Phủ quan của Lưu Biểu.
Sái Mạo, Trương Doãn, Lưu Bàn, Lý Nghiêm, Hoàng Tổ, Hàn Huyền, Trâu Tĩnh, Hàn Tung, Vương Uy, Vương Sán, Triệu Phạm, Kim Toàn cùng văn võ đại thần Kinh Tương đang tề tựu ở đại sảnh thương nghị đại sự.
Theo thời gian trôi đi, thế cục thiên hạ ngày càng trở nên rõ ràng. Công Tôn Toản, Hàn Phức, Khổng Dung, Trương Tế, Viên Thuật, Đào Khiêm, Lữ Bố các thế lực quân phiệt trước sau đều bị tiêu diệt. Viên Thiệu sau thất bại Quan Độ thế lực cũng không còn hùng mạnh như trước, chuyện bại vong chỉ trong sớm tối, có vẻ như Tây Bắc Mã Dược dần dần sẽ đoạt hết thiên hạ.
Một vấn đề vô cùng nghiêm trọng đã bày ra trước mắt sĩ tộc môn phiệt Kinh Tương, đó là Kinh Châu nên đi theo hướng nào?
Nếu quan sát trên bản đồ sẽ thấy Kinh Châu ở vào một địa thế vô cùng bất lợi. Dù Tây Xuyên Lưu Chương cùng Lưu Biểu đều là dòng dõi Hán thất, đáng tiếc năm xưa Lưu Biểu vì ủng hộ Hán Trung Trương Lỗ mà trở mặt với Lưu Yên, hai nhà kết oán thù đã lâu. Phía đông là địa bàn của mãnh hổ Giang Đông Tôn Kiên, Tôn Kiên cũng có oán thù với Lưu Biểu.
Phía bắc thì không cần phải nói. Có thể nói Mã đồ phu là kẻ thù của cả thiên hạ, hắn tuyệt đối không thể sống chung với sĩ tộc Kinh Tương, cho dù Mã Dược có trợ giúp Thiên Tử, nắm đại nghĩa trong tay hắn cũng không thể nào thay đổi sự thật đó, nhất là chính sách Mã đồ phu thực hiện ở Quan Trung càng làm cho sĩ tộc Kinh Tương căm hận đến tận xương tuỷ.
(Chính sách ở Quan Trung của Mã Dược là xem trọng nông, thương, áp dụng khoa cử, chính sách làm quan mở rộng. Có thể nói chính sách này đánh trực tiếp vào giới sĩ tộc môn phiệt, có ý định làm suy yếu thế lực của sĩ tộc môn phiệt, giảm bớt không gian sinh tồn của sĩ tộc môn phiệt nên đương nhiên sẽ bị sĩ tộc môn phiệt trong thiên hạ ghen ghét. Với tình hình như thế đương nhiên sĩ tộc môn phiệt Kinh Tương không thừa nhận Mã Dược.
Ngoại trừ Giao Châu ở phía nam thì có thể nói Kinh Châu ba mặt thụ địch, hoàn cảnh sinh tồn có thể nói là cực kỳ ác hiểm.
Biệt Giá Kinh Châu Hàn Tung bước ra khỏi hàng nói: "Chúa công, Kinh Châu bốn mặt là chiến trường, tình hình không thể lạc quan. Tại hạ cho rằng việc cấp bách là chỉ định một viên Đại tướng trấn thủ Tân Dã để ngăn ngừa thiết kỵ Tây Lương xuôi nam từ Uyển Thành uy hiếp Tương Dương sau đó nghĩ cách cải thiện quan hệ với Lưu Chương, Tôn Kiên kết đồng minh ba nhà cùng nhau đối kháng Mã Dược. Chỉ có thể làm vậy thì mới bảo vệ được Kinh Châu".
Lưu Biểu cau mày nói: "Trong trường hợp này thì ai mới có thể trấn thủ Tân Dã?"
Sái Mạo, Trương Doãn đưa mắt nhìn nhau. Lưu Bàn, Hoàng Tổ ở bên cạnh cũng không dám nhìn thẳng vào mặt Lưu Biểu.
Chỉ có Lý Nghiêm tiến lên một bước thản nhiên nói: "Mạt tướng nguyện trấn thủ Tân Dã".
"Hỗn láo!" Lưu Biểu quát to: "Sự còn mất của Tân Dã cực kỳ trọng đại, bọn tiểu bối các ngươi há có thể đảm nhận việc này sao? Còn không mau lui ra".
Lý Nghiêm vô cùng xấu hổ, hắn rũ tay áo bỏ đi.
Danh sĩ Kinh Tương là Vương Sán nói: "Mặc dù Nguỵ Diên tướng quân tuổi còn trẻ nhưng rất có phong cách của một Đại tướng, có thể đảm nhiệm trọng trách".
Tuy Vương Sán nổi danh Kinh Tương nhưng vì tướng mạo xấu xí nên Lưu Biểu không thích, vào giới quan trường Kinh Châu nhiều năm nhưng cũng chỉ là một viên tiểu lại áo xanh nếu không phải Biệt Giá Kinh Châu Hàn Tung cực lực đề nghị thì chỉ e hôm nay Vương Sán không đủ tư cách tham gia.
Lập tức Lưu Biểu lắc đầu phản đối: "Trọng Tuyên nói sai rồi. Nguy Diên tuy có dũng lược nhưng còn quá trẻ, liệu có thể là đối thủ của Mã đồ phu không? Làm thế tất hư đại sự".
Vương Sán cười gượng, lui ra không nói.
Hàn Huyền đột nhiên bước ra khỏi hàng nói: "Chúa công, tại hạ tiến cử một người có thể trấn thủ Tân Dã".
"Hả?" Lưu Biểu vội hỏi: "Không biết là người phương nào?'
Hàn Huyền nói: "Tiếu Quận Tào Tháo".
"Hả?" Nghe vậy Lưu Biểu kinh hãi nói: "Tào Tháo?"
Văn võ Kinh Tương trong sảnh liền cuống quýt cật vấn: "Không phải Tào Tháo đã chết ở Hứa Xương sao?"
Hàn Huyền nói: "Chư vị đại nhân, kỳ thật Tào Tháo không chết ở Hứa Xương nay đang đóng quân ở một toàn thành nhỏ có tên là Cổ thành ở giữa gianh giới ba quận Nam Dương, Dĩnh Xuyên, Nhữ Nam. Tuy Tào Tháo thất bại ở Hứa Xương nhưng vẫn còn tám ngàn tinh binh dưới trướng. Văn có Trình Dục, Lưu Diệp, Cổ Quy là những danh sĩ đương thời. Vũ có Trương Liêu, Trương Cáp, Tàng Phách sức địch muôn người, lại có Tào Hồng, Tào Chân, Tào Hưu là Đại tướng cùng tộc, có thể nói nhân tài đông đúc. Nếu chúa công có thể chiêu nạp để trấn thủ Tân Dã thì có thể ngăn cản quân Lương Châu".
"Nói bậy!" Hàn Huyền vừa nói xong, Lưu Bàn, tòng tử của Lưu Biểu bước ra khỏi hàng trách mắng: "Tào Tháo từng là Thừa tướng nhà Hán. Nếu như nghênh đón hắn tới Kinh Châu thì chúa công sẽ ở đâu?"
Hàn Huyền nói: "Trong thiên hạ chẳng lẽ cứ là vương tướng là phải chiếm giữ thiên hạ. Một khi mọi người đã là thần tử nhà Đại Hán phải một lòng giúp đỡ Hán thất, diệt trừ gian tặc chính là nhiệm vụ của mình, cần gì phải quan tâm tới quyền cao chức trọng? Tuy Tào Tháo từng là Thừa tướng Đại Hán nhưng cũng là bậc anh hùng thời nay, đương nhiên có thể hiểu đạo lý đó, há có thể tranh vị trí làm chủ Kinh Châu với chúa công sao?"
Sắc mặt Lưu Biểu âm trầm không quyết, không ai biết trong lòng hắn đang suy nghĩ điều gì, một lúc lâu sau hắn đưa mắt hỏi Sái Mạo: "Đức Khuê nghĩ thế nào?"
Sái Mạo vội trả lời: "Ngoài Tào Tháo không ai có thể cự với Mã đồ phu".
Lưu Biểu lại hỏi Hoàng Tổ: "Nguyên Dương nghĩ thế nào?"
Hoàng Tổ cũng nói: "Ngoài Tào Tháo ra thì không đủ lực đối phó Mã đồ phu".
Cuối cùng Lưu Biểu quay sang hỏi Vương Uy: "Nguyên Vũ nghĩ như thế nào?"
Vương Uy cũng nói: "Ngoài Tào Tháo không ai cự nổi Mã đồ phu".
Sái Mạo, Hoàng Tổ, Vương Uy đã bày tỏ thái độ, trong tứ đại môn phiệt Kinh Tương, ba nhà: Sái, Hoàng, Vương đã thống nhất ý kiến với nhau, trên thực tế cũng đại diện cho ý kiến của cả giới sĩ tộc môn phịêt Kinh Tương. Kể từ khi Lưu Biểu trở thành Kinh Châu mục, Lưu gia nhanh chóng quật khởi, cũng có thể coi là một trong tứ đại môn phiệt hùng mạnh nhất nhưng trên thực tế căn cơ còn chưa sâu, bền, không thể được coi ngang hàng như tam đại môn phiệt kia. Vào những thời khắc mấu chốt không có đủ thực lực để tự giải quyết các vấn đề quan trọng.
Sau khi im lặng một lúc đột nhiên Lưu Biểu nói: "Hôm nay tới đây thôi, hôm khác thương nghị tiếp".
Nói xong Lưu Biểu rũ tay áo bỏ đi, không hề quan tâm tới mọi người. Mọi người trong sảnh cũng cảm thấy vô vị nên cũng lần lượt bỏ đi.
Trong một mái nhà tranh bình thường, Lưu Biểu đang cung kính quỳ bái lạy trước một lão giả và nói: "Bàng Đức Công, lần này Cô có một vấn đề khó khăn, đích thân tới tỉnh giáo".
