Tiệc rượu thời cổ đại không có mười người một bàn như thời hiện đại mà chỉ có một người ngồi thủ tịch còn mười tám lộ chư hầu Quan Đông, bộ tướng và mấy trăm văn võ bá quan ngồi bên dưới trong sân quảng trường rộng lớn, ngoài ra còn có mấy trăm thái giám hầu hạ trong tiệc rượu. Chỉ nhìn qua cũng thấy không khí rất sôi động.
Viên Thiệu là minh chủ liên quân đương nhiên phải đi kính rượu các bàn, khi hắn ta tới bàn của Lưu Bị thì đã chếnh choáng say.
Mắt Viên Thiệu lờ đờ, xiêu vẹo ngồi xuống bên cạnh Lưu Bị, hắn vỗ vai Lưu Bị cười nói: " Kỹ thuật đan giầy cỏ của Lưu hoàng thúc rất tinh xảo, thực khiến kẻ khác phải khâm phục. Khí trời nóng bức, tướng sĩ của Thiệu rất thích đi hài cỏ, không biết Lưu hoàng thúc có thể đan cho một ít hài cỏ đưa tới quân doanh của Thiệu, Thiệu vô cùng cảm kích".
Trương Phi ngồi phía sau Lưu Bị giận tím mặt, hắn đang định rút kiếm chém Viên Thiệu thì Quan Vũ ngồi bên cạnh vội đưa tay kéo Trương Phi, đưa mắt nhìn hắn ý bảo không được manh động. Trương Phi tức giận hừ một tiếng, hắn quay đầu không thèm nhìn Quan Vũ, cố đè nén cơn tức giận.
Viên Thiệu vẫn chưa phát hiện ra, hắn tiếp tục nói với Lưu Bị: " Hoàng thúc, có bằng lòng không?"
Tuyệt đại đa số các chư hầu và văn võ bá quan nhìn Lưu Bị với ánh mắt thương cảm. Bọn họ thầm nghĩ vị hoàng thúc Lưu Bị này thật đáng thương, bị Viên Thiệu nhục mạ trước mặt mọi người, có thể nói đúng như là dạng tri thức quét lá đa. Thế nhưng khắc hẳn với dự liệu của các lộ chư hầu và văn võ bá quan, sắc mặt Lưu Bị vẫn bình thản như thường, đồng ý với Viên Thiệu.
" Không biết Viên Thiệu tướng quân cần bao nhiêu đôi hài cỏ?" Truyện được copy tại
Lưu Bị vừa dứt lời trên quảng trường đột nhiên vô cùng im ắng. Các lộ chư hầu và gần như toàn bộ văn võ bá quan ban đầu là vô cùng ngạc nhiên sau đó ánh mắt lộ vẻ coi thường Lưu Bị, coi hắn như một gã phàm phu tục tử bình thường, chỉ có Điền Phong, Tuân Úc, Tuân Du và Quách Gia lộ ra vẻ ưu tư.
Ban đầu Viên Thiệu cũng ngạc nhiên, một hồi lâu sau hắn mới lấy lại tinh thần, hắn vỗ lưng Lưu Bị cười nói: " Thiệu chỉ nói giỡn thôi, hoàng thúc không nên cho là thật, Thiệu nào dám phiền hoàng thúc đan giày cỏ chứ? Việc này nếu để Thiên Tử và thái hậu biết, há có thể bỏ qua cho Thiệu không? Ha, ha, ha".
" Báo..."
Các lộ chư hầu đang cao hứng uống rượu thì bất chợt có một tên hoạn quan chạy vào, vừa chạy hắn vừa hô lớn: " Hàm Cốc quan cấp báo, Thái Thú Tiêu quận, Tào Tháo đại nhân dẫn quân truy kích loạn quân Lương châu, đã thất bại ở Hàm Cốc quan, binh lính tinh nhuệ bản bộ hầu như mất hết, chỉ còn lại mình Tào Tháo đại nhân".
