Khẩu Bắc, Đại Biệt Sơn, Mã Dược chỉ huy đại quân Lương Châu vất vả tiến quân tới đây, nhưng phát hiện ra sơn khẩu hiểm yếu đã bị quân Đông Ngô chiếm giữ, hơn nữa trời cũng đã tối đen nên hắn liền hạ lệnh cắm trại nghỉ ngơi.
Ban đêm, trung quân đại trướng.
Mã Dược đang triệu tập quân sư Giả Hủ, Đại tướng thuỷ quân Cam Ninh, Trần Hổ, Trương Báo thương nghị. Cam Ninh nói: "Chúa công, mạt tướng đã phái người đi điều tra. Từ ải Thanh Ngưu tới bình nguyên Nhữ Nam chỉ có một con đường. Hai bên con đường này là núi non trùng điệp. Hiện tại đang là mùa đông khắc nghiệt, tuyệt đọng lại trong núi, vách núi, vách đá rất khó vượt qua, gập ghềnh khó đi, hơn nữa rất dễ trượt chân ngã xuống vực sâu, ngay cả đến đám tiều phu, thợ săn bắn cũng không dám vào núi".
Mã Dược cau mày nói: "Nói cách khác Thiên tử, bá quan văn võ và cả tám ngàn quân thiết kỵ bị vây ở ải Thanh Ngưu cũng chỉ có một con đường đi sao?"
Đột nhiên Giả Hủ nói: "Nếu một khi đại quân kỵ binh không thể tiến quân, vậy có thể phái một toán tinh binh đi trước đón Thiên tử ở ải Thanh Ngưu tới đây không?"
"Chỉ e không được" Cam Ninh lắc đầu nói: "Trong núi quân Ngô là tinh binh Sơn Việt canh gác tầng tầng lớp lớp. Bọn tinh binh Sơn Việt này khi ở bình nguyên đương nhiên không thể chịu được một đòn nhưng ở trên núi rất khó đối phó với chúng. Bọn chúng từ nhỏ đã lớn lên trên núi, rất quen thuộc với địa hình núi non, cho dù là vách núi, vách đá chúng cũng có thể leo trèo tự nhiên. Tướng sĩ thuỷ quân tuy cũng quen thuộc địa hình vùng núi phía nam nhưng so với quân Sơn Việt thì kém xa. Dĩ nhiên nếu chúng ta không tiếc phải trả một cái giá rất lớn tấn công thì cũng không phải là không thể vượt qua, thế nhưng trong đám loạn quân chưa chắc đã đảm bảo an toàn tính mạng cho Thiên Tử và bá quan".
Giả Hủ cũng nói: "Long thể Thiên tử yếu ớt, chưa chắc đã chịu được gió lạnh trong núi, trên đường đi vạn nhất xảy ra chuyện gì thì hậu quả là không thể tưởng tượng nổi".
"Thật ghê tởm" Mã Dược nói: "Lũ binh lính Sơn Việt này khó chơi thế sao?"
"Đúng vậy" Giả Hủ nói: "Lúc trước khi Tôn Kiên vì hàng phục bọn này cũng đã phải dốc hết sức bình sinh của mình".
"Nói đi nói lại vẫn chỉ có một cách duy nhất đó là cường công" Mã Dược nặng nề vỗ tay xuống án, hắn quả quyết nói: "Một khi đã dùng cường công, hãy chờ tới bình minh ngày mai hãy đánh sập quân Đông Ngô ngăn cản ở sơn khẩu".
"Chúa công" Trong mắt Giả Hủ đột nhiên xuất hiện vẻ giảo hoạt, hắn nhìn Mã Dược nói: "Một khi đã chọn cách tấn công thì cần gì phải đợi tới ngày mai. Chúng ta thừa dịp đêm tối tấn công không phải là tốt hơn sao?"
"Hả? Nhân dịp đêm tối tấn công?" Mã Dược ngạc nhiên hỏi: "Tại sao lại như vậy?"
Giả Hủ gi mũi chân trên mặt đất.
Ban đầu Mã Dược ngơ ngác sau đó hắn chợt hiểu ra. Mã Dược vui mừng nói: "Thì ra là vậy".
