Đạo mộ bút ký

Quyển 5 - Chương 17: Tiêu tử quan

Quyển 5 - Chương 17: Tiêu tử quan
Đèn pin của chú Ba chiếu về phía quan tài, trong chớp mắt nhìn thấy cái “người” kia, toàn gân cốt toàn thân chú như rúm ró cả lại, da đầu tê dại, vô thức giật lùi về phía sau, lật con dao trong tay ra.

Không phải chú Ba nhát gan, mà là tình cảnh bây giờ quá sức quái đản. Trong một ngôi cổ mộ bí mật đến vậy, thế mà tự dưng lại có một “người” nằm chình ình trên quan tài, nếu thình lình trông thấy thì dù có là ai cũng phải run vài cái đã.

Bị hù một cú phát khiếp, Giải Liên Hoàn thụt lùi đến bên cạnh chú Ba. Chắc hẳn từ trước đến tận bây giờ hắn chưa bao giờ gặp phải chuyện gì lớn dưới đấu cho nên giờ mới khiếp hãi đến mức mặt biến sắc, lúc lùi lại cũng cuống quá, giẫm béng một phát vào chân chú Ba.

Chú Ba bị hắn giẫm phải, suýt nữa ngã dập mặt. Được cái, vừa đúng lúc đó chú nhìn theo ánh đèn pin, thấy rõ ràng cái thứ trên nóc quan tài. Hóa ra là do thần hồn nát thần tính, cái kẻ nằm trên quan tài thực ra chỉ là một tượng người đúc bằng đồng dính chặt trên nắp quan đen ngòm.

Tạo hình của tượng đồng chạm khắc hình người này rất quái lạ: tóc búi lưu vân, diện mạo được cường điệu hóa lên, trông có phần giống tượng bách hí thời Tần(1), tứ chi to béo ngắn ngủn giống như chân loài sâu bọ, mà quỷ dị nhất chính là cái miệng há ra kia, không ra cười không ra giận, mà chỉ là gắng sức há ngoác miệng ra, trông cứ như đang kêu gào thảm thiết.

(1) Tượng bách hí là tượng những người làm trò – gồm người diễn kịch hài và làm xiếc – bằng đất nung, được chôn theo người chết, thường thấy trong các lăng mộ thời Tần

Chú Ba nhìn thấy, trong lòng lập tức dâng lên một cảm giác quái đản. Người bình thường ai cũng đều xem trọng sự an lành tốt đẹp, mà cỗ quan tài sắt này cùng với tượng người đồng phối với nhau lại mang vẻ âm tà cổ quái không sao nói hết được, chẳng thích hợp một chút nào. Đây đúng là quan quách của chủ mộ ư?

Chú dùng đèn pin chiếu ra bốn phía. Mộ thất này vừa nhìn liền biết ngay không còn cỗ quan quách nào khác, hiển nhiên nếu nơi này là mộ thất chính thì đây chính là quan quách của chủ mộ chứ không nghi ngờ gì nữa.

Chú Ba rất tin tưởng trực giác của mình, trong lòng có phần bất an.

Để nhìn cho kỹ hơn, chú bèn đẩy Giải Liên Hoàn ra mà bước tới. Đến gần vừa nhìn một cái, lại càng thêm kinh ngạc, chú phát hiện cỗ quan tài đen ngòm khổng lồ kia lại là một cỗ quan tài sắt có chạm khắc hoa văn, còn tượng người đồng kia thì hình như là đồ trang trí sau này mới thêm vào. Điều càng kỳ lạ hơn là vị trí của miệng người đồng kia lại lõm vào theo nắp quan tài, khiến trên nắp quan xuất hiện một cái lỗ sâu hoắm, không biết có xuyên thấu qua nắp hay không.

Không phải chứ! Vừa nhìn thấy, chú Ba liền hít vào một hơi lạnh buốt. Chú lập tức điểm lại các loại mánh lới của mình một lát, trong lòng ôi chao một tiếng, tự nhủ rằng ôi thôi bỏ mẹ rồi.

