Quyển 5 - Chương 11: Khu vực cấm
Yến Tử nói tôi và Tuyền béo là lũ ăn cơm chúa múa tối ngày, mới yên phận chưa được hai ba ngày đã lại nảy nói ra đòi đi thảo nguyên Khắc Luân Tả Kỳ chơi. Nhưng làm sao được, ý chúng tôi đã quyết, từ lúc nhận được thư là đứng ngồi không yên rồi, vả lại chọn ngày chi bằng gặp ngày, vừa khéo sáng sớm hôm sau, dưới hạ du sông Sát Can Cáp ở lâm trường, có chuyến tàu cuối cùng chở gỗ ra vùng bên ngoài, muốn đi thì chỉ có bắt chuyến tàu ấy mới được.
Vì là đi chơi chứ không phải làm việc nghiêm chỉnh, nên bọn tôi cũng ngại đến gặp ông bí thư xin nghỉ phép, bèn thoái thác chuyện này cho Yến Tử làm, điều kiện là bọn tôi hứa lúc ở thảo nguyên về sẽ mang cho cô nàng rất nhiều mon ngon mà cô chưa ăn bao giờ. Tôi và Tuyền béo đều không phải thu dọn hành lý hành liếc gì, bởi căn bản cũng có quái gì đâu, hoàn toàn là một lũ giai cấp vô sản kiêm trai nghèo chưa vợ. Hai bọn tôi đội cái mũ da chó lên, rồi khoác cái túi chéo quân dụng rách rưới chạy ra khỏi làng, đi suốt một đêm đường núi, đến sáng sớm mới kịp ra chỗ đoàn xe lửa chuyên dụng vận chuyển gỗ ấy.
Công việc chuyển gỗ lên các toa xe đều do người trong làng làm giúp từ đêm trước, chúng tôi đến nơi thì xe lửa đã bắt đầu nổ máy, tu tu xình xịch phả khói trắng mù mịt rồi. Nhân lúc ông già coi trạm xe không để ý, tôi và Tuyền béo lập tức bò lên toa xe cuối cùng, lẳng lặng nằm bên trên những súc gỗ tròn bó chặt, im thin thít chờ tàu chạy.
Theo quy định, loại tàu chuyên dụng này chỉ dùng để chở vật liệu gỗ ra ga lớn bên ngoài, không cho phép bất cứ người nào quá giang trộm, nếu trước lúc tàu chạy mà bị ông già canh trạm phát hiện, hai thằng chúng tôi có mồm mép mấy thì thể nào cũng bị lôi xuống, không khéo còn bị chụp cho cái mũ chiếm dụng tài sản công mà bắt viết kiểm điểm cũng nên. Vì vậy chuyện này thực tế cũng khá là mạo hiểm, tôi và Tuyền béo chỉ đành nằm bẹp xuống tiềm phục như hai tên đặc vụ, nơm nớp lo sợ bị người ra phát hiện.
Tuy chúng tôi đã hết sức cẩn trọng, nhưng rốt cuộc vẫn bị lộ mục tiêu. Hai hôm trước vào núi bẫy hoàng bì tử, tôi đã hơi chảy nước mũi. Trong làng có vị bác sĩ chân đất được đặt cho biệt hiệu “thầy trộn thuốc”, cũng là một tay lang vườn khá mát, người và gia súc bệnh gì cũng trị tuốt. Ông ta kê cho tôi một một ít thuốc thảo được, uống vào cũng chưa thấy đỡ, lại cứ đúng vào lúc này không thể nào nhịn hắt hơi được, tôi vội vàng đưa tay bịt chặt miệng lại, nhưng vẫn bị ông già canh trạm phát hiện ra.
Ông già canh trạm nghe có động tĩnh, thấy hai thằng bọn tôi leo tàu đi trộm, liền lập tức thổi còi tuýt tuýt trợn mắt trừng trừng chạy tới, định lôi tôi và Tuyền béo xuồng. Nhưng đúng lúc ấy, cùng với một trận đung đưa, đoàn tàu đã rùng mình khởi động, đầu tàu bắt đầu tăng tốc, chậm rồi nhanh dần, cây cối hai bên đường chạy giật lùi về sau vun vút. Thấy ông già không thể đuổi kịp nữa, tôi và Tuyền béo lập tức không còn quan tâm xem bị ông lão phát hiện thì làm sao, toét miệng cười hì hì, cởi mũ da chó xuống, lại còn rất phong độ vẫy vẫy mũ làm động tác cáo biệt với ông, miệng hét lớn: “Tạm biệt nhé, ông Lây tông[16]…”
Chúng tôi chỉ đi xe lửa chở hàng cỡ nhỏ, tốc độ vận hành không thể so sánh với xe lửa chính quy được, hơn nữa lại còn vừa lắc vừa xóc rất dữ dội, ngồi trên toa xe chỉ thấy dưới chân không vững, bên tai gió thổi vù vù, bị quăng quật cho một phen nghiêng ngả, chẳng còn hơi đâu mà thưởng thức cảnh rừng nguyên thủy cây cao chọc trời hai bên đường.
Bọn tôi đành khép chặt áo, bịt chặt mũ, rúc vào dưới mấy cây gỗ để chắn gió, dù sao thì cũng đỡ hơn là đi đường núi ra bên ngoài, lộ trình quá đỗi xa xôi.
Dọc đường vất vả, vòng qua không ít chỗ quanh co ở đây tạm tôi không nhắc đến, chỉ biết là tôi và Tuyền béo phải vất vả như thế không chỉ một ngày, cuối cùng mới đặt chân lên được thảo nguyên Khắc Luân Tả Kỳ. Nếu coi bản đồ Trung Quốc như hình một con gà trống, vậy thì thảo nguyên này vừa khéo nằm trên gáy con gà trống ấy, nó là một bộ phận của đại thảo nguyên Hulunber, thuộc quản hạt của liên khu Hulunber, nằm sát bên liên khu Hưng An, diện tích rất rộng, có cả rừng, khu chăn nuôi, khu khẩn hoang làm nông nghiệp.