Trại quân Đông Ngô. Thái Sử Từ, Chu Thái, Lữ Mông đang trong trướng thương nghị thì đột nhiên nghe thấy nghe thấy hiệu kèn lệnh không ngừng vang lên. Cả ba vội ngẩng đầu nhìn thì thấy một tên tiểu giáo đã bước vào trướng, hắn quỳ xuống đất bẩm báo: "Ba vị tướng quân, quân Lương đang nổi hiệu lệnh tập hợp đội ngũ. Có vẻ chúng muốn tấn công ngay trong đêm".
"Hả?" Mã đồ phu muốn tấn công cả ban đêm ư?" Ánh mắt Thái Sử Từ hiện lên vẻ kinh ngạc, hắn nhìn Chu Thái, Lữ Mông nói: "Ấu Bình, Tử Minh, hãy ra ngoài xem thế nào".
"Tướng quân, mời".
Chu Thái, Lữ Mông đồng thời khoát tay.
Thái Sử Từ cũng không câu nệ, hắn rời khỏi trướng trước tiên.
Ba tướng đi nhanh tới trước cửa viên môn, quả nhiên trên bãi đất bằng ở phía trước có hơn một ngàn cây đuốc mỡ dê đang cháy. Dưới ánh đuốc đỏ rực, rất nhiều đội quân Tây Lương đang khẩn trương lập đội ngũ. Trước trận quân Tây Lương có một viên Đại tướng cưỡi ngựa, múa đao chạy đi chạy lại. Vó ngựa lướt qua, cả đội quân Lương Châu đều hào hứng hò reo, rõ ràng viên Đại tướng đó có uy vọng, địa vị rất cao trong lòng binh sĩ Tây Lương.
Ánh mắt Chu Thái sắc bén, từ xa quan sát viên Đại tướng Tây Lương đó, hắn không khỏi biến sắc nói: "Lần này chẳng lẽ là Cẩm Phàm Tặc Cam Ninh?"
Trước khi đầu quân cho Tôn Kiên, Chu Thái cũng là cường đạo hoành hành thuỷ đạo Trường Giang nhiều năm vì vậy hắn đã sớm nghe qua danh tiếng của Cẩm Phàm Tặc Cam Ninh thế nhưng Chu Thái chỉ luôn luôn làm ăn trên sông nước Cửu Giang, Cam Ninh chỉ làm ăn ở Ba Thục, địa giới Kinh Tương hai người vì vậy rất ít khi chạm mặt nhau, cũng không có quan hệ gì cả".
Thái Sử Từ nói: "Ta thường nghe dưới trướng Mã đồ phu có một viên Đại tướng xuất thân từ thuỷ tặc. Không thể nghi ngờ gì nữa có lẽ đây chính là Cam Ninh".
Lữ Mông nói: "Cẩm Phàm Tặc hoành hành cả trên đất liền Ba Thục, Kinh Tương là một loại cường đạo thuỷ bộ rất khó chơi. Chúng thực sự rất khó đối phó. Nếu thực sự quân Tây Lương kia là Cầm Phàm Tặc của Cam Ninh chúng ta tuyệt đối không thể khinh thường".
"Không sao" Thái Sử Từ lãnh đạm nói: "Cẩm Phàm Tặc dù có lợi hại như nào đi nữa chúng có so sánh được với sự lợi hại của trọng giáp thiết kỵ của Hứa Chử không?"
Lữ Mông nói: "Trọng giáp thiết kỵ của Hứa Chử thực sự có uy lực, thực sự không có loại quân nào có thể so với nó về uy lực tấn công".
Thái Sử Từ nói: "Thì đó, chúng ta chỉ cần cho binh lính thủ vững trong doanh, không để quân Lương Châu thừa dịp tấn công, quân Tây Lương tấn công không được đương nhiên sẽ tự rút lui".
"Ô ô ô".
Trong lúc Thái Sử Từ đang nói thì hiệu kèn lệnh trong quân Lương Châu đột nhiên trở nên sục sôi.
Cam Ninh chỉ thanh trường đao trong tay về phía trước rồi hắn giục ngựa tiến lên trước, hai ngàn tên Cẩm Phàm Tặc hò reo vang trời cùng tiến lên. Hai ngàn quân Cẩm Phàm Tặc này nửa là quân đao thuẫn, nửa là quân phóng lao. Quân đao thuẫn cầm thuẫn đi trước bảo vệ, quân ném lao đi theo sau nhanh chóng tiến gần tới đại trại quân Đông Ngô.
