Quyển 6 - Chương 17: Thủy triều
Tàu Chĩa Ba vốn được cải tạo từ một con tàu gỗ liễu biển tương đối cổ, tuy đã được người Anh thay đổi diện mạo bên ngoài, nhưng các phần chính trong kết cấu tàu thì vẫn dùng lại gỗ liễu biển trên tàu cũ. Nhóm trục vớt người Anh chuẩn bị con tàu này, tổng cộng có bảy thành viên, nhưng ngày chuẩn bị lên đường thì bỗng dưng chết tập thể mà chẳng rõ nguyên nhân tại sao. Địa điểm xảy ra sự kiện ấy, chính là khoang đáy của tàu Chĩa Ba.
Trước khi ra biển, chúng tôi cũng đã thăm dò nhiều nơi, nhưng dân chài và thương nhân trên đảo Miếu San Hô đa phần đều không rõ sự tình cụ thể thế nào. Lúc này, chợt nghe Nguyễn Hắc đề cập tới chuyện đó, bảo rằng trong khoang tàu chúng tôi đích thực có một tầng kép, có điều thứ ở bên trong bất luận ra sao cũng không thể xem được, bằng không ắt sẽ đại bất lợi cho người trên tàu, cả đám người Anh kia cũng vì vậy mà mất mạng.
Tôi đưa mắt nhìn Minh Thúc, thấy lão ta cũng lộ vẻ hoang mang, rõ ràng là chưa từng nghe qua sự việc nào tương tự như vậy. Thấy thế, tôi bắt đầu nghi ngờ Nguyễn Hắc giở trò yêu ngôn hoặc chúng, lại càng muốn xuống khoang đáy tra xét rõ ràng.
Nguyễn Hắc lại cầu xin Shirley Dương lên tiếng khuyên giúp. Ông ta có biết người chủ trước của con tàu này. Hồi đó, khi mấy người Anh cải tạo con tàu, ông ta cũng được thuê đến làm phụ giúp, vì vậy mới biết được một số điều bí ẩn bên trong. Thậm chí, ông ta còn thề độc, ở khoang kép phía trên khoang đáy đích thực có thứ gì đó, nhưng nhìn thấy thứ đó, đối với thành viên trên tàu chỉ có trăm cái hại mà chẳng được lợi gì, nếu cứ coi thứ ở khoang kép kia không tồn tại, thì mọi việc vẫn sẽ bình thường, cũng không ảnh hưởng gì đến con tàu hết. Đây tuyệt đối không phải lời lừa gạt hay muốn dọa dẫm gì mọi người, mà là bài học phải dùng rất nhiều nhân mạng đổi lấy.
Tôi thấy Nguyễn Hắc đã thề độc, biết rằng đám thủy thủ mê tín này mà đã thề độc thì ắt hẳn không có lòng giấu giếm gì, ông ta đã nói trong khoang đáy có thứ không thể kinh động đến được, vậy thì chỉ cần nó không ảnh hưởng đến hành trình của chúng tôi, chúng tôi cũng không nhất thiết phải phá hoại những phong tục và điều cấm kỵ đặc biệt ấy làm gì.
Nguyễn Hắc thấy tôi rốt cuộc cũng nhận lời, bấy giờ mới thở phào nhẹ nhõm nói: “Đợi khi mò được ngọc trở về, nhất định tôi sẽ nói điều bí mật này cho các vị nghe. Chỉ những người không ở trên con tàu này mới biết được, bằng không, nếu vô ý nhắc đến chuyện này lúc ở trên tàu thì sẽ chuốc họa vào thân đó. Lúc ấy, giữa chốn biển khơi mênh mông, muốn chạy cũng chẳng biết chạy vào đâu cả.”
Tôi gật đầu đồng ý, có điều lập tức nghĩ lại ngay, mấy trò giả thần giả quỷ này gặp tôi đều không linh hết, đợi khi nào trở về mới cho tôi biết nguyên nhân bên trong thì phỏng còn tác dụng gì nữa? Sớm muộn cũng phải kiếm cơ hội xem cho rõ ràng rồi tính sau, chứ cái kiểu bị bít bùng trong bụng trống thế này, tôi là tôi không thích chút nào hết.
Nghĩ đoạn, tôi không tỏ thái độ gì, tạm thời gác chuyện này sang một bên, rồi cùng những người khác bắt tay vào việc. Vì không gian trên thuyền có hạn, nên quách đá bên ngoài, cùng những khối gỗ chèn giữa hai lớp quan quách đành phải cho chìm xuống biển lần nữa, chúng tôi chỉ giữ lại quan tài đá bên trong. Kế đó, cả bọn lại nhét đầy các vật tư dưới khoang đáy vào trong quan tài, vậy là trong khoang liền thừa ra một khoảng không gian đủ nhét nó vào. Vả lại, bên trong quan tài này rất mát mẻ, bỏ dưa hấu vốn để trong khoang tàu vào trong, thậm chí còn giữ được tươi lâu hơn nữa.