Các lộ chư hầu đang cao hứng uống rượu đột nhiên biến sắc, ngược lại những Tuân Úc, Tuân Du, Quách Gia thay mặt Tào Tháo dự tiệc thì sắc mặt vẫn bình thản như thường. Trong lúc các lộ chư hầu vẫn đang thì thào to nhỏ với nhau thì bóng dáng Tào Tháo xuất hiện bên ngoài cổng Ngọ Môn, Viên Thiệu quay ra nhìn hắn suýt chút nữa không nhận ra Tào Tháo.
Chỉ thấy mặt Tào Tháo dính đầy máu, sắc mặt mệt mỏi, mũ thiết khôi trên đầu đã bay mất từ lúc nào. đầu tóc hắn rối bù trông giống như một dã nhân. Áo giáp trên người rách tả tơi, giống như nhặt được của người chết, chiến bào sau lưng rách ngang hông, trước người hắn vẫn còn dính một nửa mũi lang nha tiễn.
" Mạnh Đức!" Viên Thiệu quát to một tiếng, hắn bước tới cầm chặt tay Tào Tháo vội vàng hỏi: " Mạnh Đức có việc gì chăng?"
Tào Tháo không nói một câu, hắn đẩy Viên Thiệu ra, bước tới bàn tiệc, đoạt lấy cái môi múc rượu trong tay một tên thái giám, không nói không rằng hắn ngửa cổ dốc cái môi đầy rượu vào mồm, uống ừng ực, rượu liên tiếp chảy ra từ khoé miệng Tào Tháo, bộ dáng hắn lúc này trông thật nhếch nhác.
Viên Thiệu cùng Tào Tháo quen biết đã nhiều năm, mối giao tình cũng không phải là tệ, lúc này hắn trông thấy bộ dạng Tào Tháo như vậy còn tưởng trong lòng Tào Tháo phẫn uất chuyện mười tám lộ chư hầu Quan Đông không cùng hắn truy đuổi loạn quân Lương châu, khiến cho toàn quân Tào Tháo bị tiêu diệt vì thế Viên Thiệu không khỏi cảm thấy áy náy, hắn tiến lên khẽ vuốt lưng Tào Tháo, lên tiếng khuyên nhủ: " Mạnh Đức, người ta thường nói thắng bại là chuyện bình thường của nhà binh, chuỵên đã như vậy rồi không nên suy nghĩ làm gì nữa".
Tào Tháo không nói một lời hắn chỉ buồn bực uống rượu.
Nếu uống nhiều thì dù chỉ là rượu nhạt cũng sẽ bị say, quả nhiên sau một lúc Tào Tháo say rượu lờ đờ cả người, sau đó hắn rút kiếm ra, xiêu vẹo đi lại quanh bàn tiệc, giọng nói hùng hồn xen lẫn sự bi thương.
" Nghĩa sĩ Quan Đông hưng binh thảo phạt quân tàn ác.
Lúc đầu kết liên đồng minh, lòng ở Hàm Dương.
Quân không đồng lòng, anh em lưỡng lự.
Bợ đỡ, nịnh hót khiến người tranh giành, anh em, con cháu giết hại lẫn nhau.
Hoài Nam Vương xưng đế, khắc ngọc tỷ ở phương bắc.
Con rận mặc áo giáp sắt. Vạn họ biến mất.
Ôi, xương trắng đầy đồng, ngàn dặm không tiếng gà gáy.
Bách tính mất đi, chỉ còn trong tưởng niệm."
Các lộ chư hầu cùng các quan văn võ dưới trướng đều lộ vẻ hổ thẹn, không ai dám ngẩng đầu nhìn Tào Tháo, Trước cửa Ngọ Môn hoàn toàn yên tĩnh, chỉ có nghe thấy thanh âm hùng hồn ẩn chứa sự bi thương không ngừng vang khắp đất trời, rung động lòng người.
