Chương 63: Thượng tị (Thượng)
Ta không biết Nghê Dung bị bắt thế nào, chỉ nghe được đại khái lúc bọn Chu thị bàn tán.
Kể từ khi Ngụy Giác bị cảm, hàng ngày dùng cơm dùng thuốc, đều do Nghê Dung chuẩn bị, Ngụy Giác thích ăn thịt dê, trong phủ còn nuôi cả dê. Chuyện phát sinh hôm đó, gia nhân lấy bã thuốc cho vào chuồng dê, dê ăn xong, miệng sùi bọt mép, cả người co quắp mà chết.
Gia nhân kinh hãi, vội vàng bẩm báo chuyện này cho chủ nhân, Ngụy Giác đang chuẩn bị uống thuốc, may mắn nhặt về được một mạng.
Nghê Dung bị bắt ngay lập tức, nhưng hắn một mực khẳng định có người hãm hại, không chịu thừa nhận.
Ngụy Giác giận dữ, nhốt Nghê Dung vào ngục, nghiêm hình tra khảo, nhưng hắn vẫn khăng khăng mình trong sạch.
“Có lẽ Nghê Dung thật sự trong sạch.” Mao thị nói, “Mấy ngày hôm nay không tra ra được chuyện gì. Thuốc của Thừa tướng do Nghê Dung chuẩn bị, nhưng lúc sắc thuốc không phải một mình hắn, độc kia có lẽ do người khác bỏ vào.”
“Vậy cũng khó nói, cũng có thể là Nghê Dung. Chẳng qua ông trời phù hộ Thừa Tướng, nên chuyện hắn làm mới bị bại lộ.” Chu thị nói.
“Mọi người không cảm thấy chuyện này kỳ quặc sao?” Chu thị lắc đầu, “Bọn ta gả vào trong phủ nhiều năm, chưa từng thấy Thừa tướng bệnh nặng bao giờ, thúc ấy ngay cả Quách phu nhân hầu hạ cũng không chịu, nhưng lại cho phép Nghê Dung hầu hạ?”
Lời vừa nói ra, mọi người hai mặt nhìn nhau, yên tĩnh tỏ vẻ ngầm hiểu.
Ta vẫn không lên tiếng, nghe những lời này, cảm thấy lời Chu thị có chút đạo lý.
Chuyện này rất nhiều nghi vấn, rất nhiều chuyện trùng hợp, làm cho người ta phải nghĩ nhiều.
Nếu như Nghê Dung hạ độc, trực tiếp bỏ độc vào trong chén là được, cần gì trộn độc với thuốc rồi mới sắc? Cầm bã thuốc cho dê ăn cũng buồn cười, thuốc chính là thuốc, nhà ai lại tiết kiệm đến nỗi dùng bã thuốc thay cỏ khô chứ? Nghi vấn lớn nhất chính là, nếu muốn ám hại một người, nhất định phải chọn phương pháp bảo toàn tính mạng. Nếu Nghê Dung là thái y, biết cách dùng dược, đại khái chỉ cần dùng chút độc khó phát hiện, mỗi lần dùng một chút, dàn dựng giống như Ngụy Giác vì suy nhược mà chết là được. Nhưng hiện tại, lượng độc hắn dùng làm chết một con dê, mặc dù đắc thủ cũng không thể thoát thân, trên đời nào có thái y ngu xuẩn như thế?
Mọi người bàn luận rôm rả, không bao lâu, truyền đến tin tức của Nghê Dung. Chuyện này giống như ném hòn đá xuống mặt hồ phẳng lặng, rốt cục, Ung Đô cũng dấy lên một cơn phong ba bão táp.
Nghê Dung thừa nhận hắn bị người khác điều khiển, chủ mưu đứng sau lưng kia, chính là Triệu Tuyển. Đồng mưu còn có bộ binh hiệu úy Hình Đạt, phú dương công Kỷ Thuyên và hoàng thúc Lương Nhân của thiên tử. Theo như Nghê Dung thú nhận, mấy người này âm mưu, chỉ chờ Ngụy Giác bỏ mạng, Lương Nhân sẽ phong tỏa cửa thành, thừa thế lĩnh quân bao vây Ngụy phủ, giết sạch một nhà Ngụy thị, Hình Đạt sẽ thâu tóm doanh trại, ủng hộ thiên tử.