Chúng tôi ở bên dưới khoang đáy sắp xếp, còn Nguyễn Hắc đi lên lái tàu, tranh thủ lúc ấy, tôi đặc biệt lưu ý đến cái tầng kép kia. Ngoài việc nó bị bít kín, khó lòng cạy ra được thì thực sự chẳng nhìn ra điểm gì đặc biệt cả. Tôi vừa áp tai vào nghe ngóng động tĩnh bên trong, liền bị Shirley Dương phát hiện, lập tức bước tới vỗ lên vai tôi một cái: “Anh làm cái gì thế?”
Tôi đang tập trung toàn bộ tinh thần lắng nghe xem bên trong tầng kép ấy có động tĩnh gì không, trong đầu cũng đang nghiền ngẫm xem rốt cuộc có thứ gì vừa không thể nhắc đến, lại không thể trông thấy, hoàn toàn không để ý phía sau lưng, bị Shirley Dương vỗ nhẹ một cái giật thót cả mình, vội vàng quay mặt về phía cô, chỉ tay vào lớp ván chắn bên ngoài tầng kép: “Tôi thăm dò một chút, cô cũng đến nghe thử xem, bên trong hình như có chứ gì đó đang chuyển động...”
Shirley Dương không cùng tôi thăm dò tầng kép ấy, dường như cô có chuyện muốn nói, chỉ đánh mắt ra hiệu, ý bảo tôi tìm nơi nào khác nói chuyện. Tôi bèn đi với cô lên boong phía sau, lúc này Nguyễn Hắc và Minh Thúc đã xác nhận lại hướng đi, đang tăng hết tốc lực tiến về phía vùng biển vực xoáy San Hô. Tàu Chĩa Ba cưỡi gió phá sóng lướt đi băng băng trên mặt biển, hai cái chuông lặn treo phía đuôi tàu cũng đung đưa lắc lư theo.
Sau cơn thủy triều đen, cả một vùng biển chẳng còn chút sinh khí nào. Lúc trước, thi thoảng còn có thể thấy lũ cá kết thành từng đàn bơi trên mặt biển, giờ thì sạch không, bốn phía chỉ có nước biển cuồn cuộn mênh mông vô cùng tận. Shirley Dương đứng trên boong tàu, ngước mắt nhìn về phía biển trời tiếp giáp, hồi lâu sau mới cất tiếng: “Giáo sư Trần là bạn thân của cha tôi lúc sinh tiền, tâm nguyện của bác ấy cũng là tâm nguyện của cha tôi, mạo hiểm thế nào tôi cũng đều không để tâm. Có điều, Nam Hải thực quá rộng lớn, Quy Khư trong vùng biển vực xoáy San Hô lại càng thần bí khó dò, tôi hơi lo, sợ chúng ta không thể thuận lợi tìm được Tần Vương Chiếu Cốt kính. Xét cho cùng, đội của chúng ta cũng ít người, thuyền lại nhỏ nữa.”
Tôi mỉm cười nói với cô: “Có gì mà phải lo lắng chứ, người ít thuyền nhỏ không phải là vấn đề, chúng ta tuy ít người, nhưng người nào cũng có bản lĩnh đặc biệt về một mặt nào đó. Thế này gọi là binh quý ở tinh chứ không quý ở nhiều. Thời xưa có Trần Thắng, Ngô Quảng[33] khởi nghĩa, ban đầu chỉ có tám chín trăm người. Bọn họ đã hét lên với toàn thế giới này rằng, Vương, hầu, tướng quân, thừa tướng, há phải có dòng dõi mới làm nên sao! rồi phát động khởi nghĩa vũ trang, cũng từng một độ quét ngang khắp thiên hạ. Thế nhưng, về sau tại sao cánh quân khởi nghĩa này lại thất bại chứ? Chính vì bọn họ càng về sau càng đông người, trở thành một đám quân ô hợp, mất đi tính chất thuần khiết của cách mạng và sự đoàn kết. Chúng ta cần phải học tập bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của khởi nghĩa nông dân, đến cả ông già hướng đạo cho chúng ta hồi ở sa mạc cũng biết: người đời duy chỉ có đoàn kết mới giành được chiến thắng cơ mà. Ngoài ra, việc tiếp nạp thành viên cũng phải hết sức cẩn trọng, thà được một miếng đào ngon còn hơn cả một bồ táo thối. Người ít mà đồng lòng, không sợ không thành được đại sự.”
Shirley Dương cũng mỉm cười nói: “Sao chuyện gì anh cũng phải viện dẫn đến kinh điển thế? Có phải như vậy mới tỏ ra có sức thuyết phục không? Có điều, anh nói cũng có lý lắm, muốn có thể cùng hội cùng thuyền, đồng tâm hiệp lực thì phải đoàn kết chặt chẽ, tín nhiệm lẫn nhau, đó mới là điều quan trọng nhất. Anh có tin được Nguyễn Hắc không?” Tôi đã đoán trước sẽ bị cô hỏi câu này, nhưng vẫn hơi trầm ngâm, nghĩ ngợi giây lát rồi mới nói: “Nghe nói Nguyễn Hắc là người gốc Việt Nam, vì tránh nạn nên mới lưu lạc ra hải đảo, trước đây ông ta là người thế nào tôi hoàn toàn không biết, trong lòng ông ta nghĩ gì tôi cũng càng không thể biết được. Nhưng bản chất có thể biểu hiện ra thông qua hiện tượng, sau mấy ngày tiếp xúc, tôi cảm thấy ông ta... cũng có thể coi là một người đáng tin cậy. Tôi từng đi lao động cải tạo ở vùng núi, rồi hồi tham gia quân ngũ và đi làm ăn bên ngoài, đều đã tiếp xúc với vô số nhân dân lao động, tôi tin rằng mình không nhìn lầm người đâu.”