" Chúng ta hưng binh vì đại nghĩa, bài trừ quốc tặc. Chư công vì trượng nghĩa mà tới đây, Tháo vốn ban đầu chỉ muốn đi theo Bản Sơ dẫn binh tới Hà Nội, vào Mạnh Tân, Toan Tảo, chư tướng cố thủ thành cao, đánh chiếm Ngao Thương, Tắc Hiên Viên, Thái Cốc, nơi hiểm yếu Chế Kỳ, quan đạo tới Nam Dương, quân vào Dương châu, Trú Đan, Tích, nhập quan, lấy Tam Phụ, tất cả đều là thành cao, hào sâu, cùng ác chiến, hành động vì lợi ích vì thiên hạ, đồng lòng trừ phản nghịch. Nay quốc tặc Đổng Trác bị diệt trừ nhưng vẫn còn hơn mười vạn quân Lương châu, chư công lại ngập ngừng không tiến công, thế lớn thiên hạ đã mất. Tháo thật xấu hổ! Tháo thật xấu hổ! Tháo thật xấu hổ!
Tào Tháo kêu to ba tiếng, phát tay áo bỏ đi, đám đông vẫn chưa kịp đáp lại câu nào.
Ngày mùng mười tháng tám, năm Kiến An thứ nhất thời Hán Hiến Đế (năm một trăm mười tám sau công nguyên).
Mã Dược với biện pháp cứng rắn đã dùng thủ đoạn ép buộc bách tính Quan Trung tiến hành một cuộc di dân đại quy mô cực kỳ hiếm thấy trong sử sách Trung Quốc. Ba quận Tả Phùng Dực, Hữu Phù Phong và Kinh Triệu Doãn cộng lại có gần một trăm vạn dân chúng bị bắt buộc di rời vào quận Bắc Địa, Lương châu, định cư ở hai bên bờ Hoàng Hà ở bình nguyên Bắc Địa (bình nguyên Kim Trữ Hạ).
Sau cuộc đại di rời, cả vùng Quan Trung hoàn toàn trống vắng, trong phạm vi ngàn dặm không có người ở. Hơn nữa sau khi Đổng Trác chết, loạn quân Lương châu đã tiến hành cướp phá sạch bốn quận Ti Đãi đông bộ. Tổng nhân số của bảy quận Ti Đãi từ năm Trung Bình thứ tư Hán Linh Đế là ba trăm vạn người tới năm Kiến An thứ nhất Hán Hiến Đế giảm xuống chỉ còn hơn ba mươi vạn.
Không hề nghi ngờ gì nữa dân chúng Quan Trung đã trải qua một lần hành động di rời vô cùng mạo hiểm.
Hán Vũ Đế đã từng di rời trên trăm vạn di dân tăng cường cho cùng biên cương hiểm yếu, thế nhưng đó không phải là một lần di dân mà trải qua tổng cộng thời gian mấy chục năm mới có thể hoàn thành. Lúc đó quốc lực Tây Hán cường thịnh còn không có cách nào chịu được quy mô to lớn của các công trình di dân, huống chi bây giờ là Mã đồ phu?
Khi Tây Hán Vũ Đế tiến hành di chuyển mười vạn dân chúng từ Trung Nguyên bổ xung cho vùng biên cương hiểm yếu thì có thể sống sót khi tới biên cương còn không tới năm vạn. Hơn nữa số người tồn tại qua mùa đông giá rét thứ nhất đợi đến khi thu hoạch vụ lúa mạch mùa xuân thứ hai sẽ không vượt quá hai vạn người.
Lượng tử vong lớn trong các cuộc di dân không chỉ vì cảnh màn trời chiếu đất gây nên cảm nhiễm phong hàn mà còn do thức ăn thiếu thốn, nạn đói xảy ra, những người tới được nơi biên cương hiểm yếu thì lại mắc bệnh do không quen thuộc thổ nhưỡng. Mà nếu như đúng lúc gặp phải mùa hè nóng bức có khi còn phát sinh ra ôn dịch trên quy mô lớn, khiến cho toàn bộ dân chúng di rời từ Trung Nguyên tới các vùng biên cương hiểm yếu chết hết.
Có thể nói không chút khoa trương là trên con đường di chuyển của cuộc đại di dân, xương trắng chất cao như núi.
Cho dù là Mã Dược hay Giả Hủ thì cũng không đánh giá hết được hậu quả có thể gây ra của cuộc di dân dại quy mô. Căn bản có thể nói rằng cuộc di dân lần này rất cẩu thả. Tỷ lệ thất bại lên tới chín mươi chín phần trăm thế nhưng điều làm người khác kinh ngạc chính là cuộc di dân đại quy mô lần này cuối cùng lại thành công.
