Bái lạy tổ tiên trong từ đường xong, tộc lão kéo Phó tứ lão gia qua một bên hỏi chuyện.
Lão chỉ vào Phó Vân anh, hỏi: "Đây là con gái nhà lão đại sao?"
Phó tứ lão gia gật đầu trả lời: "không sai, đây là Vân anh, sang năm tám tuổi."
Tộc lão cau mày, "Chữ Vân là xếp cho con trai, con bé là con gái, sao lại đặt tên thế được?"
Con trai Phó gia đều đặt tên hai chữ, con gái thì tên một chữ, thế hệ này lấy chữ Vân đặt tên cho con trai, con gái thì không có quy định gì.
Phó tứ lão gia lấy ra một túi tiền, đặt vào tay tộc lão, "Xin thúc công nể mặt đại ca cháu mà châm trước cho một chút, huynh ấy có mỗi một đứa con gái này thôi."
Tộc lão ước lượng độ nặng của túi tiền rồi cười tủm tủm: "Được, được, ta cũng đã nhìn lão đại lớn lên, cho nó phá lệ một chút vậy."
Dù sao trên gia phả, con gái chỉ ghi thứ tự chứ không viết khuê danh, con gái của Phó lão đại tên là Phó Vân anh hay Phó anh cũng chẳng có gì khác biệt.
Phó tứ lão gia nói chuyện vài câu với tộc lão rồi dắt Phó Vân anh về nhà.
Lúc đi ngang qua tộc học, bên trong vọng ra tiếng giọng đọc sách trong trẻo của thiếu niên.
Phó tứ lão gia dừng chân, kinh ngạc nói: "Tiên sinh cũng đã về quê ăn tết, ai mà giờ này còn đọc sách vậy?"
Tộc học là một tòa nhà tường trắng ngói đen gồm hai dãy nhà, cửa đóng chặt, bên tường cây cối sum suê, dù trời đã vào đông nhưng cây hoa quế vẫn tươi tốt xanh rì.
Gã tùy tùng tiến lại, ngó qua bờ tường nhìn vào trong.
Trong viện vắng vẻ, chỉ có một thiếu niên thanh tú, dáng người dong dỏng đang đứng trước cửa sổ đọc sách.
Gã tùy tùng thưa: "Hình như là Tô thiếu gia nhà tam lão gia."
Chi bên Phó tam lão gia là chi giàu có nhất của Phó gia, do tam lão gia đứng đầu. Nhị thiếu gia Phó Vân Chương là cháu trai ruột của tam lão gia nên cũng thuộc chi này.
Tô thiếu gia vừa được nhắc đến là biểu thiếu gia Tô Đông. Mười năm trước, thanh niên trai tráng của Tô gia bị quan phủ ép đi xuống phía nam đào kênh đào để vận chuyển lương thực bằng đường thủy, đúng lúc Trường Giang lũ lụt. Đàn ông Tô gia đều chết tha hương. Tam lão gia là người nhân nghĩa, đưa cô nhi quả phụ Tô gia về nuôi dưỡng. Tô Đồng lớn lên ở Phó gia.
Con trai tam lão gia mất sớm, nhà chỉ còn một con gái tên là Phó Viện, nên coi Tô Đồng như con đẻ.
Phó tứ lão gia gật đầu, "Tháng hai sang năm huyện thí (kì thi cấp huyện), nghe nói Đồng ca nhi sẽ dự thi lần này, thảo nào chăm chỉ như thế."
Tô Đồng cũng mới mười một tuổi, không lớn hơn Phó Vân Khải và Phó Vân Thái bao nhiêu, người ta đã sắp đi thi, huyện thí, viện thí rồi phủ thí (các kì thi tổ chức ở địa phương theo thứ tự ở huyện, ở viện rồi ở phủ), trẻ con nhà mình được cưng chiều đến thế giờ mới đang nhận mặt chữ...
So sánh với nhau thật nực cười.
Phó tứ lão gia dắt tay Phó Vân anh đi khỏi đó, bước chân cũng nhanh hơn.