Bàng Đức Công khoát tay ra hiệu cho Lưu Biểu ngồi vào chỗ rồi bảo đồng tử dâng trà xanh sau đó ông ta mỉm cười nói: "Chẳng hay Lưu Kinh Châu gặp vấn đề khó khăn gì?"
Lưu Biểu nói: "Từ khi Đổng Trác loạn kinh tới nay, quần hùng thiên hạ quật khởi, chư hầu san sát. Nay một số quần hùng đã bị tiêu diệt, duy chỉ còn Cô, Giang Đông Tôn Kiên, Hà Bắc Viên Thiệu là còn tồn tại. Tây bắc Mã Dược dần dần có thực lực chiếm thiên hạ. Vì để bảo đảm an toàn cho mình, Sĩ tộc Kinh Tương muốn mời Tào Tháo là Thái Thú Tân Dã làm bức bình phong cự lại quân Lương của Mã Dược. Bàng Đức Công có cho rằng làm vậy là đúng không?"
Bàng Đức Công không trả lời mà hỏi ngược lại Lưu Biểu: "Lưu Kinh Châu có biết lang sói không?"
Lưu Biểu nói: "Đương nhiên biết".
Bàng Đức Công nói: "Nếu đã biết lang sói vậy có biết tập tính của chúng không?"
Lưu Biểu lắc đầu nói: "Không rõ lắm'.
Bàng Đức Công nói: "Lang sói thích sống bầy đàn. Mỗi một bầy lang sói đều có lang vương. Tất cả mẫu lang trong đàn đều là phối ngẫu của lang vương, còn các lang sói khác không có quyền. Sau khi lão lang vương già yếu, trong bầy đàn của mình hoặc bầy đàn bên ngoài sẽ xuất hiện một công lang trẻ, cường tráng hơn tới khiêu chiến lão lang vương. Lão lang vương thất bại thì lang vương mới sẽ làm chủ bầy sói. Lúc này tất cả mẫu lang trong bầy đàn sẽ không còn lưu luyến lão lang vương thất bại kia nữa mà chúng sẽ vui vẻ xà vào lồng ngực của lang vương mới kia. Đó là vì sao? Bởi vì chỉ có lang vương mới đầy tài năng mới có thể duy trì sự sinh tồn của bầy đàn, duy trì sinh lực, để cả bầy đàn sinh tồn được".
Lưu Biểu lặng im.
Một lúc sau Bàng Đức Công mới hỏi Lưu Biểu: "Bây giờ Lưu Kinh Châu đã hiểu chưa?"
"Đã hiểu" Lưu Biểu buồn rầu nói: "Cô chính là lão lang vương. Tào Tháo chính là lang vương mới còn đám sĩ tộc Kinh Tương kia chính là mẫu lang trong bầy sói".
Bàng Đức Công lại hỏi: "Vậy Lưu Kinh Châu đã biết nên làm thế nào chưa?"
Lưu Biểu lắc đầu nói: "Chưa".
Bàng Đức Công nói: "Hưng thịnh, dân chúng khổ. Suy vong, dân chúng khổ. Chỉ hy vọng Lưu Kinh Châu có thể suy nghĩ vì dân chúng Kinh Tương".
Lưu Biểu không hiểu liền hỏi: "Những lời ấy của Bàng Đức Công là có ý gì, có thể chỉ rõ ra không?"
"Trời không còn sớm nữa" Bàng Đức Công cũng không giải thích, đột nhiên ông ta đứng dậy nói: "Lão hủ không lưu khách, xin Lưu Kinh Châu cứ tự nhiên".
Lưu Biểu bất đắc dĩ chắp tay bái lạy Bàng Đức Công sau đó hắn quay người rời khỏi ngôi nhà tranh.
Đợi khi Lưu Biểu rời khỏi nhà mình, Bàng Đức Công mới nhìn bầu trời đêm u tối, khẽ thở dài, lắc đầu nói: "Kinh Châu bắt đầu loạn rồi, không biết dân chúng Kinh Châu còn phải gánh chịu bao nhiêu khổ nạn nữa đây?"
Hàn Huyền vừa mới bước chân trước vào phủ, Lưu Diệp đã bước chân sau tới hỏi Hàn Huyền: "Hàn Huyền đại nhân, chuyện tiến triển như thế nào?"
Hàn Huyền nói: "Lưu Diệp tiên sinh, tại hạ đã nói hết khả năng của mình còn việc thành hay không thành thì hoàn toàn nằm ngoài khả năng của tại hạ. Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Tiên sinh hãy cứ kiên nhẫn ở đây chờ tin tức đi".
Lưu Diệp vội la lên: "Tại hạ chờ được nhưng dân chúng Kinh Châu không chờ được".
Hàn Huyền cười nói: "Theo như tại hạ thấy thì Thừa tướng mới không chờ được".
Lưu Diệp nói: "Thừa tướng suy nghĩ vì dân chúng Kinh Châu nên đương nhiên lòng như lửa đốt".
"Những lời nói khoa trương như này tiên sinh không cần phải nói. Tại hạ đã nhận được lợi ích từ Tào Thừa tướng nên đương nhiên tại hạ sẽ gắng sức làm việc cho Thừa tướng" Hàn Huyền nói xong hắn ghé sát tai Lưu Diệp thì thào: "Thực không dám giấu, Sái, Hoàng, Vương trong tứ đại gia tộc Kinh Tương đều muốn đón Thừa tướng. Theo như tại hạ thấy việc Tào Thừa tướng trấn thủ Tần Dã đã thành, Lưu Biểu dù lòng không muốn cũng không thể ngăn cản. Chuyện tiếp theo diễn ra như thế nào tất cả còn phải xem vận khí của Tào Thừa tướng".
Lưu Diệp nghe vậy vui mừng nói: Đa tạ đại nhân".
"Lang! Lang tới. Người đâu! Cứu mạng…".
Lúc nửa đêm, Lưu Biểu đột nhiên ú ớ kêu trong giấc ngủ. Sái thị vội vàng kêu nha hoàn đốt đèn mới phát hiện hai mắt Lưu Biểu nhắm nghiền, cả người mồ hôi đầm đìa, trong dáng vẻ rất hoảng sợ. Sái thị không khỏi kinh hãi ôm lấy Lưu Biểu hỏi: "Lão gia, người làm sao vậy?"
"Không có gì" Lưu Biểu khẽ thở ra một hơi, dáng người co quắp duỗi thẳng ra, hắn thở dài nói: "Chỉ là ác mộng thôi".
Sái thị lo âu nói: "Lão gia, nghe nói thần y Trương Cơ đang ở gần Tương Dương, liệu có cần phái người tới mời ông ấy tới xem bệnh không?"
Lưu Biểu lắc đầu nói: "Không cần thiết, Cô không có bệnh".
Sái thị nói: "Nhưng đã liên tục mấy ngày nay người ngủ không an giấc".
Lưu Biểu thở dài nói: "Tào Tháo lang sói kia sẽ tới Kinh Châu, Cô có thể yên tâm ngủ được không?"
"Tào Tháo?" Sái thị nghi hoặc nói: "Thiếp nghe huynh trưởng (Sái Mạo) nói Tào Tháo là anh hùng đương thời. Mã đồ phu phương bắc mới đích thực là ác lang. Lão gia, có phải người nghĩ sai không?"
"Hả?" Sắc mặt Lưu Biểu đột nhiên ngưng trọng, hắn lúng túng hỏi: "Phu nhân vừa mới nói cái gì?"
Sái thị nói: "Thiếp cho rằng Tào Tháo là bậc anh hùng, Mã đồ phu mới là ác lang".
"Mã đồ phu mới là ác lang? Mã đồ phu mới là lang sói" Đột nhiên Lưu Biểu giống như người mất hồn, hắn thì thào: "Sau khi lão lang vương già yếu, trong bầy đàn của mình hoặc bầy đàn bên ngoài sẽ xuất hiện một công lang trẻ, cường tráng hơn tới khiêu chiến lão lang vương. Lão lang vương thất bại thì lang vương mới sẽ làm chủ bầy sói. Lúc này tất cả mẫu lang trong bầy đàn sẽ không còn lưu luyến lão lang vương thất bại kia nữa mà chúng sẽ vui vẻ xà vào lồng ngực của lang vương mới kia. Đó là vì sao? Bởi vì chỉ có lang vương mới đầy tài năng mới có thể duy trì sự sinh tồn của bầy đàn, duy trì sinh lực, để cả bầy đàn sinh tồn được".
Sái thị nói: "Lão gia, người đang nói gì vậy?'
Lưu Biểu không trả lời, hắn buồn bã nói: "Hiểu rồi, rốt cuộc đã hiểu. Thì ra là như vậy. Thì ra là như vậy".
Sái thị hỏi: "Lão gia hiểu cái gì?"
Lưu Biểu nói: "Cô thật sự là lão lang vương nhưng lang vương mới không phải Tào Tháo mà là Mã đồ phu mà đám mẫu lang kia không phải là sĩ tộc Kinh Tương mà là dân chúng Kinh Tương. Bàng Đức Công ơi Bàng Đức Công, lão nhân gia người có thể nói là người trách trời thương dân nhưng Cô lại muốn làm cho người thất vọng rồi'.
Sái thị nghe vậy ngơ ngác, suýt chút nữa đã nghĩ là Lưu Biểu đã điên mất rồi.
Sau khi suy nghĩ cẩn thận, Lưu Biểu không còn thấy buồn ngủ nữa, hắn lập tức bảo nha hoàn hầu hạ mặc quần áo rồi ngay trong đêm phái người triệu tập tòng tử Lưu Bàn, cháu ngoại Trương Doãn và trưởng tử Lưu Kỳ tới phủ thương nghị.
Khoái Lương, Khoái Việt, Lỗ Túc, Chung Diêu, Sái Ung, Chân Dật mấy người đã đồng ý lời mời làm tân khách.
Công bằng mà nói, Khoái Lương không có cảm tình gì với Mã Dược. Kể từ lúc hắn bị Mã Dược bắt vào Quan Trung, Khoái Lương vẫn một mực nhàn rỗi ngồi nhà, không muốn ra làm quan. Nếu như không phải Mã Dược giúp đỡ Thiên Tử, hơn nữa có biểu hiện của bậc hiền thần, mấy người này sẽ không bao giờ để ý tới hắn.
