Ma Câm: Ma Khóc Dưới Hồ Tiên Đôn

Chương 1: Chuyện kể về chợ Âm phủ

Trước đây, khái niệm "Chợ âm phủ" mà người Bắc Kinh xưa hay gọi còncó tên "Chợ ma" hoặc chợ đêm. Những loại chợ như thế này thường được họp ở một số nơi nhất định. Vào canh tư, khi trời còn tối đen chưa có chútánh nắng, hàng hóa được bày ra bán và toàn hàng không rõ nguồn gốc. Mỗilần đến chợ âm phủ, người ta thường thấy những bóng hình dật dờ qua lạikhông rõ là người hay là ma, khiến những ai yếu bóng vía đều không dámtiến lại gần.

Nhắc đến chợ âm phủ, tôi muốn nói đến một người tên là Nghĩa, ngườidân quanh đây vẫn gọi là lão Nghĩa mù. Ngày trước, phía ngoài cổng Namcó rất nhiều người sinh sống bằng nghề khiêng kiệu. Khiêng kiệu cũng cónhiều loại, loại kiệu bên trong có chiếc hòm màu đen, khiêng thẳng ranghĩa trang để chôn cất đó là khiêng người chết, còn khiêng người sốngthì dân gian gọi là phu khiêng kiệu. Người ta gọi nơi các phu khiêngkiệu ở là hẻm Giang phòng, cái tên này được dùng đến tận ngày nay. Giađình lão Nghĩa mù sống ở khu phố đó. Trước giải phóng, lão sống qua ngày bằng việc đi đào trộm mồ mả, giới trong nghề gọi đây là "đổ đấu", lãocũng không phải mù thật, chỉ do tuổi tác cao, nhìn mọi thứ không cònđược tinh tường, nhiều lúc nhầm lẫn đến dở khóc dở cười, dần dần bà conlối xóm gọi luôn lão là Nghĩa mù.
Mắt lão kém tới mức, có lần giữa ban ngày ban mặt, đang đi trênđường, bỗng lão nhìn thấy vật gì đen đen của ai đánh rơi, lão nghĩ bụng: "Ai làm rơi món hàng da thế này nhỉ?", rồi nhân lúc không có người định cúi xuống nhặt mang về, nào ngờ, lão vừa mới thò tay ra, thì nghe tiếng sủa gâu gâu, rồi thấy bóng một con chó vàng vụt chạy qua bên kia đường.

Một lần khác, lão Nghĩa mù mua hai chiếc bánh mì nướng, bên trên cònrắc một ít vừng đen, bánh vừa mới ra lò còn nóng hổi, phải ăn lúc cònnóng mới ngon. Hôm đó gió to trời lạnh, lão chọn một bức tường khuất gió đừng ăn cho đỡ rét mà không biết trên bức tường có dán tờ cáo thị, trên tờ cáo thị đóng dấu đỏ tròn. Trước kia thường dùng dấu vuông, sau nàymới đổi thành dấu tròn, thời đó nào có mấy người biết chữ. Lúc này, cóngười đi ngang qua ghé vào xem cáo thị, người qua đường này cũng chưanhìn thấy dấu tròn bao giờ, cứ ngỡ lão Nghĩa mù đã đọc cáo thị rồi lêntiếng hỏi cái tròn tròn kia là gì, lão Nghĩa mù trả lời: "Là bánh mì chứ là gì nữa, cậu thích ăn thì tự đi mà mua". Người qua đường không hiểulão đang nói gì, chỉ lên chỗ cáo thị hỏi lại lần nữa: "Không phải bánhmì, tôi hỏi cái bên trên kia cơ?" Lão Nghĩa mù trả lời: "Bên trên làvừng", đúng là ông nói gà bà nói vịt, hai người lời qua tiếng lại mộtlúc suýt chút nữa thì xảy ra ẩu đả.
Những câu chuyện này chưa hẳn đã là thật, có thể mọi người cố tìnhbịa ra nhưng chung quy là cả khu phố đều biết đến lão Nghĩa mù. Còn nghe nói có lần lão đang đi bộ, thấy một chiếc đinh mũ nằm giữa đường, ánhlên những tia sáng lóng lánh dưới trời nắng. Cứ tưởng rằng đó là viênngọc trai do ai đánh rơi, lão liền nhặt vội cầm chặt trong tay. Lão bịchiếc đinh đâm cho chảy máu, liền vứt đi. Nhưng lão cũng không nghĩ rằng mình mắt kém nhìn nhầm mà tự lẩm bẩm: "Xời, hóa ra là con sâu, bóp nátchảy cả máu."

Chung quy là mắt của lão Nghĩa mù rất kém, nếu trời nổi gió cuốn baynhững cọng lông gà, lão ta lại tưởng là một đàn chim sẻ bay qua. Mặc dùmắt lão chưa phải là mù hẳn nhưng không thể tiếp tục kiếm cơm bằng nghềđổ đấu được nữa. Vậy là, lão đành chuyển sang buôn bán nhỏ tại chợ âmphủ. Kiểu buôn bán của lão cũng khác người, chỉ là bày bán vài bao "thắp đèn" trên một tấm bạt trải dưới đất, bao thắp đèn chính là bao diêm,bao thắp đèn là cách gọi xưa. Ở chợ âm phủ nếu đến mua diêm, người tagọi lóng là "đổi trống mềm", thắp đèn gợi liên tưởng đến ánh sáng, nghĩa là "minh", mà "minh" còn có nghĩa khác nữa là "âm phủ". Lão bán diêm là muốn ngầm bảo mọi người rằng mình chuyên thu những đồ móc lên từ mộ cũ. Lão Nghĩa mù ngồi đó, chẳng thèm hỏi han ai, càng không buồn đoái hoàiđến những người lạ.
Lão Nghĩa mù kể lại, chuyện mắt của lão bị mù cũng rất ly kỳ. Từ lúclão vẫn làm nghề đổ đấu, có lần đi đào mả ở tỉnh khác, nghe một ngườiđồng hương kể rằng tại một ngọn núi ở vùng này thường xuyên xảy ra mộthiện tượng lạ. Cứ mỗi đêm trăng rằm, trên ngọn núi đó lại xuất hiện mộtđốm sáng, không rõ là vật gì, nhìn từ xa trông cứ như có hai vầng trăngsáng.

