Vân Diệp hỏi như pháo liên châu làm Lý Nhị há hốc mồm, vội chặn miệng Vân Diệp lại, kinh ngạc hỏi:
- Nghề đóng thuyền ở Lĩnh Nam đã tới mức đó rồi à? Các loại đàn mộc giá không thấp.
- Gỗ có là gì đâu ạ, bệ hạ chưa thấy quốc vương hải đảo trăm dặm mà cung diện toàn gỗ tốt, cả cung điện hương thơm ngan ngát, kiến bọ không dám vào. Thanh Tước giúp một vị quốc vương diệt mười mấy quốc gia khác, thù lao là mười mấy tòa vương cung, nhà xí của người ta đều làm bằng gỗ ngà voi, gỗ quý ở nam hải không đáng tiền, giống hương liệu, mọc khắp đảo.
Lý Thừa Càn nuốt một ngụm nước bọt, cấp thiết hỏi:
- Chiếc Thừa Càn của ta hình như không có gỗ tốt?
- Khi ở Trảo Oa, thợ trên thuyền đã thay đồ gia dụng trên thuyền của ngươi thành hắc đàn rồi, Thanh Tước nói ngươi thích màu đen, nên tự quyết đổi toàn bộ thành hắc đàn. Khi về nước ngươi có thể ngồi nó về.
- Thật chứ? Chẳng lẽ chiếc Thanh Tước, Công Chúa cũng toàn gỗ quý?
Lý Nhị vuốt râu rất khao khát:
- Tất nhiên là thật ạ, Thanh Tước thích gỗ son, toàn bộ thuyền mang mùi thơm của phấn son. Thần kém cỏi, thích hồng đàn, nên chiếc Công Chúa tục vô cùng, ít nhất thì Thanh Tước nói thế.
Lý Thừa Càn nóng lòng muốn đi xem thuyền của mình, Lý Nhị cũng cấp thiết nói:
- Hai năm nữa ngươi về nhà mang chiếc Đại Đế về, trẫm muốn bày tiệc thiết đãi quần thần trên đó.
- Không được đâu bệ hạ, chiếc Đại Đế quá to, cùng lắm thuận Trường An tới được Nhạc Châu, vận hà và Hoàng Hà không vào được.
Lý Nhị ngửa đầu cười lớn, vỗ đầu gối nói:
- Tên tiểu tử tinh quái, muốn dùng một cái thuyền lừa trẫm giá lâm Nhạc Châu, để ngươi thừa cơ biến Nhạc Châu thành tọa thành số một bên bờ Trường Giang. Mơ tưởng, trẫm không phải Tùy Dương Đế, chỉ vì muốn tới Dương Châu ngắm hoa quỳnh mà làm hại quốc gia. Ngươi nghĩ cách đưa thuyền tới, hoặc làm nhỏ đi một chút, tóm lại trẫm không mắc bẫy đâu, trước kia ngươi hại trẫm ăn châu chấu, trẫm còn chưa quên, trừ khi Nhạc Châu thành trọng trấn không thể thiếu của Đại Đường thì trẫm mới có khả năng giá lâm.
Vân Diệp rất đau đầu, hiện giờ muốn lừa Lý Nhị ngày càng khó, chỉ cần mình có chút toan tính, người ta nhận ra ngay, kệ ngươi nói hươu nói vượt, người ta lấy bất biến ứng phó vạn biến là ngươi chẳng làm gì được.
- Bệ hạ không biết rồi, đóng thuyền có quy cách, chiếc Công Chúa, Thừa Càn, Thanh Tước là hạm thuyền tỷ muội, quy cách tạo hình đều tương đồng, chiếc Đại Đế của bệ hạ ở các con số phải vượt qua ba chiếc thuyền này mới được.
- Nếu như chiếc Đại Đế không lớn hơn thì hữu danh vô thực rồi, không đóng còn hơn.
Vì trải đường cho Nhạc Châu, Vân Diệp đốc sức:
- Chẳng lẽ ba chiếc thuyền này còn lớn hơn Ngũ Nha hạm của Dương Tố?
Lý Nhị tò mò không biết chiếc thuyền lớn như vậy rốt cuộc trông ra sao?
- Bệ hạ thuyền biển và sông khác nhau, kiến trúc trên sàn thuyền càng cao, khả năng bị lật càng lớn, nếu Ngũ Nha hạm mà ra biển, sóng lớn một chút là lật...