Sau khi thi lên, Mã Dược khoát tay nói: "Chư vị tiên sinh, mời ngồi'.
"Tạ ơn thừa tướng".
Mọi người tạ ơn, ngồi vào vị trí.
Khi rượu được ba tuần, Mã Dược mới lên tiếng: "Từ khi Cô vâng lệnh đảm nhiệm chức vị Thừa tướng tới nay, ngày đêm suy nghĩ cách báo quốc, an dân nhưng sức lực một người có hạn, suy nghĩ của một người tất nhiên cũng có chỗ sai lầm vì vậy Cô muốn mời chư vị tiên sinh đảm nhiệm chức Tá quan Thừa tướng, giúp Cô xử lý việc đại sự thiên hạ, phục hưng Hán thất, tạo phúc cho muôn dân trăm họ. Chẳng hay chư vị tiên sinh nghĩ thế nào?'
Mã Dược nói những lời quang minh chính đại này làm mấy người Khoái Lương rất khó cự tuyệt. Nếu như bọn họ cự tuyệt thì không phải bọn họ đã cự tuyệt lời hiệu triệu của triều đình Đại Hán sao?
Trong đại sảnh trầm mặc một lát rồi Lỗ Túc là người đầu tiên bày tỏ thái độ: "Tại hạ nguyện ý hỗ trợ Thừa Tướng san sẻ việc nước".
Khoái Lương, Khoái Việt đưa mắt nhìn nhau rồi cả hai cùng ôm quyền cao giọng nói: "Ra sức vì quốc gia là việc làm của kẻ sĩ, không dám từ nan".
Ba người Chung Diêu, Sái Ung, Chân Dật thấy ba người Lỗ Túc đều bày tỏ thái độ, cũng thuận thế xuống núi, cả ba đứng dậy nói: "Tại hạ cũng nguyện ý trợ giúp Thừa tướng một tay".
"A, a, vậy là rất tốt" Mã Dược vui mừng nói: "Nhạc phụ đại nhân (Sái Ung) là người học vấn uyên thâm, được người trong thiên hạ kính trọng hãy làm Tây Tào thừa tướng, phụ trách việc tuyển chọn, loại bỏ quan lại. Chung Diêu tiên sinh là người cẩn trọng, hãy làm Đông Tào thừa tướng, trông coi việc quốc gia đại sự của các quận trong thiên hạ. Chân Dật tiên sinh là người tài hoa văn chương hãy làm Tấu Tào thừa tướng, trông coi việc soạn thảo bản tấu. Khoái Lương tiên sinh giỏi nội chính, hãy làm Tập Tào thừa tướng, trông coi việc thu thuế má, lương thảo. Về phần Khoái Việt và Lỗ Túc nhị vị tiên sinh hãy làm quân sư tế tửu, chẳng hay chư vị nghĩ thế nào?"
Sái Ung nói: "Nào dám không tuân lệnh".
"Chúa công" Mã Dược vừa mới phân công xong chức vị cho mấy người Sái Ung, Lý Túc vội vã đi vào, hắn nhìn thấy mấy người Sái Ung bên trong, lời nói đã ra tới cửa miệng lại lập tức nuốt hết vào trong bụng, hắn đi tới bên người Mã Dược, khẽ thì thào với Mã Dược: "Chúa công, xin ra ngoài nói chuyện".
Mã Dược nói: "Không cần, Tử Nghiêm cứ nói, đừng ngại".
Lý Túc nói: "Trưởng Sử Tây Vực Ban Thiện vừa mới gửi tin cấp báo tám trăm dặm nói rằng cường quốc An Tức ở phía tây đã từng bước xâm chiếm Đại Nguyệt thị (Quốc gia cổ Quý Sương) sau đó tiếp tục xua quân lên phía bắc, hiện tại đã đánh tới Đại Uyển, Vương thành Đại Uyển đã bị mười vạn quân An Tức bao vây, hiểm nguy một sớm một chiều. Các quốc gia Tây Vực khẩn cầu Thiên Triều phát binh cứu giúp".
(Vào thời kỳ Hán mạt trên thế giới có bốn đại cường quốc hùng bá đại lục Âu Á. Từ tây sang đông lần lượt là La Mã, An Tức, Quý Sương và Đông Hán, An Tức nằm ở Tây Á, là vương triều cổ đại của người Iran. Quý Sương nằm ở Trung Á là do người Đại Nguyệt thị thành lập vào thế kỷ thứ một trước công nguyên, tới giai đoạn này thì bắt đầu suy sụp, phân chia ra làm năm bộ. Trong chính sử thì tới thế kỷ thứ năm mới bị người Vi Đát tiêu diệt. Trong cuốn sánh này chỉ là một Hấp Hầu ở phía bắc (quốc gia A Tư Cổ Lệ) đã bị Mã Siêu tiêu diệt còn bốn bộ hấp hầu khác cũng bị người An Tức thừa cơ hội thâu tóm.
"An Tức?" Mã Dược cau mày hỏi: "An Tức là quốc gia như thế nào?"
Chung Diêu, người vừa mới nhận chức Đông Tào thừa tướng nói: "Thừa tướng, vào thời Hoà Đế thì Trưởng sử Tây Vực là Ban Siêu có cử con trai là Ban Dũng đi sứ tới Lạc Dương triều kiến Thiên Tử vì thế chúng ta mới biết ở phía tây nước Quý Sương có một cường quốc gọi là An Tức, binh lính trăm vạn, thần dân gần ngàn vạn. Thực lực quốc gia hùng mạnh hơn Quý Sương".
"Một trăm vạn binh lính?" Mã Dược cau mày nói: "Nói như vậy thì là một nước lớn sao?"
Chung Diêu nói: "Mặc dù An Tức có trăm vạn quân nhưng so với Thiên Triều chúng ta thì chỉ là một tiểu quốc, không đáng nhắc tới".
Mã Dược nói: "Đông Tào thừa tướng quản lý sự vụ các quận trong thiên hạ. Phủ Trưởng sử Tây Vực cũng thuộc nhóm các quận của Đại Hán. Nguyên Thường (tên chữ của Chung Diêu) cho rằng Thiên Triều có nên xuất binh cứu giúp không?"
Chung Diêu nói: "Đương nhiên là nên cứu".
Mã Dược khó xử nói: "Nhưng lúc này quân Lương vừa mới trải qua mấy trận ác chiến, vô cùng mỏi mệt. Trong khoảng thời gian ngắn này chỉ e không thể xuất binh".
Tế tửu quân sư mới Khoái Việt thuận miệng nói: "Thừa tướng muốn cứu chư quốc Tây Vực thì căn bản là không cần điều động đại quân Lương Châu. Chỉ cần phái một viên Đại tướng có tài chinh chiến, uy danh hiển hách thống lĩnh mấy ngàn quân thiết kỵ là được".
Mã Dược nói: "Xin chỉ giáo'.
Khoái Việt nói: "Chư quốc Tây Vực không phải hoàn toàn không thể đánh bại được sức mạnh của An Tức. Vấn đề cơ bản là không có dũng khí đối đầu với An Tức. Thừa tướng chỉ cần phái một viên Đại tướng chỉ huy mấy ngàn quân thiết kỵ tới Tây Vực. Các quốc gia Tây Vực có chỗ dựa, nhất định sẽ lấy được dũng khí, dám khai chiến với quân An Tức".
Mã Dược nói: "Thì ra là vậy".
Lý Túc nói: "Chư vị tướng quân dưới trướng chúa công: Cao Thuận, Từ Hoảng, Phương Duyệt, Cam Ninh đều là những viên Đại tướng thiện chiến, đánh đông dẹp bắc nhưng nếu nói về uy danh hiển hách không ai so được với Thiếu tướng quân".
"Mạnh Khởi?"
Mã Dược không khỏi cau mày. Lúc này Mã Dược thật sự không muốn Mã Siêu chính chiến Tây Vực bởi vì không bao lâu nữa Mã Dược sẽ động thủ lấy Tây Xuyên mà Mã Dược đã chọn Mã Siêu làm thống soái chỉ huy. Nếu như Mã Dược chinh chiến Tây Vực, chức thống soái đại quân xuất chinh Tây Xuyên sẽ để ai thay thế?
Thế nhưng Lý Túc nói rất có lý. Trong lòng người Tây Vực thì chỉ e cái tên Mã đồ phu cũng còn lâu mới đáng sợ bằng hung tên Mã Siêu kia. Ngay cả trẻ con Tây Vực chỉ nghe thấy cái tên Mã Siêu cũng không dám khóc đêm.
"Được" Mã Dược trầm tư một lát rồi hắn nhìn Lý Túc nói: "Hãy mau chóng gọi Mạnh Khởi tới đây".
Lưu Bàn, Trương Doãn, Lưu Kỳ nối đuôi nhau đi vào, Lưu Kỳ nhìn Lưu Biểu nói: "Đêm khuya phụ thân cho đòi, chẳng hay có chuyện gì quan trọng?"
Lưu Biểu khẽ gật đầu, hắn khoát tay ý bảo ba người ngồi xuống. Ngay khi ba người ngồi xuống, Lưu Biểu trầm giọng nói: "Lần này Cô triệu tập các ngươi giữa đêm khuya là có mấy chuyện cực kỳ quan trọng muốn các ngươi đi làm".
Lưu Bàn nói: "Không hiểu là đại sự gì? Thúc phụ cứ nói, đừng ngại".
Lưu Biểu gật đầu hỏi Trương Doãn: "Đức Dung (tên chữ của Trương Doãn), trong thuỷ quân Kinh Châu, có bao nhiên quân lính hoàn toàn nghe lệnh ngươi?"
Trương Doãn không hiểu ý Lưu Biểu: "Chỉ cần cữu phụ ra lệnh một tiếng, hài nhi có thể điều động toàn bộ thuỷ quân Kinh Châu".
"Không, Cô không phải có ý đó" Lưu Biểu lắc đầu nói: "Ý của Cô là nếu ngươi điều động thuỷ quân mà Sái Mạo phản đối thì trong ba vạn thuỷ quân có ba nhiêu người hoàn toàn nghe lệnh ngươi?"