Chuyện này chẳng qua tam sao thất bản, nhưng cũng làm lòng người thất kinh. Nếu như Ngụy Giác đột ngột chết, con cháu Ngụy thị nghe tin tất chạy về Ngụy phủ, đám người Triệu Tuyển thừa cơ hởi sự, khó tránh khỏi huyết quang.
Trong đó, bao gồm cả ta.
Nghê Dung thụ hình quá nặng, ở trong lao đâm đầu vào vách tường, chết không có đối chứng. Mà Ngụy Giác lập tức phái người bắt đồng phạm. Triệu Tuyển, Hình Đạt, Kỷ Thuyên đều ở Ung Đô, Lương Nhân khi nghe tin Nghê Dung bị bắt, đã trốn khỏi Ung Đô. Truy xét một vòng, đồng mưu trong quân, trong triều lên tới vài chục người, Ngụy Giác không nương tay chút nào, thủ phạm chu di năm đời, tòng phạm ba đời bị vạ lây, dây dưa với nhau tính ra hơn năm trăm người.
Trong lúc nhất thời, lòng người bàng hoàng. Hôm hành hình, tiếng khóc rung trời, Triệu Tuyển, Hình Đạt, Kỷ Thuyên đến lúc chết vẫn mắng to không ngừng.
Huyết thư của thiên tử mà Triệu Tuyển cho ta xem không bị tìm thấy. Trong cung cũng không được yên bình. Nữ nhi của Kỷ Thuyên năm trước vào cung, đầu năm nay sinh hạ trưởng tử được phong làm quý nhân, Kỷ Thuyên theo đó mà được phong tước. Hiện tại Kỷ Thuyên phạm tội, Kỷ quý nhân cũng bị vạ lây. Nghe nói nàng ôm thiên tử khóc lóc, sau lấy ba thước lụa trắng tự vẫn mà chết.
Ta nghe được chuyện này mà lạnh cả sống lưng.
Diệt tộc, treo cổ, chém giết… Những thứ này mỗi lần xuất hiện, lại khơi gợi nỗi đau nhất trong lòng ta, làm ta nhớ lại những chuyện đã chôn sâu tận dưới đáy lòng.
Chuyện này mặc dù ta chưa từng tham dự, nhưng không hẳn không liên quan đến ta.
Ban đầu ta có thể chiêu hàng Triệu Tuyển, do dựa vào giao tình của ông ấy và phụ thân. Mà Hình Đạt, Kỷ Thuyên, trong nhà thế lớn, làm quan tại triều, năm đó cũng theo phụ thân, dốc lòng ủng hộ hoàng tử Châm. Thành cũng vậy mà bại cũng vậy, Ngụy Giác để Ngụy Đàm cưới ta, là do nhìn trúng danh vọng của phụ thân ta, ông mượn danh vọng để lung lạc kẻ sĩ. Nhưng hiện tại những kẻ sĩ đó lại liều chết hại ông.
Sau khi phong ba dừng lại, Ngụy Giác khỏi cảm, tinh thần phấn chấn. Ta có thể cảm nhận được, ánh mắt ông nhìn ta khác lạ.
Ngươi không tham dự, đừng sợ! Đáy lòng ta một âm thanh an ủi.
Sau khi hoảng sợ lại tự giễu, mặc dù ta không tham dự, nhưng không có gì phải sợ, Phó thị có thể giết cũng chỉ còn mình ta mà thôi, sâu xa hơn, có lẽ Ngụy Giác còn phải giết cả mình.
Sau khi gió tanh mưa máu, tiết Thượng tị cũng tới (1).
