Đại Đường Tửu Đồ

Chương 268: Gió thu ngàn dặm phù dung múa (một)‎

Sở dĩ phù dung được quyền quý Trường An yêu thích nhất trong mùa thu, bởi vì tòa Phù Dung ‎Viên và Phù Dung Các của Trịnh gia tồn tại ngoài thành Trường An, càng bởi vì một ngày ba lần thay đổi, ‎sáng sớm phấn trắng ban ngày hồng nhạt hoàng hôn đỏ thẫm, dung mạo kiều diễm này, luôn khiến ‎người ta quên lối về, còn bởi vì phong cách “chống đỡ băng giá” đặc biệt của nó, trăm hoa rụng, duy ‎độc phù dung nở rộ kiêu ngạo trong sương giá.

 

Lý Đằng Không đoán đúng, Tiêu Duệ tới Phù Dung Các đích thật là gặp lại nữ vương người Thoán A Đại.

 

Tuy rằng người Thoán đang di chuyển tới Tây Vực, nhưng A Đại vẫn mang theo một số người nửa ‎đường lại tới Trường An.

 

Thứ nhất muốn nhấc lên vài yêu cầu hợp lý với triều đình Đại Đường về con đường vận mệnh của tộc ‎nhân, tranh thủ lợi ích lớn nhất; thứ hai cũng thuận đường thăm Tiêu Duệ tình nhân một đêm của bản ‎thân.

 

Tuy rằng chỉ có một đêm xuân, nhưng trong lòng A Đại, một đêm triền miên này chính là duyên phận cả ‎đời.

 

Nghe nói Phù Dung Viên ngoài thành Trường An cảnh sắc vô song, A Đại liền mang theo hai thị nữ sớm ‎định tốt một nhã gian tại Phù Dung Các, lẳng lặng chờ ở đó, không bao lâu, quả nhiên Tiêu Duệ tới đây.

 

Đáng tiếc, không đợi hai người nói vài câu tương tư gặp lại, một đám Võ lâm quân như lang hổ đã bao ‎vây Phù Dung Viên lại. Thái giám nữ và thị vệ trong cung bắt đầu đuổi du khách trong Phù Dung Viên và ‎khách rượu trong Phù Dung Các đi, nói là hoàng đế đột nhiên muốn ẩm yến trong Phù Dung Viên vân ‎vân.

 

Nếu là hoàng đế muốn trưng dụng Phù Dung Viên, trong lòng đám du khách có oán hận gì cũng không ‎dám nói, cũng đành buồn bực rời khỏi Phù Dung Viên. Tiêu Duệ bất đắc dĩ, cũng đành cùng A Đại và tùy ‎tùng theo ra ngoài phía sau dòng người.

 

Chờ hai người ra ngoài Phù Dung Viên, bước trên đường đá rộng lớn ra ngoài là lúc nghi trượng của ‎hoàng đế đã bắt đầu chậm rãi tiến vào trong Phù Dung Viên.

 

Đám người Tiêu Duệ vội vàng né tránh sáng một bên đường, cũng không nghĩ, vị quý nhân trong nghi ‎trượng thò đầu ra liếc về phía dân chúng ven đường trong nháy mắt, trong lúc vô ý thấy Tiêu Duệ đứng ‎ở ven đường. Không bao lâu một thái giám vội vàng chạy đến, truyền đạt khẩu dụ của hoàng đế, muốn ‎hắn lưu lại hầu tiệc rượu.

 

Tiêu Duệ không làm sao được, đành ở lại, mà A Đại cũng chỉ buồn bực một mình mang theo thị nữ trở ‎về nhà khách mình ở lại.

 

‎…

 

‎…

 

Nói nghiêm khắc lại, đây là một gia yến của hoàng thất Lý Đường, hoặc là nói là gia yến hoàng đế Lý ‎Long Cơ an bài để nghênh đón người anh Ninh Vương Lý Hiến tẩy trần. Người tham dự, không ai khác, ‎toàn bộ đều là mấy người con của hoàng đế Duệ Tông, hoàng đế Lý Long Cơ và Huệ Phi, Ninh Vương ‎Lý Hiến Kỳ Vương Lý Phạm, Thọ Xương công chúa, Tiết Quốc công chúa, bởi vì Ngọc Chân đi thăm ‎Chung Nam nên không tới.

 

Lý Hiến này cũng không phải Thân Vương tầm thường, hắn có có một tên hiệu gọi Nhượng Hoàng.