Trong số gần trăm vạn dân chúng rõ ràng có tới hơn bản mươi vạn dân chúng còn sống sót tới được quận Bắc Địa (Rất nhiều lão nhân thân thể ốm yếu lâu năm đã không thể tránh được cái chết trên đường đi), trong số hơn bảy mươi vạn dân chúng kia, đại đa số có thể chịu đựng được tới mùa thu hoạch lúa mạch của xuân thứ hai có thể được coi như một đại kỳ tích.
Nhìn chung cách thức tổ chức của cuộc di rời đại quy mô một trăm vạn dân của Mã Dược và tổ chức di dân của Hán Vũ Đế khác hắn nhau. Đúng là bản chất khác nhau nên mới tạo thành một kỳ tích lớn lao như vậy.
Khi Vũ Đế trưng tập dân chúng Trung Nguyên di rời tới tăng cường cho vùng biên cương, dân chúng di rời đều là người nghèo khổ, những người có điền địa, tài sản, giới quý tộc không động tới. Điều đáng hận nhất lúc đó là tuyệt đại đa số lương thực và các loại vật chất phục vụ cho cuộc sống đều nằm trong kho lương của giới quý tộc, người giàu có.
Sau khi nhận được thánh chỉ của Hán Vũ Đế, dân chúng Trung Nguyên chỉ có thể mang theo rất ít lương thực, rồi già trẻ dắt díu nhau bắt đầu cuộc di rời bi tráng, thảm thiết nhất lịch sử. Vào thời xã hội phong kiến dân chúng buộc phải di rời hầu như không nhận được sự hỗ trợ gì của quan lại địa phương. Nếu có đi chăng nữa cũng bị giới quan lại trung gian bớt xén, ăn chặn hết.
Trên con đường di rời xa xôi dân chúng Trung Nguyên chỉ có thể dựa vào chính sức lực bản thân để tồn tại chính vì có rất ít người có thể hoàn thành cuộc di rời ngàn dặm đó. Kết quả cuối cùng của nó hoàn toàn có thể tưởng tượng ra.
Thế nhưng cuộc di dân trăm vạn dân của Mã đồ phu ra vùng biên cương hoàn toàn khác hẳn.
Trong mắt Mã đồ phu căn bản không tồn tại cái gọi là giới quý tộc cùng dân chúng nghèo khổ. Trong cuộc di rời này cho dù là người giàu có hay người nghèo khổ tất cả phải tuân lệnh di rời, ai trái lệnh, chém. Hơn nữa trước khi cuộc di rời bắt đầu, lượng lương thực tồn trữ trong kho của giới quý tộc cùng các vật chất phục vụ cho cụôc sống đều bị sung công, dùng cho dân chúng trên đường di chuyển.
Vì để tăng tốc độ di rời, Mã Dược đã ra một mệnh lệnh đặc biệt chuyển năm vạn con ngựa cái có thể cho sữa ngựa cùng mười vạn trâu bò tới vùng Quan Trung, trợ giúp dân chúng vận chuyển lương thực, và đồ đạc. Trong đó gần một nửa số ngựa và gần như tất cả trâu bò đã trở thành thức ăn cho dân chúng trong mùa đông giá rét trên đường di chuyển, đảm bảo cung cấp một lượng thức ăn rất lớn ngay trên đường di chuyển.
Hơn nữa đường từ Quan Trung tới Bắc Địa cũng không xa xôi gì, lúc ấy lại là cuối thu, đầu đông, thời tiết không nóng bức vì thế đã không phát sinh dịch bệnh trên quy mô lớn. Với tất cả các yếu tố trợ giúp như vậy, cuối cùng lần di dân này đã tạo nên một kỳ tích hiếm có. Thế nhưng đối với bản thân Mã đồ phu và Độc Sĩ Giả Hủ đó chẳng phải là kỳ tích gì.
Trường An.
Mã Dược chắp tay sau lưng đứng nghiêm trên lâu thành, hắn đang quan sát đám dân chúng Trường An cuối cùng đang được kỵ binh " hộ tống" bước vào con đường di rời. Sau khi đoàn xe dài rằng rặc biến mất phía chân trời Mã Dược thản nhiên quay đầu lại nhìn cổ thành Trường An phồn hoa lúc này đã trở thành một toà thành trống rỗng, yên tĩnh.