Trương Doãn nói: "Vì sao Sái Mạo phải phản đối nếu cữu phụ điều động thuỷ quân?'
Lưu Biểu nói: "Đó chỉ là giả thiết. Cô muốn biết rốt cuộc thì có ba nhiêu thuỷ quân hoàn toàn nghe theo lệnh của ngươi?"
Trương Doãn nói: "Nếu là như vậy thì nhiều nhất cũng chỉ có ba ngàn quân".
"Tốt, ba ngàn thuỷ quân là cũng đủ rồi" Lưu Biểu trầm giọng nói: "Đức Dung hãy quay lại đại trại thuỷ quân hãy lập tức tuyển chọn lại ba ngàn quân này một lần nữa. Nếu có bất kỳ kẻ nào không hoàn toàn bị người khống chế thì hãy bí mật xử tử. Nhớ kỹ phải làm cho sách sẽ, tuyệt đối không được để Sái Mạo phát hiện ra dấu vết gì".
Trương Doãn nói: "Cữu phụ, cái này…".
"Không nên hỏi tại sao" Lưu Biểu trầm giọng nói: "Đây là việc có liên quan tới sinh tử tồn vong của hai nhà Lưu, Trương. Đức Dung hãy làm cho tốt".
"Hài nhi tuân lệnh".
Trương Doãn trả lời rồi lĩnh mệnh rời đi.
Lưu Biểu nhìn Lưu Bàn nói: "Trọng Thạch (tên chữ của Lưu Bàn), Cô cử ngươi đi Trường Sa thu nạp và tổ chức lại tặc binh Khu Tinh, thải loại lính già yếu, tuyển mộ tinh tráng, việc tiến triển thế nào rồi?"
Lưu Bàn nói: "Đã chiêu mộ được năm ngàn tinh binh, đang đồn trú ở Du huyện, ngày đêm thao luyện".
"Du huyện cách Tương Dương quá xa" Lưu Biểu khẽ nói: "Trọng Thạch hãy dẫn quân lên phía bắc, đồn trú luyện binh ở huyện Công An".
Lưu Bàn nói: "Chất nhi tuân lệnh".
Lưu Biểu lại nói: "Còn nữa, từ hôm nay phải tiến hành giám sát nghiêm ngặt các tướng lĩnh do ba gia tộc Sái, Hoàng, vương tiến cử. Nếu vạn nhất Tương Dương có biến, Trọng Thạch trước tiên hãy bắt lũ tướng lĩnh này lại, chém đầu để ngăn ngừa hậu hoạ".
"Tương Dương có biến?" Lưu Bàn thất thanh nói: "Thúc phụ, cái này…".
Lưu Biểu trầm giọng nói: "Sĩ tộc Kinh Tương do ba gia tộc Sái, Hoàng, Vương cầm đầu cho rằng Cô không có năng lực như Tào Tháo, không thể chỉ huy sĩ tộc Kinh Tương chống lại Mã Dược vì vậy chúng muốn nghênh đón Tào Tháo vào làm chủ Kinh Tương. Vì cơ nghiệp của Lưu gia, Cô không thể không phòng ngừa chu đáo, tính toán trước".
"A?" Lưu Bàn biến sắc nói: "Nếu một khi như thế, chất nhi e rằng chỉ dựa vào năm ngàn tinh binh sẽ rất khó ngăn cản Sái Trung, Sái Hoà, Hoàng Tổ, Vương Uy thống lĩnh quân Kinh Châu. Hơn nữa trong quân Kinh Châu còn có các mãnh tướng Hoàng Trung, Nguỵ Diên, Văn Sính, chỉ một người thôi e rằng chất nhi cũng khó đối phó được".
"Điều này Trọng Thạch không cần lo lắng" Lưu Biểu trầm giọng nói: "Nếu Cô đã động thủ, nhất định đã sắp xếp chu đáo, tuyệt đối sẽ không để năm ngàn tinh binh của ngươi đối chọi với cả quân đoàn Kinh Châu".
"Chất nhi hiểu" Lưu Bàn hít một hơi thật sâu, hắn trầm giọng nói: "Nếu như thế chất nhi cáo từ quay lại Du huyện".
Lưu Biểu nói: "Hãy đi mau".
Lưu Bàn vái một cái thật sâu rồi hắn quay người rời khỏi.
Đưa mắt nhìn Lưu Bàn đang rời đi, Lưu Kỳ chủ động hỏi: "Phụ thân, không biết hài nhi nên làm gì?'
Lưu Biểu lấy một cái vồ sắt dài hơn một thước (kỳ thật đó là Lang nha thiết truỳ của Hứa Chử thu nhỏ lại) đưa cho Lưu Kỳ và nói: "Vi phụ cùng Phiên Vương Vũ Lăng là Sa Đà là bạn cố tri. Sa Đà có nói nếu như Cô gặp nạn thì hãy cho người cầm lệnh bài này đi tới cầu viện. Hiện tại Lưu gia chúng ta đang phải đối mặt với tình hình nghiêm trọng. Đây chính là lúc cần giúp đỡ, Kỳ nhi hãy cầm vật này đi vào trong núi Võ Lăng tìm Sa Đà cầu viện".
"Hài nhi tuân lệnh".
Lưu Kỳ trả lời rồi hắn cũng lĩnh mệnh rời đi.
Đứa mắt nhìn bóng dáng Lưu Kỳ xa dần, trên mặt Lưu Biểu không khỏi hiện lên sự lưu luyến.
Thái giám tuyên chỉ đứng giữa đại sảnh, cao giọng nói: "Đại tướng quân Viên Thiệu công lao trác tuyệt, uy danh bốn bể, nay gia phong làm Đại Tư mã, tiết việt, tước Nguỵ công, ấp phong tăng hai vạn hộ. Trưởng tử Viên Đàm làm Vũ Lâm Trung lang tướng, tước Xuân Đình hầu, Thứ Sử Dương Châu. Thứ tử Viên Hi làm Hổ Bí Trung lang tướng, tước Diêu Đình hầu, Thứ Sử Từ Châu. Tam tử Viên Thượng làm Phấn Uy Trung lang tướng, tước Hàng Đình hầu, Thứ Sử Dự Châu. Cao Kiền làm An Nam tướng quân, tước Đường Đình hầu, Thứ Sử Duyện Châu, khâm thử".
"Thần Viên Thiệu lĩnh chỉ tạ ơn" Viên Thiệu giơ cao hai tay tiếp nhận thánh chỉ, hắn quỳ dạp xuống đất tạ ơn và nói: "Ngô Hoàng vạn tuế, vạn tuế, vạn tuế'.
Phía sau Viên Thiệu, Viên Đàm, Viên Hi, Viên Thượng, Cao Kiền cùng với quan văn, võ tướng Hà Bắc rối rít quỳ xuống hô vạn tuế ba lần.
"Xin Nguỵ công hãy đứng lên" Thái giám tuyên chỉ tiến lên đỡ Viên Thiệu đứng dậy cười nói: "Xin chúc mừng toàn gia Nguỵ công thăng quan tiến tước".
"Ha ha ha" Viên Thiệu ngửa mặt lên trời cười to ba tiếng rồi hắn vung tay cao giọng nói: "Người đâu, hãy dẫn công công đi chiêu đãi trọng thể, không được sai sót".
"Tuân lệnh" Ngay lạp tức có tên gia tướng tiến lên nhìn thái giám tuyên chỉ nói: "Công công mời".
Thái giám tuyên chỉ vui mừng đi xuống.
Đợi khi thái giám tuyên chỉ đi xa, Viên Thiệu mới cung kính để Thánh chỉ lên án rồi hắn quay người vô cùng đắc ý nói: "Tuy Cô thất bại ở Quan Độ nhưng lại làm chủ Trung Nguyên. Thiết kỵ Tây Lương dù đánh khắp Trung Nguyên nhưng cuối cùng lại nhường Trung Nguyên cho Cô. Vui quá, vui quá, ha ha ha".
Mưu sĩ Thẩm phối lo lắng nói: "Chúa công, chỉ e đây là quỷ kế của Giả Hủ".
"Quỷ kế?" Viên Thiệu không tin hỏi: "Là quỷ kế gì?"
Theo bản năng Thẩm Phối không an tâm với Mã đồ phu nhưng thật sự hắn không thể chỉ ra Mã đồ phu có ác tâm gì. Thẩm Phối hoàn toàn giống với Phùng Kỷ, hai người này hoàn toàn trung thành với Viên Thiệu nhưng nói về năng lực thì lại kém xa rất nhiều so với Hứa Du và Điền Phong. Hiện tại Điền Phong đã bị giết, Hứa Du đầu quân cho Tào Tháo cũng đã gặp nạn trong loạn quân. Nhân tài Hà Bắc ít ỏi, thực sự dưới trướng Viên Thiệu không còn mưu sĩ xuất sắc nữa".
Vì Thẩm Phối không thể nói ra đó là âm mưu gì nên Viên Thiệu không khỏi bực tức nói: "Chính Nam hãy nhớ là không thể ăn nói bừa bãi".
Thẩm Phối xấu hổ đỏ mặt, cúi đầu im lặng.
Viên Thiệu nhìn Viên Đàm, Viên Hi, Viên Thượng, Cao Kiền nói: "Hiển Tư, Hiển Dịch, Hiển Phủ, Nguyên Tài. Ngày nay các người đã chính thức được triều đình sắc phong làm đại quan, tự lập môn hộ của mình. Hiển Phủ (Viên Thượng), Nguyên Tài (Cao Kiền), Cô cho mỗi người các ngươi ba vạn binh mã, hãy lập tức xuôi nam vào làm chủ hai châu Duyện, Dự. Dương Châu của Hiển Tư, Từ Châu của Hiển Dịch vẫn đang nằm dưới sự khống chế của Tôn Kiên, Tào Báo. Nếu muốn hai châu đó trở thành địa bàn của Viên gia chúng ta thì chỉ e phải chờ đợi một thời gian, chờ khi Tôn Kiên, Tào Báo đánh nhau lưỡng bại câu thương, Cô sẽ một lần nữa xuôi nam bình định Từ Châu, Giang Đông. Khi đó có thể phân chia thiên hạ với Mã đồ phu".