(1) Tiết thượng tị: Là ngày lễ truyền thống cổ xưa của Trung Quốc, tục gọi là mùng ba tháng ba, tiết tháng ba, tiết mùng ba. Ngày tiết Thượng tị người ta thường cúng cầu phúc cạnh bến nước, đạp thanh du xuân, xua đuổi bệnh tật (VN mình gọi là Thanh Minh đó).
Theo tập tục lúc trước, mỗi khi đến tiết Thượng tị, thiên tử dẫn cũng nhân, thần dân đến bờ sông đạp thanh du xuân, cung nhân ngắt phong lan và đỗ nhược (2), buộc thành từng bó nhỏ, để thiên tử ban thưởng cho những người du xuân. Sau khi định đô Ung Châu, cúng cầu phúc đổi thành vườn ngự uyển, hàng năm Ngụy Giác đều cùng thiên tử quân thần vui vẻ. Nhưng năm nay xảy ra chuyện Triệu Tuyển, Ngụy Giác cáo ốm không đi, Quách phu nhân cũng ở lại phủ. Ngụy Đàm sự vụ bề bộn, nên cuối cùng ta là người phải vào cung.
Hôm Thượng tị, ta dậy thật sớm, bới rương quần áo một lúc, chọn một bộ xiêm y màu xanh. Lúc ta nhìn gương chọn đồ trang sức, Ngụy Đàm đứng sau ta nhìn một lúc, bỗng nhiên nói: “Thanh ngọc có lá cây thật đẹp.”
Ta không ý kiến gì, nhìn chàng qua gương, lại nhìn về phía hộp nữ trang, chốc lát mới hiểu, chàng chỉ chính là một bộ kim ngọc bộ diêu.
Thanh ngọc có lá cây… Ta vừa bực mình vừa buồn cười, đúng là mù chữ.
Không đợi ta giơ tay, Ngụy Đàm cầm nó lên, nhìn một chút.
“Trâm sao?” Chàng hỏi.
Ta gật đầu.
Ngụy Đàm mỉm cười, giữ cằm ta, xoay về phía gương. Trong gương có bóng ta và chàng, chỉ thấy Ngụy Đàm nhìn chằm chằm tóc ta, từ từ cắm bộ diêu vào.
Động tác chàng vụng về, dường như sợ làm ta đau, cẩn thận từng tý một. Ta nhìn chàng, ánh sáng chiếu nghiêng khuôn mặt chàng, bình thường góc cạnh rõ ràng, giờ bỗng trở nên dịu dàng vô cùng. Cửa sổ khép hờ, thoang thoảng gió thổi vào, thổi tan hơi nóng trên cổ ta.
Cài trâm xong, Ngụy Đàm nhìn vào gương, hỏi: “Thế nào?”
“Ừm… Hơi lệch.” Ta ngó ngó gương, mở miệng nói.
“Lệch sao?” Ngụy Đàm khẽ cau mày, nghi ngờ suy nghĩ, lại duỗi tay ra. Ta bỗng nhiên ngại ngùng, túm bàn tay kia, kéo xuống: “Không cần, cứ vậy đi.”
Ngụy Đàm nhìn ta, lát sau, cười cười.
“Đợi ta xong việc, ta đi đón nàng.” Chàng cúi đầu, hơi nóng nhẹ phun lên môi ta.
A Nguyên và hai thị tỳ còn đang đứng bên cạnh thu dọn đồ đạc, mặt ta nóng lên. Dường như Ngụy Đàm rất hài lòng, giống trẻ con vụng trộm làm trò, cười cười với ta, xoay người đi ra cửa.
Đã lâu ta chưa vào cung, khi ta ngồi xe ngựa vào cung, cảm thấy nơi này so với lần trước ta tới lạnh lẽo hơn, gió lạnh thổi qua, không chút nào ấm áp.
Ta nhìn ra ngoài, trong đầu vẫn nhớ lại trước lúc ra cửa, hai người trong gương, bàn tay kia giúp ta cài trâm, sau đó chàng cười… Đừng nghĩ! Ta đập đầu vào thành xe, muốn đuổi hết những hình ảnh kia ra khỏi đầu.
