Quyển 5 - Chương 33: Cổ vật nghìn năm
Tay tôi vừa nắm lấy thanh đao, trước mắt bỗng tối sầm, mới đầu còn tưởng là do mất máu quá nhiều gây ra, nhưng ngay sau đó đã lập tức phát hiện đoạn dây mây quan âm đằng khổng lồ đè trên cửa hang cây đã sụt xuống. Trong hang giờ không còn một tia sáng nào nữa, lúc này lão Dương Bì và Đinh Tư Điềm đều như quả bóng da bị xì hơi, nằm thẳng cẳng không nhúc nhích gì. Tôi vội lên tiếng gọi Tuyền béo, bảo cậu ta tìm bao diêm đốt cái quần cái áo nào đấy lên chiếu sáng, xem rốt cuộc là chuyện gì, tại sao hai con hoàng bì tử kia lại đột nhiên biến mất như thế?
Tuyền béo đốt cháy một món đồ của người Nga kia, ngọn lửa liền một lần nữa mang ánh sáng đến cho cái hang cây tối om. Chỉ thấy cả hang đều bị máu tươi bắn lên tung tóe lốm đa lốm đốm, lão Dương Bì và Đinh Tư Điềm nằm lăn dưới đất, đoạn dây mây quan âm đằng phía trên sụt xuống đã kẹt cứng hai con hoàng bì tử máu me đầm đìa ở miệng hang. Phỏng chừng là hai con chồn này sợ sát khí trên thanh bảo đao Khang Hy, thấy thanh đao này rơi vào tay người thần trí tỉnh táo, bọn chúng đã hoảng hồn lên mấy phần, thêm nữa là tôi đã nhìn ra được đôi mắt quỷ nhiễu loạn lòng người của chúng yếu đi theo sự biến đổi của ánh sáng, khiến chúng càng thêm cuống cuồng sợ hãi, bèn quyết định trốn ra ngoài qua khe hở phía trên. Không ngờ quan âm đằng bị chúng va phải, liền sụt xuống, gai cứng trên đoạn dây mây vừa khéo ghim chúng lại chỗ miệng hang, toàn thân không còn mảnh da nào lành lặn. Tuy nhất thời chúng chưa chết được, nhưng khắp mình mẩy đều là vết thương, máu tươi đã nhuộm đỏ cả bộ lông trắng như tuyết rồi.
Tôi nhìn rõ căn nguyên, lòng thầm nhủ bọn hoàng bì tử này dầu sao cũng chỉ là hạng súc sinh lông lá, lúc đắc thế thì hung hăng càn quấy lắm, nhưng một khi bị người ta nhìn thấu trò quỷ thì liền trở lại bản tính của lũ chồn hôi, lập tức chỉ muốn chạy tháo mạng. Kỳ thực, lúc đó chúng tôi hoàn toàn ở thế yếu, nếu hai con súc sinh này có thể kéo dài cục diện giằng co ấy thêm một lúc nữa thôi, thì cũng chưa biết hươu chết về tay ai.
Cổ Tuyền béo bị lão Dương Bì cắn đứt một miếng thịt, máu chảy khá nhiều, cậu ta cũng chẳng buồn để ý xem vết thương lớn nhỏ thế nào, có điều, cảm giác đau đớn khiến cậu ta nổi giận lôi đình, cả một bụng tức chẳng biết phát tiết đi đâu, nay thấy hai con hoàng bì tử bị kẹt ở cửa hang, liền lập tức kéo xuống một con. Con hoàng bì tử ấy đã bị quan âm đằng đè cho sống dở chết dở, bị người tóm cũng chẳng còn sức phản kháng. Tuyền béo một tay bóp chặt đầu con chồn, một tay giữ lấy người, rồi vặn xoắn lại theo hai hướng khác nhau, cứ thế vặn đi vặn lại mấy lượt liền, tiếng xương gẫy “răng rắc” vang lên trong không gian tăm tối, cái đầu con hoàng bì tử ấy đã bị cậu ta vặn đứt lìa ra.
Tuyền béo vẫn chưa hả giận, vứt xác con vật xuống đất giẫm lên mấy phát, sau đó lại tóm nốt con còn lại đè lên lưỡi đao Khang Hy kéo mạnh một đường, xẻ nó ra làm hai mảnh.
Trong hang cây máu tươi tung tóe, chúng tôi đã không còn phân biệt được đâu là máu mình, đâu là máu hoàng bì tử nữa rồi. Tôi thấy cuối cùng cũng giết được hai con súc sinh như bóng ma ấy, cả người như trút được gánh nặng, ham muốn cầu sinh nãy giờ vẫn chống đỡ cho cả thân thể lẫn tinh thần hoàn toàn tan rã, tay chân nặng như đeo chì, hai mí mắt chuẩn bị đánh giáp lá cà, chẳng còn muốn nhúc nhích gì nữa, đầu óc thì u u mê mê, đau như búa bổ, chỉ mong có thể lập tức nằm vật ra đất ngủ một giấc. Nhưng tôi biết, giờ tuyệt đối không phải là lúc thả lỏng mình, nếu giờ mà hôn mê, thì chỉ riêng mấy vết thương chưa cầm máu cũng đủ lấy mạng chúng tôi rồi.
Tôi và Tuyền béo không dám chậm trễ, cũng chẳng kịp mừng vì vừa vượt qua được một ải thập tử nhất sinh, vội vàng xem xét thương thế của Đinh Tư Điềm và lão Dương Bì. Sắc xanh xám trên gương mặt Đinh Tư Điềm đã ngưng kết lại, tình hình cực kỳ nguy hiểm, còn lão Dương Bì thì dường như đã tổn thương đến nội tạng trong cuộc vật lộn với Tuyền béo, mũi miệng đều ri rỉ chảy máu. Chúng tôi chưa bao giờ gặp phải tình trạng thế này, đều không biết phải làm sao, trong lòng hết sức hỗn loạn, bàn bạc một hồi mà vẫn không nghĩ ra cách gì hay ho. Tôi nói với Tuyền béo: “Cần phải nhanh chóng tìm ít cỏ hương hoa đốt lên, xử lý vết thương bên ngoài trước đã, dùng tro ấy có thể cầm máu được đấy.”