Sái Mạo, Trương Doãn, Lưu Bàn, Lý Nghiêm, Hoàng Tổ, Hàn Huyền, Trâu Tĩnh, Hàn Tung, Vương Uy, Vương Sán, Triệu Phạm, Kim Toàn cùng văn võ đại thần Kinh Tương đang tề tựu ở đại sảnh thương nghị đại sự.
Theo thời gian trôi đi, thế cục thiên hạ ngày càng trở nên rõ ràng. Công Tôn Toản, Hàn Phức, Khổng Dung, Trương Tế, Viên Thuật, Đào Khiêm, Lữ Bố các thế lực quân phiệt trước sau đều bị tiêu diệt. Viên Thiệu sau thất bại Quan Độ thế lực cũng không còn hùng mạnh như trước, chuyện bại vong chỉ trong sớm tối, có vẻ như Tây Bắc Mã Dược dần dần sẽ đoạt hết thiên hạ.
Một vấn đề vô cùng nghiêm trọng đã bày ra trước mắt sĩ tộc môn phiệt Kinh Tương, đó là Kinh Châu nên đi theo hướng nào?
Nếu quan sát trên bản đồ sẽ thấy Kinh Châu ở vào một địa thế vô cùng bất lợi. Dù Tây Xuyên Lưu Chương cùng Lưu Biểu đều là dòng dõi Hán thất, đáng tiếc năm xưa Lưu Biểu vì ủng hộ Hán Trung Trương Lỗ mà trở mặt với Lưu Yên, hai nhà kết oán thù đã lâu. Phía đông là địa bàn của mãnh hổ Giang Đông Tôn Kiên, Tôn Kiên cũng có oán thù với Lưu Biểu.
Phía bắc thì không cần phải nói. Có thể nói Mã đồ phu là kẻ thù của cả thiên hạ, hắn tuyệt đối không thể sống chung với sĩ tộc Kinh Tương, cho dù Mã Dược có trợ giúp Thiên Tử, nắm đại nghĩa trong tay hắn cũng không thể nào thay đổi sự thật đó, nhất là chính sách Mã đồ phu thực hiện ở Quan Trung càng làm cho sĩ tộc Kinh Tương căm hận đến tận xương tuỷ.
(Chính sách ở Quan Trung của Mã Dược là xem trọng nông, thương, áp dụng khoa cử, chính sách làm quan mở rộng. Có thể nói chính sách này đánh trực tiếp vào giới sĩ tộc môn phiệt, có ý định làm suy yếu thế lực của sĩ tộc môn phiệt, giảm bớt không gian sinh tồn của sĩ tộc môn phiệt nên đương nhiên sẽ bị sĩ tộc môn phiệt trong thiên hạ ghen ghét. Với tình hình như thế đương nhiên sĩ tộc môn phiệt Kinh Tương không thừa nhận Mã Dược.
Ngoại trừ Giao Châu ở phía nam thì có thể nói Kinh Châu ba mặt thụ địch, hoàn cảnh sinh tồn có thể nói là cực kỳ ác hiểm.
Biệt Giá Kinh Châu Hàn Tung bước ra khỏi hàng nói: "Chúa công, Kinh Châu bốn mặt là chiến trường, tình hình không thể lạc quan. Tại hạ cho rằng việc cấp bách là chỉ định một viên Đại tướng trấn thủ Tân Dã để ngăn ngừa thiết kỵ Tây Lương xuôi nam từ Uyển Thành uy hiếp Tương Dương sau đó nghĩ cách cải thiện quan hệ với Lưu Chương, Tôn Kiên kết đồng minh ba nhà cùng nhau đối kháng Mã Dược. Chỉ có thể làm vậy thì mới bảo vệ được Kinh Châu".
Lưu Biểu cau mày nói: "Trong trường hợp này thì ai mới có thể trấn thủ Tân Dã?"
Sái Mạo, Trương Doãn đưa mắt nhìn nhau. Lưu Bàn, Hoàng Tổ ở bên cạnh cũng không dám nhìn thẳng vào mặt Lưu Biểu.
Chỉ có Lý Nghiêm tiến lên một bước thản nhiên nói: "Mạt tướng nguyện trấn thủ Tân Dã".
"Hỗn láo!" Lưu Biểu quát to: "Sự còn mất của Tân Dã cực kỳ trọng đại, bọn tiểu bối các ngươi há có thể đảm nhận việc này sao? Còn không mau lui ra".
Lý Nghiêm vô cùng xấu hổ, hắn rũ tay áo bỏ đi.
Danh sĩ Kinh Tương là Vương Sán nói: "Mặc dù Nguỵ Diên tướng quân tuổi còn trẻ nhưng rất có phong cách của một Đại tướng, có thể đảm nhiệm trọng trách".
Tuy Vương Sán nổi danh Kinh Tương nhưng vì tướng mạo xấu xí nên Lưu Biểu không thích, vào giới quan trường Kinh Châu nhiều năm nhưng cũng chỉ là một viên tiểu lại áo xanh nếu không phải Biệt Giá Kinh Châu Hàn Tung cực lực đề nghị thì chỉ e hôm nay Vương Sán không đủ tư cách tham gia.
Lập tức Lưu Biểu lắc đầu phản đối: "Trọng Tuyên nói sai rồi. Nguy Diên tuy có dũng lược nhưng còn quá trẻ, liệu có thể là đối thủ của Mã đồ phu không? Làm thế tất hư đại sự".
Vương Sán cười gượng, lui ra không nói.
Hàn Huyền đột nhiên bước ra khỏi hàng nói: "Chúa công, tại hạ tiến cử một người có thể trấn thủ Tân Dã".
"Hả?" Lưu Biểu vội hỏi: "Không biết là người phương nào?'
Hàn Huyền nói: "Tiếu Quận Tào Tháo".
"Hả?" Nghe vậy Lưu Biểu kinh hãi nói: "Tào Tháo?"
Văn võ Kinh Tương trong sảnh liền cuống quýt cật vấn: "Không phải Tào Tháo đã chết ở Hứa Xương sao?"
Hàn Huyền nói: "Chư vị đại nhân, kỳ thật Tào Tháo không chết ở Hứa Xương nay đang đóng quân ở một toàn thành nhỏ có tên là Cổ thành ở giữa gianh giới ba quận Nam Dương, Dĩnh Xuyên, Nhữ Nam. Tuy Tào Tháo thất bại ở Hứa Xương nhưng vẫn còn tám ngàn tinh binh dưới trướng. Văn có Trình Dục, Lưu Diệp, Cổ Quy là những danh sĩ đương thời. Vũ có Trương Liêu, Trương Cáp, Tàng Phách sức địch muôn người, lại có Tào Hồng, Tào Chân, Tào Hưu là Đại tướng cùng tộc, có thể nói nhân tài đông đúc. Nếu chúa công có thể chiêu nạp để trấn thủ Tân Dã thì có thể ngăn cản quân Lương Châu".
"Nói bậy!" Hàn Huyền vừa nói xong, Lưu Bàn, tòng tử của Lưu Biểu bước ra khỏi hàng trách mắng: "Tào Tháo từng là Thừa tướng nhà Hán. Nếu như nghênh đón hắn tới Kinh Châu thì chúa công sẽ ở đâu?"
Hàn Huyền nói: "Trong thiên hạ chẳng lẽ cứ là vương tướng là phải chiếm giữ thiên hạ. Một khi mọi người đã là thần tử nhà Đại Hán phải một lòng giúp đỡ Hán thất, diệt trừ gian tặc chính là nhiệm vụ của mình, cần gì phải quan tâm tới quyền cao chức trọng? Tuy Tào Tháo từng là Thừa tướng Đại Hán nhưng cũng là bậc anh hùng thời nay, đương nhiên có thể hiểu đạo lý đó, há có thể tranh vị trí làm chủ Kinh Châu với chúa công sao?"
Sắc mặt Lưu Biểu âm trầm không quyết, không ai biết trong lòng hắn đang suy nghĩ điều gì, một lúc lâu sau hắn đưa mắt hỏi Sái Mạo: "Đức Khuê nghĩ thế nào?"
Sái Mạo vội trả lời: "Ngoài Tào Tháo không ai có thể cự với Mã đồ phu".
Lưu Biểu lại hỏi Hoàng Tổ: "Nguyên Dương nghĩ thế nào?"
Hoàng Tổ cũng nói: "Ngoài Tào Tháo ra thì không đủ lực đối phó Mã đồ phu".
Cuối cùng Lưu Biểu quay sang hỏi Vương Uy: "Nguyên Vũ nghĩ như thế nào?"
Vương Uy cũng nói: "Ngoài Tào Tháo không ai cự nổi Mã đồ phu".
Sái Mạo, Hoàng Tổ, Vương Uy đã bày tỏ thái độ, trong tứ đại môn phiệt Kinh Tương, ba nhà: Sái, Hoàng, Vương đã thống nhất ý kiến với nhau, trên thực tế cũng đại diện cho ý kiến của cả giới sĩ tộc môn phịêt Kinh Tương. Kể từ khi Lưu Biểu trở thành Kinh Châu mục, Lưu gia nhanh chóng quật khởi, cũng có thể coi là một trong tứ đại môn phiệt hùng mạnh nhất nhưng trên thực tế căn cơ còn chưa sâu, bền, không thể được coi ngang hàng như tam đại môn phiệt kia. Vào những thời khắc mấu chốt không có đủ thực lực để tự giải quyết các vấn đề quan trọng.
Sau khi im lặng một lúc đột nhiên Lưu Biểu nói: "Hôm nay tới đây thôi, hôm khác thương nghị tiếp".
Nói xong Lưu Biểu rũ tay áo bỏ đi, không hề quan tâm tới mọi người. Mọi người trong sảnh cũng cảm thấy vô vị nên cũng lần lượt bỏ đi.
Trong một mái nhà tranh bình thường, Lưu Biểu đang cung kính quỳ bái lạy trước một lão giả và nói: "Bàng Đức Công, lần này Cô có một vấn đề khó khăn, đích thân tới tỉnh giáo".