Shirley Dương gật đầu: “Vậy thì tốt quá rồi, nếu đã có thể tin tưởng ông ấy, vậy thì cũng nên có lòng độ lượng nghĩ cho người ta. Tôi nghĩ, Nguyễn Hắc có lý do của ông ấy, vì vậy anh cũng chớ nên đi thăm dò thứ ở trong tầng kép ấy làm gì, như vậy là phá hoại quy củ trên tàu. Tuy rằng tôi cũng rất tò mò, có điều, thiết nghĩ, chúng ta vẫn nên tôn trọng kiến nghị của Nguyễn Hắc thì hơn. Đây gọi là đã dùng người thì không nghi, mà đã nghi thì chớ dùng người.”
Nghe Shirley Dương khuyên giải, tôi đành cố nén hiếu kỳ, hứa với cô, nếu không đến lúc vạn bất đắc dĩ, sẽ không vi phạm điều cấm kỵ này. Nói chuyện xong, chúng tôi quay vào trong khoang ăn cơm do Đa Linh nấu. Một ngày ba bữa trên tàu đều do Đa Linh chuẩn bị, nhưng lượng nước ngọt được sử dụng trên tàu bị hạn chế một cách nghiêm khắc, nên bữa cơm nào cũng đều hết sức đơn điệu. Chúng tôi nhân bữa cơm, triệu tập tất cả mọi người lại, cùng bàn vài chuyện quan trọng để chuẩn bị tiến vào vực xoáy San Hô. Chúng tôi sẽ đi từ Tây sang Đông, sau khi vượt qua rãnh biển sâu không thấy đáy phía trước, địa thế đáy biển sẽ thình lình dâng cao. Lấy ranh giới là dãy núi dưới đáy biển, vùng biển phía Đông đã hoàn toàn nằm trong vực xoáy San Hô rồi. Nơi đó hình như là một quần đảo bị nhấn chìm.
Bên trong vực xoáy San Hô chia làm hai tầng đá san hô lớn, phạm vi rất rộng, đường kính ước khoảng cả trăm ki lô mét, hình dạng cụ thể thế nào hoàn toàn không thể thăm dò. Khu vực giữa hai dãy núi đá san hô đó võng xuống, đều là rừng san hô và khe rãnh biển chằng chịt. Vì dưới đáy vùng biển này có hai dây núi vây bọc, hải khí tích tụ mấy nghìn mấy vạn năm, nên quanh năm luôn có gió to bão lớn, các thiết bị điện tử thường hay mất tác dụng. Chẳng những thế, lại có các truyền thuyết về lửa ma, u linh dưới đáy biển v.v..., nên mấy trăm năm nay, rất ít người dám mạo hiểm tiến vào. Cũng có vài nhà thám hiểm và đội trục vớt có máu đầu cơ, liều chết xông vào, nhưng đều chỉ có đi mà chẳng thấy ai về, không rõ là vì tàu bè mất phương hướng, hay gặp phải sự cố gì trên biển. Một số dân chài vì kế sinh nhai phải lặn xuông biển mò ngọc, nhiều lắm cũng chỉ dám đến vùng ngoại vi của vực xoáy San Hô, chứ tuyệt đối không dám vượt qua lằn ranh nửa bước, đến cả Minh Thúc và cậu lão ta cũng chưa từng tiến vào đó bao giờ. Ông cậu ấy của Minh Thúc, chính là đang khi mò ngọc ở vùng ngoại vi vực xoáy San Hô, thì gặp phải lũ cá dữ nên mới tiêu đời, cái xác cũng không tìm về được.
Con tàu đắm mang theo Tần Vương Chiếu Cốt kính, tên là Mariana, là một du thuyền hạng sang của tư nhân, thuộc về một vị phú hào đất Nam Dương. Tàu này bị gió bão làm chệch hướng, đi vào vực xoáy San Hô, rồi va phải đá ngầm trong đó. Người sống sót duy nhất trên con tàu đã miêu tả lại nơi Mariana bị đắm rằng: ánh lửa hừng hực bên dưới chiếu sáng cả vùng đáy biển, trông như thể thủy tinh cung thoắt ẩn thoắt hiện vậy.
Trữ lượng dầu khí ở Nam Hải rất lớn, đáy biển có các núi lửa vẫn đang hoạt động. Nhưng dầu khí phun trào thì không thể có năng lượng lớn như vậy được, mà đáy biển vùng phụ cận vực xoáy San Hô cũng không có núi lửa nào. Chỉ có long hỏa hình thành từ hải khí được nhắc đến trong các sách phong thủy, cộng với ánh sáng hắt từ minh châu trong miệng lũ trai khổng lồ quanh đó, mới có thể chiếu sáng rực đáy biển như lời miêu tả của người thuyền viên kia. Có điều, kỳ quan ấy không phải ai cũng có duyên thấy được, một tháng đại khái chỉ có một hai lần mà thôi.