Đại trại quân Ngô.
Thái Sử Từ rút bội kiếm chỉ lên trời, quát to: "Quân đao thuẫn lập trận phòng ngự, quân cung thủ chuẩn bị".
Ba ngàn quân đao thuẫn Đông Ngô nhanh chóng tiến nhanh lên trước hình thành thế trận phòng ngự. Ba ngàn quân cung thủ Đông Ngô tiến ngay phía sau. Với sự yểm hộ của quân đao thuẫn, quân cung thủ đồng loạt hạ cung, lắp tên, chỉ cần Thái Sử Từ ra lệnh chúng lập tức giương cung bắn tên, trút những mũi tên sắc bén, vô tình lên đầu quân Lương Châu.
"Bắn tên".
Thái Sử Từ vừa ra lệnh, ba ngàn quân cung thủ Đông Ngô lập tức giương cung bắn tên, ngay lập tức ba ngàn mũi tên sắc bén bay dựng lên không trung.
Trước trận quân Lương Châu, Cam Ninh đột nhiên giơ cao trường đao trong tay, hắn ngửa mặt lên trời gào to: "Dừng lại".
Hai ngàn quân Cẩm Phàm Tặc phía sau đang mạnh mẽ tiến lên lập tức dừng lại.
"Nâng lá chắn".
Cam Ninh vừa ra lệnh, một ngàn quân Cẩm Phàm Tặc lập tức nâng cao những chiếc thuẫn nặng nề trong tay lên che chắn. Tiếng rít thê lương từ trên không trung đã chụp xuống. Âm thanh leng keng không ngừng vang lên, vang dội khắp bầu trời đêm yên tĩnh. Sau khi đợt mưa tên qua đi, mỗi tên đao thuẫn Cẩm Phàm Tặc bỏ chiếc thuẫn trong tay xuống thì mới phát hiện trên mỗi chiếc thuẫn đã cắm đầy những mũi tên sắc bén, đanh ác.
"Tiếp tục đi tới".
Quân Đông Ngô vừa dừng bắn tên, Cam Ninh lại chỉ trường đao về phía trước, hắn tiếp tục chỉ huy quân Cẩm Phàm Tặc tiến tới đại trại quân Đông Ngô. Liên tiếp nhiều lần như vậy, cuối cùng hai ngàn quân Cẩm Phàm Tặc đã chỉ còn cách đại trại quân Đông Ngô một khoảng cách khoảng hai mươi bước chân.
Hai mươi bước là một khoảng cách rất bất tiện cho quân Đông Ngô. Với quân cung thủ, khoảng cách bắn quá gần. Nếu muốn bắn thẳng vào trận quân Cẩm Phàm Tặc thì sẽ không tạo nên mối uy hiếp thực sự nào vì quân Cẩm Phàm Tặc đã có thuẫn che chắn. Tuy lăn cây và đá có lực sát thương khủng khiếp nhưng quân bộ binh Đông Ngô không thể nào ném những khúc gỗ cũng như những tảng đá với khoảng cách hai mươi bước chân (khoảng ba mươi thước).
Tuy nhiên đối với quân Lương Châu mà nói, hai mươi bước chân là khoảng cách tấn công tốt nhất, vừa có thể tránh được sát thương của quân cung thủ Đông Ngô chúng còn có thể dùng lao gây nên sát thương cho quân Đông Ngô.
"Quân ném lao chuẩn bị".
Cam Ninh giơ cao trường đao quát to một tiếng vang vọng khắp không trung. Tướng sĩ hai bên trước trận tiền đều có thể nghe rõ ràng.
Thái Sử Từ thầm hoảng hốt trong lòng, hắn vội giơ cao bội kiếm quát to: "Lỗ thuẫn, mau nâng lỗ thuẫn".
Đối với lao của quân Lương Châu, Thái Sử Từ không còn lạ gì. Trong lòng Chu Thái, Lữ Mông vẫn còn thầm sợ hãi.
Sở dĩ bảy trăm quân thiết kỵ của Mã Siêu có thể phản công, lần lượt đánh bại các cuộc tấn công của quân Đông Ngô chính là dựa vào công lao rất lớn của những cây lao đã gây sát thương khủng khiếp với quân Đông Ngô.