Ngoài đường vắng lặng, tuyết rơi xuống mặt đất lát đá xanh tạo thành một lớp mỏng, dưới mái hiên nhà tuyết tan ra nhỏ xuống đọng lại thành cột băng, phản chiếu ánh sáng mặt trời chói mắt, chỉ có tiếng xoàn xoạt phát ra từ chiếc chổi quét tuyết đọng trước cửa nhà của gã sai vặt mặc áo vải xanh, đầu đội mỏng.
Mấy tiểu thiếu gia đầu đội mũ dạ, người khoác áo dày đang tập trung một chỗ, dùng cây gậy trúc gõ nhẹ vào mấy cột băng đọng. Lão bộc dừng bên cạnh lựa lời khuyên chúng về phòng nhưng mấy tiểu thiếu gia nào thèm để ý, còn trừng mắt nhìn ông ta.
Phó tứ lão gia đừng lại nhìn một lúc, bỗng nhiên mỉm cười, "Nhớ khi còn nhỏ, đại ca thích nhất là đưa mấy anh em ra ngoài đập băng đọng. Mỗi khi có tuyết, mấy anh em cầm gậy trúc đi khắp làng trên xóm dưới, cứ thấy có băng đọng là đập, hồi đó có nhà nào là không biết đại ca, cả thôn cũng không ai dám tranh băng với huynh ấy."
Khi đó còn nghèo, đến tết nhà người khác có cá có thịt, có chân giò hầm, có hoa quả tươi từ phía nam đưa đến, có hoa quả khô, có bánh bao thịt nóng hổi, anh em họ chỉ có thể đập băng đọng ra làm đồ ăn vặt.
Giờ ông đã có tiền, trong nhà đã có sơn hào hải vị, của ngon vật lạ, người đại ca ấy lại không còn trên đời nữa.
Phó Vân anh ngẩng đầu lên nhìn Phó tứ lão gia, khẽ nói: "Tứ thúc, cảm ơn người."
Nàng biết tên của con gái sẽ không được ghi vào gia phả nhưng vẫn nhất định muốn giữ cái tên Phó Vân anh, Phó tứ lão gia không cần hỏi tại sao liền lập tức đồng ý với nàng. Phó lão đại trước kia chưa từng nhắc tới chuyện ở quê nhà, tới lúc hấp hối mới nhắc tới tên người thân. Nàng vốn cho rằng Phó lão đại có quan hệ không tốt với người nhà, nhưng mấy hôm nay ở đây, cách Phó tứ lão gia đối xử với nàng khiến nàng nhận ra mình đã lầm.
Vương thúc không lừa nàng, tình cảm anh em Phó tứ lão gia và Phó lão đại rất khăng khít.
Phó tứ lão gia mỉm cười, cúi xuống xoa đầu Phó Vân anh, "Tứ thúc là chú ruột con, không cần cảm ơn. Về sau con muốn gì cứ nói cho tứ thúc."
Phó Vân anh cũng cười.
thật ra nàng cũng không biết bản thân mình muốn gì. Nhưng mà cũng không quan trọng, ít nhất giờ nàng biết rõ mình không muốn gì.
Quay về Phó gia, từ xa đã nghe thấy tiếng cười nói trong viện.
Lão thái thái thích đông vui náo nhiệt, gọi các con dâu đưa các cháu vào nhà chính nói chuyện phiếm với nàng nhưng nói một lúc lại thấy mệt mỏi, nghiêng người trên giường la hán ngủ gà ngủ gật.
Lư thị, Hàn thị và tam thái thái chuyển qua noãn các bên ngoài vừa sưởi ấm vừa nói chuyện.
Hàn thị kể chuyện ở trại chăn nuôi, nào là chăm sóc ngựa, cho ngựa ăn, nào là chạy trốn mỗi khi gặp người Thát Đát.
Tam thái thái và Lư thị vốn sinh ra ở huyện Hoàng Châu, đi ra ngoài xa lắm cũng chỉ đến phủ Võ Xương, được nghe chuyện của Hàn thị thì hứng thú lắm.