Dựa vào hai đầu mối độc nhất vô nhị là âm hỏa dưới đáy biển, và minh châu Nam Hải này, có thể suy đoán tàu Mariana ắt hẳn bị đắm ở đâu đó gần hải nhãn trong vực xoáy San Hô. Sau khi tiến vào vùng biển ấy, chỉ cần tìm được dư mạch của Nam Long dưới đáy biển, thì sẽ không khó tìm ra xác tàu đắm, cũng như khu rừng san hô dưới đáy biển nơi có lũ trai thành tinh ngậm ngọc.
Khó khăn lớn nhất mà nhóm người chúng tôi đang phải đối mặt lúc này, chính là làm thế nào để tiến vào vùng vực xoáy San Hô đầy rẫy đá ngầm; sau khi tiến vào đó rồi, nếu thời tiết không tốt, làm sao có thể phân biệt phương hướng mà không có la bàn? Đây cũng chính là chướng ngại chung lớn nhất của tất cả các nhà thám hiểm có ý đồ xà xẻo chấm mút kho báu khổng lồ ở Nam Hải. Nếu như không thể khắc phục được khó khăn ấy, thì chỉ còn biết nhìn bảo tàng rồi thở dài tiếc nuối mà thôi.
Cũng may là chúng tôi nắm được những kỳ thuật bí truyền của kẻ trộm mộ thời xưa. Tỉ như, bí thuật phong thủy của Mô Kim hiệu úy có ghi chép một cách chuẩn xác về các dư mạch của mạch Nam Long. Nam Long tuy khởi nguồn từ núi Nga My, cuối cùng nhập về biển ở Triết Giang, song dư mạch lớn nhất của nó ở dưới biển lại vươn tới tận Nam Hải. Khái niệm hải khí mà thuật phong thủy hay nhắc đến có một phần liên quan đến sự vận hành của thủy triều. Nếu xét trên nguyên lý của khoa học hiện đại ngày nay, thì đó chính là chỉ hiện tượng nước biển dâng lên hạ xuống mang tính chu kỳ dưới tác động sức hút của mặt trăng và mặt trời. Vì có quan hệ đến hiện tượng thiên văn, nên hiện tượng này có một tên gọi khác nữa, gọi là “thiên văn triều”. Hiện tượng nước biển dâng lên tuy cùng là một, nhưng để phân biệt, người ta gọi ban ngày là triều, ban đêm là tịch.
Vì khoảng cách từ mặt trời, mặt trăng đến trái đất khác nhau, nên lực thủy triều do mặt trăng gây ra lớn gấp đôi so với mặt trời. Nước triều lớn nhỏ, và thời khắc nước dâng lên không cố định, chủ yếu thay đổi theo sự vận hành của mặt trăng, đồng thời chịu ảnh hưởng của địa hình, độ sâu vùng biển, cùng với kinh độ, vĩ độ... Ngoài bán nhật triều, mỗi ngày lên xuống hai lần, còn có toàn nhật triều, mỗi ngày chỉ lên xuống một lần, hoặc hỗn hợp triều, một ngày lên xuống một hoặc hai lần.
Vùng biển vực xoáy San Hô ở cuối đoạn dư mạch của Nam Long này hải khí hỗn loạn, thường xuất hiện thủy triều hỗn hợp rất phức tạp, mỗi tháng vào khoảng mùng Một hay tiết rằm đều có triều lớn. Con tàu Mariana kia, chính là gặp phải mưa bão cộng với nước triều lớn tiết trăng tròn, nên mới bị sóng lớn cuốn vào vùng biển mà tàu lớn khó tiến vào.
Tối qua chúng tôi gặp phải long thượng thủy, suýt chút nữa thì đắm tàu. Có điều lần ra biển này có thể xem như may mắn, vì đã chuẩn bị đầy đủ, dẫu gặp trắc trở, cũng chỉ có kinh mà không có hiểm, chưa gì đã kiếm được một cỗ quan tài cổ hiếm thấy. Những kẻ biết hàng như bọn tôi đều cực kỳ hưng phấn. Lúc này, Nguyễn Hắc đã chỉnh hướng tàu chạy men theo vực biển, chạy đến lúc trời sắp sáng, bầu không vẫn mờ mịt mây đen, chẳng thấy trăng sao gì hết. Mặt biển sóng cao gió cả, la bàn bắt đầu mất tác dụng, đây chính là dấu hiệu tàu Chĩa Ba đã đến gần vực xoáy San Hô. Sau khi được Minh Thúc báo tin qua hệ thống truyền âm, tôi và Shirley Dương vội vàng chạy lên khoang lái, lấy cái tráp gỗ và cái vò đất màu đen chuẩn bị sẵn ra, chuẩn bị thi triển bí thuật Ban Sơn Trấn Hải ghi chép trong cuốn số của ông Gà Gô, chỉ đợi thời cơ đến, là sẽ mượn nước triều dâng lên buổi sáng, đi xuyên qua rặng đá ngầm ở ngoại vi vùng biển vực xoáy San Hô.