Lão Nghĩa mù nghe kể, chắc mẩm trên núi có mộ cổ chôn nhiều báu vật,liền hỏi thăm đường lên núi. Đến chập tối thì tới được chân núi, trờibỗng nổi mây đen, loáng thoáng nghe thấy tiếng sấm xa. Sợ trời đổ mưa sẽ khó lên núi, lão dừng chân quan sát xung quanh, thấy một ngôi chùa nhỏbỏ hoang bên đường liền quyết định nghỉ đêm tại đây. Vì đã bị bỏ hoanglâu ngày nên trong chùa không còn tăng ni sư sãi, lão cũng không phảingười tin tà ma, bèn thắp đèn lên rồi đi vào bên trong Phật điện, phíasau bức tượng Phật có một gian phòng nhỏ, hai cánh cửa sập sệ, hỏng nát, mở ra là không đóng lại được nữa. Lão gom mớ rơm trên sàn lại một góclàm chỗ nằm, một mình ngồi trong phòng mở lương khô ra ăn cho đỡ đói,không để ý tiếng gió bên ngoài mỗi lúc một gấp hơn, trời đất tối sầm,chưa có mưa nhưng tiếng sấm xa thì nổi lên không ngớt.
Đang định đi nằm, bỗng nghe phía bên ngoài có tiếng động, sợ gặp phải bọn cướp, lão vội ra ngoài, nấp sau bức tượng Phật nghe ngóng tìnhhình. Lúc này, cửa chùa bật mở, một người con gái mặc chiếc váy màu xanh từ bên ngoài bước vào, lão Nghĩa mù bất chợt giật mình, bao nhiêu nămlàm nghề đào mả trộm khiến nhãn lực của lão cũng trở nên khác thường, cơ thể cô gái này tỏa ra một luồng âm khí, cứ như cô ta vừa mới bò ra từmột ngôi mộ nào vậy. Cô gái vội vàng đi vào trong, quỳ xuống trước tượng Phật vái lạy liên hồi. Bên ngoài, chớp giật ngoằn nghèo, sáng chói trên bầu trời, rồi đánh thẳng vào trong chùa, ngôi chùa bốc cháy, lão Nghĩamù hồn bay phách lạc, không rõ lai lịch của người con gái này thế nào mà phải tới ngôi chùa hoang này tránh thiên lôi?

Cô gái dường như cũng phát hiện ra phía sau bức tượng có người, bấtchợt ngẩng đầu lên, lão Nghĩa mù kinh hoàng, trên mặt cô gái có tới sáucon mắt, lão vội cắm đầu bỏ chạy, cô gái đuổi theo phía sau lưng, bấtchợt một tia sét nổi lên đánh trúng ngay giữa đỉnh đầu cô gái, lão Nghĩa mù cũng lăn ra bất tỉnh, đôi mắt của lão bị lửa sét thiêu đốt, chưa đến nỗi mù nhưng không nhìn rõ được nữa. Ngày hôm sau, người dân đi ngangqua ngôi chùa hoang đã cứu lão, họ còn thấy một con nhện rất to bị sétđánh chết nằm trên nền nhà, trong bụng con nhện đó toàn là những viên đá thoạt trông như những viên ngọc bích, tựa ngọc mà lại không phải làngọc, đến tối những viên đá này phát ra ánh sáng lấp lánh, trông như ánh trăng. Đây chính là nguyên nhân mà người dân nhìn thấy hai vầng mặttrăng vào những đêm trăng sáng.
2