Bàng Đức Công khoát tay ra hiệu cho Lưu Biểu ngồi vào chỗ rồi bảo đồng tử dâng trà xanh sau đó ông ta mỉm cười nói: "Chẳng hay Lưu Kinh Châu gặp vấn đề khó khăn gì?"
Lưu Biểu nói: "Từ khi Đổng Trác loạn kinh tới nay, quần hùng thiên hạ quật khởi, chư hầu san sát. Nay một số quần hùng đã bị tiêu diệt, duy chỉ còn Cô, Giang Đông Tôn Kiên, Hà Bắc Viên Thiệu là còn tồn tại. Tây bắc Mã Dược dần dần có thực lực chiếm thiên hạ. Vì để bảo đảm an toàn cho mình, Sĩ tộc Kinh Tương muốn mời Tào Tháo là Thái Thú Tân Dã làm bức bình phong cự lại quân Lương của Mã Dược. Bàng Đức Công có cho rằng làm vậy là đúng không?"
Bàng Đức Công không trả lời mà hỏi ngược lại Lưu Biểu: "Lưu Kinh Châu có biết lang sói không?"
Lưu Biểu nói: "Đương nhiên biết".
Bàng Đức Công nói: "Nếu đã biết lang sói vậy có biết tập tính của chúng không?"
Lưu Biểu lắc đầu nói: "Không rõ lắm'.
Bàng Đức Công nói: "Lang sói thích sống bầy đàn. Mỗi một bầy lang sói đều có lang vương. Tất cả mẫu lang trong đàn đều là phối ngẫu của lang vương, còn các lang sói khác không có quyền. Sau khi lão lang vương già yếu, trong bầy đàn của mình hoặc bầy đàn bên ngoài sẽ xuất hiện một công lang trẻ, cường tráng hơn tới khiêu chiến lão lang vương. Lão lang vương thất bại thì lang vương mới sẽ làm chủ bầy sói. Lúc này tất cả mẫu lang trong bầy đàn sẽ không còn lưu luyến lão lang vương thất bại kia nữa mà chúng sẽ vui vẻ xà vào lồng ngực của lang vương mới kia. Đó là vì sao? Bởi vì chỉ có lang vương mới đầy tài năng mới có thể duy trì sự sinh tồn của bầy đàn, duy trì sinh lực, để cả bầy đàn sinh tồn được".
Lưu Biểu lặng im.
Một lúc sau Bàng Đức Công mới hỏi Lưu Biểu: "Bây giờ Lưu Kinh Châu đã hiểu chưa?"
"Đã hiểu" Lưu Biểu buồn rầu nói: "Cô chính là lão lang vương. Tào Tháo chính là lang vương mới còn đám sĩ tộc Kinh Tương kia chính là mẫu lang trong bầy sói".
Bàng Đức Công lại hỏi: "Vậy Lưu Kinh Châu đã biết nên làm thế nào chưa?"
Lưu Biểu lắc đầu nói: "Chưa".
Bàng Đức Công nói: "Hưng thịnh, dân chúng khổ. Suy vong, dân chúng khổ. Chỉ hy vọng Lưu Kinh Châu có thể suy nghĩ vì dân chúng Kinh Tương".
Lưu Biểu không hiểu liền hỏi: "Những lời ấy của Bàng Đức Công là có ý gì, có thể chỉ rõ ra không?"
"Trời không còn sớm nữa" Bàng Đức Công cũng không giải thích, đột nhiên ông ta đứng dậy nói: "Lão hủ không lưu khách, xin Lưu Kinh Châu cứ tự nhiên".
Lưu Biểu bất đắc dĩ chắp tay bái lạy Bàng Đức Công sau đó hắn quay người rời khỏi ngôi nhà tranh.
Đợi khi Lưu Biểu rời khỏi nhà mình, Bàng Đức Công mới nhìn bầu trời đêm u tối, khẽ thở dài, lắc đầu nói: "Kinh Châu bắt đầu loạn rồi, không biết dân chúng Kinh Châu còn phải gánh chịu bao nhiêu khổ nạn nữa đây?"
Hàn Huyền vừa mới bước chân trước vào phủ, Lưu Diệp đã bước chân sau tới hỏi Hàn Huyền: "Hàn Huyền đại nhân, chuyện tiến triển như thế nào?"
Hàn Huyền nói: "Lưu Diệp tiên sinh, tại hạ đã nói hết khả năng của mình còn việc thành hay không thành thì hoàn toàn nằm ngoài khả năng của tại hạ. Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Tiên sinh hãy cứ kiên nhẫn ở đây chờ tin tức đi".
Lưu Diệp vội la lên: "Tại hạ chờ được nhưng dân chúng Kinh Châu không chờ được".
Hàn Huyền cười nói: "Theo như tại hạ thấy thì Thừa tướng mới không chờ được".
Lưu Diệp nói: "Thừa tướng suy nghĩ vì dân chúng Kinh Châu nên đương nhiên lòng như lửa đốt".
"Những lời nói khoa trương như này tiên sinh không cần phải nói. Tại hạ đã nhận được lợi ích từ Tào Thừa tướng nên đương nhiên tại hạ sẽ gắng sức làm việc cho Thừa tướng" Hàn Huyền nói xong hắn ghé sát tai Lưu Diệp thì thào: "Thực không dám giấu, Sái, Hoàng, Vương trong tứ đại gia tộc Kinh Tương đều muốn đón Thừa tướng. Theo như tại hạ thấy việc Tào Thừa tướng trấn thủ Tần Dã đã thành, Lưu Biểu dù lòng không muốn cũng không thể ngăn cản. Chuyện tiếp theo diễn ra như thế nào tất cả còn phải xem vận khí của Tào Thừa tướng".
Lưu Diệp nghe vậy vui mừng nói: Đa tạ đại nhân".
"Lang! Lang tới. Người đâu! Cứu mạng…".
Lúc nửa đêm, Lưu Biểu đột nhiên ú ớ kêu trong giấc ngủ. Sái thị vội vàng kêu nha hoàn đốt đèn mới phát hiện hai mắt Lưu Biểu nhắm nghiền, cả người mồ hôi đầm đìa, trong dáng vẻ rất hoảng sợ. Sái thị không khỏi kinh hãi ôm lấy Lưu Biểu hỏi: "Lão gia, người làm sao vậy?"
"Không có gì" Lưu Biểu khẽ thở ra một hơi, dáng người co quắp duỗi thẳng ra, hắn thở dài nói: "Chỉ là ác mộng thôi".
Sái thị lo âu nói: "Lão gia, nghe nói thần y Trương Cơ đang ở gần Tương Dương, liệu có cần phái người tới mời ông ấy tới xem bệnh không?"
Lưu Biểu lắc đầu nói: "Không cần thiết, Cô không có bệnh".
Sái thị nói: "Nhưng đã liên tục mấy ngày nay người ngủ không an giấc".
Lưu Biểu thở dài nói: "Tào Tháo lang sói kia sẽ tới Kinh Châu, Cô có thể yên tâm ngủ được không?"
"Tào Tháo?" Sái thị nghi hoặc nói: "Thiếp nghe huynh trưởng (Sái Mạo) nói Tào Tháo là anh hùng đương thời. Mã đồ phu phương bắc mới đích thực là ác lang. Lão gia, có phải người nghĩ sai không?"
"Hả?" Sắc mặt Lưu Biểu đột nhiên ngưng trọng, hắn lúng túng hỏi: "Phu nhân vừa mới nói cái gì?"
Sái thị nói: "Thiếp cho rằng Tào Tháo là bậc anh hùng, Mã đồ phu mới là ác lang".
"Mã đồ phu mới là ác lang? Mã đồ phu mới là lang sói" Đột nhiên Lưu Biểu giống như người mất hồn, hắn thì thào: "Sau khi lão lang vương già yếu, trong bầy đàn của mình hoặc bầy đàn bên ngoài sẽ xuất hiện một công lang trẻ, cường tráng hơn tới khiêu chiến lão lang vương. Lão lang vương thất bại thì lang vương mới sẽ làm chủ bầy sói. Lúc này tất cả mẫu lang trong bầy đàn sẽ không còn lưu luyến lão lang vương thất bại kia nữa mà chúng sẽ vui vẻ xà vào lồng ngực của lang vương mới kia. Đó là vì sao? Bởi vì chỉ có lang vương mới đầy tài năng mới có thể duy trì sự sinh tồn của bầy đàn, duy trì sinh lực, để cả bầy đàn sinh tồn được".
Sái thị nói: "Lão gia, người đang nói gì vậy?'
Lưu Biểu không trả lời, hắn buồn bã nói: "Hiểu rồi, rốt cuộc đã hiểu. Thì ra là như vậy. Thì ra là như vậy".
Sái thị hỏi: "Lão gia hiểu cái gì?"
Lưu Biểu nói: "Cô thật sự là lão lang vương nhưng lang vương mới không phải Tào Tháo mà là Mã đồ phu mà đám mẫu lang kia không phải là sĩ tộc Kinh Tương mà là dân chúng Kinh Tương. Bàng Đức Công ơi Bàng Đức Công, lão nhân gia người có thể nói là người trách trời thương dân nhưng Cô lại muốn làm cho người thất vọng rồi'.
Sái thị nghe vậy ngơ ngác, suýt chút nữa đã nghĩ là Lưu Biểu đã điên mất rồi.
Sau khi suy nghĩ cẩn thận, Lưu Biểu không còn thấy buồn ngủ nữa, hắn lập tức bảo nha hoàn hầu hạ mặc quần áo rồi ngay trong đêm phái người triệu tập tòng tử Lưu Bàn, cháu ngoại Trương Doãn và trưởng tử Lưu Kỳ tới phủ thương nghị.
Khoái Lương, Khoái Việt, Lỗ Túc, Chung Diêu, Sái Ung, Chân Dật mấy người đã đồng ý lời mời làm tân khách.
Công bằng mà nói, Khoái Lương không có cảm tình gì với Mã Dược. Kể từ lúc hắn bị Mã Dược bắt vào Quan Trung, Khoái Lương vẫn một mực nhàn rỗi ngồi nhà, không muốn ra làm quan. Nếu như không phải Mã Dược giúp đỡ Thiên Tử, hơn nữa có biểu hiện của bậc hiền thần, mấy người này sẽ không bao giờ để ý tới hắn.