Tàu Chĩa Ba vốn được cải tạo từ một con tàu gỗ liễu biển tương đối cổ, tuy đã được người Anh thay đổi diện mạo bên ngoài, nhưng các phần chính trong kết cấu tàu thì vẫn dùng lại gỗ liễu biển trên tàu cũ. Nhóm trục vớt người Anh chuẩn bị con tàu này, tổng cộng có bảy thành viên, nhưng ngày chuẩn bị lên đường thì bỗng dưng chết tập thể mà chẳng rõ nguyên nhân tại sao. Địa điểm xảy ra sự kiện ấy, chính là khoang đáy của tàu Chĩa Ba.
Trước khi ra biển, chúng tôi cũng đã thăm dò nhiều nơi, nhưng dân chài và thương nhân trên đảo Miếu San Hô đa phần đều không rõ sự tình cụ thể thế nào. Lúc này, chợt nghe Nguyễn Hắc đề cập tới chuyện đó, bảo rằng trong khoang tàu chúng tôi đích thực có một tầng kép, có điều thứ ở bên trong bất luận ra sao cũng không thể xem được, bằng không ắt sẽ đại bất lợi cho người trên tàu, cả đám người Anh kia cũng vì vậy mà mất mạng.
Tôi đưa mắt nhìn Minh Thúc, thấy lão ta cũng lộ vẻ hoang mang, rõ ràng là chưa từng nghe qua sự việc nào tương tự như vậy. Thấy thế, tôi bắt đầu nghi ngờ Nguyễn Hắc giở trò yêu ngôn hoặc chúng, lại càng muốn xuống khoang đáy tra xét rõ ràng.
Nguyễn Hắc lại cầu xin Shirley Dương lên tiếng khuyên giúp. Ông ta có biết người chủ trước của con tàu này. Hồi đó, khi mấy người Anh cải tạo con tàu, ông ta cũng được thuê đến làm phụ giúp, vì vậy mới biết được một số điều bí ẩn bên trong. Thậm chí, ông ta còn thề độc, ở khoang kép phía trên khoang đáy đích thực có thứ gì đó, nhưng nhìn thấy thứ đó, đối với thành viên trên tàu chỉ có trăm cái hại mà chẳng được lợi gì, nếu cứ coi thứ ở khoang kép kia không tồn tại, thì mọi việc vẫn sẽ bình thường, cũng không ảnh hưởng gì đến con tàu hết. Đây tuyệt đối không phải lời lừa gạt hay muốn dọa dẫm gì mọi người, mà là bài học phải dùng rất nhiều nhân mạng đổi lấy.
Tôi thấy Nguyễn Hắc đã thề độc, biết rằng đám thủy thủ mê tín này mà đã thề độc thì ắt hẳn không có lòng giấu giếm gì, ông ta đã nói trong khoang đáy có thứ không thể kinh động đến được, vậy thì chỉ cần nó không ảnh hưởng đến hành trình của chúng tôi, chúng tôi cũng không nhất thiết phải phá hoại những phong tục và điều cấm kỵ đặc biệt ấy làm gì.
Nguyễn Hắc thấy tôi rốt cuộc cũng nhận lời, bấy giờ mới thở phào nhẹ nhõm nói: “Đợi khi mò được ngọc trở về, nhất định tôi sẽ nói điều bí mật này cho các vị nghe. Chỉ những người không ở trên con tàu này mới biết được, bằng không, nếu vô ý nhắc đến chuyện này lúc ở trên tàu thì sẽ chuốc họa vào thân đó. Lúc ấy, giữa chốn biển khơi mênh mông, muốn chạy cũng chẳng biết chạy vào đâu cả.”
Tôi gật đầu đồng ý, có điều lập tức nghĩ lại ngay, mấy trò giả thần giả quỷ này gặp tôi đều không linh hết, đợi khi nào trở về mới cho tôi biết nguyên nhân bên trong thì phỏng còn tác dụng gì nữa? Sớm muộn cũng phải kiếm cơ hội xem cho rõ ràng rồi tính sau, chứ cái kiểu bị bít bùng trong bụng trống thế này, tôi là tôi không thích chút nào hết.
Nghĩ đoạn, tôi không tỏ thái độ gì, tạm thời gác chuyện này sang một bên, rồi cùng những người khác bắt tay vào việc. Vì không gian trên thuyền có hạn, nên quách đá bên ngoài, cùng những khối gỗ chèn giữa hai lớp quan quách đành phải cho chìm xuống biển lần nữa, chúng tôi chỉ giữ lại quan tài đá bên trong. Kế đó, cả bọn lại nhét đầy các vật tư dưới khoang đáy vào trong quan tài, vậy là trong khoang liền thừa ra một khoảng không gian đủ nhét nó vào. Vả lại, bên trong quan tài này rất mát mẻ, bỏ dưa hấu vốn để trong khoang tàu vào trong, thậm chí còn giữ được tươi lâu hơn nữa.