“Phu nhân…” A Nguyên sợ hết hồn, mở to hai mắt nhìn ta chằm chằm.
“Không sao.” Ta biết mình thất thố, lập tức coi như không có chuyện gì xảy ra, khôi phục tư thế ngồi đoan chính.
Đáy lòng cảm thấy xấu hổ, gần đây quả nhiên chuyện xấu quá nhiều, ngay cả Ngụy Đàm lưu manh ta cũng cảm thấy thân thiết…
Lễ cầu phúc còn chưa bắt đầu, ta xuống xe ở vườn ngự uyển, tới trước mặt các quý nhân hành lễ. Chưa thấy đế hậu đâu, ta nghe vài phu nhân nói chuyện, nói Từ hậu đang ngồi ở buồng sưởi gần bờ sông.
Những phụ nhân hôm nay hình như ta đã từng gặp, nhớ mang máng tên vài người. Ta hàn huyên mấy câu với bọn họ, vẫn chưa thấy thiên tử giá lâm, thấy bờ sông liễu rủ xanh rì, nên cùng A Nguyên từ từ tản bộ.
Ngày xuân hòa thuận vui vẻ, nhiều người tới sớm, người thì bơi, người thì đi dạo trên bờ, người ngồi người đứng, thật là sống động.
Lúc ta đi qua lương đình, nghe được mấy phụ nhân nói chuyện.
“… Nghe nói Hoàng tử do Kỷ quý nhân sinh, hiện tại do hoàng hậu nuôi dưỡng.”
“Ồ, thật không? Hoàng hậu còn có thể có nhi tử…”
“Suỵt.”
Một người phát hiện ra ta, vội vàng lên tiếng cắt ngang. Chúng phụ nhân cứng đờ, tất cả đều lúng túng.
Ta gật đầu cười cười với các nàng, làm như chưa nghe thấy chuyện gì, tiếp tục đi về phía trước. Chim tước kêu chiêm chiếp, tứ phía yên tĩnh, ta có thể cảm giác được ánh mắt nghi kỵ săm soi phía sau. Nhờ ơn Ngụy Giác, trong mắt người ngoài, ta là con dâu Ngụy thị, các nàng nói chuyện trước mặt ta cũng phải cẩn thận dè dặt, e sợ rước họa vào thân.
Con dâu sao? Ta nghĩ đến Ngụy Giác, chỉ cảm thấy mỉa mai.
Ta không thích ánh mắt soi mói của mọi người, chọn một chỗ vắng vẻ đi dạo. Khi vòng qua nhà thủy tạ, ta nghe được tiếng người.
Bỗng nhiên, ta trông thấy một người phía trước, hình dáng rất quen, nghĩ nghĩ một chút mới nhớ, đó là thị trung Hoàng Thiệu, mỗi lần ta gặp thiên tử, hắn đều đứng bên cạnh.
“Phu nhân.” Hoàng Thiệu thấy ta, hành lễ nói.
“Thị trung.” Ta tiến lên hoàn lễ, ánh mắt liếc về phía sau hắn, cách mấy trượng, một người đang ngồi cạnh khe suối thả câu. Mặc dù áo vải nón lá, nhưng hình dáng này ta không thể nhầm, chính là thiên tử.
“Phu nhân. Hoàng Thiệu thần sắc khó xử, “Mấy hôm nay thiên tử khó chịu, phu nhân…”
“Ai vậy?” Hắn chưa dứt lời, giọng thiên tử đã bình tĩnh truyền đến.
Hoàng Thiệu vội vàng xoay người lại, nói: “Bệ hạ, là Phó phu nhân.”
Thiên tử quay đầu lại, ánh mắt giao nhau, chàng cười, đặt cần câu trong tay xuống: “Ngươi đến rồi!”
“Bệ hạ.” Ta đi về phía chàng, đang định hành lễ, liếc nhìn mặt chàng, nhất thời sửng sốt.
Mấy tháng không gặp, thiên tử gầy đi trông thấy, hốc mắt thâm quầng, nón lá che nửa đầu, tóc mại lúc trước đen nhánh, giờ đã li ti hoa râm
Ta không biết Nghê Dung bị bắt thế nào, chỉ nghe được đại khái lúc bọn Chu thị bàn tán.