Trong chậu, than củi kêu lách tách, quanh chậu để một cái giá để mấy loại hạt dẻ, đại tiểu thư Phó Nguyệt và tứ tiểu thư Phó Quế ngồi trên ghế con, chờ nha hoàn nướng hạt dẻ rồi bóc cho họ ăn.
Thập thiếu gia Phó Vân Thái dính chặt vào người mẹ mình là Lư thị, Lư thị vuốt ve mặt hắn, bảo nha hoàn A Kim lấy cho con trai mình một chén chè bột củ sen hoa quế.
Cách đó một dãy hành lang, Phó tam lão gia ngồi dưới mái hiên đan đèn lồng, nan trúc mỏng nhảy nhót trong tay ông. Chỉ một lát sau, một khung đèn lồng bằng nan trúc đã được đan xong.
Nha hoàn mang đèn lồng ra noãn các, Phó Quế cầm lấy, bảo nha hoàn đi lấy giấy đỏ và hồ dán, nàng muốn làm đèn lồng.
Phó Vân Thái nhìn thấy chiếc đèn lồng nọ thì mắt sáng lên, buông thìa cùng chén sứ trong tay, đi về phía Phó Quế đòi đèn lồng.
Phó Quế tiếc rẻ, chỉ ra phía ngoài nói: "Đệ đợi một chút, để tỷ bảo cha làm chiếc khác cho đệ."
Phó Vân Thái hừ một tiếng, giật lấy ngay chiếc đèn lồng trên tay nàng, còn đẩy cả nàng lẫn ghế ngã nhào xuống đất, "Tiền trong nhà này đều là cha ta kiếm, cha mẹ ngươi đều phải nghe lời cha ta, ngươi cũng phải nghe lời ta, không cho ta cũng lấy!"
Nha hoàn, bà tử xung quanh nhìn nhau rồi vội vàng đỡ Phó Quế dậy, giúp nàng phủi bụi trên quần áo. Nàng vốn ngồi gần chậu than nhất, suýt nữa là ngã vào cháy cả tóc.
Phó Quế vừa giận vừa sợ, khuôn mặt trứng ngỗng trắng trẻo lập tức đỏ ửng lên, mắt ầng ậng nước.
Nha hoàn vội vàng khẽ khuyên, "Thái ca nhi nói đùa, tỷ nhi đừng suy nghĩ nhiều." Rồi nàng nháy mắt với Phó Quế, "Quế tỷ nhi, tứ thái thái đang nhìn kìa..."
Lư thị nghe được tiếng náo động bên này cao giọng hỏi: "Thái ca nhi lại nghịch ngợm phải không?"
Bà tử ấp ủng, không biết nên trả lời thế nào.
Phó Quế khẽ cắn môi tới khi ngẩng đầu lên, khuôn mặt tươi cười trở lại, cười nói: "không có gì đâu ạ, con với Thái ca nhi đùa giỡn thôi ạ!"
Lư thị ừ một tiếng rồi quay lại tiếp tục nói chuyện với Hàn thị.
Đại tiểu thư Phó Nguyệt hơi nhíu mày, kéo tay Phó Quế, đặt hạt dẻ nóng mới nướng xong vào tay nàng, dịu dàng lên tiếng: "Tứ muội muội, muội đừng chấp Thái ca nhi, nó chỉ thích lấy đồ của người khác. Nó chơi một lúc là lại chán thôi, ta sẽ bảo nó mang đèn lồng qua trả cho muội."
Phó Quế nhẹ nhàng đẩy tay Phó Nguyệt ra, vẫn cười: "Đại tỷ tỷ, chỉ là cái đèn lồng thôi, không cần đâu, muội cũng không đến nỗi keo kiệt như thế."
Phó Nguyệt cũng chỉ biết ngượng ngùng.
Khi Phó Vân anh theo Phó tứ lão gia vào phòng, nàng cũng tinh tế nhận ra không khí trong noãn các không được thoải mái.