Sau khi thi lên, Mã Dược khoát tay nói: "Chư vị tiên sinh, mời ngồi'.
"Tạ ơn thừa tướng".
Mọi người tạ ơn, ngồi vào vị trí.
Khi rượu được ba tuần, Mã Dược mới lên tiếng: "Từ khi Cô vâng lệnh đảm nhiệm chức vị Thừa tướng tới nay, ngày đêm suy nghĩ cách báo quốc, an dân nhưng sức lực một người có hạn, suy nghĩ của một người tất nhiên cũng có chỗ sai lầm vì vậy Cô muốn mời chư vị tiên sinh đảm nhiệm chức Tá quan Thừa tướng, giúp Cô xử lý việc đại sự thiên hạ, phục hưng Hán thất, tạo phúc cho muôn dân trăm họ. Chẳng hay chư vị tiên sinh nghĩ thế nào?'
Mã Dược nói những lời quang minh chính đại này làm mấy người Khoái Lương rất khó cự tuyệt. Nếu như bọn họ cự tuyệt thì không phải bọn họ đã cự tuyệt lời hiệu triệu của triều đình Đại Hán sao?
Trong đại sảnh trầm mặc một lát rồi Lỗ Túc là người đầu tiên bày tỏ thái độ: "Tại hạ nguyện ý hỗ trợ Thừa Tướng san sẻ việc nước".
Khoái Lương, Khoái Việt đưa mắt nhìn nhau rồi cả hai cùng ôm quyền cao giọng nói: "Ra sức vì quốc gia là việc làm của kẻ sĩ, không dám từ nan".
Ba người Chung Diêu, Sái Ung, Chân Dật thấy ba người Lỗ Túc đều bày tỏ thái độ, cũng thuận thế xuống núi, cả ba đứng dậy nói: "Tại hạ cũng nguyện ý trợ giúp Thừa tướng một tay".
"A, a, vậy là rất tốt" Mã Dược vui mừng nói: "Nhạc phụ đại nhân (Sái Ung) là người học vấn uyên thâm, được người trong thiên hạ kính trọng hãy làm Tây Tào thừa tướng, phụ trách việc tuyển chọn, loại bỏ quan lại. Chung Diêu tiên sinh là người cẩn trọng, hãy làm Đông Tào thừa tướng, trông coi việc quốc gia đại sự của các quận trong thiên hạ. Chân Dật tiên sinh là người tài hoa văn chương hãy làm Tấu Tào thừa tướng, trông coi việc soạn thảo bản tấu. Khoái Lương tiên sinh giỏi nội chính, hãy làm Tập Tào thừa tướng, trông coi việc thu thuế má, lương thảo. Về phần Khoái Việt và Lỗ Túc nhị vị tiên sinh hãy làm quân sư tế tửu, chẳng hay chư vị nghĩ thế nào?"
Sái Ung nói: "Nào dám không tuân lệnh".
"Chúa công" Mã Dược vừa mới phân công xong chức vị cho mấy người Sái Ung, Lý Túc vội vã đi vào, hắn nhìn thấy mấy người Sái Ung bên trong, lời nói đã ra tới cửa miệng lại lập tức nuốt hết vào trong bụng, hắn đi tới bên người Mã Dược, khẽ thì thào với Mã Dược: "Chúa công, xin ra ngoài nói chuyện".
Mã Dược nói: "Không cần, Tử Nghiêm cứ nói, đừng ngại".
Lý Túc nói: "Trưởng Sử Tây Vực Ban Thiện vừa mới gửi tin cấp báo tám trăm dặm nói rằng cường quốc An Tức ở phía tây đã từng bước xâm chiếm Đại Nguyệt thị (Quốc gia cổ Quý Sương) sau đó tiếp tục xua quân lên phía bắc, hiện tại đã đánh tới Đại Uyển, Vương thành Đại Uyển đã bị mười vạn quân An Tức bao vây, hiểm nguy một sớm một chiều. Các quốc gia Tây Vực khẩn cầu Thiên Triều phát binh cứu giúp".
(Vào thời kỳ Hán mạt trên thế giới có bốn đại cường quốc hùng bá đại lục Âu Á. Từ tây sang đông lần lượt là La Mã, An Tức, Quý Sương và Đông Hán, An Tức nằm ở Tây Á, là vương triều cổ đại của người Iran. Quý Sương nằm ở Trung Á là do người Đại Nguyệt thị thành lập vào thế kỷ thứ một trước công nguyên, tới giai đoạn này thì bắt đầu suy sụp, phân chia ra làm năm bộ. Trong chính sử thì tới thế kỷ thứ năm mới bị người Vi Đát tiêu diệt. Trong cuốn sánh này chỉ là một Hấp Hầu ở phía bắc (quốc gia A Tư Cổ Lệ) đã bị Mã Siêu tiêu diệt còn bốn bộ hấp hầu khác cũng bị người An Tức thừa cơ hội thâu tóm.
"An Tức?" Mã Dược cau mày hỏi: "An Tức là quốc gia như thế nào?"
Chung Diêu, người vừa mới nhận chức Đông Tào thừa tướng nói: "Thừa tướng, vào thời Hoà Đế thì Trưởng sử Tây Vực là Ban Siêu có cử con trai là Ban Dũng đi sứ tới Lạc Dương triều kiến Thiên Tử vì thế chúng ta mới biết ở phía tây nước Quý Sương có một cường quốc gọi là An Tức, binh lính trăm vạn, thần dân gần ngàn vạn. Thực lực quốc gia hùng mạnh hơn Quý Sương".
"Một trăm vạn binh lính?" Mã Dược cau mày nói: "Nói như vậy thì là một nước lớn sao?"
Chung Diêu nói: "Mặc dù An Tức có trăm vạn quân nhưng so với Thiên Triều chúng ta thì chỉ là một tiểu quốc, không đáng nhắc tới".
Mã Dược nói: "Đông Tào thừa tướng quản lý sự vụ các quận trong thiên hạ. Phủ Trưởng sử Tây Vực cũng thuộc nhóm các quận của Đại Hán. Nguyên Thường (tên chữ của Chung Diêu) cho rằng Thiên Triều có nên xuất binh cứu giúp không?"
Chung Diêu nói: "Đương nhiên là nên cứu".
Mã Dược khó xử nói: "Nhưng lúc này quân Lương vừa mới trải qua mấy trận ác chiến, vô cùng mỏi mệt. Trong khoảng thời gian ngắn này chỉ e không thể xuất binh".
Tế tửu quân sư mới Khoái Việt thuận miệng nói: "Thừa tướng muốn cứu chư quốc Tây Vực thì căn bản là không cần điều động đại quân Lương Châu. Chỉ cần phái một viên Đại tướng có tài chinh chiến, uy danh hiển hách thống lĩnh mấy ngàn quân thiết kỵ là được".
Mã Dược nói: "Xin chỉ giáo'.
Khoái Việt nói: "Chư quốc Tây Vực không phải hoàn toàn không thể đánh bại được sức mạnh của An Tức. Vấn đề cơ bản là không có dũng khí đối đầu với An Tức. Thừa tướng chỉ cần phái một viên Đại tướng chỉ huy mấy ngàn quân thiết kỵ tới Tây Vực. Các quốc gia Tây Vực có chỗ dựa, nhất định sẽ lấy được dũng khí, dám khai chiến với quân An Tức".
Mã Dược nói: "Thì ra là vậy".
Lý Túc nói: "Chư vị tướng quân dưới trướng chúa công: Cao Thuận, Từ Hoảng, Phương Duyệt, Cam Ninh đều là những viên Đại tướng thiện chiến, đánh đông dẹp bắc nhưng nếu nói về uy danh hiển hách không ai so được với Thiếu tướng quân".
"Mạnh Khởi?"
Mã Dược không khỏi cau mày. Lúc này Mã Dược thật sự không muốn Mã Siêu chính chiến Tây Vực bởi vì không bao lâu nữa Mã Dược sẽ động thủ lấy Tây Xuyên mà Mã Dược đã chọn Mã Siêu làm thống soái chỉ huy. Nếu như Mã Dược chinh chiến Tây Vực, chức thống soái đại quân xuất chinh Tây Xuyên sẽ để ai thay thế?
Thế nhưng Lý Túc nói rất có lý. Trong lòng người Tây Vực thì chỉ e cái tên Mã đồ phu cũng còn lâu mới đáng sợ bằng hung tên Mã Siêu kia. Ngay cả trẻ con Tây Vực chỉ nghe thấy cái tên Mã Siêu cũng không dám khóc đêm.
"Được" Mã Dược trầm tư một lát rồi hắn nhìn Lý Túc nói: "Hãy mau chóng gọi Mạnh Khởi tới đây".
Lưu Bàn, Trương Doãn, Lưu Kỳ nối đuôi nhau đi vào, Lưu Kỳ nhìn Lưu Biểu nói: "Đêm khuya phụ thân cho đòi, chẳng hay có chuyện gì quan trọng?"
Lưu Biểu khẽ gật đầu, hắn khoát tay ý bảo ba người ngồi xuống. Ngay khi ba người ngồi xuống, Lưu Biểu trầm giọng nói: "Lần này Cô triệu tập các ngươi giữa đêm khuya là có mấy chuyện cực kỳ quan trọng muốn các ngươi đi làm".
Lưu Bàn nói: "Không hiểu là đại sự gì? Thúc phụ cứ nói, đừng ngại".
Lưu Biểu gật đầu hỏi Trương Doãn: "Đức Dung (tên chữ của Trương Doãn), trong thuỷ quân Kinh Châu, có bao nhiên quân lính hoàn toàn nghe lệnh ngươi?"
Trương Doãn không hiểu ý Lưu Biểu: "Chỉ cần cữu phụ ra lệnh một tiếng, hài nhi có thể điều động toàn bộ thuỷ quân Kinh Châu".
"Không, Cô không phải có ý đó" Lưu Biểu lắc đầu nói: "Ý của Cô là nếu ngươi điều động thuỷ quân mà Sái Mạo phản đối thì trong ba vạn thuỷ quân có ba nhiêu người hoàn toàn nghe lệnh ngươi?"