Tuyền béo lấy thanh đao chặt bớt khúc dây mây quan âm đằng chắn ở cửa hang, gần đó có rất nhiều cỏ hoang, không thiếu loại cỏ hương hoa rất thường thấy. Chúng tôi từng theo cánh thợ săn vào rừng, biết loại cỏ này có thể cầm máu, bọn thú hoang bị thương chảy máu, thường sẽ tìm bụi cỏ hương hoa ở gần đó lăn lộn không ngừng, không lâu sau vết thương sẽ khép miệng và thôi chảy máu, trăm lần hiệu nghiệm cả trăm. Loại cỏ này mọc ở vùng núi ẩm ướt, cao khoảng bảy tám phân, đếm số cây của bụi nào cũng luôn là số lẻ, mọc ra như hình nan quạt, thời gian giao mùa thu đông màu sắc sẽ chuyển từ xanh sang đỏ, đầu ngọn cỏ có những vảy bé li ti như quả thông, đốt thành than thì hiệu quả cầm máu trị thương càng thêm rõ rệt.
Chúng tôi đốt cỏ cầm máu, rồi xé những chỗ sạch sẽ trên đống quần áo của người Nga kia để lại thành dải băng, băng bó các vết thương, vết đao chém trên vai tôi không nhẹ, cũng may chưa phạm đến xương, cầm máu xong thì không cần lo lắng nữa. Vết cắn trên cổ Tuyền béo khá to, lại là răng cắn nên vết thương lỗ chỗ không đều, rịt bột cỏ lên, băng bó rồi mà vẫn có máu rỉ ra, làm cậu ta đau đến nỗi cứ hít hà mãi.
Chẳng bao lâu sau, lão Dương Bì cũng tỉnh lại. Ông lão này tuy già nhưng vẫn rất gân guốc, tuy bị thương không nhẹ song còn cử động được, nhổ ra mấy ngụm nước bọt lẫn máu, thấy xung quanh loang lổ vết máu, sắc mặt liền lộ vẻ hoang mang thất thần, hoàn toàn không nhớ những chuyện xảy ra sau khi ngã xuống cái hang cây này.
Một bàn tay của Đinh Tư Điềm lúc nãy nắm chặt lưỡi đao, bị cắt vào một vết sâu hoắm, miệng vết thương bạnh ra như miệng trẻ con. Tôi nhìn thấy, nghiến răng rắc lên một nắm bột than cỏ hương hoa rồi băng lại hộ cô. Đinh Tư Điềm vốn đang hôn mê, bị cơn đau dữ dội làm cho tỉnh lại, trán rịn ra những giọt mồ hôi to như hạt đậu xanh. Cô thấy tôi và Tuyền béo đều có vẻ lo lắng, liền cố nhịn đau nói với tôi: “Dùng cỏ hương hoa đốt thành than để chữa vết thương à? Nhân dân mới bồi dưỡng bạn tốt nghiệp cấp III, làm sao đã biết nhiều thứ thế? Có phải được huấn luyện bí mật làm đặc vụ ở đâu rồi không?”
Tôi và Tuyền béo thấy Đinh Tư Điềm vẫn còn tâm trạng nói đùa, đều cảm thấy yên tâm hơn nhiều, có điều vết thương bên ngoài đã xử lý xong, chất độc thì vẫn chưa trừ được, nếu không mau chóng giúp cô giải độc, chẳng mấy nữa ắt sẽ nguy đến tính mạng. Đợi Tuyền béo chữa xong hai cái đèn công binh, bốn chúng tôi liền dắt díu đỡ nhau khó nhọc bò ra khỏi hang cây. Khu vực này được gọi là động Bách Nhãn, chắc hẳn những cái hang cây, hốc đất thế này không thể ít được, cứ nghĩ một cái hang cây hoàn toàn nhìn chẳng bắt mắt chút nào thế này mà ban nãy suýt thành mồ chôn thây cả bọn, ai nấy đều không khỏi lạnh người.
Có điều, nếu không có trận ác đấu ấy, thì cũng không biết hai con hoàng bì tử kia còn giở ra trò khốn nạn gì để mưu hại chúng tôi nữa. Chẳng những vậy, từ đầu chí cuối chúng cứ nấp riệt trong chỗ tối, thủ đoạn thật khiến người ta không biết đâu mà cảnh giác phòng bị, cả bọn suýt tí nữa thì chết ngỏm trong cái hang cây ấy, nhưng nói đi nói lại thì cũng đã xong được một mối phiền phức to tướng, có điều, chúng tôi cũng chẳng còn tâm trí đâu mà suy tính được mất lợi hại trong đấy, chỉ biết đi bước nào hay bước ấy, lò dò tiến lên giữa màn sương mù biến ảo bất định trong khu rừng.
Đường càng đi càng dốc lên, độ cao so với vị trí của dây mây quan âm đằng tuy chênh lệch chưa đến mười mét, nhưng sương mù đã mỏng hơn nhiều, có thể lờ mờ trông thấy cảnh vật ở xung quanh. Phía Nam là nơi sương mù dày nhất, đông đặc như thể quanh năm suốt tháng không lúc nào tan nổi, phía Bắc thì khắp rừng toàn hang hố, có cái bị vùi lấp dưới đám cành lá khô rụng, có cái há miệng lồ lộ nhìn đã thấy sâu thăm thẳm, người rơi xuống e khó mà sống nổi.
Hai bên đường tùng, bách cổ thụ mọc cao ngất, cây nào cây nấy to lớn thẳng tắp, làm rường cột xây nhà mới gọi là chúa trùm, vỏ cây dày phải đến nửa mét, màu trắng như thạch, hoa văn có hình ráng mây cuồn cuộn. Nghe nói, cổ tùng sống vạn năm mới có được thứ hoa văn ráng mây như thế. Rừng tùng này, so với khu rừng già nhất ở vùng Đại Hưng An Lĩnh mà chúng tôi từng thấy thì còn xa xưa hơn nhiều, sợ rằng đã có từ thuở hồng hoang, trải qua ngàn vạn năm sinh trưởng mới hình thành được khí tượng như vậy. Vùng đất cổ xưa này không biết còn ẩn chứa bao nhiêu điều bí mật nữa đây.