Chúng tôi ở bên dưới khoang đáy sắp xếp, còn Nguyễn Hắc đi lên lái tàu, tranh thủ lúc ấy, tôi đặc biệt lưu ý đến cái tầng kép kia. Ngoài việc nó bị bít kín, khó lòng cạy ra được thì thực sự chẳng nhìn ra điểm gì đặc biệt cả. Tôi vừa áp tai vào nghe ngóng động tĩnh bên trong, liền bị Shirley Dương phát hiện, lập tức bước tới vỗ lên vai tôi một cái: “Anh làm cái gì thế?”
Tôi đang tập trung toàn bộ tinh thần lắng nghe xem bên trong tầng kép ấy có động tĩnh gì không, trong đầu cũng đang nghiền ngẫm xem rốt cuộc có thứ gì vừa không thể nhắc đến, lại không thể trông thấy, hoàn toàn không để ý phía sau lưng, bị Shirley Dương vỗ nhẹ một cái giật thót cả mình, vội vàng quay mặt về phía cô, chỉ tay vào lớp ván chắn bên ngoài tầng kép: “Tôi thăm dò một chút, cô cũng đến nghe thử xem, bên trong hình như có chứ gì đó đang chuyển động...”
Shirley Dương không cùng tôi thăm dò tầng kép ấy, dường như cô có chuyện muốn nói, chỉ đánh mắt ra hiệu, ý bảo tôi tìm nơi nào khác nói chuyện. Tôi bèn đi với cô lên boong phía sau, lúc này Nguyễn Hắc và Minh Thúc đã xác nhận lại hướng đi, đang tăng hết tốc lực tiến về phía vùng biển vực xoáy San Hô. Tàu Chĩa Ba cưỡi gió phá sóng lướt đi băng băng trên mặt biển, hai cái chuông lặn treo phía đuôi tàu cũng đung đưa lắc lư theo.
Sau cơn thủy triều đen, cả một vùng biển chẳng còn chút sinh khí nào. Lúc trước, thi thoảng còn có thể thấy lũ cá kết thành từng đàn bơi trên mặt biển, giờ thì sạch không, bốn phía chỉ có nước biển cuồn cuộn mênh mông vô cùng tận. Shirley Dương đứng trên boong tàu, ngước mắt nhìn về phía biển trời tiếp giáp, hồi lâu sau mới cất tiếng: “Giáo sư Trần là bạn thân của cha tôi lúc sinh tiền, tâm nguyện của bác ấy cũng là tâm nguyện của cha tôi, mạo hiểm thế nào tôi cũng đều không để tâm. Có điều, Nam Hải thực quá rộng lớn, Quy Khư trong vùng biển vực xoáy San Hô lại càng thần bí khó dò, tôi hơi lo, sợ chúng ta không thể thuận lợi tìm được Tần Vương Chiếu Cốt kính. Xét cho cùng, đội của chúng ta cũng ít người, thuyền lại nhỏ nữa.”
Tôi mỉm cười nói với cô: “Có gì mà phải lo lắng chứ, người ít thuyền nhỏ không phải là vấn đề, chúng ta tuy ít người, nhưng người nào cũng có bản lĩnh đặc biệt về một mặt nào đó. Thế này gọi là binh quý ở tinh chứ không quý ở nhiều. Thời xưa có Trần Thắng, Ngô Quảng[33] khởi nghĩa, ban đầu chỉ có tám chín trăm người. Bọn họ đã hét lên với toàn thế giới này rằng, Vương, hầu, tướng quân, thừa tướng, há phải có dòng dõi mới làm nên sao! rồi phát động khởi nghĩa vũ trang, cũng từng một độ quét ngang khắp thiên hạ. Thế nhưng, về sau tại sao cánh quân khởi nghĩa này lại thất bại chứ? Chính vì bọn họ càng về sau càng đông người, trở thành một đám quân ô hợp, mất đi tính chất thuần khiết của cách mạng và sự đoàn kết. Chúng ta cần phải học tập bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của khởi nghĩa nông dân, đến cả ông già hướng đạo cho chúng ta hồi ở sa mạc cũng biết: người đời duy chỉ có đoàn kết mới giành được chiến thắng cơ mà. Ngoài ra, việc tiếp nạp thành viên cũng phải hết sức cẩn trọng, thà được một miếng đào ngon còn hơn cả một bồ táo thối. Người ít mà đồng lòng, không sợ không thành được đại sự.”
Shirley Dương cũng mỉm cười nói: “Sao chuyện gì anh cũng phải viện dẫn đến kinh điển thế? Có phải như vậy mới tỏ ra có sức thuyết phục không? Có điều, anh nói cũng có lý lắm, muốn có thể cùng hội cùng thuyền, đồng tâm hiệp lực thì phải đoàn kết chặt chẽ, tín nhiệm lẫn nhau, đó mới là điều quan trọng nhất. Anh có tin được Nguyễn Hắc không?” Tôi đã đoán trước sẽ bị cô hỏi câu này, nhưng vẫn hơi trầm ngâm, nghĩ ngợi giây lát rồi mới nói: “Nghe nói Nguyễn Hắc là người gốc Việt Nam, vì tránh nạn nên mới lưu lạc ra hải đảo, trước đây ông ta là người thế nào tôi hoàn toàn không biết, trong lòng ông ta nghĩ gì tôi cũng càng không thể biết được. Nhưng bản chất có thể biểu hiện ra thông qua hiện tượng, sau mấy ngày tiếp xúc, tôi cảm thấy ông ta... cũng có thể coi là một người đáng tin cậy. Tôi từng đi lao động cải tạo ở vùng núi, rồi hồi tham gia quân ngũ và đi làm ăn bên ngoài, đều đã tiếp xúc với vô số nhân dân lao động, tôi tin rằng mình không nhìn lầm người đâu.”