Kể từ khi Ngụy Giác bị cảm, hàng ngày dùng cơm dùng thuốc, đều do Nghê Dung chuẩn bị, Ngụy Giác thích ăn thịt dê, trong phủ còn nuôi cả dê. Chuyện phát sinh hôm đó, gia nhân lấy bã thuốc cho vào chuồng dê, dê ăn xong, miệng sùi bọt mép, cả người co quắp mà chết.
Gia nhân kinh hãi, vội vàng bẩm báo chuyện này cho chủ nhân, Ngụy Giác đang chuẩn bị uống thuốc, may mắn nhặt về được một mạng.
Nghê Dung bị bắt ngay lập tức, nhưng hắn một mực khẳng định có người hãm hại, không chịu thừa nhận.
Ngụy Giác giận dữ, nhốt Nghê Dung vào ngục, nghiêm hình tra khảo, nhưng hắn vẫn khăng khăng mình trong sạch.
“Có lẽ Nghê Dung thật sự trong sạch.” Mao thị nói, “Mấy ngày hôm nay không tra ra được chuyện gì. Thuốc của Thừa tướng do Nghê Dung chuẩn bị, nhưng lúc sắc thuốc không phải một mình hắn, độc kia có lẽ do người khác bỏ vào.”
“Vậy cũng khó nói, cũng có thể là Nghê Dung. Chẳng qua ông trời phù hộ Thừa Tướng, nên chuyện hắn làm mới bị bại lộ.” Chu thị nói.
“Mọi người không cảm thấy chuyện này kỳ quặc sao?” Chu thị lắc đầu, “Bọn ta gả vào trong phủ nhiều năm, chưa từng thấy Thừa tướng bệnh nặng bao giờ, thúc ấy ngay cả Quách phu nhân hầu hạ cũng không chịu, nhưng lại cho phép Nghê Dung hầu hạ?”
Lời vừa nói ra, mọi người hai mặt nhìn nhau, yên tĩnh tỏ vẻ ngầm hiểu.
Ta vẫn không lên tiếng, nghe những lời này, cảm thấy lời Chu thị có chút đạo lý.
Chuyện này rất nhiều nghi vấn, rất nhiều chuyện trùng hợp, làm cho người ta phải nghĩ nhiều.
Nếu như Nghê Dung hạ độc, trực tiếp bỏ độc vào trong chén là được, cần gì trộn độc với thuốc rồi mới sắc? Cầm bã thuốc cho dê ăn cũng buồn cười, thuốc chính là thuốc, nhà ai lại tiết kiệm đến nỗi dùng bã thuốc thay cỏ khô chứ? Nghi vấn lớn nhất chính là, nếu muốn ám hại một người, nhất định phải chọn phương pháp bảo toàn tính mạng. Nếu Nghê Dung là thái y, biết cách dùng dược, đại khái chỉ cần dùng chút độc khó phát hiện, mỗi lần dùng một chút, dàn dựng giống như Ngụy Giác vì suy nhược mà chết là được. Nhưng hiện tại, lượng độc hắn dùng làm chết một con dê, mặc dù đắc thủ cũng không thể thoát thân, trên đời nào có thái y ngu xuẩn như thế?
Mọi người bàn luận rôm rả, không bao lâu, truyền đến tin tức của Nghê Dung. Chuyện này giống như ném hòn đá xuống mặt hồ phẳng lặng, rốt cục, Ung Đô cũng dấy lên một cơn phong ba bão táp.
Nghê Dung thừa nhận hắn bị người khác điều khiển, chủ mưu đứng sau lưng kia, chính là Triệu Tuyển. Đồng mưu còn có bộ binh hiệu úy Hình Đạt, phú dương công Kỷ Thuyên và hoàng thúc Lương Nhân của thiên tử. Theo như Nghê Dung thú nhận, mấy người này âm mưu, chỉ chờ Ngụy Giác bỏ mạng, Lương Nhân sẽ phong tỏa cửa thành, thừa thế lĩnh quân bao vây Ngụy phủ, giết sạch một nhà Ngụy thị, Hình Đạt sẽ thâu tóm doanh trại, ủng hộ thiên tử.