Lời của lão Nghĩa mù có đúng hay không, không có cơ sở để xác minh,nhưng tôi không mấy tin vào câu chuyện ly kỳ này. Nghe nói, lão Nghĩa mù đã từng cứu mạng tôi. Tôi tuổi rắn, theo lời các cụ, rắn là rồng nhỏ.Hồi tôi khoảng ba bốn tuổi, một lần bố tôi tan ca đêm, một mình đạp xetrở về nhà, khi rẽ vào con đường đất bỗng thấy chiếc xe nảy lên như vừađằn qua một vật gì đó, bố tôi dừng lại xem thì thấy ông vừa cán chết một con rắn, cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, ông lên xe chuẩn bị đi tiếp,bỗng phía trước xuất hiện một cậu bé chắn ngang đường giận dữ nói: "Ôngđâm chết tôi cũng không sao, nhưng tôi sẽ bắt người tuổi rắn trong nhàông phải đền mạng", nói xong cậu bé biến mất. Về nhà, bố thấy tôi đangsốt cao, miệng nói mê sảng, chữa chạy khắp nơi mà không khỏi. Hàng xómđều nói rằng tôi bị trúng tà. Lão Nghĩa mù có quan hệ rất đặc biệt vớigia đình tôi, lão là anh em kết nghĩa với ông nội tôi, bố tôi biết lãorất rành về lĩnh vực này, liền đem chuyện đêm hôm nọ cán chết con rắndọc đường kể cho lão nghe và nhờ lão nghĩ cách giúp đỡ. Lão Nghĩa mù bày cách: "Đúng là con rắn kia về đòi mạng rồi. Bây giờ gia đình phải đưacháu về quê ở đúng bảy bảy bốn chín ngày, phải thay tên đổi họ cho cháu, về quê phải đi ban ngày, gặp các ngã ba ngã tư thì phải rải hùnghoàng[1], có như vậy mới tránh được tai họa lần này". Gia đình tôi làmtheo đúng lời của lão Nghĩa mù, cả tên khai sinh lẫn tên gọi ở nhà đềukhông dùng nữa mà đổi hết thành tên mới cho tôi, tôi về quê sống mộtthời gian, cuối cùng cũng khỏi bệnh, may là đã giữ lại được cái mạng.
[1] Hùng Hoàng: là loại bột màu vàng cam hoặc lẫn lộn giữa bột màuvàng và đỏ, thành phần chủ yếu là Asen sunfua. Đây là loại thuốc kỵ(đuổi) rắn rất công hiệu. Hùng hoàng có tác dụng giải độc, sát trùng,hóa ứ, tiêu đờm, lợi đại tiểu tiện, triệt ngược định kinh.

Chuyện bố tôi đi xe đạp cán chết rắn cũng là nghe lão Nghĩa mù kểlại, tôi vẫn nhớ hồi còn nhỏ, các gia đình đều khó khăn cả, đó là thờitem phiếu, chỉ có năm hết Tết đến mới dám mua tí thịt để ăn Tết, nhưnglão Nghĩa mù tháng nào cũng có hai bữa thịt dê, mà cách ăn của lão cũngchẳng giống ai, một tấm sắt được đặt trên bếp lò đốt bằng củi thông,phía trước đặt chiếc ghê băng, nhưng không phải là để ngồi mà là để lãogác chân, một chân lão gác lên ghế, tay trái cầm bát nước chấm đầy đủ xì dầu, tương, tỏi, ớt, rau mùi v.v... tay phải gắp từng miếng thịt dênướng chín chấm nước chấm hoặc kẹp với tỏi tây, bánh mì nướng. Lão Nghĩa mù giải thích đây là cách ăn của người dân tộc Kỳ ở Quan Ngoại. Hồitrẻ, lão từng đi tìm mỏ vàng trong rừng xanh núi thẳm ở vùng đó, nên đãquen với cách ăn hoang dã này. Vì lão mắt kém, lại ở một mình nên từ khi biết cầm đũa thì tôi cũng là người nướng thịt cho lão Nghĩa mù và cũnglà để được ăn ké, lần nào tôi cũng được ăn thoải mái. Mỗi lần ăn thịtnướng, lão Nghĩa mù đều có thói quen uống rượu, vừa uống vừa kể cho tôinghe những câu chuyện năm xưa lão đi đã đi tìm long mạch như thế nào,làm sao để đào vật báu trong mộ cổ, còn giải thích "nhện qua sông" là mộ gì, "rắn vào bụi cỏ" là mộ gì, toàn những chuyện xưa như quả đất nhưngkhông kém phần ly kỳ hấp dẫn, tôi cứ nghe mê mẩn, đến sau này lớn lênmới biết, mỗi lần lão Nghĩa mù ăn thịt dê nướng chính là lúc lão vừađược món hời nào đó ở dưới mộ.
Không thể coi thường khu phố mà lão Nghĩa mù sinh sống, trông tồi tàn vậy nhưng có rất nhiều nhân tài, ví dụ như Hàn sư phụ, sống bằng nghềlàm ngói nhưng lại cực kỳ giỏi võ, không phải loại võ thuật nổi tiếng ởBắc Kinh như Thái Cực Quyền, mà chỉ là loại quyền cước vô danh ở quêhương của ông, nhưng ở vùng quê đó ai ai cũng biết múa loại võ này.Tôicũng đã từng theo học Hàn sư phụ vài năm. Lão Nghĩa mù cứ can tôi đừngtheo Hàn sư phụ, vì học võ vào rồi thường hay rước vạ vào thân.

Tôi vốn không tin, chẳng ngờ đúng là xảy ra chuyện thật. Số là chớmđông năm đó, tôi đi ngang qua công viên Địa Đàn, gặp một thằng khùngcùng bọn du côn đang chặn đường trêu chọc hai cô gái, nghe kể bố mẹthằng này là cán bộ cấp cao. Thời Cách mạng đại văn hóa, nó bị kích động mạnh nên giờ đầu óc không được bình thường, dựa vào tấm giấy chứng nhận tâm thần của bệnh viện, nó huênh hoang rằng cho dù có cầm dao đâm chếtngười cũng chẳng ai làm gì được, nên thường ngày chỉ chuyên phá phách,thêm vào đấy thằng này lại có bọn choai choai đầu đường xó chợ theo làmđàn em, không việc gì mà bọn chúng không dám làm. Lần này, nó trêu chọccon gái nhà lành, trong đó có một cô lại là ban học của tôi ngày trước,tôi liền tiến đến can ngăn, thằng khùng không nói một lời, rút dao ranhằm thẳng tôi đâm tới, tôi ra tay không mạnh cũng không nhẹ, rút ngaychiếc khóa xe quất hai phát vào đầu thằng khùng, nó đổ xuống đất khôngkịp kêu lên một tiếng, máu chảy ào ào như vỡ ống nước, lũ đàn em đầnthối mặt, rồi hét lên ầm ĩ "Gϊếŧ người rồi! Gϊếŧ người rồi!", sau đó bỏchạy toán loạn.
Lúc này, tôi biết mình đã gây ra vạ lớn, liền chạy một mạch đến nhàlão Nghĩa mù để lánh nạn vài hôm. Căn nhà của lão vốn ẩm thấp, giữa banngày cũng tranh sáng tranh tối, tôi đẩy cửa bước vào, thấy lão Nghĩa mùđang đắp chăn nằm trên giường, phía dưới chăn lòi ra một chiếc đuôi,không rõ là đuôi sói hay đuôi hồ ly, tôi hoảng quá quay đầu chạy bổ rabên ngoài.