 

Ở tây bắc Bồ Thành có một tòa lăng, bia trước lăng: Đường Nhượng Đế Huệ Lăng, bảng các hoàng đế ‎Đại Đường, cũng không có vị Nhượng Đế này, nhưng tìm đọc sách sử, một triều Đường, chỉ có một ‎người được phong làm “Nhượng Đế” là Lý Hiến đại ca của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ.

 

Lý Long Cơ đứng hàng thứ ba, nếu theo quy luật trưởng ấu không tới phiên hắn làm hoàng đế. Ổn định ‎Vi Hậu loạn bậy Hậu Đường, Duệ Tông Lý Đán lại một lần nữa lên ngai vàng hoàng đế, theo lễ pháp lập ‎con cả Lý Hiến làm thái tử nhưng người có công cao nhất ổn định loạn Vi Hậu là Lý Long Cơ, vì vậy Lý ‎Đán vô cùng đau đầu, nếu xử lý không tốt chỉ sợ lại là một hồi nội loạn. Đúng lúc này, Lý Hiến dâng thư ‎khước từ:

 

‎- Người phù hợp thái tử, thiên hạ cùng coi trọng, lúc yên bình thì trưởng trước, quốc nạn thì về có công. ‎Nếu không thích hợp, bốn bề thất vọng, không phải phúc của xã tắc, nay thần dám lấy chết để xin.

 

Lý Hiến khóc lóc khẩn cầu, Duệ Tông rất cảm động, như ý lập Lý Long Cơ làm thái tử.

 

Kỳ thật, toàn bộ quân quyền lúc đó đều nằm trong tay Lý Long Cơ, tất cả công khanh trong triều đều ‎ủng hộ Lý Long Cơ, Lý Hiến khước từ đúng lúc, vẫn có thể xem là cử chỉ sáng suốt. Trong mắt Tiêu Duệ, ‎Lý Hiến này là một người có trí tuệ lớn, cũng không bởi vì tham luyến quyền lực mà dẫn đến đi lên con ‎đường không lối về.

 

Nguyên nhân chính là như thế, sau khi Lý Long Cơ đăng cơ, đối xử với huynh đệ vô cùng tốt. Vì lần đầu ‎tiên của các triều đại, Lý Long Cơ xây dựng một tòa lâu sáng chói hoa mắt, cùng các huynh đệ dùng ‎cơm, cùng nhau đàm thi luận phú, cùng nhau chơi cờ, cùng nhau đánh cầu chọi gà. Mấy người còn ‎thường xuyên hợp tấu, Lý Long Cơ đánh trống, Lý Hiến thổi sáo, một cảnh tượng vui vẻ hòa thuận. Đám ‎người Lý Hiến cũng rất thức thời, an phận thủ thường, không hề hỏi triều chính.

 

‎================================

 

Gió thu đưa tới sự dễ chịu, dưới ánh mặt trời sáng lạn, trong biển phù dung nhiều màu nhiều vẻ, tấm ‎thảm hồng cực lớn trải giữa biển hoa, vài chiếc bàn gỗ đàn hương bày hàng hình tam giác, Lý Long Cơ ‎và Võ Huệ Phi cao nhất, Ninh Vương Lý Hiến và Kỳ Vương Lý Phạm bên trái, công chúa Thọ Xương và ‎những người khác bên phải.

 

Trong những người này, chỉ có hai người Tiêu Duệ chưa thấy, một là Ninh Vương Lý Hiến du lịch thiên ‎hạ vừa mới quay về Trường An không lâu, một là Thọ Xương công chúa, những người khác, đều là ‎người quen, mà Kỳ Vương lại là người yêu thích thơ văn, tiệc rượu trong phủ thường mời Tiêu Duệ qua.

 

Tiêu Duệ nhẹ nhàng đi tới, quỳ xuống hành lễ:

 

‎- Nhi thần bái kiến phụ hoàng mẫu phi.

 

Lý Long Cơ khoát tay áo:

 

‎- Tiêu Duệ, gặp qua Ninh Vương hoàng thúc, còn có Thọ Xương hoàng cô của con.

 

Tiêu Duệ gật gật đầu, qua chào.

 

Lý Hiến đối nhân xử thế khiêm tốn, người dáng phượng cực kỳ tuấn mỹ, lại thêm tao nhã. Hắn cười ha ‎ha miễn lễ:

 

‎- Miễn lễ, đây là tài tử Tửu Đồ Tiêu Duệ danh khắp thiên hạ lâu nay? Hoàng thượng, ánh mắt cô bé Hàm ‎Nghi không tồi.