Viên Thiệu là minh chủ liên quân đương nhiên phải đi kính rượu các bàn, khi hắn ta tới bàn của Lưu Bị thì đã chếnh choáng say.
Mắt Viên Thiệu lờ đờ, xiêu vẹo ngồi xuống bên cạnh Lưu Bị, hắn vỗ vai Lưu Bị cười nói: " Kỹ thuật đan giầy cỏ của Lưu hoàng thúc rất tinh xảo, thực khiến kẻ khác phải khâm phục. Khí trời nóng bức, tướng sĩ của Thiệu rất thích đi hài cỏ, không biết Lưu hoàng thúc có thể đan cho một ít hài cỏ đưa tới quân doanh của Thiệu, Thiệu vô cùng cảm kích".
Trương Phi ngồi phía sau Lưu Bị giận tím mặt, hắn đang định rút kiếm chém Viên Thiệu thì Quan Vũ ngồi bên cạnh vội đưa tay kéo Trương Phi, đưa mắt nhìn hắn ý bảo không được manh động. Trương Phi tức giận hừ một tiếng, hắn quay đầu không thèm nhìn Quan Vũ, cố đè nén cơn tức giận.
Viên Thiệu vẫn chưa phát hiện ra, hắn tiếp tục nói với Lưu Bị: " Hoàng thúc, có bằng lòng không?"
Tuyệt đại đa số các chư hầu và văn võ bá quan nhìn Lưu Bị với ánh mắt thương cảm. Bọn họ thầm nghĩ vị hoàng thúc Lưu Bị này thật đáng thương, bị Viên Thiệu nhục mạ trước mặt mọi người, có thể nói đúng như là dạng tri thức quét lá đa. Thế nhưng khắc hẳn với dự liệu của các lộ chư hầu và văn võ bá quan, sắc mặt Lưu Bị vẫn bình thản như thường, đồng ý với Viên Thiệu.
" Không biết Viên Thiệu tướng quân cần bao nhiêu đôi hài cỏ?" Truyện được copy tại
Lưu Bị vừa dứt lời trên quảng trường đột nhiên vô cùng im ắng. Các lộ chư hầu và gần như toàn bộ văn võ bá quan ban đầu là vô cùng ngạc nhiên sau đó ánh mắt lộ vẻ coi thường Lưu Bị, coi hắn như một gã phàm phu tục tử bình thường, chỉ có Điền Phong, Tuân Úc, Tuân Du và Quách Gia lộ ra vẻ ưu tư.
Ban đầu Viên Thiệu cũng ngạc nhiên, một hồi lâu sau hắn mới lấy lại tinh thần, hắn vỗ lưng Lưu Bị cười nói: " Thiệu chỉ nói giỡn thôi, hoàng thúc không nên cho là thật, Thiệu nào dám phiền hoàng thúc đan giày cỏ chứ? Việc này nếu để Thiên Tử và thái hậu biết, há có thể bỏ qua cho Thiệu không? Ha, ha, ha".
" Báo..."
Các lộ chư hầu đang cao hứng uống rượu thì bất chợt có một tên hoạn quan chạy vào, vừa chạy hắn vừa hô lớn: " Hàm Cốc quan cấp báo, Thái Thú Tiêu quận, Tào Tháo đại nhân dẫn quân truy kích loạn quân Lương châu, đã thất bại ở Hàm Cốc quan, binh lính tinh nhuệ bản bộ hầu như mất hết, chỉ còn lại mình Tào Tháo đại nhân".
Các lộ chư hầu đang cao hứng uống rượu đột nhiên biến sắc, ngược lại những Tuân Úc, Tuân Du, Quách Gia thay mặt Tào Tháo dự tiệc thì sắc mặt vẫn bình thản như thường. Trong lúc các lộ chư hầu vẫn đang thì thào to nhỏ với nhau thì bóng dáng Tào Tháo xuất hiện bên ngoài cổng Ngọ Môn, Viên Thiệu quay ra nhìn hắn suýt chút nữa không nhận ra Tào Tháo.