3

Chạy ra đến cổng tôi ngã nhào, va cả đầu vào lu nước sứt miếng da,sau này để lại vết sẹo trên trán. Vừa lúc đó, lão Nghĩa mù từ ngoài đivào. Lão Nghĩa mù xương khớp không tốt nên rất sợ trời lạnh, mùa đôngthường đắp chăn lông thú, vật mà vừa rồi tôi nhìn thấy trong nhà là tấmchăn da thú của lão. Thấy tôi, lão Nghĩa mù hỏi: "Gì mà hoảng hốt thế,lại gây chuyện ở đâu rồi hả?"

Tôi kể lại chuyện đánh nhau ở công viên Địa Đàn cho lão nghe, có thể đã xảy ra án mạng rồi cũng nên.
Lão Nghĩa mù hốt hoảng: "Mạng người quan trọng, hơn nữa bố mẹ ngườita còn làm quan, mày mà rơi vào tay họ chẳng phải như đầu dê đặt trênthớt, mặc cho người ta muốn làm gì thì làm sao."

Tôi nói: "Họ muốn làm gì thì làm, cùng lắm là mất đầu chứ gì, mười tám năm nữa cháu vẫn là cháu."

Lão Nghĩa mù nói: "Không được hành động bốc đồng, mau thu dọn hànhlý, lên Nội Mông lánh tạm ít lâu, chỗ bố mày cứ để đấy ông lo."

Lúc đấy, tôi cứ chắc mẩm là đã đánh chết người nên nghe lời lão Nghĩa mù, đi tàu suốt đêm lên Đông Bắc vào nơi rừng xanh núi thẳm. Lão Nghĩamù có người anh em kết nghĩa, biệt danh là "Thổ địa gia", làm quản lýlâm trường ở huyện Hưng An, Nội Mông. Hai người là bạn chí cốt với nhau, tấm chăn lông thú của lão Nghĩa mù chính là do Thổ địa gia tặng. Gặptôi, ông cứ lôi vào hỏi chuyện tới tấp không cho đi đâu. Ít lâu sau,người nhà gửi điện báo gọi tôi quay về, ở nhà không có chuyện gì cả, tên khùng đó chưa chết, chỉ bị thương hai chỗ ở đầu. Hai cô gái kia sau đóđã đi trình báo, công an tiến hành điều tra, thì ra chứng nhận tâm thầncủa hắn là giả, chuyện bố mẹ hắn là cán bộ cách mạng cũng chỉ do hắn bịa ra. Nhưng tôi đã quen với cuộc sống tang bồng bên ngoài, muốn cùng Thổđịa gia đi đào vàng thêm một thời gian nữa, chờ khi nào phát tài thì sẽquay về.
Tổ tiên Thổ địa gia họ Sách, là Vương gia thời nhà Thanh, sau vì mang tội nên bị triều đình lưu đày xung quân ở biên cương, sinh sống bằngnghề săn bắt. Ông có cô cháu gái tên Sách Ni Nhi, tôi theo hai ông cháuhọ đi săn thỏ bắt hồ ly lấy da, men theo sông Hắc Long Giang để tìm mỏvàng. Nhưng Thổ địa gia tuổi đã cao, sức khỏe không còn dẻo dai nhưtrước đây, trải qua mùa đông dài lạnh lẽo, mùa xuân và mùa hè đến bấtchợt, chớp mắt đã sang thu, xem chừng cũng chẳng có thu hoạch gì, Thổđịa gia quay về Hưng An trước, tôi và Sách Ni Nhi mang mấy bộ da thúđánh được trước đó xuống chợ bán. Từ mùa xuân khi sông băng tan cho tớikhi tuyết dày bao phủ các dãy núi thì người ta họp ba phiên chợ cạnhdòng sông, đây là phiên chợ cuối cùng trong năm. Nơi này từ xưa vốn đãhoang vu ít người sinh sống, trước giải phóng những người đến chợ phiênthường là dân lâm trường, dân giang hồ, tàn binh bại tướng, ăn mày vàmột số người dân du mục. Vì nhu cầu mà tự lập ra chợ phiên, hàng giaodịch trong chợ thường là vàng đào được trong núi, nhân sâm, lộc nhung,da thú v.v... phong tục này được lưu lại tới ngày nay.
Sau khi bán được mấy tấm da thú cho một người dân du mục Mông Cổ,Sách Ni Nhi nói với tôi: "Anh theo ông cháu em lăn lộn vất vả trong núimột thời gian rồi, hôm nay phải ăn một bữa thật ngon."

