Hà gật đầu. Có lẽ vì phong cách của Đường Triêu hơi đặc biệt, nên vú Hà cứ nhìn trộm ngầm đánh giá anh ta mấy lần liền.

 

"Bà ngoại Thanh Lâm đâu rồi ạ?". Chúng tôi đi vào phòng khách, trong lúc vú Hà rót trà, tôi liên hỏi.

 

"Cụ vừa ngủ rồi, gần đây cụ ngủ không tốt lắm. Hay là để tôi đi đánh thức cụ, cụ mà biết cô đến chắc chắn sẽ vui lắm đấy!". Vú Hà nói thế nhưng vẫn đứng yên không động đậy, rõ ràng là chờ tôi từ chối.

 

"Không cần đâu, vú đừng đánh thức bà. Cứ kệ cháu ngồi đây đợi Thanh Lâm về cũng được". Tôi cũng hiểu ý, lại nóng ruột muốn sớm tìm ra lời giải, đang buồn bực vì không tìm được cớ thoái thác.

 

"Thế cũng được, nếu thấy buồn thì cô cứ ra vườn đi dạo nhé!", câu này của vú Hà đúng hợp ý tôi, nên tôi lập tức gật đầu rồi dẫn Đường Triêu đi ra ngoài.

 

Từ sau khi vào trong nhà họ Hà, chiếc kim trong quả cầu thủy tinh lại khẽ rung lên. Lúc đi xuyên qua rừng trúc Tương Phi, Đường Triêu giữ tay tôi lại: "Rừng trúc này không tốt. Âm khí nặng quá!"

 

Rừng trúc vốn mát mẻ với những cơn gió nhẹ thổi qua đột nhiên trở lên âm u lạnh lẽo vì những câu nói mới rồi của Đường Triêu. Nhớ đến hiện tượng là lùng xảy ra hôm tôi cùng Vân Phong đến đây dự sinh nhật, tôi không khỏi rung mình:

 

"Tôi từng trông thấy một bóng người ở đây, nghe Thanh Lâm nói hồi nhỏ nó cũng nhìn thấy một lần".

 

"Vậy thì đúng rồi, xem này, chiếc kim không ngừng run rẩy, hơi chậm hơn nãy giờ một chút". Đường Triêu lấy quả cầu thủy tinh ra cho tôi xem, quả nhiên độ rung của chiếc đồng hồ ít đi hẳn.

 

Chúng tôi tiếp tục đi về phía trước, cung độ lắc của chiếc kim mỗi lúc một nhỏ, đến lúc đi qua giả sơn, chiếc kim dừng hẳn lại không di chuyển nữa. Đối diện với ngọn giả sơn là một gian phòng nhỏ, tôi thấy xung quanh không có ai bèn đẩy cửa đi vào.

 

Bên trong được trang trí bằng hai màu trắng đen, trên chiếc bàn ở giữa có đặt mấy bông cúc trắng làm bằng nhựa, không gian tràn ngập mùa đàn hương nồng đậm, phía trước chiếc bàn màu trắng là một lư hương hình vuông, trong đó cắm rất nhiều chân hương đủ loại, còn có cả ba que hương đang cháy dở. Que hương to chừng bằng ngón tay út, thảo nào mùi đậm đặc thế. Nhìn toàn cảnh thì nơi đây giống một... linh đường(12) hơn.

 

Tôi ngẩng đầu nhìn lên trên, ở bên dưới câu đối trắng đen là bức hình một người phụ nữ chừng ba mươi tuổi treo ngay ngắn ở chính đường, mắt phượng mày ngài, sống mũi cao, môi hé cười, để lộ ra hàm răng trắng muốt đều tăm tắp. Đây chẳng phải là thiếu phụ họ Lạc hay sao? Tôi túm lấy tay Đường Triêu, run rẩy nói:"Chính là cô ta, thiếu phụ họ Lạc!".

 

"Đứng sợ!", Đường Triêu vỗ vỗ lên tay tôi, rồi đột nhiên nói với vẻ ngạc nhiên: "Không phải! Trên linh vị còn ghi rõ ràng đây là Tần Tịnh của nhà họ Hà mà".

 

"Gì kia? Tần Tịnh ư?". Đó chẳng phải là cái tên tôi nhìn thấy trong tờ giấy của giấc mộng còn gì?

 

"Sao? Cô bảo người này tự giới thiệu mình là Lạc phu nhân à?". Đường Triêu hỏi lại.

 

"Phải, cô ta nói mình là Lạc phu nhân".

 

Vì sao người này lại là thiếu phụ họ Lạc? Lẽ nào chỉ là hai người có khuôn mặt giống nhau? Nhưng tên của người phụ nữ này giống hệt cái tên xuất hiện trong giấc mộng của tôi, vì sao lại như vậy? Mới đó mà chúng tôi đã lại vướng thêm vào một mê cung khác.

 

"Cô Lý, cô Lý...", tiếng vú Hà từ xa xa vặng lại. Tôi và Đường Triêu vội vàng đi ra khỏi gian phòng, vừa đi tới chỗ hòn non bộ đã thấy vú Hà đi từ trong rừng trúc Tương Phi lại.

 

"Vú Hà, cháu ở đây!", tôi lên tiếng gọi.

 

"Cụ đã dậy rồi, nghe nói cô đến chơi cụ vui lắm, bảo tôi đi gọi cô về".

 

"Vâng, vậy để cháu đến chào bà".

 

Tôi quay đầu lại nhìn Đường Triêu nhăn mặt với vẻ tiếc nuối. Khi gần vào đến nhà, chợt nghe thấy một tiếng phanh xe ở bên ngoài cổng chính. Tôi thò đầu ra nhìn, vì ở xa nên không trông rõ là ai, chỉ thấp thoáng thấy một chiếc BMW màu đỏ đun, trông cực kỳ quen thuộc, giống hệt màu chiếc xe của Vân Phong.

 

Vú Hà nghe thấy tiếng phanh xe cũng quay lại, nheo mắt rồi lầm bẩm: "Đúng lúc tiểu thư cũng về rồi. Không cần đợi cô ấy đâu, chúng ra vào trước đi!".

 

(11), (12) Nơi để quan tài người chết cho mọi người đến viếng, thường thì chỉ duy trì trong suốt đám tang.

back top