Đường Chuyên

Chương 239: Gió mới


Lý Tịnh ngồi xuống ghế bên cạnh Vân Diệp, rót cho mình một cốc trà, bảo:

- Tiếp tục, tiếp tục đi chứ, các ngươi nói chuyện của các người, lão phu định đầu tư ít tiền, vừa rồi ở ngoài cửa nghe không rõ, ngươi nói chi tiết chút.

- Ý tiểu tử là để địa phương đưa hàng lên, tiền lấy từ Trường An, do bọn tiểu tử đưa tới quốc khố, coi như tiền thuế của bọn họ, như vậy đỡ phải đi lại, giảm thiểu được chi phí, nói cách khác thêm vào lợi nhuận của phường Hưng Hóa, cơ bản là cân đối thu chi rồi, cùng lắm vất vả hơn một chút thôi. Nhưng trong quá trình đó Lão Hà kết giao với quan lại địa phương, sau này cần hàng hóa gì, chỉ cần gửi cho địa phương một phong thư là được. Như vậy luôn luôn bớt hai phần chi phi so vói người khác, trong thành Trường An còn thương hộ nào là đối thủ của huynh nữa?

Cái mặt béo của Lão Hà bắt đầu tỏa sáng, mồ hồ không ngừng chảy xuống, hưng phấn xoa tay, còn dựng hai cái ngón cái lên.

- Nói thế tiền vốn của lão phu không thu được lợi nhuận à?

Lý Tịnh rất bất mãn, bỏ tiền mà không thu được gì:

- Lý bá bá, tiểu tử sao để người làm việc uổng công, xây dựng cung điện cần tám mươi cây kim ti nam mộc, tiểu tử định mua một nghìn cây từ Thục, kết thành bè thả trôi theo nước về đông đô, bá bá thấy sao?

Lý Tịnh không phải Lý Cương, đường thủy trong thiên hạ ở trong đầu ông ta hết, đầu óc vận hành một chút là hiểu, thả gỗ theo Trường Giang tới Dương Châu rồi theo kênh tới đông đô, đúng là biện pháp tốt.




- Tiểu tử, vụ này nếu ngươi kéo cả đô đốc thủy quân Trương Lượng vào càng vẹn toàn. Đừng nói với bên ngoài lão phu nhập cổ phần năm nghìn quan nhé, cái mặt già này không chịu nổi.

Nói xong đứng dậy đi luôn.

Tiễn Lý Tịnh đi rồi, đám Trình Xử Mặc cũng cáo từ về nhà, chuyện này phải trình bày kỹ cho người trong nhà, tránh hiểu lầm. Vân Diệp nhìn tiền chất đống ở sân mà chán, lão nãi nãi đứng ở xa xa, không hiểu sao ai cũng chở tiền tới nhà mình, chẳng lẽ tôn tử lại chuẩn bị kinh doanh lớn?

Có chuyện Vân Diệp không nói rõ, đó là chuyên môn làm mười cái bến tàu, Quan Trung xưa có câu "bát thủy nhiễu Trường An", bát thủy ở đây là tám con sông Vị, Kính, Phong, Lạo, Quyết, Hao, Tấn, Bá, chúng chảy xuyên qua bốn phía thành, đều thuộc hệ thống Hoàng Hà.

Trong bát thủy, sông Vị chảy vào Hoàng Hà, còn thất thủy chảy vào sông Vị, Vân Diệp nhìn trúng hệ thống sông ngòi khổng lồ này, nó thông bốn phương tám hướng, dù không đi được thuyền lớn, với thuyển gỗ hiện nay, dưới trăm tấn không hề gì.

Chẳng biết sao quan viên Trường An lại coi thủy vực này là nguồn nước, không coi trọng năng lực vận tải của nó, mỗi lần đứng trên tường thành Trường An nhìn xe trâu nườm nượp, Vân Diệp lại muốn hỏi xem trong đầu quan viên Trường An chứa cái gì, tới thời Võ Tắc Thiên mới thực sự coi trong năng lực vận chuyển đường thủy.

Khắp Trường an không có lấy một cái bến tàu, nhìn dòng nước trong hết ngày này ngày khác chảy vô ích qua thành Trường An, Vân Diệp mơ tưởng cảnh buồm phủ kín Trường An thời Võ hoàng đế.


Thôi, nếu không ai thích dùng đường sông thì để ta dùng, thư viện cần một nguồn kiếm tiền vĩnh cửu để duy trì vận hành cơ bản, trời ban tài lộc, không lấy thế nào cũng gặp họa.

Chỉ cần xây dựng mấy cái bến tàu, một số kho hàng là có thể vĩnh viễn hưởng thụ lợi nhuận vận tải đường thủy mang tới. Chuyện đơn giản như vậy mà không ai nghĩ tới sao? Tây bắc là vùng hạn, cưỡi ngựa nhiều hơn ngồi thuyền, tư duy cố định một cái là không bao giờ mở mang nổi?

Thủ lĩnh thị vệ của Lý Thừa Càn tới Vân gia, mang theo năm nghìn quan tiền, nói là thái tử bảo đưa tới, mong Vân Diệp phải nhận, xây cung điện cho phụ thân là chuyện của nhi tử, không lý nào lại khoanh tay ngồi nhìn.