Tôi thấy trong chợ cũng có vài quán ăn tương đối tốt, trước cửa còntreo biển hiệu hình đèn l*иg. Vùng Đông Bắc rất để ý đến biển đèn l*иg.Ngoài cửa tiệm cùng lắm là viết tên mặt hàng, không có giá cả cũng không nói rõ quán bán những món gì, nhưng chỉ cần xem biển đèn l*иg là biếttất cả. Nếu phân loại theo màu sắc thì màu vàng là quán chay, màu xanhlà quán người Đạo Hồi, nếu treo một đèn l*иg là quán bình dân, trên cóvẽ vòng tròn là quán bánh bao, có hình hoa là quán bán màn thầu, bánhbao, phía dưới có tua rua là quán bán mì, quán treo hai đèn l*иg thì cao cấp hơn, có thể tổ chức tiệc tùng, treo bốn đèn l*иg là cao cấp nhất.Chưa thấy ai treo ba biển đèn l*иg bao giờ, vì phát âm của nó nghe nhưlừa đảo khách hàng nên kiêng. Mặc dù những chuyện này tôi đã được nghelão Nghĩa mù kể nhưng chưa đến ăn bao giờ nên cũng chẳng biết món nàongon, đành để Sách Ni Nhi tự quyết định.
Sách Ni Nhi dẫn tôi vào một cái quán gần đó, quán có bán món cá hầm,loại cá tầm được bắt từ sông Hắc Long Giang lên, dù cách chế biến đơngiản nhưng giữ lại được hương vị thơm và tươi ngon của cá. Lần đầu tiênđược ăn món cá ngon như vậy, tôi bỗng thèm uống vài ly, liền gọi nửa cân rượu hoa quả rừng. Đang ăn thì có hai thực khách nữa bước vào quán, họcũng gọi món cá hầm, vừa ăn vừa hỏi thăm chủ quán đường tới Lão Câu. Chủ quán lộ vẻ kinh ngạc: "Lão Câu[2]? Hai người tới đó làm gì? Đi đào mộà?"

[2] Lão Câu: Trong tiếng Hán có nghĩa là khe núi cổ.

4

Chủ quán quen biết Sách Ni Nhi, bèn nói với hai người khách: "Lão Câu à... bao năm nay chẳng có ai tới đó, hai người muốn đi thì hỏi cô gáikia kìa, ông nội cô ấy trước giải phóng từng vào Lão Câu đào vàng. Ngoài Thổ địa gia ra thì chưa ai vào Lão Câu mà có thể sống sót trở về đâu."
Hai người khách sán ngay tới chỗ chúng tôi để hỏi đường vào Lão Câu,còn hứa sẽ trả một khoản tiền lớn nếu Sách Ni Nhi nhận dẫn đường.

Lưu vực sông Hailar và sông Nuomin ở Nội Mông là một vùng đầm trạchhoang vu, phía tây bắc là núi cao, phía đông là rừng rậm, phía nam làthảo nguyên, chu vi trăm cây số không có bóng nhà. Hai dòng sông uốnlượn ngoằn nghèo và có nhiều nhánh nhỏ, vì địa hình thấp nên nước sôngchảy vào đây hình thành vùng đầm lầy mọc đủ loại thực vật thủy sinh.Giữa vùng đầm cỏ bao la này là những vũng sình lầy sâu hoắm, nếu đitrong đầm cỏ phải dò đường cẩn thận, không may rơi xuống đám sình lầy mà không có người cứu lên sẽ bị lún sâu hơn cho đến khi chìm hẳn và chết.Từ xưa tới nay, vùng này không có dấu tích của người hay động vật sinhsống. Nghe nói phía sâu bên trong vùng đầm lầy này có một khe núi, trong đó có một hang động cổ, thời xưa đã có rất nhiều người mạo hiểm vào đótìm mỏ vàng, hầu như có đi mà không có về, cho dù cao số không chếttrong vùng đầm lầy thì khi xuống tới hang động cũng bị ma đất ăn thịt,những người đào vàng truyền nhau như vậy. Nơi đó gọi là Kim Câu[3], haycòn gọi là Lão Câu, chỉ cần nhắc đến tên thôi là mọi người đã thất kinhhồn vía, chẳng ai dám đi.
[3] Kim Câu: Trong tiếng Hán có nghĩa là khe núi vàng.

Sách Ni Nhi nhìn hai người khách, trông họ không giống dân đào vàng,hơn nữa mỏ vàng cũng chỉ là truyền thuyết, liền hỏi: "Hai người làm nghề gì? Đến Lão Câu làm gì?"

Một trong hai người đó là đạo sĩ, khoảng ngoài bốn mươi tuổi. Đạo sĩđược chia làm hai phái, một phái chuyên ở trong đạo quán, thường xuyênmặc áo đạo sỹ, tu luyện cầu đắc đạo, đó cũng là phái thường gặp nhất,thường thuộc Toàn Chân giáo, phái còn lại ăn mặc như người dân bìnhthường, ít khi mặc trang phục đạo sỹ, có thể lấy vợ sinh con nhưng cũngbiết các thuật làm bùa, bắt ma trừ yêu, niệm thần chú, xem bói xemtướng, xem phong thủy v.v... Họ thuộc phái Chính nhất giáo. Người Đôngbắc thường nôm na gọi họ là Nhị lão đạo.