Nàng cũng quen rồi. không giống như nam giới, phụ nữ không thể ra ngoài, cả ngày chỉ có thể ở trong nhà, ngoài quan tâm đến chồng con thì không có gì khác để làm, ngày qua ngày không thể không có xích mích với những người phụ nữ xung quanh, khi là lỡ lời, khi là nói dối đổ oan, khi lại gây chuyện thị phi. Những xích mích trong nhà như vậy nàng đã từng chứng kiến từ kiếp trước.
Phó tam lão gia và tam thái thái trước đây cũng đã có hai đứa con trai nhưng đều mất sớm, chỉ có con gái là Phó Quế có thể lớn đến chừng này. Phó Quế từ nhỏ đã do lão thái thái nuôi dạy, hiện vẫn đang ở với lão thái thái. Tam lão gia và tam thái thái đều trầm lặng ít nói, Phó Quế lời ăn tiếng nói sắc bén hơn nhiều, cũng rất hiếu thắng.
Vương thẩm khi trước từng nói với Phó Vân anh, người dưới trong nhà từng nói đùa đại tiểu thư Phó Nguyệt và tứ tiểu thư Phó Quế có khi là đầu thai nhầm thân thể, hoặc là khi còn nhỏ bị nhầm với nhau chứ nhìn đi nhìn lại thì Phó Nguyệt trầm tĩnh giống y tam lão gia, còn Phó Quế thì lại có nét tương đồng với Lư thị.
Có người chồng đứng đầu cả gia đình như Phó tứ lão gia, Phó thị luôn lấn lướt các chị em dâu trong nhà, nhưng về khoản con cái lại không bằng người. Lão thái thái vẫn thích Phó Quế hoạt bát vui vẻ hơn Phó Nguyệt ít nói, Thập thiếu gia Phó Vân Thái ương ngạnh cũng không được người lớn yêu thích bằng cửu thiếu gia Phó Vân Thái.
Phó Vân anh không muốn bị kéo vào tình trạng khó xử giữa hai người chị họ liền vào trong phòng hỏi thăm lão thái thái, lúc đi ra thì kéo Hàn thị trở về phòng.
Hàn thị hoàn toàn không cảm nhận được sự cạnh tranh ngầm giữa tam thái thái và tứ thái thái, bịn rịn nói lời cáo biệt với hai em dâu, quay lại phòng còn cười nói với con gái: "Hai thím của con đều dễ gần cả."
Phó Vân anh cười cười, "Mẹ thích là được."
Hàn thị dễ thích nghi, không tham lam, cũng chẳng cố học đòi cái gì, chẳng có tranh chấp lợi ích gì với Lư thị hay tam thái thái nên đương nhiên sẽ là người thoải mái nhất.
Phó Vân anh thắc mắc: "Cửu ca đâu rồi ạ?"
Tiểu Ngô thị cũng không xuất hiện, hơn nữa không muốn gặp phải Hàn thị nên không thấy nàng đâu cũng là bình thường. Nhưng mà Phó Vân Khải cũng không ở đó, lẽ nào người dưới còn chưa tìm được hắn?
Hàn thị trả lời: "Tứ thẩm con tìm thấy thằng bé xong đưa nó về phòng rồi."
Phó Vân Khải làm mình làm mẩy không chịu ăn cơm, Lư thị lo Tết nhất còn ầm ĩ sẽ không hay nên đẩy đứa cháu này về viện của Tiểu Ngô thị để Tiểu Ngô thị khuyên bảo.
Phó Vân anh nhướn mày, nhìn thoáng qua cửa sổ, tuyết vẫn đang rơi, đọng lại thành một tầng dày trên cành táo khô.
Nàng nói với ma ma, "Mời cửu thiếu gia qua đây."
Phó Vân Khải là con thừa tự đã được ghi tên vào gia phả, là người thừa kế của Phó lão đại, trên danh nghĩa là anh trai nàng.
Cứ coi việc "làm thân" với anh trai là bước đầu tiên để nàng bước vào Phó gia đi.
Lời tác giả:
Băng đọng: Vào mùa đông, khi có tuyết lớn, từ mái nhà rủ xuống những cây băng dài trong suốt, sáng lấp lánh, là "kem thiên nhiên".