 

‎- Vương gia quá khen.

 

Tiêu Duệ cười cười, lại đi đến trước mặt Thọ Xương công chúa, hành lễ:

 

‎- Tiêu Duệ bái kiến Thọ Xương hoàng cô!

 

Thọ Xương công chúa ước chừng bốn mươi tuổi, màu da trắng nõn ngũ quan cũng cực tinh xảo, xem ‎lúc còn trẻ cũng là một mỹ nhân trang điểm xinh đẹp. Chỉ có điều thân thể nàng hơi gầy, hơn nữa khóe ‎miệng hơi vểnh, cho người ta một loại cảm giác âm lãnh.

 

Nàng giống như có chút không thích Tiêu Duệ, sắc mặt thản nhiên, chỉ lạnh lùng khoát tay áo:

 

‎- Miễn lễ, bản cung cũng không dám nhận đại lễ của Tiêu đại nhân.

 

Tiêu Duệ ngẩn ra, lời này của Thọ Xương công chúa rõ ràng có chút ý châm chọc khiêu khích. Hắn có ‎chút nghi hoặc, quan hệ giữa mình và người trong hoàng tộc khá tốt, như thế nào Thọ Xương công chúa ‎này mới gặp mình, sao thái độ không thân thiện thế này?

 

Tiêu Duệ vừa trở lại, hơi trầm ngâm, trong đầu đột nhiên điện giật: đúng rồi, đúng rồi, phò mã gia của ‎Thọ Xương công chúa này là Thôi Thực nhị thiếu gia Thôi gia, cũng chính là Thôi nhị thúc, chắc là vì ‎duyên cớ Thôi gia, xem mình có chút không vừa mắt đi?

 

Tiêu Duệ ngồi chỗ đầu tiên dưới mấy bàn của Lý Long Cơ và Võ Huệ Phi.

 

Lý Long Cơ gật đầu với Cao Lực Sĩ. Từ một tiếng la “nổi nhạc” khàn khàn của Cao Lực Sĩ, Lý Quy Niên ‎nổi tiếng trong nhạc cung đình Đại Đường dẫn đầu một đám nhạc công liền tấu lên âm nhạc tươi mát ‎như tri âm tri kỷ tráng lệ.

 

Người Đường thích âm luật được ca múa, loại gia yến hoàng gia này, trình tự cực kỳ rườm rà, mà mỗi ‎một trình tự đều có một nhạc khúc vận luận, như tiệc rượu có nhạc rượu, rượu quá tam tuần có nhạc ăn ‎uống no sau, ca múa có nhạc ca múa, đồ ăn hết dâng trà bánh lại có nhạc thanh tâm… vân vân.

 

Tiệc rượu mở ra không lâu, Lý Kỳ vội vàng đến, lặng lẽ ngồi ở vị trí chuẩn bị tốt cho hắn trước đó, ‎thoáng quăng cái nhìn hiểu ý về phía Tiêu Duệ, hắn đột nhiên nhận được khẩu dụ hoàng đế muốn hắn ‎bồi yến, chờ khi chạy đến, ẩm yến đã sớm bắt đầu.

 

Một đám vũ nữ nhẹ nhàng múa phụ họa tiếng nhạc đàn sáo trên thảm hồng, trong mắt Tiêu Duệ, kỹ thuật ‎nhảy này cực kỳ đơn điệu, đơn giản chính là xoay thắt lưng bày mông phất tay áo, thứ tự tuần hoàn lặp ‎lại. Nếu không phải quần áo hoa lệ xán lạn, điệu múa này cũng không đáng xem một chút nào. Hắn ‎không rõ, người Đường này vì sao lại không biết chán đối với loại ca múa này.

 

Võ Huệ Phi cười quyến rũ với Lý Long Cơ, không ngờ cũng duyên dáng đi ra giữa sân, một âm thanh ‎cao vút nổi lên từ dàn nhạc, nghê thường vũ y màu vàng sáng bắt đầu vung lên, các vũ nữ hai tay nắm ‎thắt lưng, đầu vại nhẹ nhàng co lại theo nhạc luật, ôm lấy Võ Huệ Phi ở giữa tay áo dài nhẹ nhàng tung ‎bay, vòng eo xòe ra, khi thì nhảy, khi thì bay, từng cơn gió thổi qua, cuốn theo một vài cánh sen hoặc ‎trắng hoặc hồng, nhẹ vờn xung quanh người Võ Huệ Phi, một đám xoay tròn, chậm rãi bay xuống.