Thảo nguyên Khắc Luân Tả Kỳ bị lòng sông khô cạn của mấy con sông cổ ngăn cách, giao thông bất tiện, đất rộng người thưa, chúng tôi đến điểm tập trung thanh niên trí thức ở khu khẩn hoang làm nông nghiệp thuộc vùng ngoại vi hỏi thăm địa chỉ của Đinh Tư Điềm, sau đó quá giang lên một chiếc xe “lắc lắc” tiện đường đi vào thảo nguyên. Xe “lắc lắc” là loại công cụ giao thông đặc thù của thảo nguyên, bánh xe rất lớn làm bằng các loại gỗ tạp như gỗ hoa, gỗ du, đường kính phải hơn một mét, dân du mục đánh xe cứ phải hô lớn “lắc lắc lắc lắc...” để thúc bọn gia súc kéo xe.
Đây là lần đầu tiên bọn tôi đến đại thảo nguyên Mông Cổ, ở đấy rồi mới phát hiện ra nơi này khác rất nhiều so với những gì mình tưởng tượng, cái gọi là thảo nguyên ấy, là cỏ lưa tha lưa thưa cắm rễ trên các cồn cát, phân bố rất không đều, mọc thành từng đám từng đám. Mùa thu cỏ đang lên, mỗi bụi cỏ đều cao phải đến ngang hông, nhìn gần là những đám cỏ trông vừa thưa vừa dài, nhưng từ xa dõi mắt nhìn, thảo nguyên biến thành một biển sắc vàng xanh, liên miên bất tuyệt trải dài tít tắp.
Chúng tôi lắng nghe tiếng ca thê lương của những người dân du mục Mông Cổ, thân thể ngồi trên càng xe dập dềnh đung đưa theo nhịp lắc của thân xe. Thảo nguyên mùa thu đã lạnh thấu xương, mây trôi lững lờ, cỏ hoang mọc khắp, gió lạnh phả vào mặt, trên bầu không nhạn bay từng bầy, tiếng kêu u uẩn vang đi xa mãi. Nghe dân địa phương ở đây nói, mấy hôm trước trên thảo nguyên bắt đầu có tuyết rồi, nhưng tuyết vẫn chưa đổ hẳn xuống, chắc rằng mùa đông năm nay sẽ đến sớm, giống như ở trong núi chỗ bọn tôi, dân ở đây cũng phải bắt tay làm công tác chuẩn bị ứng phó với mùa đông trước.
Tuyền béo hồi xưa chưa đến vùng Đông Bắc, cảm thấy trong núi và trên thảo nguyên đều có tuyết sớm như vậy thật hết sức khó tin, làu bàu không hiểu tại sao khí hậu lại thất thường như thế? Mùa đông đến sớm, đại khái chứng tỏ là mùa xuân cũng không còn xa xôi nữa. Tôi bảo với Tuyền béo: “Người xưa nói đất Hồ tháng Mười đã có tuyết, đất Hồ chính là chỉ địa bàn của người Hồ ở vùng tái ngoại, tôi thấy chúng ta đã tiến vào đất Hồ rồi đó...”
Bọn tôi ngồi trên xe “lắc lắc” nói chuyện phiếm về trời cao đất xa, nói lung tung mãi rồi chủ đề câu chuyện quay về người chiến hữu sắp sửa trùng phùng Đinh Tư Điềm. Hình ảnh năm đó cô nàng thắt hai bím tóc đuôi sam, đội mũ bộ đội nhảy múa trên xe lửa, rồi dạy cho du khách các ca khúc cách mạng, đã từng một độ khiến tôi và Tuyền béo cứ ngỡ là tiên nữ trên trời, cảm thấy cô quả thực quá xinh đẹp quá tài hoa. Hồi ấy phỏng chừng cũng có một chút ý thức về mối tình đầu rồi, nhưng cũng bởi phong khí xã hội mà không trực tiếp nói ra, hoặc giả cũng hoàn toàn không nghĩ đến chuyện ấy. Rất lâu sau đó, cùng với năm tháng trôi đi, tôi mới hiểu được tình cảm ấy.
Giờ đây khi sắp trùng phùng, tôi cảm thấy nhịp tim mình bắt đầu hơi tăng tốc, liệu có thể khiến tình chiến hữu cách mạng thân thiết của chúng tôi tiến thêm một bước không nhỉ? Vậy thì tôi sẽ ở lại thảo nguyên không thèm về Đại Hưng An Lĩnh nữa. Nghĩ đoạn, tôi bèn thương lượng với Tuyền béo, nhờ cậu ta hỏi hộ Đinh Tư Điềm xem vị trí của tôi trong lòng cô ấy là như thế nào?
Tuyền béo lập tức lắc đầu: “Nhất ơi là Nhất, tôi bảo cậu đừng có mà thuần khiết như vậy có được không? Tôi vừa nãy còn đang tính nhờ cậu hỏi cô ấy xem trong lòng cô ấy tôi đây có bao nhiêu phân lượng nữa này. Sao cậu lại nhờ tôi trước như thế.”
Tôi thầm nhủ thằng nhãi này không ngờ cũng có lòng dạ xấu xa thế, liền bảo cậu ta: “Tiên sư cha bố nhà cậu, bình thường tôi đối xử với cậu thế nào? Cậu thử sờ vào cái lương tâm của cậu nói xem, đồng chí Lenin từng nói, quên đi quá khứ có nghĩa là phản bội đấy nhé.”
Tuyền béo trưng ra cái bộ mặt dày bì bì của cậu ra, đáp trả lại ngay: “Thường ngày cậu đương nhiên là đối xử với tôi rất tốt rồi, cứ như là anh em ruột thịt vậy, thế nên tôi nghĩ... đến giờ khắc quan trọng, cậu nhất định sẽ nghĩ cho tôi trước, có phải vậy không, nhỉ? Lẽ nào không phải thế ư?” Hai bọn tôi tranh cãi một hồi lâu, giằng co mãi không ngã ngũ được, cuối cùng đành phải thỏa hiệp, quyết định người này lần lượt thay người kia hỏi Đinh Tư Điềm một lần, xem xem đứa nào có hy vọng.