Chỉ thấy mặt Tào Tháo dính đầy máu, sắc mặt mệt mỏi, mũ thiết khôi trên đầu đã bay mất từ lúc nào. đầu tóc hắn rối bù trông giống như một dã nhân. Áo giáp trên người rách tả tơi, giống như nhặt được của người chết, chiến bào sau lưng rách ngang hông, trước người hắn vẫn còn dính một nửa mũi lang nha tiễn.
" Mạnh Đức!" Viên Thiệu quát to một tiếng, hắn bước tới cầm chặt tay Tào Tháo vội vàng hỏi: " Mạnh Đức có việc gì chăng?"
Tào Tháo không nói một câu, hắn đẩy Viên Thiệu ra, bước tới bàn tiệc, đoạt lấy cái môi múc rượu trong tay một tên thái giám, không nói không rằng hắn ngửa cổ dốc cái môi đầy rượu vào mồm, uống ừng ực, rượu liên tiếp chảy ra từ khoé miệng Tào Tháo, bộ dáng hắn lúc này trông thật nhếch nhác.
Viên Thiệu cùng Tào Tháo quen biết đã nhiều năm, mối giao tình cũng không phải là tệ, lúc này hắn trông thấy bộ dạng Tào Tháo như vậy còn tưởng trong lòng Tào Tháo phẫn uất chuyện mười tám lộ chư hầu Quan Đông không cùng hắn truy đuổi loạn quân Lương châu, khiến cho toàn quân Tào Tháo bị tiêu diệt vì thế Viên Thiệu không khỏi cảm thấy áy náy, hắn tiến lên khẽ vuốt lưng Tào Tháo, lên tiếng khuyên nhủ: " Mạnh Đức, người ta thường nói thắng bại là chuyện bình thường của nhà binh, chuỵên đã như vậy rồi không nên suy nghĩ làm gì nữa".
Tào Tháo không nói một lời hắn chỉ buồn bực uống rượu.
Nếu uống nhiều thì dù chỉ là rượu nhạt cũng sẽ bị say, quả nhiên sau một lúc Tào Tháo say rượu lờ đờ cả người, sau đó hắn rút kiếm ra, xiêu vẹo đi lại quanh bàn tiệc, giọng nói hùng hồn xen lẫn sự bi thương.
" Nghĩa sĩ Quan Đông hưng binh thảo phạt quân tàn ác.
Lúc đầu kết liên đồng minh, lòng ở Hàm Dương.
Quân không đồng lòng, anh em lưỡng lự.
Bợ đỡ, nịnh hót khiến người tranh giành, anh em, con cháu giết hại lẫn nhau.
Hoài Nam Vương xưng đế, khắc ngọc tỷ ở phương bắc.
Con rận mặc áo giáp sắt. Vạn họ biến mất.
Ôi, xương trắng đầy đồng, ngàn dặm không tiếng gà gáy.
Bách tính mất đi, chỉ còn trong tưởng niệm."
Các lộ chư hầu cùng các quan văn võ dưới trướng đều lộ vẻ hổ thẹn, không ai dám ngẩng đầu nhìn Tào Tháo, Trước cửa Ngọ Môn hoàn toàn yên tĩnh, chỉ có nghe thấy thanh âm hùng hồn ẩn chứa sự bi thương không ngừng vang khắp đất trời, rung động lòng người.
" Chúng ta hưng binh vì đại nghĩa, bài trừ quốc tặc. Chư công vì trượng nghĩa mà tới đây, Tháo vốn ban đầu chỉ muốn đi theo Bản Sơ dẫn binh tới Hà Nội, vào Mạnh Tân, Toan Tảo, chư tướng cố thủ thành cao, đánh chiếm Ngao Thương, Tắc Hiên Viên, Thái Cốc, nơi hiểm yếu Chế Kỳ, quan đạo tới Nam Dương, quân vào Dương châu, Trú Đan, Tích, nhập quan, lấy Tam Phụ, tất cả đều là thành cao, hào sâu, cùng ác chiến, hành động vì lợi ích vì thiên hạ, đồng lòng trừ phản nghịch. Nay quốc tặc Đổng Trác bị diệt trừ nhưng vẫn còn hơn mười vạn quân Lương châu, chư công lại ngập ngừng không tiến công, thế lớn thiên hạ đã mất. Tháo thật xấu hổ! Tháo thật xấu hổ! Tháo thật xấu hổ!