Phổ cập kiến thức cho con vịt cạn Lý Nhị rất khó khăn, chủ yếu là ông ta chưa bao giờ nhận mình vô tri, dù ông ta có sai, cuối cùng người đúng vẫn là ông ta:
- Xem rồi tính.
Lý Nhị mang thái độ thận trọng, Lý Thừa Càn thì điên rồi, lập tức thu thập hành trang ra biển, xem thuyền của mình.
Hai bọn họ là kẻ nhàn rỗi có hay không cũng được, Lý Nhị phái năm nghìn tướng sĩ do Trình Giảo Kim, Ngưu Tiến Đạt hộ tống ra Liêu Thủy, đại đội nhân mã của ông ta cũng bắt đầu nhổ trại, lần đầu xuất chinh Cao Ly đã hoàn thành trọn vẹn, ép người Cao Ly ở Áo Lục thủy không tiến thêm được bước nào.
Khi rút lui khỏi Liêu Đông, Lý Nhị cưỡng ép cư dân di dời tới địa phận Đại Đường, ước chừng 7 vạn người Cao Lý bị ép di cư, ý chỉ của ông ta được Trường Tôn Vô Kỵ chấp hành hoàn mỹ, mảnh đất này trở về thời hồng hoang, không một bóng người.
- Mưa lớn rơi xuống con chim én lặng lẽ, sóng bạc tung trời, một mảnh đại dương mờ sương khói, ai biết phương hướng ở nơi nào? Chuyện cũ qua ngàn năm, Ngụy Vũ vung roi, Đông Lâm Kiệt Thạch nay đâu còn, gió thu tiêu điều đổi đổi nhân gian..
Vân Diệp ngồi trên thuyền hát trong mưa gió, Lý Thừa Càn ở bên phụ họa, Lý Nhị ngồi trên ghế hắc đàn gõ nhịp, Sầm Văn Bổn cũng vỗ mạn thuyền làm thơ, còn Hứa Kính Tông như uống rượu ngon, nhưng nghe tới câu "chuyện cũ qua ngàn năm" thì như ăn phải cứt chuột, mặt nhăn lại.
Lý Nhị bực mình vỗ ghế để mọi người dừng lại, chỉ Vân Diệp nói:
- Biết ngay thứ ngươi chắp vá thế nào cũng có sơ hở, mất mặt chưa, lại nói chuyện cũ qua ngàn năm, Ngụy Vũ tới giờ tối đa là bốn trăm năm, đâu ra nghìn năm, chỉ biết lấy vần ghép câu, bất học vô thuật vẫn hợp vần điệu, chỉ mình ngươi có bản lĩnh đó.
- Sầm khanh, khanh là đại tài tử, sửa cho tên tiểu tử bất học vô thuật này, trẫm thử mấy lần đều không hài lòng, khanh thử xem.
Sầm Văn Bồn vét cạn chữ nghĩa mới nói:
- Bệ hạ câu "chuyện cũ qua ngàn năm" quả thực không hợp tình hợp lý, nhưng đặt vào bài ca này lại thích hợp vô cùng. Tuy dùng "chuyện cũ qua bốn trăm năm" hợp lý hơn, nhưng toàn bộ khí thế lại giảm đi ba phần, muốn sửa cho hợp với lịch sử, lại giữ được khí thế mênh mông của nó thì khó khó khó!
Lý Nhị đứng dậy đi ra mưa gió, cảm thụ khí thế phá sóng của chiếc Thừa Càn:
- Cả đời trẫm không dám truy cầu thập toàn thập mỹ, luôn thấy có chút thiếu sót mới tốt, chuyện hoàn mỹ chỉ trời cao mới làm được, để lại chút tiếc nuối đâu có sao, cứ để chuyện cũ qua ngàn năm đi.
Hứa Kính Tông vỗ tay cười lớn:
- Bệ hạ nói đúng là lời vàng ý ngọc, ân sư của Vân hầu cũng từng nói chuyện trên đời có bảy tám phần không được vừa ý, bệ hạ từ Liêu Đông đại thắng trở về, ghi công ở Lặc Thạch, công huân vô thượng, nhưng khí sát phạt khó tránh khỏi quá lớn, nay Vân hầu làm ca, là bổ xung văn nhã thiếu sót trong đó, đủ lưu truyền hậu thể, để con cháu đời sau cảm thụ được lòng dạ của bệ hạ, há chẳng đẹp sao?