Tức là số tiền này không phải trả lại, nhưng Vân Diệp nói với thủ lĩnh thị vệ:

- Phiền thị vệ đại ca về bẩm báo với thái tử, cứ nói nể mặt tên quỷ nghèo hắn, ta thu năm nghìn quan nhập cổ phần này, hai năm sau tính hoa hồng, Vân Diệp sẽ không để số tiền này biến mất.

Thị vệ mắt tròn xoa, lỗ mũi không ngừng hít thở, tựa hồ không biết dùng cách nào đối diện với Vân Diệp, cuối cùng ôm quyền vội vàng đi mất, hắn thực sự lo mình không kiềm chế được cho một đấm vào mặt Vân Diệp. Nguồn tại http://TruyệnFULL.vn

Thấy kẻ không biết tốt xấu rồi, nhưng chưa thấy ai như Vân Diệp, lòng tốt của thái tử đều đem nuôi chó, hắn thấy không đáng thay cho thái tử. Khoái mã mau chóng đưa hắn về đông cung, Lý Thừa Càn đang ở trong sân thả diều cùng muội muội, diều làm bằng lụa lảo đảo trên bầu trời, Lan Lăng cười rất to, ra sức thúc giục ca ca chạy nhanh hơn, để diều bay cao hơn nữa.


Thấy thị vệ về rồi Lý Thừa Càn đưa diều cho Lan Lăng, nhận lấy khăn từ nội thị lau mồ hôi trên trán, muội muội của hắn thực sự hơi nhiều, cô bé nào cũng muốn ca ca giúp thả diều nói là chuẩn bị cho mùng ba tháng ba, hắn đã chạy cả một ngày rồi, có điều nghĩ tới Vân Diệp cũng có tám muội muội, trong lòng chớp mắt cân bằng lại, con người là thế, chỉ cần có kẻ còn thảm hơn mình sẽ dễ chịu hơn nhiều.

- Thế nào, Vân Diệp cảm động lắm hả? Có khóc không?

Lý Thừa Càn thì bị tình bạn vô tư của mình làm khóc mấy lần rồi, nghĩ tới Vân Diệp nhìn thấy mấy xe tiền nhất định khóc hết nước mắt, lần trước mình chẳng qua chỉ nói cám ơn với một tên thủ hạ có công, vậy mà tráng hán đó khóc như đứa bé trong nôi, Vân Diệp nhận ơn lớn của mình, nhất định càng đặc sắc hơn.

Đợi nửa ngày không thấy thị vệ trả lời, ngẩng đầu liên thấy mặt hắn như bí đái.

Nhìn cái biết ngay Vân Diệp không nói gì tử tế, có điều tên thị vệ này là tâm phúc của mình, không cần cố kỵ nhiều, hỏi thẳng:

- Tên khốn kiếp đó nói gì, thuật nguyên xi cho cô.

Thị vệ quỳ xuống trả lời:

- Vân Diệp đại nghịch bất đạo, y nói nể mặt tên quỷ nghèo điện hạ, thu lấy vốn cổ phần của người, còn nói hai năm sau chia lãi.

- Ngông nghênh thế à? Cứ tưởng y bị mẫu hậu nắm trúng thóp, không cựa quậy được nữa, không ngờ y trả lời như thế, định đập nồi dìm thuyền à? Không phải, y chưa bao giờ làm chuyện bản thân không chắc, dám nói thế là có chỗ ỷ lại, hắn bị dồn vào chỗ chết rồi, còn cách nào nữa.




Nghĩ như vậy không phải chỉ có mình hắn, Lý Nhị cũng hỏi:

- Quan âm tỷ, nàng đưa ra nan đề này gian xảo thật đấy, tên tiểu tử đó lại còn biện pháp biến đá thành vàng à?

- Nhị lang, thiếp thân cảm thấy chuyện không đơn giản vậy đâu, thiếp luôn cảm giác lúc y chấp thuận việc xây cung điện, trong mắt đầy vẻ trêu tức, tựa hồ y có cách giải quyết nút thắt này, thiếp bảo y bỏ xây dựng phường Hưng Hóa không phải vì ham mấy đồng tiền của y, mà thiếp thân cảm thấy công bộ mắc bẫy của y, vì thể diện triều đình, thiếp phải làm như thế, một người quá kiệt xuất không phải là chuyện tốt, thiếp chỉ lo Vân Diệp bị tổn hại.

Lý Nhị cười khổ:

- Dưới sự trị vì của minh quân không nên xuất hiện loại chuyện này mới phải, người càng tài ba càng được trọng dụng mới đúng, nhưng cái thiên hạ này không chứa chấp được sự tồn tại quá xuất chúng rồi.

Phu thê hai người trầm mặc một lúc.

Lý Nhị nhìn hoàng hậu cứ chau mày lo lắng thì cười ha hả:

- Quan âm tỷ, đừng lo nữa, chuyện này tốt hay xấu thì quốc gia đều hưởng lợi, bách tính hưởng lợi, còn về phần thể diện của quan viên công bộ, nàng không cần nghĩ tới, chẳng lẽ không cho phép trên đời có người thông minh hơn bọn họ? Chỉ cần có lợi cho Đại Đường, trẫm cũng không để ý tới thể diện, chạy tới Vị Thủy đàm phán với Hiệt Lợi, mấy tên quan viên vị kỷ của công bộ muốn thể diện cái gì, trẫm kỳ vọng Vân Diệp thắng, mong y có thể thổi một luồng gió mới vào cái triều đường âm u bế tắc này.

back top