Quan tài bịt kín bằng gang, thân quan có lỗ, vậy chứ cái quan tài này chẳng phải chính là “tiêu tử quan” trong bài giảng vốn liếng đáy hòm của các cụ còn gì?

“Tiêu tử quan” là cách gọi từ trước Giải Phóng trở đi, chứ không phải từ trăm đời truyền lại. Đây là chú Ba được nghe ông già nhà mình giảng giải cho. Nghe nói vào thời ấy, ở vùng Tương Tây có một đạo phiến quân, trong số thủ hạ có một nhóm người rất giỏi đổ đấu, kẻ cầm đầu tên là Trương Diêm Thành. Nghe nói người này là hậu duệ của Phát Khâu tướng quân bên Tào Tháo, thần thông quảng đại vô cùng. Năm ngón bàn tay trái của ông ta rất dài, dài không ai bì kịp mà lại gần như bằng chằn chặn, có thể vun đất bằng thành gò mả, nếm đất tìm mộ, công phu trộm mộ cực cao siêu. Khi đạo quân đó theo Tôn Trung Sơn Bắc phạt, Trương Diêm Thành tuân lệnh gom góp quân lương, dùng cách thức cổ xưa đi trộm mộ. Một đường thẳng lên phía Bắc không biết bao nhiêu cổ mộ bí ẩn đã bị ông ta quật dậy, danh tiếng lẫy lừng. Ngày đó Tương Tây có câu: “Diêm Thành đến, tiểu quỷ chuồn, Diêm Vương tới cũng phải tránh đường”, một mặt cho thấy người này đã được thần thánh hóa, một mặt cũng cho thấy hoạt động trộm mộ của Trương Diêm Thành ngang ngược dữ dội đến thế nào.

Người này khi trộm mộ có một bộ chiêu thức thường dùng rất đặc biệt , ví dụ như nếu gặp phải quan quách lôi ra từ nơi đất huyết sát âm tà, thì sẽ lấy máu bò đổ lên áo quan, theo dõi phản ứng của quan quách. Nếu từ trong quan tài vang lên tiếng động khác thường, tất chủ quan tài có khả năng bị thi biến, binh lính sẽ đem quan tài ra khỏi cổ mộ, tàn bạo phơi nắng thật gắt rồi mới mở ra; còn nếu trong quan tài không có động thì sẽ xem xét mặt ngoài của quan tài. Trong phần lớn tình huống máu bò đều không ngưng lại mà chảy xuôi từ thân đến đáy áo quan, tức là không có chuyện gì, cứ việc khai quan không phải sợ.

Thế nhưng còn có một loại tình huống khá đặc biệt, đó là lúc đổ máu bò lên xong thì cứ như đổ vào cát, máu thấm thẳng vào thân quan tài. Đây là điềm đại hung còn xúi quẩy hơn cả thi biến, tức là thứ trong quan tài có khả năng không phải là xác người.

Trong quan tài không phải người, vậy thì là cái gì? Đáp án là, một cái xác không thể nói rõ ra được. Ở Trung Quốc, cái loại này được gọi chung là yêu quái.

Lúc này Trương Diêm Thành sẽ sai người đào hố ngay tại chỗ, đem cái quan tài yêu quái vứt xuống hố, bôi bùn nhão lên trên, sau lại nấu chảy binh khí, dùng thép nóng chảy niêm phong kín quan quách, chỉ để lại một cái lỗ thủng vừa đủ để nhét một bàn tay qua trên nóc quan. Đợi đến khi thép lỏng nguội lại, ông ta sẽ đưa một tay vào trong quan tài thám thính vật bên trong. Tương truyền đây chính là ngón nghề tổ truyền của Phát Khâu Trung Lang tướng nhà ông ta: tuyệt kỹ song chỉ thám động.