Thiết kỵ Tây Lương dựa vào chiến mã ném lao, những chiếc thuẫn đồng nhẹ của quân Đông Ngô căn bản không thể ngăn cản nổi. Áo giáp bằng vải bố có còn hơn không của quân Đông Ngô đương nhiên càng không thể chịu nổi một đâm. Bình thường một tên lính thiết kỵ Tây Lương ném ra một lao có thể xuyên qua thân thể của mấy tên lính Đông Ngô.
(Vào thời đại của vũ khí lạnh khi bộ binh tấn công thường sử dụng đội hình xếp hàng dầy đặc. Còn về việc xung phong tản mát là sau khi xuất hiện súng máy mới xuất hiện chiến thuật này. Vào thời đại này không tướng lĩnh nào sử dụng chiến thuật này. Rất đơn giản mấy người lính tay cầm vũ khí lạnh xung phong tản mát có thể tạo ra hiệu quả gì? Cuối cùng chưa tấn công được đã chịu chết).
Những cây lao của quân Tây Lương gây ra thương vong nặng nề cho quân Đông Ngô, đồng thời chúng cũng làm cho các tướng lĩnh Đông Ngô rút ra bài học xương máu, khổ tâm tìm kế sách hoá giải (Đương nhiên quân Đông Ngô cũng muốn dùng cách gậy ông đập lưng ông) nhưng trong lúc cấp bách không thể nào kịp bắt chước làm ra lao. Thế nhưng trong những cuộc chiến sau này nhất định có dùng lao), trong đó đã nghĩ ra cách phá giải hữu hiệu nhất là dùng những tấm ván gỗ dầy làm lá chắn. Ưu điểm của những tấm lá chắn gỗ này là đủ đầy để có thể ngăn cản lao của quân Tây Lương ném ra, hơn nữa diện tích che phủ cũng lớn, một tấm lá chắn gỗ có thể che phủ cho mười tên lính bộ binh nhưng nhược điểm của nó là quá nặng, phải cần tới bốn tên lính mới có thể nâng lên cao được nên nó chỉ được dùng trong phòng ngự chứ không thể nào dùng trong tấn công.
Thái Sử Từ vừa ra lệnh, mấy trăm tấm là chắn dầy được nâng lên cao bảo vệ vững chắc đỉnh đầu quân Đông Ngô.
"Toa toa toa..."
Dưới bầu trời đêm vang lên âm thanh xé gió, binh lính Đông Ngô trốn trong những chiếc lá chắn đợi hồi lâu mà vẫn không thấy lao đâm vào lá chắn trong lúc đó tiếng va vào lá chắn lốp bốp. Các tướng sĩ Đông Ngô đang nghi ngờ thì bất chợt một tên lính Đông Ngô kêu to: "Trời ơi, chúng ta mắc lừa rôi. Quân thổ lang Lương Châu không phải đã ném lao, chúng chỉ ném tuyết cầu".
"A?"
"Tuyết cầu?"
Tướng sĩ Đông Ngô lập tức hạ lá chắn trên đầu xuống xem xét, quả nhiên trên mặt lá chắn dính đầy những vết tuyết tròn, to, dưới chân chúng loang lổ tuyết, rõ ràng quân Lương Châu đã ném tuyết, không thấy bóng dáng của bất kỳ một cây lao nào.
Trước trận quân Lương Châu, Cam Ninh khẽ nhếch miệng cười nhạt, lần này cho các ngươi nếm mùi thực sự.
Đột nhiên trong lúc đó toàn bộ đuốc trong trận quân Lương Châu tắt phụt. Dựa vào bóng đêm che giấu, Cam Ninh lặng lẽ giơ cao trường đao chỉ về phía trước, sau đó hắn dùng sức vẫy mạnh một cái, dựa vào phản quang của tuyết trắng, quân Cẩm Phàm Tặc vẫn miễn cưỡng nhìn thấy hành động của Cam Ninh, một ngàn quân ném lao Cẩm Phàm Tặc lập tức cầm những cây lao thực sự trong tay, chúng giơ tay chạy lên trước hai bước sau đó đồng loạt ném mạnh ra.