Quần thần tức thì cười lớn, đồng thanh chúc mừng Lý Nhị, còn về phần tên ngụy tác giả Vân Diệp thì mọi người đều bỏ qua.
Trong mưa gió thuyền như cá lớn tiến lên, thủy thủ trên cột buồm không ngừng báo cáo tình hình tiền phương, Lưu Nhân Nguyện đích thân lái thuyền để chiếc Thừa Càn tiến lên vững vàng trong mưa gió.
Thuyền đích ở phía trước, Lý Nhị đứng ở cầu hạm quan sát, thấy Lưu Nhân Nguyện hạ lệnh một tiếng, trên sàn thuyền xuất hiện tám chiếc phòng nhỏ bằng gỗ, cửa ở mạn thuyền mở ra, tiếng nỏ tám trâu lên dây làm người ta ê răng truyền tới, Lưu Nhân Nguyện hạ lệnh khai hỏa.
Lý Nhị nhìn thấy mười mấy chiếc nỏ bốc khói trắng bắn chính xác vào thuyền đích, mấy tiếng nổ nhỏ vang lên, dầu trên nỏ tiễn bùng nổ, thuyền đích lập tức bị bao chùm trong lửa lớn, tiếp đó là quả cầu lửa cực lớn bùng lên, ngọn lửa rút lại, trên mặt biển chỉ còn mấy tấm ván gỗ nổi lềnh phềnh.
- Không ngờ uy lực chiến hạm tới mức này.
Lý Tích hạ kính viễn vọng xuống, nghi hoặc nhìn Vân Diệp, ông ta không tin mười mấy cái nỏ trong khoảnh khắc phá hủy một chiếc thuyền lớn.
- Không có uy lực lớn như thế, vì để bệ hạ có thể thấy hải chiến một cách trực quan hơn, bệ hạ cho thêm ít dầu lên thuyền, tiếng nổ cuối cùng là vì thế. Có điều mười mấy chiếc nó đủ để phá hủy cả chiến hạm rồi, Lý công cũng biết, nước không thể dập tắt được dầu, bất kể thế nào cái thuyền đó bị hủy chắc rồi.
- Nghề đóng thuyền ở Lĩnh Nam đã tới mức đó rồi à? Các loại đàn mộc giá không thấp.
- Gỗ có là gì đâu ạ, bệ hạ chưa thấy quốc vương hải đảo trăm dặm mà cung diện toàn gỗ tốt, cả cung điện hương thơm ngan ngát, kiến bọ không dám vào. Thanh Tước giúp một vị quốc vương diệt mười mấy quốc gia khác, thù lao là mười mấy tòa vương cung, nhà xí của người ta đều làm bằng gỗ ngà voi, gỗ quý ở nam hải không đáng tiền, giống hương liệu, mọc khắp đảo.
Lý Thừa Càn nuốt một ngụm nước bọt, cấp thiết hỏi:
- Chiếc Thừa Càn của ta hình như không có gỗ tốt?
- Khi ở Trảo Oa, thợ trên thuyền đã thay đồ gia dụng trên thuyền của ngươi thành hắc đàn rồi, Thanh Tước nói ngươi thích màu đen, nên tự quyết đổi toàn bộ thành hắc đàn. Khi về nước ngươi có thể ngồi nó về.
- Thật chứ? Chẳng lẽ chiếc Thanh Tước, Công Chúa cũng toàn gỗ quý?
Lý Nhị vuốt râu rất khao khát:
- Tất nhiên là thật ạ, Thanh Tước thích gỗ son, toàn bộ thuyền mang mùi thơm của phấn son. Thần kém cỏi, thích hồng đàn, nên chiếc Công Chúa tục vô cùng, ít nhất thì Thanh Tước nói thế.
Lý Thừa Càn nóng lòng muốn đi xem thuyền của mình, Lý Nhị cũng cấp thiết nói:
- Hai năm nữa ngươi về nhà mang chiếc Đại Đế về, trẫm muốn bày tiệc thiết đãi quần thần trên đó.
- Không được đâu bệ hạ, chiếc Đại Đế quá to, cùng lắm thuận Trường An tới được Nhạc Châu, vận hà và Hoàng Hà không vào được.