 

Dáng múa xòe ra, thần thái tao nhã, ý vị nhẹ nhàng, mọi người xem ngay mắt, cho dù là Tiêu Duệ không ‎thích ca múa Đại Đường, cũng âm thầm tán thưởng không ngừng.

 

Một cô gái quyến rũ đến mức tận cùng tao nhã đến mức tận cùng cao quý đến mức tận cùng. Tiêu Duệ ‎nhìn mẹ vợ quốc sắc thiên hương phong vận vẫn còn, ánh mắt cũng có chút dại ra.

 

Lý Kỳ tự hào mỉm cười.

 

Lý Long Cơ lại say mê lấy tay gõ xuống bàn theo dáng múa và tiếng nhạc, phần luyến tiếc và vui mừng ‎trong ánh mắt kia lại không che lấp được.

 

Nhạc luật đột nhiên triền miên lên, một ca sĩ đứng trong một góc sân, nhẹ nhàng hát lên. Mà dáng múa ‎của Võ Huệ Phi cũng chợt mềm lại, eo lưng xinh đẹp của nàng nhẹ nhàng hoạt động, bên hông lộ ra da ‎thịt non mịn phấn bạch, mà ngay một chớp mắt này, Tiêu Duệ rõ ràng nhìn thấy trong mắt Lý Hiến phát ra ‎một chút dục vọng cuồng nhiệt.

 

‎…

 

‎…

 

Điệu múa nghê thường vũ y này, Võ Huệ Phi nhảy nhẹ nhàng vui vẻ. Tiêu Duệ cách gần một thước, nhìn ‎thấy một tầng mồ hôi trên trán nàng kia, cùng với si tình oán ngữ như có như không trong ánh mắt như ‎nước của nàng, trong lòng run lên. Mà trong ánh mắt Võ Huệ Phi ngay khi nàng nhẹ xoay lưng eo ngoái ‎đầu nhìn lại, tâm tư Tiêu Duệ có chút mờ ảo, ma xui quỷ khiến liền ngâm ra vài câu trong bài Trường Hận ‎Ca của Bạch Cư Dị:

 

Vân tấn hoa nhan kim bộ diêu. Phù dong trướng noãn độ xuân tiêu.

 

‎(Ngày dạo sen vàng bay tóc mượt, đêm xuân trướng ấm ủ đào hoa.)

 

Xuân tiêu khổ đoản nhật cao khởi. Tòng thử quân vương bất tảo triêu.

 

‎(Mặt trời lên vội đêm xuân ngắn, từ đấy nhà vua nhãng thị trào.)

 

Mặc dù thanh âm của hắn rất nhỏ nhưng Lý Kỳ bên cạnh cùng với Võ Huệ Phi múa bên người hắn lại ‎nghe vào lỗ tai.

 

Dáng múa của Võ Huệ Phi hơi ngừng lại, biết hắn là nói nàng dịu dàng quyến rũ động lòng người câu ‎dẫn Lý Long Cơ khổ vì đêm xuân ngắn không muốn lâm triều. Câu thơ này có chút diễm lệ mờ ám, mặc ‎dù có ý thừa nhận dung mạo nàng xinh đẹp, nhưng nghĩ đến một tầng kia, trong ánh mắt Võ Huệ Phi rõ ‎ràng có chút xấu hổ.

 

Nàng thừa dịp đột nhiên vung tay áo thật dài mà hoa lệ, cổ tay áo bay qua trước mặt Tiêu Duệ, một ‎cánh phù dung màu phấn hồng xoay vòng, nhẹ nhàng rơi vào trong chén rượu của hắn.

 

Lý Long Cơ nhẹ nhàng cười:

 

‎- Tiêu Duệ, vừa rồi ngươi mới ngâm câu thơ gì, nói ra cho trẫm nghe một chút.

 

Sở dĩ phù dung được quyền quý Trường An yêu thích nhất trong mùa thu, bởi vì tòa Phù Dung Viên và ‎Phù Dung Các của Trịnh gia tồn tại ngoài thành Trường An, càng bởi vì một ngày ba lần thay đổi, sáng ‎sớm phấn trắng ban ngày hồng nhạt hoàng hôn đỏ thẫm, dung mạo kiều diễm này, luôn khiến người ta ‎quên lối về, còn bởi vì phong cách “chống đỡ băng giá” đặc biệt của nó, trăm hoa rụng, duy độc phù ‎dung nở rộ kiêu ngạo trong sương giá.‎

back top