Ở phía Bắc, núi đồi sụt xuống một khoảng, lộ ra một hang động lớn đen ngòm, phía trước núi có dấu vết bị nước xói mòn, cửa hang có một vũng nước đọng, băng lạnh trong veo khiến người ta không khỏi ngẩn ngơ hoảng hốt. Phía Nam Hulunber có rất nhiều hang động nước ngầm chằng chịt cắt nhau, có lẽ xưa kia ở đây từng có một mạch nước ngầm như thế, hệ thống cống ngầm khổng lồ mà chúng tôi vừa chui ra, chính là để thay đổi dòng nước, hòng giúp quân Nhật có thể thuận lợi đào khoét ở mặt phía Bắc ngọn núi. Nhưng vì một nguyên nhân nào đó, dòng nước bị chắn, bùng lên thành cơn lũ quét cuốn qua khu rừng, những loài thực vật rễ không ăn sâu xuống mặt đất như dây mây quan âm đằng khổng lồ đều không qua khỏi kiếp nạn ấy. Con trăn vảy gấm kia, rất có thể chính là nhân cơ hội nước lên mà thoát ra khỏi nơi giam giữ.
Các công trình chủ yếu của viện nghiên cứu này hầu hết từng bị ngập nước, dưới sườn núi chằng chịt những hang động như lỗ sâu đùn, có một tòa nhà hai tầng rộng rãi. Giữa rừng sâu rậm rì cỏ hoang, tòa nhà bằng gạch lạnh lẽo không hề tỏa ra một chút dấu vết của sự sống, âm u như một vùng mộ địa. Tôi đẩy cửa bước vào trước, giơ đèn pin quét một vòng bên trong, vài chỗ trên tường lở sụt, dưới đất lăn lóc mấy cái xác người, tử trạng cực kỳ khủng khiếp. Toàn thân người chết mọc đầy lông chim lông thú, rất giống với tình trạng của người Nga chúng tôi thấy trong tầng ngầm, nhưng những người ở đây chết không được thoải mái như thế, rõ ràng trước khi tắt thở còn trải qua một phen vùng vẫy đau đớn, trên tường vẫn còn dấu vết móng tay cào cấu.
Tôi phỏng đoán rất có khả năng cái chết của những người này liên quan đến chiếc rương đồng mang từ vùng núi Đại Hưng An Lĩnh đến. Có thể, vào khoảnh khắc cái rương ấy được mở, đã xảy ra chuyện gì cực kỳ đáng sợ, tất cả người sống đều chết hết. Có điều, ở khu xung quanh động Bách Nhãn này nhung nhúc du diên và chuột hoang, xem chừng cũng đều từ cái viện nghiên cứu này chạy ra rồi sinh sôi nảy nở, tại sao không chết hết cả? Lẽ nào, cái thứ ở trong rương đồng đó chỉ có thể lấy mạng người? Nhưng nói gì thì nói, chúng tôi có thể sống mà đi đến tận đây, chứng tỏ kiếp nạn cái rương đồng đó mang đến đã qua rồi, về điểm này cũng không cần phải quá lo lắng. Mà dù có lo lắng cũng chẳng tác dụng gì, chuyện cần đến sớm muộn cũng sẽ đến, thậm chí có khi nó đã đến rồi, chẳng qua là chúng tôi chưa phát giác ra đấy thôi.
Tôi không nghĩ ngợi linh tinh nữa, vẫy tay gọi ba người ngoài cửa, ra hiệu mọi thứ bên trong đều an toàn, có thể tiến vào rồi. Tuyền béo cõng Đinh Tư Điềm, lão Dương Bì theo đỡ phía sau, bước vào thấy trong nhà ngổn ngang cả đống xác chết, bất giác cùng chắt lưỡi xuýt xoa. Tôi nói với họ, đây không phải cương thi, chẳng có gì phải lo lắng cả, xác chết biến đổi như vậy đều do hoàn cảnh đặc thù của động Bách Nhãn gây ra, nơi này rất có thể là “quy miên địa” được nhắc đến trong các sách phong thủy, còn phải giải thích trên góc độ khoa học thế nào thì lúc bấy giờ tôi cũng chịu.
Xác chết trong hành lang mỗi lúc một nhiều, đám người chúng tôi cả đời cộng lại chắc cũng chưa thấy nổi lắm người chết đến thế, mà nguyên nhân cái chết của bọn họ xem ra cũng thật kỳ bí. Rốt cuộc là thứ gì có thể giết chết cả đống người thế này mà không lưu lại dấu vết gì? Chúng tôi đều không khỏi nghi ngờ, rất có khả năng đã xảy ra sự cố vi khuẩn bị lọt ra ngoài, nên mới biến cả viện nghiên cứu trở thành một khu vực chết.
Từ bức di thư của người Nga kia, chúng tôi biết rằng, một trong những hạng mục quan trọng của viện nghiên cứu chính là lợi dụng thứ vật chắc nào đó của vùng động Bách Nhãn này để giải độc của loài trăn vảy gấm, đây cũng là hy vọng duy nhất để cứu mạng Đinh Tư Điềm. Ngoài ra, chúng tôi cũng cần tìm một ít thuốc men khác nữa. Tôi thấy Đinh Tư Điềm cứ thiêm thiếp nửa tỉnh nửa mê, chỉ sợ cô bị độc khí công vào tim, một khi hôn mê là không thể tỉnh lại nữa, cứ phải cố nói chuyện luôn mồm, bảo cô tuyệt đối không được ngủ.
Bản thân tôi cũng chưa biết trong tòa nhà này có thuốc giải độc hay không, nếu có thì để ở nơi nào, nên phải để ý xung quanh mà còn tìm kiếm, nhiệm vụ nói chuyện này đành giao lại cho lão Dương Bì. Nói chuyện lại vốn là món lão Dương Bì không có sở trường, tôi đành bảo ông lão hát cho Đinh Tư Điềm nghe, dù sao cũng phải tìm đủ mọi cách để Đinh Tư Điềm giữ được đầu óc tỉnh táo. Lão Dương Bì đành hát lên một khúc dân ca mới: “Cưỡi ngựa trắng, vung súng Tây, anh Ba ăn cơm quân Bát Lộ, muốn về nhà thăm em, hây dồ hây dô, đánh bọn Nhật không kịp về...”