(đưa hai ngón vào lỗ để thăm dò) (*run rẩy* đậu mịe xin lỗi bà con tôi không nhịn được =]]]]])

Mà lúc thám động, ông ta sẽ sai người dùng một cây kéo tỳ bà dài ba thước kẹp cứng lấy cánh tay mình, sau đó đem “tay cầm” buộc vào đuôi ngựa, để nếu có gì bất ổn thì người bên cạnh có thể lập tức quất ngựa, ngựa hốt hoảng liền chạy, kéo động cái chốt, lưỡi kéo tỳ bà vô cùng sắc bén sẽ lập tức cắt nghiến, chịu mất cánh tay bảo mệnh.

Cỗ quan tài được xử lý như vậy, vì bên trên để lại một cái lỗ, cuối cùng thành ra na ná cái còi khổng lồ cho nên được người ta gọi là “Tiêu tử quan”.

(tiêu tử = cái còi)

Số lần Trương Diêm Thành dùng đến công phu song chỉ tham động này, nghe nói cả đời cũng chỉ có ba lần, cả ba lần đều giữ được tay mà trở ra. Một lần ăn đậm nhất là ông ta lấy được từ trong quan tài một quả nho bằng vàng có hai mươi bốn mùi hương, chỉ to bằng cái răng hàm, nghe nói là được giấu trong miệng xác chết. Trương Diêm Thành sau này theo quân Tưởng vào vùng chiến loạn, không rõ tung tích nữa. Có người nói ông ta đầu hàng Cách mạng, cuối cùng đã chết ở khu tập trung trong thời Cách Mạng Văn Hóa. Cũng có người nói ông ta chết ở Hoàng Cô Đồn(2). Tóm lại, đây là một nhân vật thần bí.

(2) Là một địa điểm nằm ở phía Tây Thẩm Dương, nơi có chiếc cầu đường sắt bị quân Nhật đặt mìn để ám sát thủ lĩnh quân phiệt vùng Đông Bắc Trương Tác Lâm vào tháng Sáu năm 1928. Nói thêm luôn là khu vực Đông Bắc này và họ Trương nhà mình liên quan khá mật thiết với nhau :”)

Về truyền thuyết của ông ta, mấy ông già bà cả có hai kiểu nói. Một loại cho rằng ông ta thật sự có Phát Khâu tuyệt kỹ, song chỉ tham động là danh bất hư truyền. Một loại khác lại cho rằng Trương Diêm Thành là tên bịp bợm, lợi dụng sự mê tín sợ hãi của đám binh lính tầm thường, đem quan tài thường bảo là quan tài yêu quái, sau đó làm trò để nâng cao địa vị của mình.

Sự thật thế nào, chẳng ai biết được.

Ông nội tôi lại rất tin tưởng rằng Trương Diêm Thành chính là cao nhân, đó là vì hành động dùng thép chảy niêm phong quan tài yêu quái có một vài căn cứ không chính thống. Nghe nói trước thời Giải Phóng, khi sông Hoàng Hà đổi hướng, người ta đã từng phát hiện thấy trong nước bùn một cái quan quách bằng đồng thau tương tự như câu chuyện kể lại về Trương Diêm Thành. Trên nóc quan tài quả thực có một cái lỗ kích thước vừa bằng cánh tay, mỗi tội chẳng ai dám thò tay vào, có lớn gan lắm cũng chỉ dùng kìm gắp than, nhưng chỉ kẹp được ra từ bên trong rất nhiều bùn nhão vàng khè. Sau này, vào hồi kế hoạch “Đại nhảy vọt”(3), cái quan tài này đã bị ném thẳng vào lò luyện thép, không biết có chuyện xui xẻo nào hay không.

(3) Tức là kế hoạch Năm năm lần thứ hai dự trù kéo dài từ 1958 đến 1963 nhằm biến Trung Quốc thành một nước công nghiệp, với kết quả là một nạn đói lớn khiến 20 triệu người chết theo con số thống kê chính thức – 42 triệu theo con số thống kê không chính thức – và nhiều khu vực sinh thái rơi vào thảm họa nghiêm trọng, điển hình là khu vực Nội Mông hiện giờ vẫn càng ngày càng bị sa mạc hóa nặng hơn. Một trong những hạng mục chủ yếu của kế hoạch này là “toàn dân xây dựng lò luyện thép”, trưng dựng toàn bộ đồ dùng kim loại để “sản xuất” thép trong những “lò thép toàn dân” được dựng ở khắp nơi. Đương nhiên cái quan tài yêu quái trong truyện cũng cùng chung số phận.