"Cẩn thận" Nhìn thấy đuốc trong trận quân Lương Châu đột nhiên tắt hết, theo bản năng Chiết Trùng Giáo uy Lữ Mông cảm nhận được sự nguy hiểm, hắn gào lên: "Mau nâng lá chắn, mau giơ lá chắn lên".
Ban đêm, trung quân đại trướng.
Mã Dược đang triệu tập quân sư Giả Hủ, Đại tướng thuỷ quân Cam Ninh, Trần Hổ, Trương Báo thương nghị. Cam Ninh nói: "Chúa công, mạt tướng đã phái người đi điều tra. Từ ải Thanh Ngưu tới bình nguyên Nhữ Nam chỉ có một con đường. Hai bên con đường này là núi non trùng điệp. Hiện tại đang là mùa đông khắc nghiệt, tuyệt đọng lại trong núi, vách núi, vách đá rất khó vượt qua, gập ghềnh khó đi, hơn nữa rất dễ trượt chân ngã xuống vực sâu, ngay cả đến đám tiều phu, thợ săn bắn cũng không dám vào núi".
Mã Dược cau mày nói: "Nói cách khác Thiên tử, bá quan văn võ và cả tám ngàn quân thiết kỵ bị vây ở ải Thanh Ngưu cũng chỉ có một con đường đi sao?"
Đột nhiên Giả Hủ nói: "Nếu một khi đại quân kỵ binh không thể tiến quân, vậy có thể phái một toán tinh binh đi trước đón Thiên tử ở ải Thanh Ngưu tới đây không?"
"Chỉ e không được" Cam Ninh lắc đầu nói: "Trong núi quân Ngô là tinh binh Sơn Việt canh gác tầng tầng lớp lớp. Bọn tinh binh Sơn Việt này khi ở bình nguyên đương nhiên không thể chịu được một đòn nhưng ở trên núi rất khó đối phó với chúng. Bọn chúng từ nhỏ đã lớn lên trên núi, rất quen thuộc với địa hình núi non, cho dù là vách núi, vách đá chúng cũng có thể leo trèo tự nhiên. Tướng sĩ thuỷ quân tuy cũng quen thuộc địa hình vùng núi phía nam nhưng so với quân Sơn Việt thì kém xa. Dĩ nhiên nếu chúng ta không tiếc phải trả một cái giá rất lớn tấn công thì cũng không phải là không thể vượt qua, thế nhưng trong đám loạn quân chưa chắc đã đảm bảo an toàn tính mạng cho Thiên Tử và bá quan".
Giả Hủ cũng nói: "Long thể Thiên tử yếu ớt, chưa chắc đã chịu được gió lạnh trong núi, trên đường đi vạn nhất xảy ra chuyện gì thì hậu quả là không thể tưởng tượng nổi".
"Thật ghê tởm" Mã Dược nói: "Lũ binh lính Sơn Việt này khó chơi thế sao?"
"Đúng vậy" Giả Hủ nói: "Lúc trước khi Tôn Kiên vì hàng phục bọn này cũng đã phải dốc hết sức bình sinh của mình".
"Nói đi nói lại vẫn chỉ có một cách duy nhất đó là cường công" Mã Dược nặng nề vỗ tay xuống án, hắn quả quyết nói: "Một khi đã dùng cường công, hãy chờ tới bình minh ngày mai hãy đánh sập quân Đông Ngô ngăn cản ở sơn khẩu".
"Chúa công" Trong mắt Giả Hủ đột nhiên xuất hiện vẻ giảo hoạt, hắn nhìn Mã Dược nói: "Một khi đã chọn cách tấn công thì cần gì phải đợi tới ngày mai. Chúng ta thừa dịp đêm tối tấn công không phải là tốt hơn sao?"
"Hả? Nhân dịp đêm tối tấn công?" Mã Dược ngạc nhiên hỏi: "Tại sao lại như vậy?"
Giả Hủ gi mũi chân trên mặt đất.
Ban đầu Mã Dược ngơ ngác sau đó hắn chợt hiểu ra. Mã Dược vui mừng nói: "Thì ra là vậy".
Trại quân Đông Ngô. Thái Sử Từ, Chu Thái, Lữ Mông đang trong trướng thương nghị thì đột nhiên nghe thấy nghe thấy hiệu kèn lệnh không ngừng vang lên. Cả ba vội ngẩng đầu nhìn thì thấy một tên tiểu giáo đã bước vào trướng, hắn quỳ xuống đất bẩm báo: "Ba vị tướng quân, quân Lương đang nổi hiệu lệnh tập hợp đội ngũ. Có vẻ chúng muốn tấn công ngay trong đêm".