Giọng lão Dương Bì nghe thê lương bi thiết, vang lên trong tòa nhà tĩnh mịch, cảm giác rung động lạ thường. Tôi thầm nhủ, thà chẳng để ông già hát cho xong, cái gì là ma tru sói rú cơ chứ? Đây rõ ràng chính là ma tru sói rú còn gì, có điều, tiếng hát chói cả lỗ tai ấy đích thực có tác dụng làm tinh thần người ta phấn chấn. Thần trí Đinh Tư Điềm cũng theo đó mà tỉnh táo lại phần nào.
Chúng tôi lần lượt lục soát kỹ từng tầng, nhưng trong tòa nhà chỉ có mẫu vật và tiêu bản các bộ phận trong cơ thể người, cùng với những cái xác tử trạng thảm khốc ấy, phòng nào cũng chỉ đánh dấu bằng chữ số, cuối cùng, cả bọn đành vòng xuống tầng hầm. Mùi phoóc môn nồng nặc, bao năm rồi vẫn không tan. Phần xây ngầm bên dưới của tòa nhà toàn bộ đều là nền xi măng lạnh lẽo, không khí lạnh thấu xương, ở cuối lối đi chính có một cánh cửa sắt màu đen to tướng, sau cánh cửa dường như là phòng chứa đồ, đủ các loại vật phẩm bày biện trên giá, dưới đất còn có rất nhiều rương gỗ được đánh số cẩn thận nữa.
Tôi muốn xem trong này có thuốc men gì hay không, liền cùng Tuyền béo chia nhau ra bới tung các thứ lên. Trong cột ánh sáng vung vẩy của ngọn đèn công binh, tôi chợt nhác thấy sâu trên giá để đồ lóe lên một tia sáng xanh âm lạnh. Tưởng quanh đây vẫn còn những con hoàng bì tử khác, thần kinh lập tức trở nên căng thẳng, vai phải đang bị thương, nên tôi chỉ dùng tay trái cầm đao rảo nhanh chân bước lại gần quan sát.
Đến gần xem mới phát hiện, thì ra trong căn phòng chứa đồ này có một cái rương bằng đồng, chất đồng hút âm khí của căn phòng ngầm dưới lòng đất, bị ánh đèn chiếu phải, liền ánh lên sắc xanh lét. Cái rương ấy toàn một màu xanh như phỉ thúy, Tuyền béo và lão Dương Bì cũng trông thấy, lập tức “a” lên một tiếng, ngỡ là thần vật, lại còn tưởng cái rương này làm bằng ngọc phỉ thúy nữa.
Nhưng tôi biết rõ, cái rương này tuy không có chút màu đồng nào, nhưng nó lại không phải là ngọc mà toàn bộ đều là đồng. Hồi trước nhà tôi cũng có một con Chu tước nhỏ bằng đồng xanh làm rất khéo léo, đấy là cổ vật của ông nội tôi sưu tầm được, về sau bị coi là đồ thuộc hạng “tứ cựu” nên đã bị hủy mất. Tôi từng nghe ông giảng cách quan sát đồ đồng cổ, nhưng bấy giờ không để ý lắm, nên cũng không biết giờ nhớ có chính xác không nữa. Nghe bảo rằng, đồ đồng ngâm trong nước nghìn năm, sẽ biến thành thuần một sắc xanh, mà lại sáng bóng như ngọc, chưa được nghìn năm, hoặc món đồ quá nặng nề to lớn, thì sẽ chỉ chuyển sắc xanh chứ không bóng, những chỗ lốm đốm trên bề mặt cũng vậy, đó là bởi tính đồng của món đồ vật ấy vẫn chưa tiêu tán hết, trọng lượng cũng chỉ giảm được một phần ba mà thôi.
Nếu đồ đồng bị ngâm trong nước, vùi trong đất, tính chất đồng của nó sẽ bị nước và đất làm hao dần, không còn thấy màu đồng nữa, chỉ còn màu xanh phỉ thúy, hoặc toàn bộ đều màu xanh chỉ còn lại một mảng đồ như chu sa, gõ vào vẫn có tiếng đồng, cũng là cổ vật cực kỳ hiếm thấy.
Đồ đồng cổ chưa từng nhập thủy hạ thổ, lưu truyền trong dân gian đến ngày nay đều là màu tím sẫm, dưới đáy có đốm chu sa, đôi khi gồ hẳn lên. Nếu là hàng thượng đẳng, bỏ vào trong nồi nước đun sôi lên, càng đun lâu, vết đốm càng rõ. Còn nếu là đồ giả, thử như vậy, vết đốm sẽ biến mất, vì vậy rất dễ phân biệt.
Tôi thấy cái rương đồng này xanh bóng, chiếu đèn pin vào, dưới luồng ánh sáng lưu chuyển trông tựa như trong suốt, liền đoán đây rất có thể là một món đồ cổ từ thời thượng cổ, được chôn sâu dưới lòng đất hoặc vớt dưới nước lên. Lẽ nào, đây chính là cái rương đồng trong miếu Hoàng đại tiên đó sao? Chỉ tính riêng những gì tôi đã nghe được, thì truyền thuyết về vật này đã cực kỳ nhiều rồi, nhưng dường như chẳng rõ được ngọn ngành gì cả.
Nghĩ tới đây, tôi không khỏi ngẩn người ra một thoáng. Tuyền béo lấy làm hiếu kỳ, định thò tay mở rương nhòm thử. Thâm tâm tôi thực ra cũng rất muốn xem cho rõ, nhưng biết đây không phải trò đùa, có trời mới biết được cái rương đó giấu thứ đại họa gì, nên vội đè tay lên nắp cái rương đồng, nói: “Phải tìm thuốc men trước đã, cái thứ đồ của xã hội cũ này có gì đáng xem đâu, chớ quên bao nhiêu con người trong viện nghiên cứu này đã chết không minh bạch rồi, tốt nhất không nên đụng vào thì hơn.” Nhưng trong lúc ấn tay lên nắp rương, tôi lại cảm thấy cái rương đồng đó rất nhẹ, vừa ấn một cái đã đẩy nó lắc la lắc lư mấy lượt. Điều này chứng tỏ cái rương rỗng không, thứ ở trong đó đã thoát ra, rất có khả năng đến giờ vẫn còn lưu lại trong tòa nhà này.