Vừa thương lượng xong chuyện này, cái xe “lắc lắc” liền dừng lại trước hai cái lều Mông Cổ trên thảo nguyên. Chỉ thấy Đinh Tư Điềm mặc áo dài Mông Cổ, đầu chít khăn vuông đang vắt sữa dê, nhìn cô mà suýt chút nữa tôi không nhận ra, cung cách ăn mặc thật thay đổi quá lớn, nếu không nhìn kỹ còn tưởng đấy là một cô gái người Mông nữa. Đinh Tư Điềm cũng không ngờ tôi và Tuyền béo lại đột nhiên đến thăm mình, ngẩn người ra một lúc lâu mới định thần lại được, lao tới ôm chặt lấy chúng tôi, xúc động nghẹn ngào không thốt được nên lời. Chiến hữu lâu ngày gặp lại, ai nấy đều có vô số điều muốn nói, nhưng chuyện xưa trong lòng trăm ngàn mối, lại chẳng biết nói từ đâu.
Nơi này thuộc về khu cực Bắc của thảo nguyên Khắc Luân Tả Kỳ, chỉ có ba bốn hộ dân du mục, tính cả thanh niên trí thức về đây tham gia lao động sản xuất thì tổng cộng không đến năm sáu chục người. Đinh Tư Điềm ở trong nhà một dân du mục tên là “lão Dương Bì”, bình thường ngoài ba người trong nhà lão Dương Bì ra, cô chẳng còn ai nói chuyện cùng cả, đột nhiên gặp lại chiến hữu từ thuở trước, không khỏi mừng quá rơi cả nước mắt.
Tôi an ủi Đinh Tư Điềm mấy câu, rồi kể qua loa chuyện tôi và Tuyền béo cũng không thể vào bộ đội, rồi liên khu Hưng An tham gia lao động cho cô nghe. Đinh Tư Điềm khẽ thở dài một tiếng, chừng như tiếc thay cho chúng tôi lắm, nhưng ngay sau đó cô lại phấn chấn tinh thần nói: “Giờ chúng ta cũng rất tốt mà, các bạn xem cảnh sắc thảo nguyên của chúng ta thật tráng lệ nhường nào, trời xanh làm chăn đất làm giường, cát vàng trộn cơm lại càng ngon, cuộc sống trên thảo nguyên là thích hợp để rèn luyện nhất. Các bạn đã đến rồi thì ở lại chơi mấy ngày đi, ngày mai mình dẫn hai bạn đi cưỡi ngựa.”
Dân du mục trên thảo nguyên cực kỳ coi trọng ngựa, tuyệt đối không để người ngoài cưỡi lên ngựa của mình. Nếu ngựa bị người khác cưỡi hoặc bị mất, đối với dân du mục đều là những điềm gở tày trời, vả lại ngựa ở đây không nhiều, vì vậy tôi nghĩ mình chẳng thể nào có cơ hội cưỡi ngựa được, nên cũng không ôm mộng hão huyền ấy lắm. Không ngờ Đinh Tư Điềm lại cho chúng tôi biết, lão Dương Bì không phải là người Mông, ông ta chạy nạn ra đây từ hồi trước giải phóng, song nửa đời người trên thảo nguyên rồi. Sau giải phóng, ông bèn quyết định ở đây làm dân du mục luôn, song chẳng mấy coi trọng những điều kỵ húy trên thảo nguyên, quen thân rồi thì cưỡi ngựa của ông, ông cũng không giận.
Tôi biết đằng sau thái độ lạc quan của Đinh Tư Điềm, quá nửa là sự bất lực với vận mệnh, cát vàng trộn cơm ăn làm sao mà ngon được? Có điều, tôi cũng không nên nhắc đến những chuyện mất hứng ấy, bèn để cô giới thiệu với nhà ông lão mục dân Dương Bì. Lão Dương Bì đã sống nửa đời trên thảo nguyên này, nhưng giọng quê khó đổi, vẫn còn khẩu âm Tây Bắc rất nặng. Ông bảo chúng tôi đến rất đúng lúc, đêm nay vừa khéo chuẩn bị giết bò mổ dê để chiêu đãi khách phương xa đến, chập tối là dân du mục và thanh niên trí thức ở xung quanh đều sẽ đến.
Tôi và Tuyền béo vừa nghe được tin ấy, liền sướng đến không ngậm mồm lại được. Dân du mục trên thảo nguyên thật là hiếu khách quá đi mất, hồi trước mới nghe nói thôi chứ chưa được tận mắt thấy, giờ thì bọn tôi phục thật rồi. Chúng tôi vừa mới đến liền giết trâu mổ dê ngay, thật là ngại quá đi mất! Thế này thì khó nghĩ quá, huống hồ bọn tôi lại đến tay không, sớm biết vậy thì đã mang một ít đặc sản làm quà. Tôi và Tuyền béo đều đã nghe tiếng món dê tùng xẻo rồi, hôm nay đành phải mặt dày mày dạn không khách sáo vậy nhôi. Không hiểu ở đây mấy giờ họ bắt đầu ăn cơm nhỉ?
Đinh Tư Điềm đứng bên cạnh cười khúc khích nói: “Các bạn đừng coi mình là người ngoài, hôm nay giết dê là vì năm nay vùng thảo nguyên này liên tiếp bị mấy lần thiên tai địch họa, nhưng dân du mục đều quên mình bảo vệ tài sản tập thể, không để gây ra tổn thất nhỏ nào, trên liên khu nói bọn mình là điển hình tiên tiến. Vì thảo nguyên Nội Mông này gần sát biên giới, theo chế độ quân quản, nên Ủy ban Cách mạng cấp trên mới phái cán bộ xuống chụp ảnh, đăng báo về điển hình gương mẫu. Người ta giết dê là để chiêu đãi cán bộ, các bạn chẳng qua là đến đúng dịp thôi, bằng không mình cũng chẳng có cách nào kiếm được thịt dê tươi mời các bạn ăn đâu.”
Giờ tôi mới hiểu là chuyện gì, sướng uổng cả công, thì ra tiệc trùng phùng là để chiêu đãi người khác. Lại nói khu du mục này là điển hình tiên tiến cái nỗi gì chứ? Có điều người ta đã muốn làm điển hình, chúng tôi cũng chẳng có tư cách gì để hỏi, dưới gầm trời này có tôi hay không có tôi chẳng quan trọng, có bữa thịt dê ăn thì cũng nên biết thế nào là đủ rồi.