Shirley Dương gật đầu: “Vậy thì tốt quá rồi, nếu đã có thể tin tưởng ông ấy, vậy thì cũng nên có lòng độ lượng nghĩ cho người ta. Tôi nghĩ, Nguyễn Hắc có lý do của ông ấy, vì vậy anh cũng chớ nên đi thăm dò thứ ở trong tầng kép ấy làm gì, như vậy là phá hoại quy củ trên tàu. Tuy rằng tôi cũng rất tò mò, có điều, thiết nghĩ, chúng ta vẫn nên tôn trọng kiến nghị của Nguyễn Hắc thì hơn. Đây gọi là đã dùng người thì không nghi, mà đã nghi thì chớ dùng người.”
Nghe Shirley Dương khuyên giải, tôi đành cố nén hiếu kỳ, hứa với cô, nếu không đến lúc vạn bất đắc dĩ, sẽ không vi phạm điều cấm kỵ này. Nói chuyện xong, chúng tôi quay vào trong khoang ăn cơm do Đa Linh nấu. Một ngày ba bữa trên tàu đều do Đa Linh chuẩn bị, nhưng lượng nước ngọt được sử dụng trên tàu bị hạn chế một cách nghiêm khắc, nên bữa cơm nào cũng đều hết sức đơn điệu. Chúng tôi nhân bữa cơm, triệu tập tất cả mọi người lại, cùng bàn vài chuyện quan trọng để chuẩn bị tiến vào vực xoáy San Hô. Chúng tôi sẽ đi từ Tây sang Đông, sau khi vượt qua rãnh biển sâu không thấy đáy phía trước, địa thế đáy biển sẽ thình lình dâng cao. Lấy ranh giới là dãy núi dưới đáy biển, vùng biển phía Đông đã hoàn toàn nằm trong vực xoáy San Hô rồi. Nơi đó hình như là một quần đảo bị nhấn chìm.
Bên trong vực xoáy San Hô chia làm hai tầng đá san hô lớn, phạm vi rất rộng, đường kính ước khoảng cả trăm ki lô mét, hình dạng cụ thể thế nào hoàn toàn không thể thăm dò. Khu vực giữa hai dãy núi đá san hô đó võng xuống, đều là rừng san hô và khe rãnh biển chằng chịt. Vì dưới đáy vùng biển này có hai dây núi vây bọc, hải khí tích tụ mấy nghìn mấy vạn năm, nên quanh năm luôn có gió to bão lớn, các thiết bị điện tử thường hay mất tác dụng. Chẳng những thế, lại có các truyền thuyết về lửa ma, u linh dưới đáy biển v.v..., nên mấy trăm năm nay, rất ít người dám mạo hiểm tiến vào. Cũng có vài nhà thám hiểm và đội trục vớt có máu đầu cơ, liều chết xông vào, nhưng đều chỉ có đi mà chẳng thấy ai về, không rõ là vì tàu bè mất phương hướng, hay gặp phải sự cố gì trên biển. Một số dân chài vì kế sinh nhai phải lặn xuông biển mò ngọc, nhiều lắm cũng chỉ dám đến vùng ngoại vi của vực xoáy San Hô, chứ tuyệt đối không dám vượt qua lằn ranh nửa bước, đến cả Minh Thúc và cậu lão ta cũng chưa từng tiến vào đó bao giờ. Ông cậu ấy của Minh Thúc, chính là đang khi mò ngọc ở vùng ngoại vi vực xoáy San Hô, thì gặp phải lũ cá dữ nên mới tiêu đời, cái xác cũng không tìm về được.
Con tàu đắm mang theo Tần Vương Chiếu Cốt kính, tên là Mariana, là một du thuyền hạng sang của tư nhân, thuộc về một vị phú hào đất Nam Dương. Tàu này bị gió bão làm chệch hướng, đi vào vực xoáy San Hô, rồi va phải đá ngầm trong đó. Người sống sót duy nhất trên con tàu đã miêu tả lại nơi Mariana bị đắm rằng: ánh lửa hừng hực bên dưới chiếu sáng cả vùng đáy biển, trông như thể thủy tinh cung thoắt ẩn thoắt hiện vậy.
Trữ lượng dầu khí ở Nam Hải rất lớn, đáy biển có các núi lửa vẫn đang hoạt động. Nhưng dầu khí phun trào thì không thể có năng lượng lớn như vậy được, mà đáy biển vùng phụ cận vực xoáy San Hô cũng không có núi lửa nào. Chỉ có long hỏa hình thành từ hải khí được nhắc đến trong các sách phong thủy, cộng với ánh sáng hắt từ minh châu trong miệng lũ trai khổng lồ quanh đó, mới có thể chiếu sáng rực đáy biển như lời miêu tả của người thuyền viên kia. Có điều, kỳ quan ấy không phải ai cũng có duyên thấy được, một tháng đại khái chỉ có một hai lần mà thôi.