Tay tôi vừa nắm lấy thanh đao, trước mắt bỗng tối sầm, mới đầu còn tưởng là do mất máu quá nhiều gây ra, nhưng ngay sau đó đã lập tức phát hiện đoạn dây mây quan âm đằng khổng lồ đè trên cửa hang cây đã sụt xuống. Trong hang giờ không còn một tia sáng nào nữa, lúc này lão Dương Bì và Đinh Tư Điềm đều như quả bóng da bị xì hơi, nằm thẳng cẳng không nhúc nhích gì. Tôi vội lên tiếng gọi Tuyền béo, bảo cậu ta tìm bao diêm đốt cái quần cái áo nào đấy lên chiếu sáng, xem rốt cuộc là chuyện gì, tại sao hai con hoàng bì tử kia lại đột nhiên biến mất như thế?
Tuyền béo đốt cháy một món đồ của người Nga kia, ngọn lửa liền một lần nữa mang ánh sáng đến cho cái hang cây tối om. Chỉ thấy cả hang đều bị máu tươi bắn lên tung tóe lốm đa lốm đốm, lão Dương Bì và Đinh Tư Điềm nằm lăn dưới đất, đoạn dây mây quan âm đằng phía trên sụt xuống đã kẹt cứng hai con hoàng bì tử máu me đầm đìa ở miệng hang. Phỏng chừng là hai con chồn này sợ sát khí trên thanh bảo đao Khang Hy, thấy thanh đao này rơi vào tay người thần trí tỉnh táo, bọn chúng đã hoảng hồn lên mấy phần, thêm nữa là tôi đã nhìn ra được đôi mắt quỷ nhiễu loạn lòng người của chúng yếu đi theo sự biến đổi của ánh sáng, khiến chúng càng thêm cuống cuồng sợ hãi, bèn quyết định trốn ra ngoài qua khe hở phía trên. Không ngờ quan âm đằng bị chúng va phải, liền sụt xuống, gai cứng trên đoạn dây mây vừa khéo ghim chúng lại chỗ miệng hang, toàn thân không còn mảnh da nào lành lặn. Tuy nhất thời chúng chưa chết được, nhưng khắp mình mẩy đều là vết thương, máu tươi đã nhuộm đỏ cả bộ lông trắng như tuyết rồi.
Tôi nhìn rõ căn nguyên, lòng thầm nhủ bọn hoàng bì tử này dầu sao cũng chỉ là hạng súc sinh lông lá, lúc đắc thế thì hung hăng càn quấy lắm, nhưng một khi bị người ta nhìn thấu trò quỷ thì liền trở lại bản tính của lũ chồn hôi, lập tức chỉ muốn chạy tháo mạng. Kỳ thực, lúc đó chúng tôi hoàn toàn ở thế yếu, nếu hai con súc sinh này có thể kéo dài cục diện giằng co ấy thêm một lúc nữa thôi, thì cũng chưa biết hươu chết về tay ai.
Cổ Tuyền béo bị lão Dương Bì cắn đứt một miếng thịt, máu chảy khá nhiều, cậu ta cũng chẳng buồn để ý xem vết thương lớn nhỏ thế nào, có điều, cảm giác đau đớn khiến cậu ta nổi giận lôi đình, cả một bụng tức chẳng biết phát tiết đi đâu, nay thấy hai con hoàng bì tử bị kẹt ở cửa hang, liền lập tức kéo xuống một con. Con hoàng bì tử ấy đã bị quan âm đằng đè cho sống dở chết dở, bị người tóm cũng chẳng còn sức phản kháng. Tuyền béo một tay bóp chặt đầu con chồn, một tay giữ lấy người, rồi vặn xoắn lại theo hai hướng khác nhau, cứ thế vặn đi vặn lại mấy lượt liền, tiếng xương gẫy “răng rắc” vang lên trong không gian tăm tối, cái đầu con hoàng bì tử ấy đã bị cậu ta vặn đứt lìa ra.
Tuyền béo vẫn chưa hả giận, vứt xác con vật xuống đất giẫm lên mấy phát, sau đó lại tóm nốt con còn lại đè lên lưỡi đao Khang Hy kéo mạnh một đường, xẻ nó ra làm hai mảnh.
Trong hang cây máu tươi tung tóe, chúng tôi đã không còn phân biệt được đâu là máu mình, đâu là máu hoàng bì tử nữa rồi. Tôi thấy cuối cùng cũng giết được hai con súc sinh như bóng ma ấy, cả người như trút được gánh nặng, ham muốn cầu sinh nãy giờ vẫn chống đỡ cho cả thân thể lẫn tinh thần hoàn toàn tan rã, tay chân nặng như đeo chì, hai mí mắt chuẩn bị đánh giáp lá cà, chẳng còn muốn nhúc nhích gì nữa, đầu óc thì u u mê mê, đau như búa bổ, chỉ mong có thể lập tức nằm vật ra đất ngủ một giấc. Nhưng tôi biết, giờ tuyệt đối không phải là lúc thả lỏng mình, nếu giờ mà hôn mê, thì chỉ riêng mấy vết thương chưa cầm máu cũng đủ lấy mạng chúng tôi rồi.
Tôi và Tuyền béo không dám chậm trễ, cũng chẳng kịp mừng vì vừa vượt qua được một ải thập tử nhất sinh, vội vàng xem xét thương thế của Đinh Tư Điềm và lão Dương Bì. Sắc xanh xám trên gương mặt Đinh Tư Điềm đã ngưng kết lại, tình hình cực kỳ nguy hiểm, còn lão Dương Bì thì dường như đã tổn thương đến nội tạng trong cuộc vật lộn với Tuyền béo, mũi miệng đều ri rỉ chảy máu. Chúng tôi chưa bao giờ gặp phải tình trạng thế này, đều không biết phải làm sao, trong lòng hết sức hỗn loạn, bàn bạc một hồi mà vẫn không nghĩ ra cách gì hay ho. Tôi nói với Tuyền béo: “Cần phải nhanh chóng tìm ít cỏ hương hoa đốt lên, xử lý vết thương bên ngoài trước đã, dùng tro ấy có thể cầm máu được đấy.”