Trời còn chưa tối, mấy hộ dân du mục gần đấy và các thanh niên trí thức đều lục tục kéo đến, cộng thêm cả bọn tôi và lão Dương Bì, tổng cộng mới có hơn hai chục người. Thanh niên trí thức chiếm một nửa. Tuy chúng tôi không quen những thanh niên trí thức còn lại, nhưng vừa nhắc đến thân phận thanh niên trí thức, thì đều là anh chị em cả, cảm giác cũng không khác anh em kết nghĩa thời xưa mấy. Vận mệnh giống nhau khiến giữa chúng tôi không còn khoảng cách, chỉ chốc lát đã như quen thân. Thảo nguyên buổi hoàng hôn ráng chiều rực rỡ, dõi mắt trải dài ra cả nghìn dặm xa, đây là thời điểm cảnh sắc đẹp nhất trong ngày. Một bạn thanh niên trí thức đi tìm vị cán bộ kia mượn máy ảnh, cả bọn tụ lại chụp cùng một tấm, rồi vui vẻ đợi đến bữa cơm tối.
Tôi và Đinh Tư Điềm giúp lão Dương Bì bắt con dê định thịt trong vòng quay ra. Tôi thấy hôm nay đã chơi vui hết cỡ, lại thấy núi non trùng trùng điệp điệp dưới ánh tà dương đỏ như máu, bèn nảy ra ý đi xa, liền nói với lão Dương Bì, ngày mai muốn mượn mấy con ngựa, để Tư Điềm dẫn chúng tôi cưỡi ngụa đi sâu vào thảo nguyên chơi.
Lão Dương Bì vừa nghe nói, lập tức biến sắc. Ông bảo tôi rằng, chỗ ấy không đi được, đi hết thảo nguyên là cao nguyên hoàng thổ Mông Cổ, cũng là khu vực nối tiếp với đại mạc. Sâu trong thảo nguyên còn có một nơi gọi là động Bách Nhãn rất nguy hiểm. Giờ đang đả phá “tứ cựu”[17], có một số chuyện vốn không dám nói, nhưng vì các cậu đều là bạn của cô Tư Điềm, nên mới dám nói thẳng với các cậu đấy thôi. Bên trong động Bách Nhãn có một con yêu long toàn thân đen kịt, dân du mục hay gia súc đến gần đấy đều bị long vương gia nuốt hết, nhất loạt đều chỉ có đi mà không có về. Nếu không phải năm nay mùa đông đến sớm, dân du mục sợ gia súc không đủ cỏ ăn, thì cũng tuyệt đối không đến đồng cỏ gần động Bách Nhãn thế này để chăn nuôi đâu. Cậu không thử đi mà hỏi xem, chẳng ai dám đi sâu vào thảo nguyên thêm nửa bước nữa đâu, chẳng may làm kinh động đến con yêu long kia thì sợ rằng cả Trường Sinh Thiên[18] cũng chẳng bảo hộ nổi chúng ta mất.
Thấy lão Dương Bì nói như thật, tôi không khỏi lấy làm tức cười, cũng không cần phải hoang đường quá mức đến thế chứ, trên thảo nguyên làm sao lại có rồng được? Mà lại còn là yêu long biết ăn thịt người và gia súc nữa, chuyện này đem đi dọa trẻ con may ra còn hiệu quả, Hồ Bát Nhất tôi đây mà lại tin sao?
Lão Dương Bì thấy tôi không tin, lại kể một chuyện của chính ông. Mấy chục năm trước, ông đi chăn dê cho “ba ngạn”[19] trên thảo nguyên đã nghe truyền thuyết về con yêu long ở phía Bắc đại mạc ấy rồi. Truyền thuyết cực kỳ tà dị, đến nỗi vùng thảo nguyên gần động Bách Nhãn trở thành một khu vục cấm được dân du mục địa phương mặc nhận. Gia súc lạc ở phía ấy không ai dám đi tìm, đằng nào thì dù người hay ngựa, cũng thảy đều một đi không về hết cả. Một bận, có một đám người từ khu Đông Bắc đến, khênh theo một cái rương cũ kỹ, thoạt nhìn trông như cái quan tài, không hiểu là bên trong đấy đựng gì, nhưng đám người này đã bắt một người em của lão Dương Bì, cầm súng ép người đấy phải dẫn đường đi động Bách Nhãn. Lão Dương Bì len lén đi theo sau, định tìm cách cứu người em ấy ra, nhưng theo đến gần động Bách Nhãn thì không dám đi vào trong nữa, đành trơ mắt ra nhìn em trai ruột của mình dẫn đám người ấy đi vào, từ đó trở đi không thấy trở ra nữa.
Lão Dương Bì thề thề thốt thốt, bảo rằng lần đó ông còn tận mắt trông thấy con hắc yêu long, sợ đến suýt nữa vãi đái cả ra quần, thực không dám tiến lại thêm bước nào nữa. Từ dạo ấy, đêm nào ông cũng mơ thấy ác mộng, cũng luôn hận mình là đồ hèn nhát nhu nhược, mắt thấy em trai ruột mình đi vào cõi chết mà không có dũng khí cứu ra.
Tôi nghe ông nói rành mạch rõ ràng, nhìn nét mặt không phải đang bịa tạc, đương nhiên cũng rất thương cho cảnh ngộ của anh em nhà ông, nhưng bảo trên đời này có rồng, làm sao mà tôi tin được. Nghĩ đoạn, tôi bèn lắc đầu nói với lão Dương Bì: “Cái con... rồng gì gì đấy mà bác trông thấy đó, sợ là đã hoa mắt nhìn nhầm thôi, tôi đoán có lẽ đây là một con trăn lớn màu đen cũng nên? Có những con trăn to như thùng nước ấy, đích thực là rất dễ bị tưởng lầm là rồng.”
Ánh mắt lão Dương Bì nhìn tôi bỗng nhiên trở nên nghiêm trọng, ông chỉ tay lên bầu trời: “Anh bạn trẻ, cậu nghĩ lão chừng này tuổi đầu rồi đều sống trên lưng chó chứ không phải lưng ngựa chắc? Làm gì mà cả rắn rồng cũng không phân biệt được? Có con trăn nào ở trên trời không? Tôi tận mắt trông thấy con... rồng... rồng thần ấy ở trên trời, ở trên trời đấy.”