Dựa vào hai đầu mối độc nhất vô nhị là âm hỏa dưới đáy biển, và minh châu Nam Hải này, có thể suy đoán tàu Mariana ắt hẳn bị đắm ở đâu đó gần hải nhãn trong vực xoáy San Hô. Sau khi tiến vào vùng biển ấy, chỉ cần tìm được dư mạch của Nam Long dưới đáy biển, thì sẽ không khó tìm ra xác tàu đắm, cũng như khu rừng san hô dưới đáy biển nơi có lũ trai thành tinh ngậm ngọc.
Khó khăn lớn nhất mà nhóm người chúng tôi đang phải đối mặt lúc này, chính là làm thế nào để tiến vào vùng vực xoáy San Hô đầy rẫy đá ngầm; sau khi tiến vào đó rồi, nếu thời tiết không tốt, làm sao có thể phân biệt phương hướng mà không có la bàn? Đây cũng chính là chướng ngại chung lớn nhất của tất cả các nhà thám hiểm có ý đồ xà xẻo chấm mút kho báu khổng lồ ở Nam Hải. Nếu như không thể khắc phục được khó khăn ấy, thì chỉ còn biết nhìn bảo tàng rồi thở dài tiếc nuối mà thôi.
Cũng may là chúng tôi nắm được những kỳ thuật bí truyền của kẻ trộm mộ thời xưa. Tỉ như, bí thuật phong thủy của Mô Kim hiệu úy có ghi chép một cách chuẩn xác về các dư mạch của mạch Nam Long. Nam Long tuy khởi nguồn từ núi Nga My, cuối cùng nhập về biển ở Triết Giang, song dư mạch lớn nhất của nó ở dưới biển lại vươn tới tận Nam Hải. Khái niệm hải khí mà thuật phong thủy hay nhắc đến có một phần liên quan đến sự vận hành của thủy triều. Nếu xét trên nguyên lý của khoa học hiện đại ngày nay, thì đó chính là chỉ hiện tượng nước biển dâng lên hạ xuống mang tính chu kỳ dưới tác động sức hút của mặt trăng và mặt trời. Vì có quan hệ đến hiện tượng thiên văn, nên hiện tượng này có một tên gọi khác nữa, gọi là “thiên văn triều”. Hiện tượng nước biển dâng lên tuy cùng là một, nhưng để phân biệt, người ta gọi ban ngày là triều, ban đêm là tịch.
Vì khoảng cách từ mặt trời, mặt trăng đến trái đất khác nhau, nên lực thủy triều do mặt trăng gây ra lớn gấp đôi so với mặt trời. Nước triều lớn nhỏ, và thời khắc nước dâng lên không cố định, chủ yếu thay đổi theo sự vận hành của mặt trăng, đồng thời chịu ảnh hưởng của địa hình, độ sâu vùng biển, cùng với kinh độ, vĩ độ... Ngoài bán nhật triều, mỗi ngày lên xuống hai lần, còn có toàn nhật triều, mỗi ngày chỉ lên xuống một lần, hoặc hỗn hợp triều, một ngày lên xuống một hoặc hai lần.
Vùng biển vực xoáy San Hô ở cuối đoạn dư mạch của Nam Long này hải khí hỗn loạn, thường xuất hiện thủy triều hỗn hợp rất phức tạp, mỗi tháng vào khoảng mùng Một hay tiết rằm đều có triều lớn. Con tàu Mariana kia, chính là gặp phải mưa bão cộng với nước triều lớn tiết trăng tròn, nên mới bị sóng lớn cuốn vào vùng biển mà tàu lớn khó tiến vào.
Tối qua chúng tôi gặp phải long thượng thủy, suýt chút nữa thì đắm tàu. Có điều lần ra biển này có thể xem như may mắn, vì đã chuẩn bị đầy đủ, dẫu gặp trắc trở, cũng chỉ có kinh mà không có hiểm, chưa gì đã kiếm được một cỗ quan tài cổ hiếm thấy. Những kẻ biết hàng như bọn tôi đều cực kỳ hưng phấn. Lúc này, Nguyễn Hắc đã chỉnh hướng tàu chạy men theo vực biển, chạy đến lúc trời sắp sáng, bầu không vẫn mờ mịt mây đen, chẳng thấy trăng sao gì hết. Mặt biển sóng cao gió cả, la bàn bắt đầu mất tác dụng, đây chính là dấu hiệu tàu Chĩa Ba đã đến gần vực xoáy San Hô. Sau khi được Minh Thúc báo tin qua hệ thống truyền âm, tôi và Shirley Dương vội vàng chạy lên khoang lái, lấy cái tráp gỗ và cái vò đất màu đen chuẩn bị sẵn ra, chuẩn bị thi triển bí thuật Ban Sơn Trấn Hải ghi chép trong cuốn số của ông Gà Gô, chỉ đợi thời cơ đến, là sẽ mượn nước triều dâng lên buổi sáng, đi xuyên qua rặng đá ngầm ở ngoại vi vùng biển vực xoáy San Hô.