Tuyền béo lấy thanh đao chặt bớt khúc dây mây quan âm đằng chắn ở cửa hang, gần đó có rất nhiều cỏ hoang, không thiếu loại cỏ hương hoa rất thường thấy. Chúng tôi từng theo cánh thợ săn vào rừng, biết loại cỏ này có thể cầm máu, bọn thú hoang bị thương chảy máu, thường sẽ tìm bụi cỏ hương hoa ở gần đó lăn lộn không ngừng, không lâu sau vết thương sẽ khép miệng và thôi chảy máu, trăm lần hiệu nghiệm cả trăm. Loại cỏ này mọc ở vùng núi ẩm ướt, cao khoảng bảy tám phân, đếm số cây của bụi nào cũng luôn là số lẻ, mọc ra như hình nan quạt, thời gian giao mùa thu đông màu sắc sẽ chuyển từ xanh sang đỏ, đầu ngọn cỏ có những vảy bé li ti như quả thông, đốt thành than thì hiệu quả cầm máu trị thương càng thêm rõ rệt.
Chúng tôi đốt cỏ cầm máu, rồi xé những chỗ sạch sẽ trên đống quần áo của người Nga kia để lại thành dải băng, băng bó các vết thương, vết đao chém trên vai tôi không nhẹ, cũng may chưa phạm đến xương, cầm máu xong thì không cần lo lắng nữa. Vết cắn trên cổ Tuyền béo khá to, lại là răng cắn nên vết thương lỗ chỗ không đều, rịt bột cỏ lên, băng bó rồi mà vẫn có máu rỉ ra, làm cậu ta đau đến nỗi cứ hít hà mãi.
Chẳng bao lâu sau, lão Dương Bì cũng tỉnh lại. Ông lão này tuy già nhưng vẫn rất gân guốc, tuy bị thương không nhẹ song còn cử động được, nhổ ra mấy ngụm nước bọt lẫn máu, thấy xung quanh loang lổ vết máu, sắc mặt liền lộ vẻ hoang mang thất thần, hoàn toàn không nhớ những chuyện xảy ra sau khi ngã xuống cái hang cây này.
Một bàn tay của Đinh Tư Điềm lúc nãy nắm chặt lưỡi đao, bị cắt vào một vết sâu hoắm, miệng vết thương bạnh ra như miệng trẻ con. Tôi nhìn thấy, nghiến răng rắc lên một nắm bột than cỏ hương hoa rồi băng lại hộ cô. Đinh Tư Điềm vốn đang hôn mê, bị cơn đau dữ dội làm cho tỉnh lại, trán rịn ra những giọt mồ hôi to như hạt đậu xanh. Cô thấy tôi và Tuyền béo đều có vẻ lo lắng, liền cố nhịn đau nói với tôi: “Dùng cỏ hương hoa đốt thành than để chữa vết thương à? Nhân dân mới bồi dưỡng bạn tốt nghiệp cấp III, làm sao đã biết nhiều thứ thế? Có phải được huấn luyện bí mật làm đặc vụ ở đâu rồi không?”
Tôi và Tuyền béo thấy Đinh Tư Điềm vẫn còn tâm trạng nói đùa, đều cảm thấy yên tâm hơn nhiều, có điều vết thương bên ngoài đã xử lý xong, chất độc thì vẫn chưa trừ được, nếu không mau chóng giúp cô giải độc, chẳng mấy nữa ắt sẽ nguy đến tính mạng. Đợi Tuyền béo chữa xong hai cái đèn công binh, bốn chúng tôi liền dắt díu đỡ nhau khó nhọc bò ra khỏi hang cây. Khu vực này được gọi là động Bách Nhãn, chắc hẳn những cái hang cây, hốc đất thế này không thể ít được, cứ nghĩ một cái hang cây hoàn toàn nhìn chẳng bắt mắt chút nào thế này mà ban nãy suýt thành mồ chôn thây cả bọn, ai nấy đều không khỏi lạnh người.
Có điều, nếu không có trận ác đấu ấy, thì cũng không biết hai con hoàng bì tử kia còn giở ra trò khốn nạn gì để mưu hại chúng tôi nữa. Chẳng những vậy, từ đầu chí cuối chúng cứ nấp riệt trong chỗ tối, thủ đoạn thật khiến người ta không biết đâu mà cảnh giác phòng bị, cả bọn suýt tí nữa thì chết ngỏm trong cái hang cây ấy, nhưng nói đi nói lại thì cũng đã xong được một mối phiền phức to tướng, có điều, chúng tôi cũng chẳng còn tâm trí đâu mà suy tính được mất lợi hại trong đấy, chỉ biết đi bước nào hay bước ấy, lò dò tiến lên giữa màn sương mù biến ảo bất định trong khu rừng.
Đường càng đi càng dốc lên, độ cao so với vị trí của dây mây quan âm đằng tuy chênh lệch chưa đến mười mét, nhưng sương mù đã mỏng hơn nhiều, có thể lờ mờ trông thấy cảnh vật ở xung quanh. Phía Nam là nơi sương mù dày nhất, đông đặc như thể quanh năm suốt tháng không lúc nào tan nổi, phía Bắc thì khắp rừng toàn hang hố, có cái bị vùi lấp dưới đám cành lá khô rụng, có cái há miệng lồ lộ nhìn đã thấy sâu thăm thẳm, người rơi xuống e khó mà sống nổi.
Hai bên đường tùng, bách cổ thụ mọc cao ngất, cây nào cây nấy to lớn thẳng tắp, làm rường cột xây nhà mới gọi là chúa trùm, vỏ cây dày phải đến nửa mét, màu trắng như thạch, hoa văn có hình ráng mây cuồn cuộn. Nghe nói, cổ tùng sống vạn năm mới có được thứ hoa văn ráng mây như thế. Rừng tùng này, so với khu rừng già nhất ở vùng Đại Hưng An Lĩnh mà chúng tôi từng thấy thì còn xa xưa hơn nhiều, sợ rằng đã có từ thuở hồng hoang, trải qua ngàn vạn năm sinh trưởng mới hình thành được khí tượng như vậy. Vùng đất cổ xưa này không biết còn ẩn chứa bao nhiêu điều bí mật nữa đây.