Lý Nhị ngửa đầu cười lớn, vỗ đầu gối nói:
- Tên tiểu tử tinh quái, muốn dùng một cái thuyền lừa trẫm giá lâm Nhạc Châu, để ngươi thừa cơ biến Nhạc Châu thành tọa thành số một bên bờ Trường Giang. Mơ tưởng, trẫm không phải Tùy Dương Đế, chỉ vì muốn tới Dương Châu ngắm hoa quỳnh mà làm hại quốc gia. Ngươi nghĩ cách đưa thuyền tới, hoặc làm nhỏ đi một chút, tóm lại trẫm không mắc bẫy đâu, trước kia ngươi hại trẫm ăn châu chấu, trẫm còn chưa quên, trừ khi Nhạc Châu thành trọng trấn không thể thiếu của Đại Đường thì trẫm mới có khả năng giá lâm.
Vân Diệp rất đau đầu, hiện giờ muốn lừa Lý Nhị ngày càng khó, chỉ cần mình có chút toan tính, người ta nhận ra ngay, kệ ngươi nói hươu nói vượt, người ta lấy bất biến ứng phó vạn biến là ngươi chẳng làm gì được.
- Bệ hạ không biết rồi, đóng thuyền có quy cách, chiếc Công Chúa, Thừa Càn, Thanh Tước là hạm thuyền tỷ muội, quy cách tạo hình đều tương đồng, chiếc Đại Đế của bệ hạ ở các con số phải vượt qua ba chiếc thuyền này mới được.
- Nếu như chiếc Đại Đế không lớn hơn thì hữu danh vô thực rồi, không đóng còn hơn.
Vì trải đường cho Nhạc Châu, Vân Diệp đốc sức:
- Chẳng lẽ ba chiếc thuyền này còn lớn hơn Ngũ Nha hạm của Dương Tố?
Lý Nhị tò mò không biết chiếc thuyền lớn như vậy rốt cuộc trông ra sao?
- Bệ hạ thuyền biển và sông khác nhau, kiến trúc trên sàn thuyền càng cao, khả năng bị lật càng lớn, nếu Ngũ Nha hạm mà ra biển, sóng lớn một chút là lật...
Phổ cập kiến thức cho con vịt cạn Lý Nhị rất khó khăn, chủ yếu là ông ta chưa bao giờ nhận mình vô tri, dù ông ta có sai, cuối cùng người đúng vẫn là ông ta:
- Xem rồi tính.
Lý Nhị mang thái độ thận trọng, Lý Thừa Càn thì điên rồi, lập tức thu thập hành trang ra biển, xem thuyền của mình.
Hai bọn họ là kẻ nhàn rỗi có hay không cũng được, Lý Nhị phái năm nghìn tướng sĩ do Trình Giảo Kim, Ngưu Tiến Đạt hộ tống ra Liêu Thủy, đại đội nhân mã của ông ta cũng bắt đầu nhổ trại, lần đầu xuất chinh Cao Ly đã hoàn thành trọn vẹn, ép người Cao Ly ở Áo Lục thủy không tiến thêm được bước nào.
Khi rút lui khỏi Liêu Đông, Lý Nhị cưỡng ép cư dân di dời tới địa phận Đại Đường, ước chừng 7 vạn người Cao Lý bị ép di cư, ý chỉ của ông ta được Trường Tôn Vô Kỵ chấp hành hoàn mỹ, mảnh đất này trở về thời hồng hoang, không một bóng người.
- Mưa lớn rơi xuống con chim én lặng lẽ, sóng bạc tung trời, một mảnh đại dương mờ sương khói, ai biết phương hướng ở nơi nào? Chuyện cũ qua ngàn năm, Ngụy Vũ vung roi, Đông Lâm Kiệt Thạch nay đâu còn, gió thu tiêu điều đổi đổi nhân gian..
Vân Diệp ngồi trên thuyền hát trong mưa gió, Lý Thừa Càn ở bên phụ họa, Lý Nhị ngồi trên ghế hắc đàn gõ nhịp, Sầm Văn Bổn cũng vỗ mạn thuyền làm thơ, còn Hứa Kính Tông như uống rượu ngon, nhưng nghe tới câu "chuyện cũ qua ngàn năm" thì như ăn phải cứt chuột, mặt nhăn lại.