"Hả?" Mã đồ phu muốn tấn công cả ban đêm ư?" Ánh mắt Thái Sử Từ hiện lên vẻ kinh ngạc, hắn nhìn Chu Thái, Lữ Mông nói: "Ấu Bình, Tử Minh, hãy ra ngoài xem thế nào".
"Tướng quân, mời".
Chu Thái, Lữ Mông đồng thời khoát tay.
Thái Sử Từ cũng không câu nệ, hắn rời khỏi trướng trước tiên.
Ba tướng đi nhanh tới trước cửa viên môn, quả nhiên trên bãi đất bằng ở phía trước có hơn một ngàn cây đuốc mỡ dê đang cháy. Dưới ánh đuốc đỏ rực, rất nhiều đội quân Tây Lương đang khẩn trương lập đội ngũ. Trước trận quân Tây Lương có một viên Đại tướng cưỡi ngựa, múa đao chạy đi chạy lại. Vó ngựa lướt qua, cả đội quân Lương Châu đều hào hứng hò reo, rõ ràng viên Đại tướng đó có uy vọng, địa vị rất cao trong lòng binh sĩ Tây Lương.
Ánh mắt Chu Thái sắc bén, từ xa quan sát viên Đại tướng Tây Lương đó, hắn không khỏi biến sắc nói: "Lần này chẳng lẽ là Cẩm Phàm Tặc Cam Ninh?"
Trước khi đầu quân cho Tôn Kiên, Chu Thái cũng là cường đạo hoành hành thuỷ đạo Trường Giang nhiều năm vì vậy hắn đã sớm nghe qua danh tiếng của Cẩm Phàm Tặc Cam Ninh thế nhưng Chu Thái chỉ luôn luôn làm ăn trên sông nước Cửu Giang, Cam Ninh chỉ làm ăn ở Ba Thục, địa giới Kinh Tương hai người vì vậy rất ít khi chạm mặt nhau, cũng không có quan hệ gì cả".
Thái Sử Từ nói: "Ta thường nghe dưới trướng Mã đồ phu có một viên Đại tướng xuất thân từ thuỷ tặc. Không thể nghi ngờ gì nữa có lẽ đây chính là Cam Ninh".
Lữ Mông nói: "Cẩm Phàm Tặc hoành hành cả trên đất liền Ba Thục, Kinh Tương là một loại cường đạo thuỷ bộ rất khó chơi. Chúng thực sự rất khó đối phó. Nếu thực sự quân Tây Lương kia là Cầm Phàm Tặc của Cam Ninh chúng ta tuyệt đối không thể khinh thường".
"Không sao" Thái Sử Từ lãnh đạm nói: "Cẩm Phàm Tặc dù có lợi hại như nào đi nữa chúng có so sánh được với sự lợi hại của trọng giáp thiết kỵ của Hứa Chử không?"
Lữ Mông nói: "Trọng giáp thiết kỵ của Hứa Chử thực sự có uy lực, thực sự không có loại quân nào có thể so với nó về uy lực tấn công".
Thái Sử Từ nói: "Thì đó, chúng ta chỉ cần cho binh lính thủ vững trong doanh, không để quân Lương Châu thừa dịp tấn công, quân Tây Lương tấn công không được đương nhiên sẽ tự rút lui".
"Ô ô ô".
Trong lúc Thái Sử Từ đang nói thì hiệu kèn lệnh trong quân Lương Châu đột nhiên trở nên sục sôi.
Cam Ninh chỉ thanh trường đao trong tay về phía trước rồi hắn giục ngựa tiến lên trước, hai ngàn tên Cẩm Phàm Tặc hò reo vang trời cùng tiến lên. Hai ngàn quân Cẩm Phàm Tặc này nửa là quân đao thuẫn, nửa là quân phóng lao. Quân đao thuẫn cầm thuẫn đi trước bảo vệ, quân ném lao đi theo sau nhanh chóng tiến gần tới đại trại quân Đông Ngô.
Đại trại quân Ngô.