Ở phía Bắc, núi đồi sụt xuống một khoảng, lộ ra một hang động lớn đen ngòm, phía trước núi có dấu vết bị nước xói mòn, cửa hang có một vũng nước đọng, băng lạnh trong veo khiến người ta không khỏi ngẩn ngơ hoảng hốt. Phía Nam Hulunber có rất nhiều hang động nước ngầm chằng chịt cắt nhau, có lẽ xưa kia ở đây từng có một mạch nước ngầm như thế, hệ thống cống ngầm khổng lồ mà chúng tôi vừa chui ra, chính là để thay đổi dòng nước, hòng giúp quân Nhật có thể thuận lợi đào khoét ở mặt phía Bắc ngọn núi. Nhưng vì một nguyên nhân nào đó, dòng nước bị chắn, bùng lên thành cơn lũ quét cuốn qua khu rừng, những loài thực vật rễ không ăn sâu xuống mặt đất như dây mây quan âm đằng khổng lồ đều không qua khỏi kiếp nạn ấy. Con trăn vảy gấm kia, rất có thể chính là nhân cơ hội nước lên mà thoát ra khỏi nơi giam giữ.
Các công trình chủ yếu của viện nghiên cứu này hầu hết từng bị ngập nước, dưới sườn núi chằng chịt những hang động như lỗ sâu đùn, có một tòa nhà hai tầng rộng rãi. Giữa rừng sâu rậm rì cỏ hoang, tòa nhà bằng gạch lạnh lẽo không hề tỏa ra một chút dấu vết của sự sống, âm u như một vùng mộ địa. Tôi đẩy cửa bước vào trước, giơ đèn pin quét một vòng bên trong, vài chỗ trên tường lở sụt, dưới đất lăn lóc mấy cái xác người, tử trạng cực kỳ khủng khiếp. Toàn thân người chết mọc đầy lông chim lông thú, rất giống với tình trạng của người Nga chúng tôi thấy trong tầng ngầm, nhưng những người ở đây chết không được thoải mái như thế, rõ ràng trước khi tắt thở còn trải qua một phen vùng vẫy đau đớn, trên tường vẫn còn dấu vết móng tay cào cấu.
Tôi phỏng đoán rất có khả năng cái chết của những người này liên quan đến chiếc rương đồng mang từ vùng núi Đại Hưng An Lĩnh đến. Có thể, vào khoảnh khắc cái rương ấy được mở, đã xảy ra chuyện gì cực kỳ đáng sợ, tất cả người sống đều chết hết. Có điều, ở khu xung quanh động Bách Nhãn này nhung nhúc du diên và chuột hoang, xem chừng cũng đều từ cái viện nghiên cứu này chạy ra rồi sinh sôi nảy nở, tại sao không chết hết cả? Lẽ nào, cái thứ ở trong rương đồng đó chỉ có thể lấy mạng người? Nhưng nói gì thì nói, chúng tôi có thể sống mà đi đến tận đây, chứng tỏ kiếp nạn cái rương đồng đó mang đến đã qua rồi, về điểm này cũng không cần phải quá lo lắng. Mà dù có lo lắng cũng chẳng tác dụng gì, chuyện cần đến sớm muộn cũng sẽ đến, thậm chí có khi nó đã đến rồi, chẳng qua là chúng tôi chưa phát giác ra đấy thôi.
Tôi không nghĩ ngợi linh tinh nữa, vẫy tay gọi ba người ngoài cửa, ra hiệu mọi thứ bên trong đều an toàn, có thể tiến vào rồi. Tuyền béo cõng Đinh Tư Điềm, lão Dương Bì theo đỡ phía sau, bước vào thấy trong nhà ngổn ngang cả đống xác chết, bất giác cùng chắt lưỡi xuýt xoa. Tôi nói với họ, đây không phải cương thi, chẳng có gì phải lo lắng cả, xác chết biến đổi như vậy đều do hoàn cảnh đặc thù của động Bách Nhãn gây ra, nơi này rất có thể là “quy miên địa” được nhắc đến trong các sách phong thủy, còn phải giải thích trên góc độ khoa học thế nào thì lúc bấy giờ tôi cũng chịu.
Xác chết trong hành lang mỗi lúc một nhiều, đám người chúng tôi cả đời cộng lại chắc cũng chưa thấy nổi lắm người chết đến thế, mà nguyên nhân cái chết của bọn họ xem ra cũng thật kỳ bí. Rốt cuộc là thứ gì có thể giết chết cả đống người thế này mà không lưu lại dấu vết gì? Chúng tôi đều không khỏi nghi ngờ, rất có khả năng đã xảy ra sự cố vi khuẩn bị lọt ra ngoài, nên mới biến cả viện nghiên cứu trở thành một khu vực chết.
Từ bức di thư của người Nga kia, chúng tôi biết rằng, một trong những hạng mục quan trọng của viện nghiên cứu chính là lợi dụng thứ vật chắc nào đó của vùng động Bách Nhãn này để giải độc của loài trăn vảy gấm, đây cũng là hy vọng duy nhất để cứu mạng Đinh Tư Điềm. Ngoài ra, chúng tôi cũng cần tìm một ít thuốc men khác nữa. Tôi thấy Đinh Tư Điềm cứ thiêm thiếp nửa tỉnh nửa mê, chỉ sợ cô bị độc khí công vào tim, một khi hôn mê là không thể tỉnh lại nữa, cứ phải cố nói chuyện luôn mồm, bảo cô tuyệt đối không được ngủ.
Bản thân tôi cũng chưa biết trong tòa nhà này có thuốc giải độc hay không, nếu có thì để ở nơi nào, nên phải để ý xung quanh mà còn tìm kiếm, nhiệm vụ nói chuyện này đành giao lại cho lão Dương Bì. Nói chuyện lại vốn là món lão Dương Bì không có sở trường, tôi đành bảo ông lão hát cho Đinh Tư Điềm nghe, dù sao cũng phải tìm đủ mọi cách để Đinh Tư Điềm giữ được đầu óc tỉnh táo. Lão Dương Bì đành hát lên một khúc dân ca mới: “Cưỡi ngựa trắng, vung súng Tây, anh Ba ăn cơm quân Bát Lộ, muốn về nhà thăm em, hây dồ hây dô, đánh bọn Nhật không kịp về...”