Tào Tháo kêu to ba tiếng, phát tay áo bỏ đi, đám đông vẫn chưa kịp đáp lại câu nào.
Ngày mùng mười tháng tám, năm Kiến An thứ nhất thời Hán Hiến Đế (năm một trăm mười tám sau công nguyên).
Mã Dược với biện pháp cứng rắn đã dùng thủ đoạn ép buộc bách tính Quan Trung tiến hành một cuộc di dân đại quy mô cực kỳ hiếm thấy trong sử sách Trung Quốc. Ba quận Tả Phùng Dực, Hữu Phù Phong và Kinh Triệu Doãn cộng lại có gần một trăm vạn dân chúng bị bắt buộc di rời vào quận Bắc Địa, Lương châu, định cư ở hai bên bờ Hoàng Hà ở bình nguyên Bắc Địa (bình nguyên Kim Trữ Hạ).
Sau cuộc đại di rời, cả vùng Quan Trung hoàn toàn trống vắng, trong phạm vi ngàn dặm không có người ở. Hơn nữa sau khi Đổng Trác chết, loạn quân Lương châu đã tiến hành cướp phá sạch bốn quận Ti Đãi đông bộ. Tổng nhân số của bảy quận Ti Đãi từ năm Trung Bình thứ tư Hán Linh Đế là ba trăm vạn người tới năm Kiến An thứ nhất Hán Hiến Đế giảm xuống chỉ còn hơn ba mươi vạn.
Không hề nghi ngờ gì nữa dân chúng Quan Trung đã trải qua một lần hành động di rời vô cùng mạo hiểm.
Hán Vũ Đế đã từng di rời trên trăm vạn di dân tăng cường cho cùng biên cương hiểm yếu, thế nhưng đó không phải là một lần di dân mà trải qua tổng cộng thời gian mấy chục năm mới có thể hoàn thành. Lúc đó quốc lực Tây Hán cường thịnh còn không có cách nào chịu được quy mô to lớn của các công trình di dân, huống chi bây giờ là Mã đồ phu?
Khi Tây Hán Vũ Đế tiến hành di chuyển mười vạn dân chúng từ Trung Nguyên bổ xung cho vùng biên cương hiểm yếu thì có thể sống sót khi tới biên cương còn không tới năm vạn. Hơn nữa số người tồn tại qua mùa đông giá rét thứ nhất đợi đến khi thu hoạch vụ lúa mạch mùa xuân thứ hai sẽ không vượt quá hai vạn người.
Lượng tử vong lớn trong các cuộc di dân không chỉ vì cảnh màn trời chiếu đất gây nên cảm nhiễm phong hàn mà còn do thức ăn thiếu thốn, nạn đói xảy ra, những người tới được nơi biên cương hiểm yếu thì lại mắc bệnh do không quen thuộc thổ nhưỡng. Mà nếu như đúng lúc gặp phải mùa hè nóng bức có khi còn phát sinh ra ôn dịch trên quy mô lớn, khiến cho toàn bộ dân chúng di rời từ Trung Nguyên tới các vùng biên cương hiểm yếu chết hết.
Có thể nói không chút khoa trương là trên con đường di chuyển của cuộc đại di dân, xương trắng chất cao như núi.
Cho dù là Mã Dược hay Giả Hủ thì cũng không đánh giá hết được hậu quả có thể gây ra của cuộc di dân dại quy mô. Căn bản có thể nói rằng cuộc di dân lần này rất cẩu thả. Tỷ lệ thất bại lên tới chín mươi chín phần trăm thế nhưng điều làm người khác kinh ngạc chính là cuộc di dân đại quy mô lần này cuối cùng lại thành công.