Lý Nhị bực mình vỗ ghế để mọi người dừng lại, chỉ Vân Diệp nói:
- Biết ngay thứ ngươi chắp vá thế nào cũng có sơ hở, mất mặt chưa, lại nói chuyện cũ qua ngàn năm, Ngụy Vũ tới giờ tối đa là bốn trăm năm, đâu ra nghìn năm, chỉ biết lấy vần ghép câu, bất học vô thuật vẫn hợp vần điệu, chỉ mình ngươi có bản lĩnh đó.
- Sầm khanh, khanh là đại tài tử, sửa cho tên tiểu tử bất học vô thuật này, trẫm thử mấy lần đều không hài lòng, khanh thử xem.
Sầm Văn Bồn vét cạn chữ nghĩa mới nói:
- Bệ hạ câu "chuyện cũ qua ngàn năm" quả thực không hợp tình hợp lý, nhưng đặt vào bài ca này lại thích hợp vô cùng. Tuy dùng "chuyện cũ qua bốn trăm năm" hợp lý hơn, nhưng toàn bộ khí thế lại giảm đi ba phần, muốn sửa cho hợp với lịch sử, lại giữ được khí thế mênh mông của nó thì khó khó khó!
Lý Nhị đứng dậy đi ra mưa gió, cảm thụ khí thế phá sóng của chiếc Thừa Càn:
- Cả đời trẫm không dám truy cầu thập toàn thập mỹ, luôn thấy có chút thiếu sót mới tốt, chuyện hoàn mỹ chỉ trời cao mới làm được, để lại chút tiếc nuối đâu có sao, cứ để chuyện cũ qua ngàn năm đi.
Hứa Kính Tông vỗ tay cười lớn:
- Bệ hạ nói đúng là lời vàng ý ngọc, ân sư của Vân hầu cũng từng nói chuyện trên đời có bảy tám phần không được vừa ý, bệ hạ từ Liêu Đông đại thắng trở về, ghi công ở Lặc Thạch, công huân vô thượng, nhưng khí sát phạt khó tránh khỏi quá lớn, nay Vân hầu làm ca, là bổ xung văn nhã thiếu sót trong đó, đủ lưu truyền hậu thể, để con cháu đời sau cảm thụ được lòng dạ của bệ hạ, há chẳng đẹp sao?
Quần thần tức thì cười lớn, đồng thanh chúc mừng Lý Nhị, còn về phần tên ngụy tác giả Vân Diệp thì mọi người đều bỏ qua.
Trong mưa gió thuyền như cá lớn tiến lên, thủy thủ trên cột buồm không ngừng báo cáo tình hình tiền phương, Lưu Nhân Nguyện đích thân lái thuyền để chiếc Thừa Càn tiến lên vững vàng trong mưa gió.
Thuyền đích ở phía trước, Lý Nhị đứng ở cầu hạm quan sát, thấy Lưu Nhân Nguyện hạ lệnh một tiếng, trên sàn thuyền xuất hiện tám chiếc phòng nhỏ bằng gỗ, cửa ở mạn thuyền mở ra, tiếng nỏ tám trâu lên dây làm người ta ê răng truyền tới, Lưu Nhân Nguyện hạ lệnh khai hỏa.
Lý Nhị nhìn thấy mười mấy chiếc nỏ bốc khói trắng bắn chính xác vào thuyền đích, mấy tiếng nổ nhỏ vang lên, dầu trên nỏ tiễn bùng nổ, thuyền đích lập tức bị bao chùm trong lửa lớn, tiếp đó là quả cầu lửa cực lớn bùng lên, ngọn lửa rút lại, trên mặt biển chỉ còn mấy tấm ván gỗ nổi lềnh phềnh.
- Không ngờ uy lực chiến hạm tới mức này.
Lý Tích hạ kính viễn vọng xuống, nghi hoặc nhìn Vân Diệp, ông ta không tin mười mấy cái nỏ trong khoảnh khắc phá hủy một chiếc thuyền lớn.
- Không có uy lực lớn như thế, vì để bệ hạ có thể thấy hải chiến một cách trực quan hơn, bệ hạ cho thêm ít dầu lên thuyền, tiếng nổ cuối cùng là vì thế. Có điều mười mấy chiếc nó đủ để phá hủy cả chiến hạm rồi, Lý công cũng biết, nước không thể dập tắt được dầu, bất kể thế nào cái thuyền đó bị hủy chắc rồi.