Giọng lão Dương Bì nghe thê lương bi thiết, vang lên trong tòa nhà tĩnh mịch, cảm giác rung động lạ thường. Tôi thầm nhủ, thà chẳng để ông già hát cho xong, cái gì là ma tru sói rú cơ chứ? Đây rõ ràng chính là ma tru sói rú còn gì, có điều, tiếng hát chói cả lỗ tai ấy đích thực có tác dụng làm tinh thần người ta phấn chấn. Thần trí Đinh Tư Điềm cũng theo đó mà tỉnh táo lại phần nào.
Chúng tôi lần lượt lục soát kỹ từng tầng, nhưng trong tòa nhà chỉ có mẫu vật và tiêu bản các bộ phận trong cơ thể người, cùng với những cái xác tử trạng thảm khốc ấy, phòng nào cũng chỉ đánh dấu bằng chữ số, cuối cùng, cả bọn đành vòng xuống tầng hầm. Mùi phoóc môn nồng nặc, bao năm rồi vẫn không tan. Phần xây ngầm bên dưới của tòa nhà toàn bộ đều là nền xi măng lạnh lẽo, không khí lạnh thấu xương, ở cuối lối đi chính có một cánh cửa sắt màu đen to tướng, sau cánh cửa dường như là phòng chứa đồ, đủ các loại vật phẩm bày biện trên giá, dưới đất còn có rất nhiều rương gỗ được đánh số cẩn thận nữa.
Tôi muốn xem trong này có thuốc men gì hay không, liền cùng Tuyền béo chia nhau ra bới tung các thứ lên. Trong cột ánh sáng vung vẩy của ngọn đèn công binh, tôi chợt nhác thấy sâu trên giá để đồ lóe lên một tia sáng xanh âm lạnh. Tưởng quanh đây vẫn còn những con hoàng bì tử khác, thần kinh lập tức trở nên căng thẳng, vai phải đang bị thương, nên tôi chỉ dùng tay trái cầm đao rảo nhanh chân bước lại gần quan sát.
Đến gần xem mới phát hiện, thì ra trong căn phòng chứa đồ này có một cái rương bằng đồng, chất đồng hút âm khí của căn phòng ngầm dưới lòng đất, bị ánh đèn chiếu phải, liền ánh lên sắc xanh lét. Cái rương ấy toàn một màu xanh như phỉ thúy, Tuyền béo và lão Dương Bì cũng trông thấy, lập tức “a” lên một tiếng, ngỡ là thần vật, lại còn tưởng cái rương này làm bằng ngọc phỉ thúy nữa.
Nhưng tôi biết rõ, cái rương này tuy không có chút màu đồng nào, nhưng nó lại không phải là ngọc mà toàn bộ đều là đồng. Hồi trước nhà tôi cũng có một con Chu tước nhỏ bằng đồng xanh làm rất khéo léo, đấy là cổ vật của ông nội tôi sưu tầm được, về sau bị coi là đồ thuộc hạng “tứ cựu” nên đã bị hủy mất. Tôi từng nghe ông giảng cách quan sát đồ đồng cổ, nhưng bấy giờ không để ý lắm, nên cũng không biết giờ nhớ có chính xác không nữa. Nghe bảo rằng, đồ đồng ngâm trong nước nghìn năm, sẽ biến thành thuần một sắc xanh, mà lại sáng bóng như ngọc, chưa được nghìn năm, hoặc món đồ quá nặng nề to lớn, thì sẽ chỉ chuyển sắc xanh chứ không bóng, những chỗ lốm đốm trên bề mặt cũng vậy, đó là bởi tính đồng của món đồ vật ấy vẫn chưa tiêu tán hết, trọng lượng cũng chỉ giảm được một phần ba mà thôi.
Nếu đồ đồng bị ngâm trong nước, vùi trong đất, tính chất đồng của nó sẽ bị nước và đất làm hao dần, không còn thấy màu đồng nữa, chỉ còn màu xanh phỉ thúy, hoặc toàn bộ đều màu xanh chỉ còn lại một mảng đồ như chu sa, gõ vào vẫn có tiếng đồng, cũng là cổ vật cực kỳ hiếm thấy.
Đồ đồng cổ chưa từng nhập thủy hạ thổ, lưu truyền trong dân gian đến ngày nay đều là màu tím sẫm, dưới đáy có đốm chu sa, đôi khi gồ hẳn lên. Nếu là hàng thượng đẳng, bỏ vào trong nồi nước đun sôi lên, càng đun lâu, vết đốm càng rõ. Còn nếu là đồ giả, thử như vậy, vết đốm sẽ biến mất, vì vậy rất dễ phân biệt.
Tôi thấy cái rương đồng này xanh bóng, chiếu đèn pin vào, dưới luồng ánh sáng lưu chuyển trông tựa như trong suốt, liền đoán đây rất có thể là một món đồ cổ từ thời thượng cổ, được chôn sâu dưới lòng đất hoặc vớt dưới nước lên. Lẽ nào, đây chính là cái rương đồng trong miếu Hoàng đại tiên đó sao? Chỉ tính riêng những gì tôi đã nghe được, thì truyền thuyết về vật này đã cực kỳ nhiều rồi, nhưng dường như chẳng rõ được ngọn ngành gì cả.
Nghĩ tới đây, tôi không khỏi ngẩn người ra một thoáng. Tuyền béo lấy làm hiếu kỳ, định thò tay mở rương nhòm thử. Thâm tâm tôi thực ra cũng rất muốn xem cho rõ, nhưng biết đây không phải trò đùa, có trời mới biết được cái rương đó giấu thứ đại họa gì, nên vội đè tay lên nắp cái rương đồng, nói: “Phải tìm thuốc men trước đã, cái thứ đồ của xã hội cũ này có gì đáng xem đâu, chớ quên bao nhiêu con người trong viện nghiên cứu này đã chết không minh bạch rồi, tốt nhất không nên đụng vào thì hơn.” Nhưng trong lúc ấn tay lên nắp rương, tôi lại cảm thấy cái rương đồng đó rất nhẹ, vừa ấn một cái đã đẩy nó lắc la lắc lư mấy lượt. Điều này chứng tỏ cái rương rỗng không, thứ ở trong đó đã thoát ra, rất có khả năng đến giờ vẫn còn lưu lại trong tòa nhà này.