Yến Tử nói tôi và Tuyền béo là lũ ăn cơm chúa múa tối ngày, mới yên phận chưa được hai ba ngày đã lại nảy nói ra đòi đi thảo nguyên Khắc Luân Tả Kỳ chơi. Nhưng làm sao được, ý chúng tôi đã quyết, từ lúc nhận được thư là đứng ngồi không yên rồi, vả lại chọn ngày chi bằng gặp ngày, vừa khéo sáng sớm hôm sau, dưới hạ du sông Sát Can Cáp ở lâm trường, có chuyến tàu cuối cùng chở gỗ ra vùng bên ngoài, muốn đi thì chỉ có bắt chuyến tàu ấy mới được.
Vì là đi chơi chứ không phải làm việc nghiêm chỉnh, nên bọn tôi cũng ngại đến gặp ông bí thư xin nghỉ phép, bèn thoái thác chuyện này cho Yến Tử làm, điều kiện là bọn tôi hứa lúc ở thảo nguyên về sẽ mang cho cô nàng rất nhiều mon ngon mà cô chưa ăn bao giờ. Tôi và Tuyền béo đều không phải thu dọn hành lý hành liếc gì, bởi căn bản cũng có quái gì đâu, hoàn toàn là một lũ giai cấp vô sản kiêm trai nghèo chưa vợ. Hai bọn tôi đội cái mũ da chó lên, rồi khoác cái túi chéo quân dụng rách rưới chạy ra khỏi làng, đi suốt một đêm đường núi, đến sáng sớm mới kịp ra chỗ đoàn xe lửa chuyên dụng vận chuyển gỗ ấy.
Công việc chuyển gỗ lên các toa xe đều do người trong làng làm giúp từ đêm trước, chúng tôi đến nơi thì xe lửa đã bắt đầu nổ máy, tu tu xình xịch phả khói trắng mù mịt rồi. Nhân lúc ông già coi trạm xe không để ý, tôi và Tuyền béo lập tức bò lên toa xe cuối cùng, lẳng lặng nằm bên trên những súc gỗ tròn bó chặt, im thin thít chờ tàu chạy.
Theo quy định, loại tàu chuyên dụng này chỉ dùng để chở vật liệu gỗ ra ga lớn bên ngoài, không cho phép bất cứ người nào quá giang trộm, nếu trước lúc tàu chạy mà bị ông già canh trạm phát hiện, hai thằng chúng tôi có mồm mép mấy thì thể nào cũng bị lôi xuống, không khéo còn bị chụp cho cái mũ chiếm dụng tài sản công mà bắt viết kiểm điểm cũng nên. Vì vậy chuyện này thực tế cũng khá là mạo hiểm, tôi và Tuyền béo chỉ đành nằm bẹp xuống tiềm phục như hai tên đặc vụ, nơm nớp lo sợ bị người ra phát hiện.
Tuy chúng tôi đã hết sức cẩn trọng, nhưng rốt cuộc vẫn bị lộ mục tiêu. Hai hôm trước vào núi bẫy hoàng bì tử, tôi đã hơi chảy nước mũi. Trong làng có vị bác sĩ chân đất được đặt cho biệt hiệu “thầy trộn thuốc”, cũng là một tay lang vườn khá mát, người và gia súc bệnh gì cũng trị tuốt. Ông ta kê cho tôi một một ít thuốc thảo được, uống vào cũng chưa thấy đỡ, lại cứ đúng vào lúc này không thể nào nhịn hắt hơi được, tôi vội vàng đưa tay bịt chặt miệng lại, nhưng vẫn bị ông già canh trạm phát hiện ra.
Ông già canh trạm nghe có động tĩnh, thấy hai thằng bọn tôi leo tàu đi trộm, liền lập tức thổi còi tuýt tuýt trợn mắt trừng trừng chạy tới, định lôi tôi và Tuyền béo xuồng. Nhưng đúng lúc ấy, cùng với một trận đung đưa, đoàn tàu đã rùng mình khởi động, đầu tàu bắt đầu tăng tốc, chậm rồi nhanh dần, cây cối hai bên đường chạy giật lùi về sau vun vút. Thấy ông già không thể đuổi kịp nữa, tôi và Tuyền béo lập tức không còn quan tâm xem bị ông lão phát hiện thì làm sao, toét miệng cười hì hì, cởi mũ da chó xuống, lại còn rất phong độ vẫy vẫy mũ làm động tác cáo biệt với ông, miệng hét lớn: “Tạm biệt nhé, ông Lây tông[16]…”
Chúng tôi chỉ đi xe lửa chở hàng cỡ nhỏ, tốc độ vận hành không thể so sánh với xe lửa chính quy được, hơn nữa lại còn vừa lắc vừa xóc rất dữ dội, ngồi trên toa xe chỉ thấy dưới chân không vững, bên tai gió thổi vù vù, bị quăng quật cho một phen nghiêng ngả, chẳng còn hơi đâu mà thưởng thức cảnh rừng nguyên thủy cây cao chọc trời hai bên đường.
Bọn tôi đành khép chặt áo, bịt chặt mũ, rúc vào dưới mấy cây gỗ để chắn gió, dù sao thì cũng đỡ hơn là đi đường núi ra bên ngoài, lộ trình quá đỗi xa xôi.
Dọc đường vất vả, vòng qua không ít chỗ quanh co ở đây tạm tôi không nhắc đến, chỉ biết là tôi và Tuyền béo phải vất vả như thế không chỉ một ngày, cuối cùng mới đặt chân lên được thảo nguyên Khắc Luân Tả Kỳ. Nếu coi bản đồ Trung Quốc như hình một con gà trống, vậy thì thảo nguyên này vừa khéo nằm trên gáy con gà trống ấy, nó là một bộ phận của đại thảo nguyên Hulunber, thuộc quản hạt của liên khu Hulunber, nằm sát bên liên khu Hưng An, diện tích rất rộng, có cả rừng, khu chăn nuôi, khu khẩn hoang làm nông nghiệp.