Chuyện này chẳng qua tam sao thất bản, nhưng cũng làm lòng người thất kinh. Nếu như Ngụy Giác đột ngột chết, con cháu Ngụy thị nghe tin tất chạy về Ngụy phủ, đám người Triệu Tuyển thừa cơ hởi sự, khó tránh khỏi huyết quang.
Trong đó, bao gồm cả ta.
Nghê Dung thụ hình quá nặng, ở trong lao đâm đầu vào vách tường, chết không có đối chứng. Mà Ngụy Giác lập tức phái người bắt đồng phạm. Triệu Tuyển, Hình Đạt, Kỷ Thuyên đều ở Ung Đô, Lương Nhân khi nghe tin Nghê Dung bị bắt, đã trốn khỏi Ung Đô. Truy xét một vòng, đồng mưu trong quân, trong triều lên tới vài chục người, Ngụy Giác không nương tay chút nào, thủ phạm chu di năm đời, tòng phạm ba đời bị vạ lây, dây dưa với nhau tính ra hơn năm trăm người.
Trong lúc nhất thời, lòng người bàng hoàng. Hôm hành hình, tiếng khóc rung trời, Triệu Tuyển, Hình Đạt, Kỷ Thuyên đến lúc chết vẫn mắng to không ngừng.
Huyết thư của thiên tử mà Triệu Tuyển cho ta xem không bị tìm thấy. Trong cung cũng không được yên bình. Nữ nhi của Kỷ Thuyên năm trước vào cung, đầu năm nay sinh hạ trưởng tử được phong làm quý nhân, Kỷ Thuyên theo đó mà được phong tước. Hiện tại Kỷ Thuyên phạm tội, Kỷ quý nhân cũng bị vạ lây. Nghe nói nàng ôm thiên tử khóc lóc, sau lấy ba thước lụa trắng tự vẫn mà chết.
Ta nghe được chuyện này mà lạnh cả sống lưng.
Diệt tộc, treo cổ, chém giết… Những thứ này mỗi lần xuất hiện, lại khơi gợi nỗi đau nhất trong lòng ta, làm ta nhớ lại những chuyện đã chôn sâu tận dưới đáy lòng.
Chuyện này mặc dù ta chưa từng tham dự, nhưng không hẳn không liên quan đến ta.
Ban đầu ta có thể chiêu hàng Triệu Tuyển, do dựa vào giao tình của ông ấy và phụ thân. Mà Hình Đạt, Kỷ Thuyên, trong nhà thế lớn, làm quan tại triều, năm đó cũng theo phụ thân, dốc lòng ủng hộ hoàng tử Châm. Thành cũng vậy mà bại cũng vậy, Ngụy Giác để Ngụy Đàm cưới ta, là do nhìn trúng danh vọng của phụ thân ta, ông mượn danh vọng để lung lạc kẻ sĩ. Nhưng hiện tại những kẻ sĩ đó lại liều chết hại ông.
Sau khi phong ba dừng lại, Ngụy Giác khỏi cảm, tinh thần phấn chấn. Ta có thể cảm nhận được, ánh mắt ông nhìn ta khác lạ.
Ngươi không tham dự, đừng sợ! Đáy lòng ta một âm thanh an ủi.
Sau khi hoảng sợ lại tự giễu, mặc dù ta không tham dự, nhưng không có gì phải sợ, Phó thị có thể giết cũng chỉ còn mình ta mà thôi, sâu xa hơn, có lẽ Ngụy Giác còn phải giết cả mình.
Sau khi gió tanh mưa máu, tiết Thượng tị cũng tới (1).