Tuy nhiên, cái áo quan sắt này lại vô cùng tinh xảo, hoàn toàn khác với kiểu quan tài đổ thép chảy loạn xạ lên mà đúc. Thế nhưng cái lỗ sâu hoắm phía trên quan tài kia thì lại cực kỳ giống “tiêu tử quan” trong truyền thuyết.

Vậy thì kỳ quái ghê. Mộ thất Giải Liên Hoàn dẫn đường vào này, có lẽ là đúng là đất của chủ mộ, vì sao bộ quan quách chính trên bệ quan tài lại là cái dạng này? Lẽ nào chủ mộ kia không phải người, mà là yêu quái?

Chú Ba nghĩ tới đây liền cảm thấy đến xương sống cũng mọc gai luôn. Ngẫm lại thì cái mộ cổ này nằm tít tận vực sâu dưới đáy biển, lại thần bí quỷ dị như vậy, nói không chừng không phải mộ người thật mà có lẽ là của Hải Long Vương cũng nên. Lại nghĩ tới chuyện đây là do Cầu Đức Khảo bảo Giải Liên Hoàn làm, chú không khỏi chột dạ. Lẽ nào Cầu Đức Khảo biết rõ chủ nhân ngôi mộ này không phải người, cho nên mới bảo Giải Liên Hoàn chụp ảnh về nghiên cứu?

Có điều chú Ba lúc ấy còn trẻ trâu, cũng không coi lời người già nói là đúng lắm, mặc dù có phần chột dạ nhưng cũng không hề sợ sệt. Ngược lại lòng hiếu kỳ của chú đã nổi lên, thầm nhủ không biết có thứ gì trong này nhỉ?

Lúc này Giải Liên Hoàn cũng phát hiện là mình chỉ thần hồn nát thần tính, liền tiếp tục tiến tới, lòng còn ôm nỗi sợ mà xem xét cái áo quan sắt kia. Xem một vòng rồi hắn liền thử đẩy dịch nắp áo quan.

Chú Ba thấy chân hắn đều đang run rẩy thì đã biết hắn vẫn còn sợ, hành động đó có thể là làm màu trước mặt chú tý thôi, để vớt vát chút ít thể diện từ vụ bị hù lúc nãy.

Chú Ba cảm thấy buồn cười, bèn dùng đèn pin chiếu vào mặt hắn, bảo hằn đừng phí sức nữa. Nếu đây là “tiêu tử quan” thì rõ ràng người chế lại nó phải đồng tông cùng phái với Trương Diêm Thành, thứ bên trong áo quan sắt này tuyệt đối không tốt đẹp gì, hơn nữa cái quan tài sắt này từ lúc chế lại căn bản cũng đâu có định để cho kẻ khác mở ra, muốn lấy được đồ vật bên trong thì chỉ có nước làm như Trương Diêm Thành, đưa tay thò vào trong cái lỗ áo quan kia kìa.

Nói đoạn chú liền leo lên, dùng đèn pin soi vào cái lỗ bên trên quan tài xem có thấy được gì không.

Theo lỗ thủng nhìn xuống dưới, trong quan tài tối om om chẳng phân biệt được gì, có chiếu đèn pin dò xét cái lỗ cũng chẳng phải là biện pháp hay ho cho lắm. Ánh sáng phát ra đi được nửa đường đã chiếu không nổi nữa, chú chỉ cảm thấy dưới cổ họng cái “người đúc” này toát ra một luồng âm khí, nhìn một cái là cứng cả người, bảo thò tay xuống dưới mà sờ thì thật không phải việc người bình thường làm nổi.