Trong số gần trăm vạn dân chúng rõ ràng có tới hơn bản mươi vạn dân chúng còn sống sót tới được quận Bắc Địa (Rất nhiều lão nhân thân thể ốm yếu lâu năm đã không thể tránh được cái chết trên đường đi), trong số hơn bảy mươi vạn dân chúng kia, đại đa số có thể chịu đựng được tới mùa thu hoạch lúa mạch của xuân thứ hai có thể được coi như một đại kỳ tích.
Nhìn chung cách thức tổ chức của cuộc di rời đại quy mô một trăm vạn dân của Mã Dược và tổ chức di dân của Hán Vũ Đế khác hắn nhau. Đúng là bản chất khác nhau nên mới tạo thành một kỳ tích lớn lao như vậy.
Khi Vũ Đế trưng tập dân chúng Trung Nguyên di rời tới tăng cường cho vùng biên cương, dân chúng di rời đều là người nghèo khổ, những người có điền địa, tài sản, giới quý tộc không động tới. Điều đáng hận nhất lúc đó là tuyệt đại đa số lương thực và các loại vật chất phục vụ cho cuộc sống đều nằm trong kho lương của giới quý tộc, người giàu có.
Sau khi nhận được thánh chỉ của Hán Vũ Đế, dân chúng Trung Nguyên chỉ có thể mang theo rất ít lương thực, rồi già trẻ dắt díu nhau bắt đầu cuộc di rời bi tráng, thảm thiết nhất lịch sử. Vào thời xã hội phong kiến dân chúng buộc phải di rời hầu như không nhận được sự hỗ trợ gì của quan lại địa phương. Nếu có đi chăng nữa cũng bị giới quan lại trung gian bớt xén, ăn chặn hết.
Trên con đường di rời xa xôi dân chúng Trung Nguyên chỉ có thể dựa vào chính sức lực bản thân để tồn tại chính vì có rất ít người có thể hoàn thành cuộc di rời ngàn dặm đó. Kết quả cuối cùng của nó hoàn toàn có thể tưởng tượng ra.
Thế nhưng cuộc di dân trăm vạn dân của Mã đồ phu ra vùng biên cương hoàn toàn khác hẳn.
Trong mắt Mã đồ phu căn bản không tồn tại cái gọi là giới quý tộc cùng dân chúng nghèo khổ. Trong cuộc di rời này cho dù là người giàu có hay người nghèo khổ tất cả phải tuân lệnh di rời, ai trái lệnh, chém. Hơn nữa trước khi cuộc di rời bắt đầu, lượng lương thực tồn trữ trong kho của giới quý tộc cùng các vật chất phục vụ cho cụôc sống đều bị sung công, dùng cho dân chúng trên đường di chuyển.
Vì để tăng tốc độ di rời, Mã Dược đã ra một mệnh lệnh đặc biệt chuyển năm vạn con ngựa cái có thể cho sữa ngựa cùng mười vạn trâu bò tới vùng Quan Trung, trợ giúp dân chúng vận chuyển lương thực, và đồ đạc. Trong đó gần một nửa số ngựa và gần như tất cả trâu bò đã trở thành thức ăn cho dân chúng trong mùa đông giá rét trên đường di chuyển, đảm bảo cung cấp một lượng thức ăn rất lớn ngay trên đường di chuyển.
Hơn nữa đường từ Quan Trung tới Bắc Địa cũng không xa xôi gì, lúc ấy lại là cuối thu, đầu đông, thời tiết không nóng bức vì thế đã không phát sinh dịch bệnh trên quy mô lớn. Với tất cả các yếu tố trợ giúp như vậy, cuối cùng lần di dân này đã tạo nên một kỳ tích hiếm có. Thế nhưng đối với bản thân Mã đồ phu và Độc Sĩ Giả Hủ đó chẳng phải là kỳ tích gì.
Trường An.
Mã Dược chắp tay sau lưng đứng nghiêm trên lâu thành, hắn đang quan sát đám dân chúng Trường An cuối cùng đang được kỵ binh " hộ tống" bước vào con đường di rời. Sau khi đoàn xe dài rằng rặc biến mất phía chân trời Mã Dược thản nhiên quay đầu lại nhìn cổ thành Trường An phồn hoa lúc này đã trở thành một toà thành trống rỗng, yên tĩnh.