Mới đầu, Nhị lão đạo không chịu nói thật, chỉ kể rằng sư phụ ông tabáo mộng giao cho nhiệm vụ đi bắt cương thi. Cương thi đó đã tồn tại lâu năm, có nhiều phép thuật cần phải tiêu trừ tránh hậu họa về sau. Sau vì Sách Ni Nhi truy hỏi gắt gao, họ đành tìm chỗ vắng người để nói chuyện. Sự thật là những chiêu trò sư phụ ông ta truyền lại không thể lừa người kiếm cơm được nữa, dựa vào chút khả năng xem phong thủy nên ông ta đổinghề đi đào trộm mộ. Nghe nói ở Lão Câu có bích họa, chắc rằng nơi đó có mộ cổ nên quyết đi một chuyến thu một mẻ to. Người đi cùng ông ta làTrương Cự Oa, vốn là một cậu bé mồ côi trên thảo nguyên, bố mẹ chếttrong một nạn đói của vùng Đông Bắc, chỉ còn mình cậu ta sống sót, sauđó được một người lính nhận làm con nuôi rồi lấy họ Trương theo họ củacha nuôi. Người này khoảng hơn hai mươi tuổi, thân hình to lớn vạm vỡ,cao hơn người bình thường đến nửa cái đầu, là một chàng thanh niên thậtthà chất phác, được Nhị lão đạo nhận làm đồ đệ. Hai người họ đang tìmngười dẫn đường vào Lão Câu đào mộ tìm bảo vật. Ở cái nơi núi thì cao,Hoàng đế thì ở xa này, gặp đâu ăn đó, cái trò đào vàng quật mả đều không thể công khai, mặc dù chẳng hay ho gì, nhưng trước mặt người dân địaphương thì cũng không cần giấu giếm.
Nhị lão đạo giơ ngón tay cái lên nói với tôi và Sách Ni Nhi: "Lãohuynh đệ, đại cô nương! Lão đạo tôi đều nói thật hết với cô cậu rồituyệt đối không để cô cậu phải thiệt, nếu dẫn đường cho tôi tới được Lão Câu, sự việc thành công thì cô cậu cứ việc ra giá, một lời chấp thuậnluôn, hai bên đều thoải mái. Được chứ?"

Sách Ni Nhi vốn là một cô gái có chủ kiến, nghe Nhị lão đạo hứa sẽtrả cho một khoản lớn, cô ngẫm nghĩ một lúc rồi nhận lời. Giờ vừa mớihết mùa mưa, lúc này đi vào cái nơi ăn thịt người không thèm nhả xươngđó thì chín phần chết chắc, thế nên cần chuẩn bị kỹ càng trước khi đi.Cô giao cho Nhị lão đạo và Trương Cự Oa chuẩn bị lương thực và ngải cứu, ngày 16 tháng 7 âm lịch gặp nhau tại khúc cong thứ ba của sông Nuomin.

Sách Ni Nhi đợi hai người kia đi khuất liền dặn tôi không được nóichuyện này với Thổ địa gia. Mỏ vàng giờ đây ngày càng khó tìm, cô muốnkiếm thêm ít tiền để sau này ông nội cô không phải đi đào vàng nữa. Tôinói: "Những việc khác thì anh không lo. Có điều anh thấy Nhị lão đạocũng chỉ là dân nửa vời, cùng lắm thì đào được mấy cái mộ cũ kiếm đượcchút tiền. Ông ta mà tìm được mộ cổ mới lạ. Vùng Lão Câu đến thú giữ còn khó vào làm gì có mộ cổ đời nào cơ chứ. Anh cũng chưa nghe thấy ai nóitrong Lão Câu có mộ cổ bao giờ, chỉ nghe nói trong đó có ma đất ăn thịtngười thôi."
5

Chuyện trong Lão Câu có ma đất ăn thịt người cũng là do dân đào vàngtruyền nhau, có mới mới biết thực hư thế nào. Đi Lão Câu chắc phải mấtsáu ngày cả đi lẫn về, chúng tôi sẽ phải đối mặt với rất nhiều mối nguyhiểm, đầu tiên đó là sự thay đổi thất thường của thời tiết, nếu đi vàomùa mưa mà không biết địa hình thì đúng là tự tìm đường chết. Thực racác mùa khác cũng chẳng khá hơn gì, mùa đông dễ lạc đường vì tứ bề tuyết phủ, dễ gặp phải bầy sói, mùa thu và mùa xuân nước trong đầm đóng băngkhông chắc, không biết được chỗ nào có thể đi qua.

16 âm lịch, tôi và Sách Ni Nhi mang theo khẩu súng săn một nòng, đếnbờ sông gặp hai thầy trò nhà Nhị lão đạo, họ cũng đã chuẩn bị sẵn sàng,Trương Cự Oa còn vác trên lưng một chiếc nồi sắt rất to.

Nhị lão đạo hỏi chúng tôi: "Cô cậu không đem theo vài con chó à? Lỡ gặp thú dữ thì sao?"
Sách Ni Nhi nói: "Mùa này trong đầm trạch không có thú dữ, chỉ cóchim và rắn thôi, đem theo súng săn phòng thân là được rồi. Mà hai người mang theo chiếc nồi sắt to thế kia làm gì? Không nặng à?"

Nhị lão đạo nói: "Lần này đi cũng phải mất đến mấy ngày, vùng đó lạikhông có dân sinh, trong đầm cỏ vừa lạnh vừa ẩm, tôi nghĩ mang nồi đinấu món gì đó nóng nóng ăn nên mới bảo đồ đệ mang theo cái nồi này.Không sao, cậu ta không thấy nặng đâu, thanh niên đang sung sức mà."