Chú Ba nhớ tới tài liệu Giải Liên Hoàn lấy được từ chỗ lão người Tây, cũng cảm thấy phỏng đoán của bản thân là đúng: lão già ngoại quốc kia quen thuộc với kiến trúc ở đây như vậy, nhất định là vì bọn chúng trước kia từng sai người đến dò xét rồi. Thế nhưng cái người đã vào đây ấy vì sao còn chưa hoàn thành nhiệm vụ? Chú đoán kẻ đó cũng là tay cáo già trong nghề như bọn chú, đi vào rồi liền phát hiện ra bên trong lại có cỗ quan tài sắt như vậy thì đã biết ngay là quan tài sắt niêm phong thi hài không phải chuyện đùa, nên mới tạm thời bỏ qua. Vì vậy lão già ngoại quốc kia mới tìm một đứa gà mờ như Giải Liên Hoàn.

Nói vậy thì bọn chú cũng không thể đụng vào cái quan tài này, nếu không lại chẳng hóa ra thành tường chắn pháo cho Cầu Đức Khảo?

Có điều, nếu không đụng vào quan tài thì hình như lại có phần hèn quá. Chú và Giải Liên Hoàn cùng xuống đấu, Giải Liên Hoàn tay trắng trở lên còn dễ ăn nói, chứ chính chú cũng cứ vậy mà ra, thì bản thân mình vừa nói Giải Liên Hoàn một chặp như vậy cũng còn mặt mũi nào nữa? Huống chi, cái quan tài này nhìn cũng thật sự có chút mê người.

Chú Ba còn dùng dằng chưa quyết. Có điều rồi chú lại xoay qua ý khác, vẫn là lý trí chiếm thượng phong. Chú nhủ thầm rằng, theo kinh nghiệm của ông bà ông vải, quan tài này để cuối cùng hẵng đụng đến, còn hiện tại có lẽ chú nên nghía trước xem trong này có món nào tốt ở chỗ khác không. Quan tài hôm nay chú tạm thời không đụng vào thì cái cổ mộ này cũng chẳng mọc chân chạy đi được. Đến mai buổi tối bọn chú đem que cời lò với móng lừa đen xuống lần nữa là bảo đảm hơn rất nhiều so với bây giờ rồi, mà như vậy cũng không bị coi là nhát gan.

Nghĩ xong một cái chú liền thoải mái, lại bảo Giải Liên Hoàn cứ ở đó đợi, muốn chụp ảnh thì chụp bộ quan quách này đi, lão ngoại quốc kia sẽ hiểu được cho hắn, còn phần chú thì bắt đầu sục sạo chỗ hẻo lánh trong mộ thất, tìm những thứ đồ bồi táng khác.

Mộ thất này không có nhĩ thất, thông một thể từ đầu đến cuối, bố trí vô cùng cổ quái. Cổ nhân xem trọng chuyện lúc chết ngang với chuyện lúc sống. Cách bố trí của mộ thất thường thường đều mô phỏng theo cách bố trí chỗ ở của chủ mộ lúc sinh thời mà làm lại, nói cách khác là chủ ngôi mộ này khi còn sống chỗ ở cũng chả khác gì thế này, thật nghĩ không ra là cái kiểu tình hình nào. Bên trong cũng không có các loại đồ bồi táng thông thường, chỉ có mấy món đồ sứ khổng lồ vô giá. (Mấy món đồ này, đặt vào thời nay đại khái giá cả phải hơn ba mươi lăm triệu.)

Chú Ba đánh một vòng xem xét quanh mộ thất, chẳng thấy thứ gì có thể chuyển ra được, bèn đảo trở về. Sau bệ quan tài là vách tường, chú lách ra sau tường nhìn xem thì thấy còn một chút không gian, mỗi tội trên mặt đất cũng cứ trống hoác như thế.

Chú không khỏi chửi thầm một tiếng, thầm nhủ rằng cũng thật keo cú quá đi, sao lại chả có cái quái gì, lẽ nào cái quan tài kia lớn như vậy, lại còn bằng sắt nữa, là vì của nợ kia đem đồ bồi táng nhét hết vào bên trong rồi? Thế này là biến quan tài thành két sắt mà dùng hở?

Ngẫm lại thì đúng là có khả năng, chú không khỏi có hơi bực tức. Lúc này chú đột nhiên nhìn thấy mặt sau của bức tường có phù điêu được chạm trổ rất phức tạp.