Thái Sử Từ rút bội kiếm chỉ lên trời, quát to: "Quân đao thuẫn lập trận phòng ngự, quân cung thủ chuẩn bị".
Ba ngàn quân đao thuẫn Đông Ngô nhanh chóng tiến nhanh lên trước hình thành thế trận phòng ngự. Ba ngàn quân cung thủ Đông Ngô tiến ngay phía sau. Với sự yểm hộ của quân đao thuẫn, quân cung thủ đồng loạt hạ cung, lắp tên, chỉ cần Thái Sử Từ ra lệnh chúng lập tức giương cung bắn tên, trút những mũi tên sắc bén, vô tình lên đầu quân Lương Châu.
"Bắn tên".
Thái Sử Từ vừa ra lệnh, ba ngàn quân cung thủ Đông Ngô lập tức giương cung bắn tên, ngay lập tức ba ngàn mũi tên sắc bén bay dựng lên không trung.
Trước trận quân Lương Châu, Cam Ninh đột nhiên giơ cao trường đao trong tay, hắn ngửa mặt lên trời gào to: "Dừng lại".
Hai ngàn quân Cẩm Phàm Tặc phía sau đang mạnh mẽ tiến lên lập tức dừng lại.
"Nâng lá chắn".
Cam Ninh vừa ra lệnh, một ngàn quân Cẩm Phàm Tặc lập tức nâng cao những chiếc thuẫn nặng nề trong tay lên che chắn. Tiếng rít thê lương từ trên không trung đã chụp xuống. Âm thanh leng keng không ngừng vang lên, vang dội khắp bầu trời đêm yên tĩnh. Sau khi đợt mưa tên qua đi, mỗi tên đao thuẫn Cẩm Phàm Tặc bỏ chiếc thuẫn trong tay xuống thì mới phát hiện trên mỗi chiếc thuẫn đã cắm đầy những mũi tên sắc bén, đanh ác.
"Tiếp tục đi tới".
Quân Đông Ngô vừa dừng bắn tên, Cam Ninh lại chỉ trường đao về phía trước, hắn tiếp tục chỉ huy quân Cẩm Phàm Tặc tiến tới đại trại quân Đông Ngô. Liên tiếp nhiều lần như vậy, cuối cùng hai ngàn quân Cẩm Phàm Tặc đã chỉ còn cách đại trại quân Đông Ngô một khoảng cách khoảng hai mươi bước chân.
Hai mươi bước là một khoảng cách rất bất tiện cho quân Đông Ngô. Với quân cung thủ, khoảng cách bắn quá gần. Nếu muốn bắn thẳng vào trận quân Cẩm Phàm Tặc thì sẽ không tạo nên mối uy hiếp thực sự nào vì quân Cẩm Phàm Tặc đã có thuẫn che chắn. Tuy lăn cây và đá có lực sát thương khủng khiếp nhưng quân bộ binh Đông Ngô không thể nào ném những khúc gỗ cũng như những tảng đá với khoảng cách hai mươi bước chân (khoảng ba mươi thước).
Tuy nhiên đối với quân Lương Châu mà nói, hai mươi bước chân là khoảng cách tấn công tốt nhất, vừa có thể tránh được sát thương của quân cung thủ Đông Ngô chúng còn có thể dùng lao gây nên sát thương cho quân Đông Ngô.
"Quân ném lao chuẩn bị".
Cam Ninh giơ cao trường đao quát to một tiếng vang vọng khắp không trung. Tướng sĩ hai bên trước trận tiền đều có thể nghe rõ ràng.
Thái Sử Từ thầm hoảng hốt trong lòng, hắn vội giơ cao bội kiếm quát to: "Lỗ thuẫn, mau nâng lỗ thuẫn".
Đối với lao của quân Lương Châu, Thái Sử Từ không còn lạ gì. Trong lòng Chu Thái, Lữ Mông vẫn còn thầm sợ hãi.
Sở dĩ bảy trăm quân thiết kỵ của Mã Siêu có thể phản công, lần lượt đánh bại các cuộc tấn công của quân Đông Ngô chính là dựa vào công lao rất lớn của những cây lao đã gây sát thương khủng khiếp với quân Đông Ngô.