Thảo nguyên Khắc Luân Tả Kỳ bị lòng sông khô cạn của mấy con sông cổ ngăn cách, giao thông bất tiện, đất rộng người thưa, chúng tôi đến điểm tập trung thanh niên trí thức ở khu khẩn hoang làm nông nghiệp thuộc vùng ngoại vi hỏi thăm địa chỉ của Đinh Tư Điềm, sau đó quá giang lên một chiếc xe “lắc lắc” tiện đường đi vào thảo nguyên. Xe “lắc lắc” là loại công cụ giao thông đặc thù của thảo nguyên, bánh xe rất lớn làm bằng các loại gỗ tạp như gỗ hoa, gỗ du, đường kính phải hơn một mét, dân du mục đánh xe cứ phải hô lớn “lắc lắc lắc lắc...” để thúc bọn gia súc kéo xe.
Đây là lần đầu tiên bọn tôi đến đại thảo nguyên Mông Cổ, ở đấy rồi mới phát hiện ra nơi này khác rất nhiều so với những gì mình tưởng tượng, cái gọi là thảo nguyên ấy, là cỏ lưa tha lưa thưa cắm rễ trên các cồn cát, phân bố rất không đều, mọc thành từng đám từng đám. Mùa thu cỏ đang lên, mỗi bụi cỏ đều cao phải đến ngang hông, nhìn gần là những đám cỏ trông vừa thưa vừa dài, nhưng từ xa dõi mắt nhìn, thảo nguyên biến thành một biển sắc vàng xanh, liên miên bất tuyệt trải dài tít tắp.
Chúng tôi lắng nghe tiếng ca thê lương của những người dân du mục Mông Cổ, thân thể ngồi trên càng xe dập dềnh đung đưa theo nhịp lắc của thân xe. Thảo nguyên mùa thu đã lạnh thấu xương, mây trôi lững lờ, cỏ hoang mọc khắp, gió lạnh phả vào mặt, trên bầu không nhạn bay từng bầy, tiếng kêu u uẩn vang đi xa mãi. Nghe dân địa phương ở đây nói, mấy hôm trước trên thảo nguyên bắt đầu có tuyết rồi, nhưng tuyết vẫn chưa đổ hẳn xuống, chắc rằng mùa đông năm nay sẽ đến sớm, giống như ở trong núi chỗ bọn tôi, dân ở đây cũng phải bắt tay làm công tác chuẩn bị ứng phó với mùa đông trước.
Tuyền béo hồi xưa chưa đến vùng Đông Bắc, cảm thấy trong núi và trên thảo nguyên đều có tuyết sớm như vậy thật hết sức khó tin, làu bàu không hiểu tại sao khí hậu lại thất thường như thế? Mùa đông đến sớm, đại khái chứng tỏ là mùa xuân cũng không còn xa xôi nữa. Tôi bảo với Tuyền béo: “Người xưa nói đất Hồ tháng Mười đã có tuyết, đất Hồ chính là chỉ địa bàn của người Hồ ở vùng tái ngoại, tôi thấy chúng ta đã tiến vào đất Hồ rồi đó...”
Bọn tôi ngồi trên xe “lắc lắc” nói chuyện phiếm về trời cao đất xa, nói lung tung mãi rồi chủ đề câu chuyện quay về người chiến hữu sắp sửa trùng phùng Đinh Tư Điềm. Hình ảnh năm đó cô nàng thắt hai bím tóc đuôi sam, đội mũ bộ đội nhảy múa trên xe lửa, rồi dạy cho du khách các ca khúc cách mạng, đã từng một độ khiến tôi và Tuyền béo cứ ngỡ là tiên nữ trên trời, cảm thấy cô quả thực quá xinh đẹp quá tài hoa. Hồi ấy phỏng chừng cũng có một chút ý thức về mối tình đầu rồi, nhưng cũng bởi phong khí xã hội mà không trực tiếp nói ra, hoặc giả cũng hoàn toàn không nghĩ đến chuyện ấy. Rất lâu sau đó, cùng với năm tháng trôi đi, tôi mới hiểu được tình cảm ấy.
Giờ đây khi sắp trùng phùng, tôi cảm thấy nhịp tim mình bắt đầu hơi tăng tốc, liệu có thể khiến tình chiến hữu cách mạng thân thiết của chúng tôi tiến thêm một bước không nhỉ? Vậy thì tôi sẽ ở lại thảo nguyên không thèm về Đại Hưng An Lĩnh nữa. Nghĩ đoạn, tôi bèn thương lượng với Tuyền béo, nhờ cậu ta hỏi hộ Đinh Tư Điềm xem vị trí của tôi trong lòng cô ấy là như thế nào?
Tuyền béo lập tức lắc đầu: “Nhất ơi là Nhất, tôi bảo cậu đừng có mà thuần khiết như vậy có được không? Tôi vừa nãy còn đang tính nhờ cậu hỏi cô ấy xem trong lòng cô ấy tôi đây có bao nhiêu phân lượng nữa này. Sao cậu lại nhờ tôi trước như thế.”
Tôi thầm nhủ thằng nhãi này không ngờ cũng có lòng dạ xấu xa thế, liền bảo cậu ta: “Tiên sư cha bố nhà cậu, bình thường tôi đối xử với cậu thế nào? Cậu thử sờ vào cái lương tâm của cậu nói xem, đồng chí Lenin từng nói, quên đi quá khứ có nghĩa là phản bội đấy nhé.”
Tuyền béo trưng ra cái bộ mặt dày bì bì của cậu ra, đáp trả lại ngay: “Thường ngày cậu đương nhiên là đối xử với tôi rất tốt rồi, cứ như là anh em ruột thịt vậy, thế nên tôi nghĩ... đến giờ khắc quan trọng, cậu nhất định sẽ nghĩ cho tôi trước, có phải vậy không, nhỉ? Lẽ nào không phải thế ư?” Hai bọn tôi tranh cãi một hồi lâu, giằng co mãi không ngã ngũ được, cuối cùng đành phải thỏa hiệp, quyết định người này lần lượt thay người kia hỏi Đinh Tư Điềm một lần, xem xem đứa nào có hy vọng.