(1) Tiết thượng tị: Là ngày lễ truyền thống cổ xưa của Trung Quốc, tục gọi là mùng ba tháng ba, tiết tháng ba, tiết mùng ba. Ngày tiết Thượng tị người ta thường cúng cầu phúc cạnh bến nước, đạp thanh du xuân, xua đuổi bệnh tật (VN mình gọi là Thanh Minh đó).
Theo tập tục lúc trước, mỗi khi đến tiết Thượng tị, thiên tử dẫn cũng nhân, thần dân đến bờ sông đạp thanh du xuân, cung nhân ngắt phong lan và đỗ nhược (2), buộc thành từng bó nhỏ, để thiên tử ban thưởng cho những người du xuân. Sau khi định đô Ung Châu, cúng cầu phúc đổi thành vườn ngự uyển, hàng năm Ngụy Giác đều cùng thiên tử quân thần vui vẻ. Nhưng năm nay xảy ra chuyện Triệu Tuyển, Ngụy Giác cáo ốm không đi, Quách phu nhân cũng ở lại phủ. Ngụy Đàm sự vụ bề bộn, nên cuối cùng ta là người phải vào cung.
Hôm Thượng tị, ta dậy thật sớm, bới rương quần áo một lúc, chọn một bộ xiêm y màu xanh. Lúc ta nhìn gương chọn đồ trang sức, Ngụy Đàm đứng sau ta nhìn một lúc, bỗng nhiên nói: “Thanh ngọc có lá cây thật đẹp.”
Ta không ý kiến gì, nhìn chàng qua gương, lại nhìn về phía hộp nữ trang, chốc lát mới hiểu, chàng chỉ chính là một bộ kim ngọc bộ diêu.
Thanh ngọc có lá cây… Ta vừa bực mình vừa buồn cười, đúng là mù chữ.
Không đợi ta giơ tay, Ngụy Đàm cầm nó lên, nhìn một chút.
“Trâm sao?” Chàng hỏi.
Ta gật đầu.
Ngụy Đàm mỉm cười, giữ cằm ta, xoay về phía gương. Trong gương có bóng ta và chàng, chỉ thấy Ngụy Đàm nhìn chằm chằm tóc ta, từ từ cắm bộ diêu vào.
Động tác chàng vụng về, dường như sợ làm ta đau, cẩn thận từng tý một. Ta nhìn chàng, ánh sáng chiếu nghiêng khuôn mặt chàng, bình thường góc cạnh rõ ràng, giờ bỗng trở nên dịu dàng vô cùng. Cửa sổ khép hờ, thoang thoảng gió thổi vào, thổi tan hơi nóng trên cổ ta.
Cài trâm xong, Ngụy Đàm nhìn vào gương, hỏi: “Thế nào?”
“Ừm… Hơi lệch.” Ta ngó ngó gương, mở miệng nói.
“Lệch sao?” Ngụy Đàm khẽ cau mày, nghi ngờ suy nghĩ, lại duỗi tay ra. Ta bỗng nhiên ngại ngùng, túm bàn tay kia, kéo xuống: “Không cần, cứ vậy đi.”
Ngụy Đàm nhìn ta, lát sau, cười cười.
“Đợi ta xong việc, ta đi đón nàng.” Chàng cúi đầu, hơi nóng nhẹ phun lên môi ta.
A Nguyên và hai thị tỳ còn đang đứng bên cạnh thu dọn đồ đạc, mặt ta nóng lên. Dường như Ngụy Đàm rất hài lòng, giống trẻ con vụng trộm làm trò, cười cười với ta, xoay người đi ra cửa.
Đã lâu ta chưa vào cung, khi ta ngồi xe ngựa vào cung, cảm thấy nơi này so với lần trước ta tới lạnh lẽo hơn, gió lạnh thổi qua, không chút nào ấm áp.
Ta nhìn ra ngoài, trong đầu vẫn nhớ lại trước lúc ra cửa, hai người trong gương, bàn tay kia giúp ta cài trâm, sau đó chàng cười… Đừng nghĩ! Ta đập đầu vào thành xe, muốn đuổi hết những hình ảnh kia ra khỏi đầu.
“Phu nhân…” A Nguyên sợ hết hồn, mở to hai mắt nhìn ta chằm chằm.