Bích họa thì chẳng đáng tiền, nhưng đồ điêu khắc bằng đá trong cổ mộ đều có giá liên thành. Tuy nhiên bức tường này lớn quá, không có khả năng vận chuyển được ra ngoài. Thế nhưng lúc nhìn thấy nó, chú Ba vẫn nhịn không được phải để mắt đến.

Đèn pin chiếu tới cũng làm cho chú rất bất ngờ. Phù điêu được khắc sau tường không phải là hình vẽ thú mang điềm lành, phật cưỡi mây, hay là cảnh lễ lạt thành tiên, mà là mấy tòa cung điện, phi thiềm phượng đỉnh, điêu lương họa đống, được trạm trổ đặc biệt tinh tế, thậm chí đến cả mái ngói cũng là từng mảnh từng mảnh chạm nổi làm nên. Hơn nữa, mỗi toà cung điện bề ngoài đều không giống như nhau. Có tòa hai tầng, có tòa một tầng, tầm nhìn cũng có xa có gần, đan xen hấp dẫn. Chú Ba đếm thử một lát, thấy tổng cộng có bảy tòa, xếp theo thứ tự của Bắc Đẩu thất tinh. Trong không gian của mỗi tòa cung điện lại có thể thấy vô số đình đài lầu gác nửa ẩn nửa hiện, những chi tiết khác đều bị hình mây mù chạm trổ che khuất. Hậu cảnh của bức phù điêu này là một mỏm đá núi khổng lồ, hiển nhiên đây là một ngọn núi lớn, mà bố cục của tòa cung điện lại nằm ở phần dưới của cả bức phù điêu, ý tứ rất rõ ràng rằng đây là bảy tòa cung điện được xây trong một hang núi khổng lồ. Trong hang núi mây mù tràn ngập, khiến những thứ bên ngoài cung điện bị che khuất đến mông lung huyền ảo.

Bức phù điêu này có ý nghĩa gì? Chú Ba kinh ngạc một lát. Tất cả bích họa trong cổ mộ đều có ý nghĩa. Nếu không phải để làm biểu tượng, thì cũng là ca tụng công tích vĩ đại của chủ mộ lúc sinh thời. Bức phù điêu này đại diện cho tiên quốc trong thần thoại, hay là đang ca tụng chủ mộ gì đó đây?

Lúc đó chú Ba không biết chủ mộ chỗ này là Uông Tàng Hải, cho nên cũng không thể liên tưởng được. Có điều bức phù điêu tinh xảo này để lại cho chú ấn tượng đặc biệt sâu sắc. Chú bảo tới tôi rằng tính từ thời điểm đó thì bức tường này cũng đã là báu vật vô giá, nếu có thể mang ra ngoài thì chú sẽ đem nó đặt trong phòng ngủ ngắm nghía mỗi ngày.

Có điều bức tường này vô cùng vĩ đại, muốn chuyển ra ngoài ngay lúc đó là chuyện bất khả thi. Chú Ba tuy ngứa ngáy trong lòng nhưng cũng chẳng còn cách nào. Chú ngắm nghía kỹ lưỡng mấy lần, rồi lại muốn để Giải Liên Hoàn tới chụp ảnh thứ này, về sau cũng tiện chém gió với đám cùng nghề.

Đang định mở miệng thì chú bỗng ngửi thấy một thứ mùi kỳ quái, cứ như là có cái gì cháy khét vậy.

Chú sững ra một lát, tự hỏi đã có chuyện gì. Chỗ này là mộ thất, sao lại có thể có thứ mùi này xuất hiện chứ? Chú vội vã chạy ra khỏi bức tường, nhìn ra phía ngoài quan sát. Tiếp đó, chú liền thấy được một cảnh khiến mình phải nghẹn họng trân trối nhìn.

Chỉ thấy Giải Liên hoàn đang đứng trên cỗ áo quan sắt, chân tay luống cuống, mà trong miệng người đồng trên nóc quan tài sắt kia lại có khói đen cuồn cuộn bốc lên.

back top