Vừa thương lượng xong chuyện này, cái xe “lắc lắc” liền dừng lại trước hai cái lều Mông Cổ trên thảo nguyên. Chỉ thấy Đinh Tư Điềm mặc áo dài Mông Cổ, đầu chít khăn vuông đang vắt sữa dê, nhìn cô mà suýt chút nữa tôi không nhận ra, cung cách ăn mặc thật thay đổi quá lớn, nếu không nhìn kỹ còn tưởng đấy là một cô gái người Mông nữa. Đinh Tư Điềm cũng không ngờ tôi và Tuyền béo lại đột nhiên đến thăm mình, ngẩn người ra một lúc lâu mới định thần lại được, lao tới ôm chặt lấy chúng tôi, xúc động nghẹn ngào không thốt được nên lời. Chiến hữu lâu ngày gặp lại, ai nấy đều có vô số điều muốn nói, nhưng chuyện xưa trong lòng trăm ngàn mối, lại chẳng biết nói từ đâu.
Nơi này thuộc về khu cực Bắc của thảo nguyên Khắc Luân Tả Kỳ, chỉ có ba bốn hộ dân du mục, tính cả thanh niên trí thức về đây tham gia lao động sản xuất thì tổng cộng không đến năm sáu chục người. Đinh Tư Điềm ở trong nhà một dân du mục tên là “lão Dương Bì”, bình thường ngoài ba người trong nhà lão Dương Bì ra, cô chẳng còn ai nói chuyện cùng cả, đột nhiên gặp lại chiến hữu từ thuở trước, không khỏi mừng quá rơi cả nước mắt.
Tôi an ủi Đinh Tư Điềm mấy câu, rồi kể qua loa chuyện tôi và Tuyền béo cũng không thể vào bộ đội, rồi liên khu Hưng An tham gia lao động cho cô nghe. Đinh Tư Điềm khẽ thở dài một tiếng, chừng như tiếc thay cho chúng tôi lắm, nhưng ngay sau đó cô lại phấn chấn tinh thần nói: “Giờ chúng ta cũng rất tốt mà, các bạn xem cảnh sắc thảo nguyên của chúng ta thật tráng lệ nhường nào, trời xanh làm chăn đất làm giường, cát vàng trộn cơm lại càng ngon, cuộc sống trên thảo nguyên là thích hợp để rèn luyện nhất. Các bạn đã đến rồi thì ở lại chơi mấy ngày đi, ngày mai mình dẫn hai bạn đi cưỡi ngựa.”
Dân du mục trên thảo nguyên cực kỳ coi trọng ngựa, tuyệt đối không để người ngoài cưỡi lên ngựa của mình. Nếu ngựa bị người khác cưỡi hoặc bị mất, đối với dân du mục đều là những điềm gở tày trời, vả lại ngựa ở đây không nhiều, vì vậy tôi nghĩ mình chẳng thể nào có cơ hội cưỡi ngựa được, nên cũng không ôm mộng hão huyền ấy lắm. Không ngờ Đinh Tư Điềm lại cho chúng tôi biết, lão Dương Bì không phải là người Mông, ông ta chạy nạn ra đây từ hồi trước giải phóng, song nửa đời người trên thảo nguyên rồi. Sau giải phóng, ông bèn quyết định ở đây làm dân du mục luôn, song chẳng mấy coi trọng những điều kỵ húy trên thảo nguyên, quen thân rồi thì cưỡi ngựa của ông, ông cũng không giận.
Tôi biết đằng sau thái độ lạc quan của Đinh Tư Điềm, quá nửa là sự bất lực với vận mệnh, cát vàng trộn cơm ăn làm sao mà ngon được? Có điều, tôi cũng không nên nhắc đến những chuyện mất hứng ấy, bèn để cô giới thiệu với nhà ông lão mục dân Dương Bì. Lão Dương Bì đã sống nửa đời trên thảo nguyên này, nhưng giọng quê khó đổi, vẫn còn khẩu âm Tây Bắc rất nặng. Ông bảo chúng tôi đến rất đúng lúc, đêm nay vừa khéo chuẩn bị giết bò mổ dê để chiêu đãi khách phương xa đến, chập tối là dân du mục và thanh niên trí thức ở xung quanh đều sẽ đến.
Tôi và Tuyền béo vừa nghe được tin ấy, liền sướng đến không ngậm mồm lại được. Dân du mục trên thảo nguyên thật là hiếu khách quá đi mất, hồi trước mới nghe nói thôi chứ chưa được tận mắt thấy, giờ thì bọn tôi phục thật rồi. Chúng tôi vừa mới đến liền giết trâu mổ dê ngay, thật là ngại quá đi mất! Thế này thì khó nghĩ quá, huống hồ bọn tôi lại đến tay không, sớm biết vậy thì đã mang một ít đặc sản làm quà. Tôi và Tuyền béo đều đã nghe tiếng món dê tùng xẻo rồi, hôm nay đành phải mặt dày mày dạn không khách sáo vậy nhôi. Không hiểu ở đây mấy giờ họ bắt đầu ăn cơm nhỉ?
Đinh Tư Điềm đứng bên cạnh cười khúc khích nói: “Các bạn đừng coi mình là người ngoài, hôm nay giết dê là vì năm nay vùng thảo nguyên này liên tiếp bị mấy lần thiên tai địch họa, nhưng dân du mục đều quên mình bảo vệ tài sản tập thể, không để gây ra tổn thất nhỏ nào, trên liên khu nói bọn mình là điển hình tiên tiến. Vì thảo nguyên Nội Mông này gần sát biên giới, theo chế độ quân quản, nên Ủy ban Cách mạng cấp trên mới phái cán bộ xuống chụp ảnh, đăng báo về điển hình gương mẫu. Người ta giết dê là để chiêu đãi cán bộ, các bạn chẳng qua là đến đúng dịp thôi, bằng không mình cũng chẳng có cách nào kiếm được thịt dê tươi mời các bạn ăn đâu.”
Giờ tôi mới hiểu là chuyện gì, sướng uổng cả công, thì ra tiệc trùng phùng là để chiêu đãi người khác. Lại nói khu du mục này là điển hình tiên tiến cái nỗi gì chứ? Có điều người ta đã muốn làm điển hình, chúng tôi cũng chẳng có tư cách gì để hỏi, dưới gầm trời này có tôi hay không có tôi chẳng quan trọng, có bữa thịt dê ăn thì cũng nên biết thế nào là đủ rồi.