“Không sao.” Ta biết mình thất thố, lập tức coi như không có chuyện gì xảy ra, khôi phục tư thế ngồi đoan chính.
Đáy lòng cảm thấy xấu hổ, gần đây quả nhiên chuyện xấu quá nhiều, ngay cả Ngụy Đàm lưu manh ta cũng cảm thấy thân thiết…
Lễ cầu phúc còn chưa bắt đầu, ta xuống xe ở vườn ngự uyển, tới trước mặt các quý nhân hành lễ. Chưa thấy đế hậu đâu, ta nghe vài phu nhân nói chuyện, nói Từ hậu đang ngồi ở buồng sưởi gần bờ sông.
Những phụ nhân hôm nay hình như ta đã từng gặp, nhớ mang máng tên vài người. Ta hàn huyên mấy câu với bọn họ, vẫn chưa thấy thiên tử giá lâm, thấy bờ sông liễu rủ xanh rì, nên cùng A Nguyên từ từ tản bộ.
Ngày xuân hòa thuận vui vẻ, nhiều người tới sớm, người thì bơi, người thì đi dạo trên bờ, người ngồi người đứng, thật là sống động.
Lúc ta đi qua lương đình, nghe được mấy phụ nhân nói chuyện.
“… Nghe nói Hoàng tử do Kỷ quý nhân sinh, hiện tại do hoàng hậu nuôi dưỡng.”
“Ồ, thật không? Hoàng hậu còn có thể có nhi tử…”
“Suỵt.”
Một người phát hiện ra ta, vội vàng lên tiếng cắt ngang. Chúng phụ nhân cứng đờ, tất cả đều lúng túng.
Ta gật đầu cười cười với các nàng, làm như chưa nghe thấy chuyện gì, tiếp tục đi về phía trước. Chim tước kêu chiêm chiếp, tứ phía yên tĩnh, ta có thể cảm giác được ánh mắt nghi kỵ săm soi phía sau. Nhờ ơn Ngụy Giác, trong mắt người ngoài, ta là con dâu Ngụy thị, các nàng nói chuyện trước mặt ta cũng phải cẩn thận dè dặt, e sợ rước họa vào thân.
Con dâu sao? Ta nghĩ đến Ngụy Giác, chỉ cảm thấy mỉa mai.
Ta không thích ánh mắt soi mói của mọi người, chọn một chỗ vắng vẻ đi dạo. Khi vòng qua nhà thủy tạ, ta nghe được tiếng người.
Bỗng nhiên, ta trông thấy một người phía trước, hình dáng rất quen, nghĩ nghĩ một chút mới nhớ, đó là thị trung Hoàng Thiệu, mỗi lần ta gặp thiên tử, hắn đều đứng bên cạnh.
“Phu nhân.” Hoàng Thiệu thấy ta, hành lễ nói.
“Thị trung.” Ta tiến lên hoàn lễ, ánh mắt liếc về phía sau hắn, cách mấy trượng, một người đang ngồi cạnh khe suối thả câu. Mặc dù áo vải nón lá, nhưng hình dáng này ta không thể nhầm, chính là thiên tử.
“Phu nhân. Hoàng Thiệu thần sắc khó xử, “Mấy hôm nay thiên tử khó chịu, phu nhân…”
“Ai vậy?” Hắn chưa dứt lời, giọng thiên tử đã bình tĩnh truyền đến.
Hoàng Thiệu vội vàng xoay người lại, nói: “Bệ hạ, là Phó phu nhân.”
Thiên tử quay đầu lại, ánh mắt giao nhau, chàng cười, đặt cần câu trong tay xuống: “Ngươi đến rồi!”
“Bệ hạ.” Ta đi về phía chàng, đang định hành lễ, liếc nhìn mặt chàng, nhất thời sửng sốt.
Mấy tháng không gặp, thiên tử gầy đi trông thấy, hốc mắt thâm quầng, nón lá che nửa đầu, tóc mại lúc trước đen nhánh, giờ đã li ti hoa râm