Lão chỉ vào Phó Vân anh, hỏi: "Đây là con gái nhà lão đại sao?"
Phó tứ lão gia gật đầu trả lời: "không sai, đây là Vân anh, sang năm tám tuổi."
Tộc lão cau mày, "Chữ Vân là xếp cho con trai, con bé là con gái, sao lại đặt tên thế được?"
Con trai Phó gia đều đặt tên hai chữ, con gái thì tên một chữ, thế hệ này lấy chữ Vân đặt tên cho con trai, con gái thì không có quy định gì.
Phó tứ lão gia lấy ra một túi tiền, đặt vào tay tộc lão, "Xin thúc công nể mặt đại ca cháu mà châm trước cho một chút, huynh ấy có mỗi một đứa con gái này thôi."
Tộc lão ước lượng độ nặng của túi tiền rồi cười tủm tủm: "Được, được, ta cũng đã nhìn lão đại lớn lên, cho nó phá lệ một chút vậy."
Dù sao trên gia phả, con gái chỉ ghi thứ tự chứ không viết khuê danh, con gái của Phó lão đại tên là Phó Vân anh hay Phó anh cũng chẳng có gì khác biệt.
Phó tứ lão gia nói chuyện vài câu với tộc lão rồi dắt Phó Vân anh về nhà.
Lúc đi ngang qua tộc học, bên trong vọng ra tiếng giọng đọc sách trong trẻo của thiếu niên.
Phó tứ lão gia dừng chân, kinh ngạc nói: "Tiên sinh cũng đã về quê ăn tết, ai mà giờ này còn đọc sách vậy?"
Tộc học là một tòa nhà tường trắng ngói đen gồm hai dãy nhà, cửa đóng chặt, bên tường cây cối sum suê, dù trời đã vào đông nhưng cây hoa quế vẫn tươi tốt xanh rì.
Gã tùy tùng tiến lại, ngó qua bờ tường nhìn vào trong.
Trong viện vắng vẻ, chỉ có một thiếu niên thanh tú, dáng người dong dỏng đang đứng trước cửa sổ đọc sách.
Gã tùy tùng thưa: "Hình như là Tô thiếu gia nhà tam lão gia."
Chi bên Phó tam lão gia là chi giàu có nhất của Phó gia, do tam lão gia đứng đầu. Nhị thiếu gia Phó Vân Chương là cháu trai ruột của tam lão gia nên cũng thuộc chi này.
Tô thiếu gia vừa được nhắc đến là biểu thiếu gia Tô Đông. Mười năm trước, thanh niên trai tráng của Tô gia bị quan phủ ép đi xuống phía nam đào kênh đào để vận chuyển lương thực bằng đường thủy, đúng lúc Trường Giang lũ lụt. Đàn ông Tô gia đều chết tha hương. Tam lão gia là người nhân nghĩa, đưa cô nhi quả phụ Tô gia về nuôi dưỡng. Tô Đồng lớn lên ở Phó gia.
Con trai tam lão gia mất sớm, nhà chỉ còn một con gái tên là Phó Viện, nên coi Tô Đồng như con đẻ.
Phó tứ lão gia gật đầu, "Tháng hai sang năm huyện thí (kì thi cấp huyện), nghe nói Đồng ca nhi sẽ dự thi lần này, thảo nào chăm chỉ như thế."
Tô Đồng cũng mới mười một tuổi, không lớn hơn Phó Vân Khải và Phó Vân Thái bao nhiêu, người ta đã sắp đi thi, huyện thí, viện thí rồi phủ thí (các kì thi tổ chức ở địa phương theo thứ tự ở huyện, ở viện rồi ở phủ), trẻ con nhà mình được cưng chiều đến thế giờ mới đang nhận mặt chữ...
So sánh với nhau thật nực cười.
Phó tứ lão gia dắt tay Phó Vân anh đi khỏi đó, bước chân cũng nhanh hơn.