Thiết kỵ Tây Lương dựa vào chiến mã ném lao, những chiếc thuẫn đồng nhẹ của quân Đông Ngô căn bản không thể ngăn cản nổi. Áo giáp bằng vải bố có còn hơn không của quân Đông Ngô đương nhiên càng không thể chịu nổi một đâm. Bình thường một tên lính thiết kỵ Tây Lương ném ra một lao có thể xuyên qua thân thể của mấy tên lính Đông Ngô.
(Vào thời đại của vũ khí lạnh khi bộ binh tấn công thường sử dụng đội hình xếp hàng dầy đặc. Còn về việc xung phong tản mát là sau khi xuất hiện súng máy mới xuất hiện chiến thuật này. Vào thời đại này không tướng lĩnh nào sử dụng chiến thuật này. Rất đơn giản mấy người lính tay cầm vũ khí lạnh xung phong tản mát có thể tạo ra hiệu quả gì? Cuối cùng chưa tấn công được đã chịu chết).
Những cây lao của quân Tây Lương gây ra thương vong nặng nề cho quân Đông Ngô, đồng thời chúng cũng làm cho các tướng lĩnh Đông Ngô rút ra bài học xương máu, khổ tâm tìm kế sách hoá giải (Đương nhiên quân Đông Ngô cũng muốn dùng cách gậy ông đập lưng ông) nhưng trong lúc cấp bách không thể nào kịp bắt chước làm ra lao. Thế nhưng trong những cuộc chiến sau này nhất định có dùng lao), trong đó đã nghĩ ra cách phá giải hữu hiệu nhất là dùng những tấm ván gỗ dầy làm lá chắn. Ưu điểm của những tấm lá chắn gỗ này là đủ đầy để có thể ngăn cản lao của quân Tây Lương ném ra, hơn nữa diện tích che phủ cũng lớn, một tấm lá chắn gỗ có thể che phủ cho mười tên lính bộ binh nhưng nhược điểm của nó là quá nặng, phải cần tới bốn tên lính mới có thể nâng lên cao được nên nó chỉ được dùng trong phòng ngự chứ không thể nào dùng trong tấn công.
Thái Sử Từ vừa ra lệnh, mấy trăm tấm là chắn dầy được nâng lên cao bảo vệ vững chắc đỉnh đầu quân Đông Ngô.
"Toa toa toa..."
Dưới bầu trời đêm vang lên âm thanh xé gió, binh lính Đông Ngô trốn trong những chiếc lá chắn đợi hồi lâu mà vẫn không thấy lao đâm vào lá chắn trong lúc đó tiếng va vào lá chắn lốp bốp. Các tướng sĩ Đông Ngô đang nghi ngờ thì bất chợt một tên lính Đông Ngô kêu to: "Trời ơi, chúng ta mắc lừa rôi. Quân thổ lang Lương Châu không phải đã ném lao, chúng chỉ ném tuyết cầu".
"A?"
"Tuyết cầu?"
Tướng sĩ Đông Ngô lập tức hạ lá chắn trên đầu xuống xem xét, quả nhiên trên mặt lá chắn dính đầy những vết tuyết tròn, to, dưới chân chúng loang lổ tuyết, rõ ràng quân Lương Châu đã ném tuyết, không thấy bóng dáng của bất kỳ một cây lao nào.
Trước trận quân Lương Châu, Cam Ninh khẽ nhếch miệng cười nhạt, lần này cho các ngươi nếm mùi thực sự.
Đột nhiên trong lúc đó toàn bộ đuốc trong trận quân Lương Châu tắt phụt. Dựa vào bóng đêm che giấu, Cam Ninh lặng lẽ giơ cao trường đao chỉ về phía trước, sau đó hắn dùng sức vẫy mạnh một cái, dựa vào phản quang của tuyết trắng, quân Cẩm Phàm Tặc vẫn miễn cưỡng nhìn thấy hành động của Cam Ninh, một ngàn quân ném lao Cẩm Phàm Tặc lập tức cầm những cây lao thực sự trong tay, chúng giơ tay chạy lên trước hai bước sau đó đồng loạt ném mạnh ra.
"Cẩn thận" Nhìn thấy đuốc trong trận quân Lương Châu đột nhiên tắt hết, theo bản năng Chiết Trùng Giáo uy Lữ Mông cảm nhận được sự nguy hiểm, hắn gào lên: "Mau nâng lá chắn, mau giơ lá chắn lên".