Trời còn chưa tối, mấy hộ dân du mục gần đấy và các thanh niên trí thức đều lục tục kéo đến, cộng thêm cả bọn tôi và lão Dương Bì, tổng cộng mới có hơn hai chục người. Thanh niên trí thức chiếm một nửa. Tuy chúng tôi không quen những thanh niên trí thức còn lại, nhưng vừa nhắc đến thân phận thanh niên trí thức, thì đều là anh chị em cả, cảm giác cũng không khác anh em kết nghĩa thời xưa mấy. Vận mệnh giống nhau khiến giữa chúng tôi không còn khoảng cách, chỉ chốc lát đã như quen thân. Thảo nguyên buổi hoàng hôn ráng chiều rực rỡ, dõi mắt trải dài ra cả nghìn dặm xa, đây là thời điểm cảnh sắc đẹp nhất trong ngày. Một bạn thanh niên trí thức đi tìm vị cán bộ kia mượn máy ảnh, cả bọn tụ lại chụp cùng một tấm, rồi vui vẻ đợi đến bữa cơm tối.
Tôi và Đinh Tư Điềm giúp lão Dương Bì bắt con dê định thịt trong vòng quay ra. Tôi thấy hôm nay đã chơi vui hết cỡ, lại thấy núi non trùng trùng điệp điệp dưới ánh tà dương đỏ như máu, bèn nảy ra ý đi xa, liền nói với lão Dương Bì, ngày mai muốn mượn mấy con ngựa, để Tư Điềm dẫn chúng tôi cưỡi ngụa đi sâu vào thảo nguyên chơi.
Lão Dương Bì vừa nghe nói, lập tức biến sắc. Ông bảo tôi rằng, chỗ ấy không đi được, đi hết thảo nguyên là cao nguyên hoàng thổ Mông Cổ, cũng là khu vực nối tiếp với đại mạc. Sâu trong thảo nguyên còn có một nơi gọi là động Bách Nhãn rất nguy hiểm. Giờ đang đả phá “tứ cựu”[17], có một số chuyện vốn không dám nói, nhưng vì các cậu đều là bạn của cô Tư Điềm, nên mới dám nói thẳng với các cậu đấy thôi. Bên trong động Bách Nhãn có một con yêu long toàn thân đen kịt, dân du mục hay gia súc đến gần đấy đều bị long vương gia nuốt hết, nhất loạt đều chỉ có đi mà không có về. Nếu không phải năm nay mùa đông đến sớm, dân du mục sợ gia súc không đủ cỏ ăn, thì cũng tuyệt đối không đến đồng cỏ gần động Bách Nhãn thế này để chăn nuôi đâu. Cậu không thử đi mà hỏi xem, chẳng ai dám đi sâu vào thảo nguyên thêm nửa bước nữa đâu, chẳng may làm kinh động đến con yêu long kia thì sợ rằng cả Trường Sinh Thiên[18] cũng chẳng bảo hộ nổi chúng ta mất.
Thấy lão Dương Bì nói như thật, tôi không khỏi lấy làm tức cười, cũng không cần phải hoang đường quá mức đến thế chứ, trên thảo nguyên làm sao lại có rồng được? Mà lại còn là yêu long biết ăn thịt người và gia súc nữa, chuyện này đem đi dọa trẻ con may ra còn hiệu quả, Hồ Bát Nhất tôi đây mà lại tin sao?
Lão Dương Bì thấy tôi không tin, lại kể một chuyện của chính ông. Mấy chục năm trước, ông đi chăn dê cho “ba ngạn”[19] trên thảo nguyên đã nghe truyền thuyết về con yêu long ở phía Bắc đại mạc ấy rồi. Truyền thuyết cực kỳ tà dị, đến nỗi vùng thảo nguyên gần động Bách Nhãn trở thành một khu vục cấm được dân du mục địa phương mặc nhận. Gia súc lạc ở phía ấy không ai dám đi tìm, đằng nào thì dù người hay ngựa, cũng thảy đều một đi không về hết cả. Một bận, có một đám người từ khu Đông Bắc đến, khênh theo một cái rương cũ kỹ, thoạt nhìn trông như cái quan tài, không hiểu là bên trong đấy đựng gì, nhưng đám người này đã bắt một người em của lão Dương Bì, cầm súng ép người đấy phải dẫn đường đi động Bách Nhãn. Lão Dương Bì len lén đi theo sau, định tìm cách cứu người em ấy ra, nhưng theo đến gần động Bách Nhãn thì không dám đi vào trong nữa, đành trơ mắt ra nhìn em trai ruột của mình dẫn đám người ấy đi vào, từ đó trở đi không thấy trở ra nữa.
Lão Dương Bì thề thề thốt thốt, bảo rằng lần đó ông còn tận mắt trông thấy con hắc yêu long, sợ đến suýt nữa vãi đái cả ra quần, thực không dám tiến lại thêm bước nào nữa. Từ dạo ấy, đêm nào ông cũng mơ thấy ác mộng, cũng luôn hận mình là đồ hèn nhát nhu nhược, mắt thấy em trai ruột mình đi vào cõi chết mà không có dũng khí cứu ra.
Tôi nghe ông nói rành mạch rõ ràng, nhìn nét mặt không phải đang bịa tạc, đương nhiên cũng rất thương cho cảnh ngộ của anh em nhà ông, nhưng bảo trên đời này có rồng, làm sao mà tôi tin được. Nghĩ đoạn, tôi bèn lắc đầu nói với lão Dương Bì: “Cái con... rồng gì gì đấy mà bác trông thấy đó, sợ là đã hoa mắt nhìn nhầm thôi, tôi đoán có lẽ đây là một con trăn lớn màu đen cũng nên? Có những con trăn to như thùng nước ấy, đích thực là rất dễ bị tưởng lầm là rồng.”
Ánh mắt lão Dương Bì nhìn tôi bỗng nhiên trở nên nghiêm trọng, ông chỉ tay lên bầu trời: “Anh bạn trẻ, cậu nghĩ lão chừng này tuổi đầu rồi đều sống trên lưng chó chứ không phải lưng ngựa chắc? Làm gì mà cả rắn rồng cũng không phân biệt được? Có con trăn nào ở trên trời không? Tôi tận mắt trông thấy con... rồng... rồng thần ấy ở trên trời, ở trên trời đấy.”