Ngoài đường vắng lặng, tuyết rơi xuống mặt đất lát đá xanh tạo thành một lớp mỏng, dưới mái hiên nhà tuyết tan ra nhỏ xuống đọng lại thành cột băng, phản chiếu ánh sáng mặt trời chói mắt, chỉ có tiếng xoàn xoạt phát ra từ chiếc chổi quét tuyết đọng trước cửa nhà của gã sai vặt mặc áo vải xanh, đầu đội mỏng.
Mấy tiểu thiếu gia đầu đội mũ dạ, người khoác áo dày đang tập trung một chỗ, dùng cây gậy trúc gõ nhẹ vào mấy cột băng đọng. Lão bộc dừng bên cạnh lựa lời khuyên chúng về phòng nhưng mấy tiểu thiếu gia nào thèm để ý, còn trừng mắt nhìn ông ta.
Phó tứ lão gia đừng lại nhìn một lúc, bỗng nhiên mỉm cười, "Nhớ khi còn nhỏ, đại ca thích nhất là đưa mấy anh em ra ngoài đập băng đọng. Mỗi khi có tuyết, mấy anh em cầm gậy trúc đi khắp làng trên xóm dưới, cứ thấy có băng đọng là đập, hồi đó có nhà nào là không biết đại ca, cả thôn cũng không ai dám tranh băng với huynh ấy."
Khi đó còn nghèo, đến tết nhà người khác có cá có thịt, có chân giò hầm, có hoa quả tươi từ phía nam đưa đến, có hoa quả khô, có bánh bao thịt nóng hổi, anh em họ chỉ có thể đập băng đọng ra làm đồ ăn vặt.
Giờ ông đã có tiền, trong nhà đã có sơn hào hải vị, của ngon vật lạ, người đại ca ấy lại không còn trên đời nữa.
Phó Vân anh ngẩng đầu lên nhìn Phó tứ lão gia, khẽ nói: "Tứ thúc, cảm ơn người."
Nàng biết tên của con gái sẽ không được ghi vào gia phả nhưng vẫn nhất định muốn giữ cái tên Phó Vân anh, Phó tứ lão gia không cần hỏi tại sao liền lập tức đồng ý với nàng. Phó lão đại trước kia chưa từng nhắc tới chuyện ở quê nhà, tới lúc hấp hối mới nhắc tới tên người thân. Nàng vốn cho rằng Phó lão đại có quan hệ không tốt với người nhà, nhưng mấy hôm nay ở đây, cách Phó tứ lão gia đối xử với nàng khiến nàng nhận ra mình đã lầm.
Vương thúc không lừa nàng, tình cảm anh em Phó tứ lão gia và Phó lão đại rất khăng khít.
Phó tứ lão gia mỉm cười, cúi xuống xoa đầu Phó Vân anh, "Tứ thúc là chú ruột con, không cần cảm ơn. Về sau con muốn gì cứ nói cho tứ thúc."
Phó Vân anh cũng cười.
thật ra nàng cũng không biết bản thân mình muốn gì. Nhưng mà cũng không quan trọng, ít nhất giờ nàng biết rõ mình không muốn gì.
Quay về Phó gia, từ xa đã nghe thấy tiếng cười nói trong viện.
Lão thái thái thích đông vui náo nhiệt, gọi các con dâu đưa các cháu vào nhà chính nói chuyện phiếm với nàng nhưng nói một lúc lại thấy mệt mỏi, nghiêng người trên giường la hán ngủ gà ngủ gật.
Lư thị, Hàn thị và tam thái thái chuyển qua noãn các bên ngoài vừa sưởi ấm vừa nói chuyện.
Hàn thị kể chuyện ở trại chăn nuôi, nào là chăm sóc ngựa, cho ngựa ăn, nào là chạy trốn mỗi khi gặp người Thát Đát.
Tam thái thái và Lư thị vốn sinh ra ở huyện Hoàng Châu, đi ra ngoài xa lắm cũng chỉ đến phủ Võ Xương, được nghe chuyện của Hàn thị thì hứng thú lắm.