Tôi nói: "Đạo trưởng, đồ đệ của ông không thấy nặng, vấn đề là chúngta đi vào vùng đầm lầy, cậu ta to cao thế kia vốn đã nặng rồi, giờ vácthêm bao nhiêu đồ, ông định để cậu ta rơi vào hố sình à? Chúng tôi phảinói trước với ông, cậu ta to cao như vậy, nếu sa chân vào hố sình chúngtôi không kéo nổi cậu ta lên đâu."
Nhị lão đạo nói: "Ờ nhỉ! Lão huynh đệ nói chí phải, thế mà tôi khôngnghĩ ra. Không mang nồi sắt nữa, hành lý càng nhẹ càng tốt."

Sách Ni Nhi nói: "Muốn đun nước thì đã có nồi quân dụng, ngoài những đồ vật thiết yếu ra thì cố gắng mang thêm ngải cứu."

Chúng tôi đều biết Sách Ni Nhi rât thông thạo vùng thảo nguyên hoangvu và rừng sâu núi thẳm, cô ấy nói mang theo vật gì tất có lý do của nó. Chúng tôi sửa soạn lại hành trang, cái nào cần mang thì mang, cái nàokhông cần thiết thì bỏ lại, bốn người lên đường, thẳng tiến đến hướngnam vùng đồng cỏ mênh mông ngút ngàn tới tận chân trời. Thực vật chủ yếu của vùng này là cây chịu lạnh tốt như họ nhà cói, chúng mọc thành từngcụm nối nhau, phía bên dưới chính là những hố sình, cả nhóm bước thấpbước cao, tưởng chừng như không bao giờ đi tới được điểm dừng. Mùa thu ở đây đến sớm, chớm thu cây cỏ đã úa vàng, phóng tầm mắt nhìn ra xa, xung quanh chỉ thấy một màu vàng xanh xen lẫn, một biển cỏ trải dài, trướckhông thấy núi, sau không thấy rừng, không có đường đi, chỉ có một vùngđầm lầy nước đọng, bốc lên mùi hôi thối của cây cỏ bị phân hủy, mỗi bước đi đều phải dùng gậy thăm dò trước, chỉ cần một chút sơ ý sẽ bị chônthây lại nơi đây.
Mây mù trên bầu trời thay đổi liên hồi, trong một ngày thời tiết biến đổi bảy tám lần là chuyện bình thường, có lúc sương mù dày đặc, giăngmắc một màu trắng đυ.c, không phân biệt được đông tây nam bắc, có lúctrời nắng như đổ lửa, muốn trốn cũng không có chỗ trốn, rồi mây đen lạiđột nhieên kéo đến bay là là trên đầu, có lúc mưa đổ như trút nước, sấmrung chớp giật, khi thì mưa đá rơi tối tăm mặt mũi, khi lại mưa phùn nhẹ bay hoặc mưa quấn gió lạnh đổ từng cơn lúc khoan lúc nhặt. Chỉ mưa mộtlúc là nước đã dâng lên, khắp nơi lênh láng màu trắng xóa, kỵ nhất làphải lội bì bõm trong nước, những lúc như vậy cần tìm nơi cao một chút,đứng chờ nước rút rồi mới đi tiếp được. Cứ như vậy, lúc mưa lúc nắng,lúc nóng, lúc lạnh, bữa đói bữa no, bước thấp bước cao, cả hội trải quakhông biết bao nhiêu gian nan, vất vả.
Nhị lão đạo vì muốn phát tài, nên lão không màng tới những nỗi vất vả đó, suốt dọc đường chỉ trời nói đất, bốc phét với chúng tôi về nhữngkinh nghiệm của lão trong quá khứ, còn hứa với Trương Cự Oa: "Đợi chuyến này kiếm được món lớn, thầy sẽ xây nhà lấy vợ cho con". Trương Cự Oacảm ơn ân đức của thầy, thấy Nhị lão đạo mệt không đi nổi liền cõng lãolên đi tiếp, bước thấp bước cao lội bì bõm, mặc dù to khỏe nhưng cậu tavẫn mệt thở phì phò.

Ngày đầu tiên qua đi, mặt trời đã xế về Tây, nhiệt độ trên đồng cỏgiảm xuống, gió cũng ngừng thổi, một vùng hoang dã ngút ngàn chân mây.Nhị lão đạo nói nếu mà được như thế này mãi thì đi mấy ngày mấy đêmtrong đồng cỏ cũng được. Còn chưa nói hết câu thì từng đυ.n mây đen trong đám bụi rậm không ngừng đùn lên, Trương Cự Oa hét lên kinh hãi: "Đạotrưởng, cái gì thế kia?". Nhị lão đạo nói: "Ối mẹ ơi, yêu khí ngúttrời!"
6

Người đông bắc có thói quen gọi người nhỏ tuổi lão, như vậy mới thânthiết, ví dụ gọi người nhỏ nhất trong nhà là lão út. Nhị lão đạo gọi tôi là lão huynh đệ, gọi Trương Cự Oa là lão đồ đệ, nhìn thấy từng đυ.n mâyđen đùn lên từ trong những bụi cỏ, ông ta liền hô to: "Lão đồ dệ, maulấy thanh kiếm chém yêu của thầy ra đây!"

Trương Cự Oa đần mặt hỏi: "Con chưa thấy bao giờ, nó là cái gì hả thầy?"

Nhị lão đạo tức điên lên: "Cái đồ bị thịt, lên giường biết ôm đúngvợ, xuống đất biết xỏ đúng dép, thế mà không biết thanh kiếm chém yêugia truyền của thầy mình, cái roi gỗ đào ta vẫn gác trên xà cửa ấy, rõchửa..."