Trương Doãn nói: "Vì sao Sái Mạo phải phản đối nếu cữu phụ điều động thuỷ quân?'
Lưu Biểu nói: "Đó chỉ là giả thiết. Cô muốn biết rốt cuộc thì có ba nhiêu thuỷ quân hoàn toàn nghe theo lệnh của ngươi?"
Trương Doãn nói: "Nếu là như vậy thì nhiều nhất cũng chỉ có ba ngàn quân".
"Tốt, ba ngàn thuỷ quân là cũng đủ rồi" Lưu Biểu trầm giọng nói: "Đức Dung hãy quay lại đại trại thuỷ quân hãy lập tức tuyển chọn lại ba ngàn quân này một lần nữa. Nếu có bất kỳ kẻ nào không hoàn toàn bị người khống chế thì hãy bí mật xử tử. Nhớ kỹ phải làm cho sách sẽ, tuyệt đối không được để Sái Mạo phát hiện ra dấu vết gì".
Trương Doãn nói: "Cữu phụ, cái này…".
"Không nên hỏi tại sao" Lưu Biểu trầm giọng nói: "Đây là việc có liên quan tới sinh tử tồn vong của hai nhà Lưu, Trương. Đức Dung hãy làm cho tốt".
"Hài nhi tuân lệnh".
Trương Doãn trả lời rồi lĩnh mệnh rời đi.
Lưu Biểu nhìn Lưu Bàn nói: "Trọng Thạch (tên chữ của Lưu Bàn), Cô cử ngươi đi Trường Sa thu nạp và tổ chức lại tặc binh Khu Tinh, thải loại lính già yếu, tuyển mộ tinh tráng, việc tiến triển thế nào rồi?"
Lưu Bàn nói: "Đã chiêu mộ được năm ngàn tinh binh, đang đồn trú ở Du huyện, ngày đêm thao luyện".
"Du huyện cách Tương Dương quá xa" Lưu Biểu khẽ nói: "Trọng Thạch hãy dẫn quân lên phía bắc, đồn trú luyện binh ở huyện Công An".
Lưu Bàn nói: "Chất nhi tuân lệnh".
Lưu Biểu lại nói: "Còn nữa, từ hôm nay phải tiến hành giám sát nghiêm ngặt các tướng lĩnh do ba gia tộc Sái, Hoàng, vương tiến cử. Nếu vạn nhất Tương Dương có biến, Trọng Thạch trước tiên hãy bắt lũ tướng lĩnh này lại, chém đầu để ngăn ngừa hậu hoạ".
"Tương Dương có biến?" Lưu Bàn thất thanh nói: "Thúc phụ, cái này…".
Lưu Biểu trầm giọng nói: "Sĩ tộc Kinh Tương do ba gia tộc Sái, Hoàng, Vương cầm đầu cho rằng Cô không có năng lực như Tào Tháo, không thể chỉ huy sĩ tộc Kinh Tương chống lại Mã Dược vì vậy chúng muốn nghênh đón Tào Tháo vào làm chủ Kinh Tương. Vì cơ nghiệp của Lưu gia, Cô không thể không phòng ngừa chu đáo, tính toán trước".
"A?" Lưu Bàn biến sắc nói: "Nếu một khi như thế, chất nhi e rằng chỉ dựa vào năm ngàn tinh binh sẽ rất khó ngăn cản Sái Trung, Sái Hoà, Hoàng Tổ, Vương Uy thống lĩnh quân Kinh Châu. Hơn nữa trong quân Kinh Châu còn có các mãnh tướng Hoàng Trung, Nguỵ Diên, Văn Sính, chỉ một người thôi e rằng chất nhi cũng khó đối phó được".
"Điều này Trọng Thạch không cần lo lắng" Lưu Biểu trầm giọng nói: "Nếu Cô đã động thủ, nhất định đã sắp xếp chu đáo, tuyệt đối sẽ không để năm ngàn tinh binh của ngươi đối chọi với cả quân đoàn Kinh Châu".
"Chất nhi hiểu" Lưu Bàn hít một hơi thật sâu, hắn trầm giọng nói: "Nếu như thế chất nhi cáo từ quay lại Du huyện".
Lưu Biểu nói: "Hãy đi mau".
Lưu Bàn vái một cái thật sâu rồi hắn quay người rời khỏi.
Đưa mắt nhìn Lưu Bàn đang rời đi, Lưu Kỳ chủ động hỏi: "Phụ thân, không biết hài nhi nên làm gì?'
Lưu Biểu lấy một cái vồ sắt dài hơn một thước (kỳ thật đó là Lang nha thiết truỳ của Hứa Chử thu nhỏ lại) đưa cho Lưu Kỳ và nói: "Vi phụ cùng Phiên Vương Vũ Lăng là Sa Đà là bạn cố tri. Sa Đà có nói nếu như Cô gặp nạn thì hãy cho người cầm lệnh bài này đi tới cầu viện. Hiện tại Lưu gia chúng ta đang phải đối mặt với tình hình nghiêm trọng. Đây chính là lúc cần giúp đỡ, Kỳ nhi hãy cầm vật này đi vào trong núi Võ Lăng tìm Sa Đà cầu viện".
"Hài nhi tuân lệnh".
Lưu Kỳ trả lời rồi hắn cũng lĩnh mệnh rời đi.
Đứa mắt nhìn bóng dáng Lưu Kỳ xa dần, trên mặt Lưu Biểu không khỏi hiện lên sự lưu luyến.
Thái giám tuyên chỉ đứng giữa đại sảnh, cao giọng nói: "Đại tướng quân Viên Thiệu công lao trác tuyệt, uy danh bốn bể, nay gia phong làm Đại Tư mã, tiết việt, tước Nguỵ công, ấp phong tăng hai vạn hộ. Trưởng tử Viên Đàm làm Vũ Lâm Trung lang tướng, tước Xuân Đình hầu, Thứ Sử Dương Châu. Thứ tử Viên Hi làm Hổ Bí Trung lang tướng, tước Diêu Đình hầu, Thứ Sử Từ Châu. Tam tử Viên Thượng làm Phấn Uy Trung lang tướng, tước Hàng Đình hầu, Thứ Sử Dự Châu. Cao Kiền làm An Nam tướng quân, tước Đường Đình hầu, Thứ Sử Duyện Châu, khâm thử".
"Thần Viên Thiệu lĩnh chỉ tạ ơn" Viên Thiệu giơ cao hai tay tiếp nhận thánh chỉ, hắn quỳ dạp xuống đất tạ ơn và nói: "Ngô Hoàng vạn tuế, vạn tuế, vạn tuế'.
Phía sau Viên Thiệu, Viên Đàm, Viên Hi, Viên Thượng, Cao Kiền cùng với quan văn, võ tướng Hà Bắc rối rít quỳ xuống hô vạn tuế ba lần.
"Xin Nguỵ công hãy đứng lên" Thái giám tuyên chỉ tiến lên đỡ Viên Thiệu đứng dậy cười nói: "Xin chúc mừng toàn gia Nguỵ công thăng quan tiến tước".
"Ha ha ha" Viên Thiệu ngửa mặt lên trời cười to ba tiếng rồi hắn vung tay cao giọng nói: "Người đâu, hãy dẫn công công đi chiêu đãi trọng thể, không được sai sót".
"Tuân lệnh" Ngay lạp tức có tên gia tướng tiến lên nhìn thái giám tuyên chỉ nói: "Công công mời".
Thái giám tuyên chỉ vui mừng đi xuống.
Đợi khi thái giám tuyên chỉ đi xa, Viên Thiệu mới cung kính để Thánh chỉ lên án rồi hắn quay người vô cùng đắc ý nói: "Tuy Cô thất bại ở Quan Độ nhưng lại làm chủ Trung Nguyên. Thiết kỵ Tây Lương dù đánh khắp Trung Nguyên nhưng cuối cùng lại nhường Trung Nguyên cho Cô. Vui quá, vui quá, ha ha ha".
Mưu sĩ Thẩm phối lo lắng nói: "Chúa công, chỉ e đây là quỷ kế của Giả Hủ".
"Quỷ kế?" Viên Thiệu không tin hỏi: "Là quỷ kế gì?"
Theo bản năng Thẩm Phối không an tâm với Mã đồ phu nhưng thật sự hắn không thể chỉ ra Mã đồ phu có ác tâm gì. Thẩm Phối hoàn toàn giống với Phùng Kỷ, hai người này hoàn toàn trung thành với Viên Thiệu nhưng nói về năng lực thì lại kém xa rất nhiều so với Hứa Du và Điền Phong. Hiện tại Điền Phong đã bị giết, Hứa Du đầu quân cho Tào Tháo cũng đã gặp nạn trong loạn quân. Nhân tài Hà Bắc ít ỏi, thực sự dưới trướng Viên Thiệu không còn mưu sĩ xuất sắc nữa".
Vì Thẩm Phối không thể nói ra đó là âm mưu gì nên Viên Thiệu không khỏi bực tức nói: "Chính Nam hãy nhớ là không thể ăn nói bừa bãi".
Thẩm Phối xấu hổ đỏ mặt, cúi đầu im lặng.
Viên Thiệu nhìn Viên Đàm, Viên Hi, Viên Thượng, Cao Kiền nói: "Hiển Tư, Hiển Dịch, Hiển Phủ, Nguyên Tài. Ngày nay các người đã chính thức được triều đình sắc phong làm đại quan, tự lập môn hộ của mình. Hiển Phủ (Viên Thượng), Nguyên Tài (Cao Kiền), Cô cho mỗi người các ngươi ba vạn binh mã, hãy lập tức xuôi nam vào làm chủ hai châu Duyện, Dự. Dương Châu của Hiển Tư, Từ Châu của Hiển Dịch vẫn đang nằm dưới sự khống chế của Tôn Kiên, Tào Báo. Nếu muốn hai châu đó trở thành địa bàn của Viên gia chúng ta thì chỉ e phải chờ đợi một thời gian, chờ khi Tôn Kiên, Tào Báo đánh nhau lưỡng bại câu thương, Cô sẽ một lần nữa xuôi nam bình định Từ Châu, Giang Đông. Khi đó có thể phân chia thiên hạ với Mã đồ phu".