Trong chậu, than củi kêu lách tách, quanh chậu để một cái giá để mấy loại hạt dẻ, đại tiểu thư Phó Nguyệt và tứ tiểu thư Phó Quế ngồi trên ghế con, chờ nha hoàn nướng hạt dẻ rồi bóc cho họ ăn.
Thập thiếu gia Phó Vân Thái dính chặt vào người mẹ mình là Lư thị, Lư thị vuốt ve mặt hắn, bảo nha hoàn A Kim lấy cho con trai mình một chén chè bột củ sen hoa quế.
Cách đó một dãy hành lang, Phó tam lão gia ngồi dưới mái hiên đan đèn lồng, nan trúc mỏng nhảy nhót trong tay ông. Chỉ một lát sau, một khung đèn lồng bằng nan trúc đã được đan xong.
Nha hoàn mang đèn lồng ra noãn các, Phó Quế cầm lấy, bảo nha hoàn đi lấy giấy đỏ và hồ dán, nàng muốn làm đèn lồng.
Phó Vân Thái nhìn thấy chiếc đèn lồng nọ thì mắt sáng lên, buông thìa cùng chén sứ trong tay, đi về phía Phó Quế đòi đèn lồng.
Phó Quế tiếc rẻ, chỉ ra phía ngoài nói: "Đệ đợi một chút, để tỷ bảo cha làm chiếc khác cho đệ."
Phó Vân Thái hừ một tiếng, giật lấy ngay chiếc đèn lồng trên tay nàng, còn đẩy cả nàng lẫn ghế ngã nhào xuống đất, "Tiền trong nhà này đều là cha ta kiếm, cha mẹ ngươi đều phải nghe lời cha ta, ngươi cũng phải nghe lời ta, không cho ta cũng lấy!"
Nha hoàn, bà tử xung quanh nhìn nhau rồi vội vàng đỡ Phó Quế dậy, giúp nàng phủi bụi trên quần áo. Nàng vốn ngồi gần chậu than nhất, suýt nữa là ngã vào cháy cả tóc.
Phó Quế vừa giận vừa sợ, khuôn mặt trứng ngỗng trắng trẻo lập tức đỏ ửng lên, mắt ầng ậng nước.
Nha hoàn vội vàng khẽ khuyên, "Thái ca nhi nói đùa, tỷ nhi đừng suy nghĩ nhiều." Rồi nàng nháy mắt với Phó Quế, "Quế tỷ nhi, tứ thái thái đang nhìn kìa..."
Lư thị nghe được tiếng náo động bên này cao giọng hỏi: "Thái ca nhi lại nghịch ngợm phải không?"
Bà tử ấp ủng, không biết nên trả lời thế nào.
Phó Quế khẽ cắn môi tới khi ngẩng đầu lên, khuôn mặt tươi cười trở lại, cười nói: "không có gì đâu ạ, con với Thái ca nhi đùa giỡn thôi ạ!"
Lư thị ừ một tiếng rồi quay lại tiếp tục nói chuyện với Hàn thị.
Đại tiểu thư Phó Nguyệt hơi nhíu mày, kéo tay Phó Quế, đặt hạt dẻ nóng mới nướng xong vào tay nàng, dịu dàng lên tiếng: "Tứ muội muội, muội đừng chấp Thái ca nhi, nó chỉ thích lấy đồ của người khác. Nó chơi một lúc là lại chán thôi, ta sẽ bảo nó mang đèn lồng qua trả cho muội."
Phó Quế nhẹ nhàng đẩy tay Phó Nguyệt ra, vẫn cười: "Đại tỷ tỷ, chỉ là cái đèn lồng thôi, không cần đâu, muội cũng không đến nỗi keo kiệt như thế."
Phó Nguyệt cũng chỉ biết ngượng ngùng.
Khi Phó Vân anh theo Phó tứ lão gia vào phòng, nàng cũng tinh tế nhận ra không khí trong noãn các không được thoải mái.