Sách Ni Nhi nói: "Quẳng mấy thứ vô dụng của ông đi, đây là đinh tử ngưu ở vùng đầm lầy, mau đốt ngải cứu đuổi nó."

Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy những đám mây to đen như thế này,chúng túm tụm thành một khối, phát ra tiếng kêu ong gong nghe rất lạ,tôi không khỏi giật mình kinh sợ. Nghe Sách Ni Nhi nhắc tới "đinh tửngưu" thì mới hiểu đây là bọn ruồi trâu, tôi đã từng thấy ruồi trâu ởHưng An nhưng chưa bao giờ nhìn thấy nhiều như lần này. Người vùng đôngbắc còn gọi ruồi trâu là muỗi đen, chúng như những chiếc phi cơ chiếnđấu được trang bị kỹ càng, bay đến tối tăm mặt mũi, trong chớp mắt cóthể hút sạch máu một con trâu mộng. Ban ngày mưa lớn nắng to không thấychúng đâu, đêm đến chúng mới rời tổ đi kiếm ăn, ruồi trâu mang trên mình virus viêm não, nếu bị chúng cắn có thể tử vong. Tôi vội làm theo lờiSách Ni Nhi, lấy ra bốn chiếc ống làm bằng vỏ cây, phát cho mỗi ngườimột cái, nhét đầy ngải cứu vào rồi đốt lên, dùng khói ngải cứu để đuổibọn ruồi trâu đi. Vậy là từ chập tối cho tới khi trời sáng, nếu trời cómưa thì không sao, chỉ cần tạnh mưa là lại phải đốt ngải cứu lên, nếungừng đốt ngải là lũ ruồi trâu lại lao vào chực đốt người.
Trương Cự Oa giờ mới hiểu ra: "Ối, thì ra là ruồi trâu, thế mà đạo trưởng lại nói là yêu khí."

Nhị lão đạo phân bua: "Cái bọn này cũng ăn thịt người mà, không khéolại là oan hồn hóa thành. Yêu khí quá nặng, đáng tiếc thanh kiếm chémyêu của ta không có ở đây, nếu không chỉ cần đưa vài đường thì bọn ruồitrâu này phải tan biến hết, cần gì hun khói như thế này."

Trương Cự Oa tâm phục khẩu phục: "Phải nói là trình của đạo trưởng cao siêu thật đấy."

Nhị lão đạo mặt dày tự đắc: "Đương nhiên rồi."

Đi qua vùng ruồi trâu, bóng đêm bắt đầu ập tới, bao phủ thảo nguyên,nhiệt độ xuống thấp, không thể đi tiếp trong bóng đêm, nên cả hội đànhphải tìm chỗ dựng trại đốt lửa sưởi ấm. Chúng tôi bắt được vài con cátại đầm nước bên cạnh, trời mưa to nước dâng cao, có khá nhiều cá bơivào trong đầm và bị mắc kẹt lại bên trong, còn có cả cá taimen hoặc cátầm đen, có con dài tới hơn năm mươi centimet, bắt bọn cá này không khó. Dọc đường đi, Sách Ni Nhi để ý hái một ít cây lá chua và ớt dại, dùngque xiên dọc theo thân cá nướng trên lửa cho tới khi thịt cá trắng đều,xé cá thành từng miếng nhỏ, chấm cùng ớt dại và lá chua ăn, hương vị rất nguyên thủy, ngon không thể tả được.
Nhị lão đạo uống vài ngụm rượu, bắt đầu kể chuyện rông dài.

Tôi hỏi: "Đạo trưởng, nghe nói người Chính nhất giáo các ông thườngkhông mặc áo đạo sỹ nhưng cũng biết đạo pháp, ví dụ ngậm một ngụm rượucó thể phun ra thành hình mũi tên. Nếu không luyện tập sẽ phun tung tóera khắp nơi, đúng vậy không?"

Nhị lão đạo nói: "Chà, lão huynh đệ không hổ danh là người từ thànhphố lớn đến, biết nhiều hiểu rộng, đến món này mà cậu cũng biết. Cậu nói đúng đấy, để tôi phun thử cho cậu xem nhé...". Nói rồi, lão hớp mộtngụm rượu ngậm trong mồm rồi phun ra, lão còn bấm đốt ngón tay niệm mộtcâu trong miệng, cũng ra dáng gớm, đáng tiếc là không thành công, rượuphun ra tung tóe giống như tiên nữ rắc hoa vậy.

Ba người chúng tôi vội vàng né tránh, may không thì bị Nhị lão đạo phun cho đầy mặt.
Nhị lão đạo hơi ngượng, lau miệng nói: "Cậu xem, chẳng hiểu sao nữa,chắc tại lâu ngày không tập, chủ yếu là bây giờ chẳng ai xem mấy món này nữa, nên không có đất dụng võ, các cụ nói sao nhỉ --- Miệng đói đầu gối cũng phải bò. Nếu không thì lão đạo ta không đến nỗi phải đi theo conđường đào mộ quật mả này."

Tôi hỏi Nhị lão đạo: "Đạo trưởng chưa đi Lão Câu bao giờ, sao lại biết ở đây có mộ cổ?"

Vầng trăng tròn nhô lên từ phía chân trời, lúc ẩn lúc hiện sau biểnmây bồng bềnh, mặt trăng to lạ kỳ giữa đồng cỏ mênh mông, tựa hồ chỉ cần giơ tay ra là có thể chạm tới. Đêm trên đồng cỏ hoang huyền ảo như mơ,khó tin như câu truyện mà Nhị lão đạo sắp kể cho chúng tôi nghe.

back top