Nàng cũng quen rồi. không giống như nam giới, phụ nữ không thể ra ngoài, cả ngày chỉ có thể ở trong nhà, ngoài quan tâm đến chồng con thì không có gì khác để làm, ngày qua ngày không thể không có xích mích với những người phụ nữ xung quanh, khi là lỡ lời, khi là nói dối đổ oan, khi lại gây chuyện thị phi. Những xích mích trong nhà như vậy nàng đã từng chứng kiến từ kiếp trước.
Phó tam lão gia và tam thái thái trước đây cũng đã có hai đứa con trai nhưng đều mất sớm, chỉ có con gái là Phó Quế có thể lớn đến chừng này. Phó Quế từ nhỏ đã do lão thái thái nuôi dạy, hiện vẫn đang ở với lão thái thái. Tam lão gia và tam thái thái đều trầm lặng ít nói, Phó Quế lời ăn tiếng nói sắc bén hơn nhiều, cũng rất hiếu thắng.
Vương thẩm khi trước từng nói với Phó Vân anh, người dưới trong nhà từng nói đùa đại tiểu thư Phó Nguyệt và tứ tiểu thư Phó Quế có khi là đầu thai nhầm thân thể, hoặc là khi còn nhỏ bị nhầm với nhau chứ nhìn đi nhìn lại thì Phó Nguyệt trầm tĩnh giống y tam lão gia, còn Phó Quế thì lại có nét tương đồng với Lư thị.
Có người chồng đứng đầu cả gia đình như Phó tứ lão gia, Phó thị luôn lấn lướt các chị em dâu trong nhà, nhưng về khoản con cái lại không bằng người. Lão thái thái vẫn thích Phó Quế hoạt bát vui vẻ hơn Phó Nguyệt ít nói, Thập thiếu gia Phó Vân Thái ương ngạnh cũng không được người lớn yêu thích bằng cửu thiếu gia Phó Vân Thái.
Phó Vân anh không muốn bị kéo vào tình trạng khó xử giữa hai người chị họ liền vào trong phòng hỏi thăm lão thái thái, lúc đi ra thì kéo Hàn thị trở về phòng.
Hàn thị hoàn toàn không cảm nhận được sự cạnh tranh ngầm giữa tam thái thái và tứ thái thái, bịn rịn nói lời cáo biệt với hai em dâu, quay lại phòng còn cười nói với con gái: "Hai thím của con đều dễ gần cả."
Phó Vân anh cười cười, "Mẹ thích là được."
Hàn thị dễ thích nghi, không tham lam, cũng chẳng cố học đòi cái gì, chẳng có tranh chấp lợi ích gì với Lư thị hay tam thái thái nên đương nhiên sẽ là người thoải mái nhất.
Phó Vân anh thắc mắc: "Cửu ca đâu rồi ạ?"
Tiểu Ngô thị cũng không xuất hiện, hơn nữa không muốn gặp phải Hàn thị nên không thấy nàng đâu cũng là bình thường. Nhưng mà Phó Vân Khải cũng không ở đó, lẽ nào người dưới còn chưa tìm được hắn?
Hàn thị trả lời: "Tứ thẩm con tìm thấy thằng bé xong đưa nó về phòng rồi."
Phó Vân Khải làm mình làm mẩy không chịu ăn cơm, Lư thị lo Tết nhất còn ầm ĩ sẽ không hay nên đẩy đứa cháu này về viện của Tiểu Ngô thị để Tiểu Ngô thị khuyên bảo.
Phó Vân anh nhướn mày, nhìn thoáng qua cửa sổ, tuyết vẫn đang rơi, đọng lại thành một tầng dày trên cành táo khô.
Nàng nói với ma ma, "Mời cửu thiếu gia qua đây."
Phó Vân Khải là con thừa tự đã được ghi tên vào gia phả, là người thừa kế của Phó lão đại, trên danh nghĩa là anh trai nàng.
Cứ coi việc "làm thân" với anh trai là bước đầu tiên để nàng bước vào Phó gia đi.
Lời tác giả:
Băng đọng: Vào mùa đông, khi có tuyết lớn, từ mái nhà rủ xuống những cây băng dài trong suốt, sáng lấp lánh, là "kem thiên nhiên".