Quyển 7 - Chương 12: Đất dời thây
Người sau khi chết được khâm liệm, đặt vào quan quách rồi chôn xuống đất, giả sử có cơ hội đào đất bật săng, sẽ thấy thi thể dù mới hay cũ, chỉ cần chôn cạnh ngọn Bình Sơn, thì lập tức không cánh mà bay. Tuy lớp đất bên trên vẫn còn nguyên vẹn, nắp áo quan cũng không hề bị cạy mở, nhưng bên trong chỉ còn lại vài bình gốm đũa tre tuỳ táng, áo liệm mặc theo người chết vẫn nguyên xi, cúc áo không hề bị mở, nhưng tuyệt nhiên không thấy mẩu xương thịt nào.
Dân bản địa thường truyền tai nhau rằng, trước khi binh lính nhà Nguyên đánh tới, Bình Sơn vốn là cấm địa luyện đơn của hoàng đế. Ngoài lý do địa hình đặc thù, được trời phú cho nhiều hang động tự nhiên, còn có một nguyên nhân quan trọng khác là vì Tương Tây Thần Châu sản xuất nhiều chu sa, thuỷ ngân tinh luyện từ chu sa vốn là nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình luyện đơn. Nơi đây luyện từ những loại thần dược trường sinh bất lão cho tới phương thuốc bí truyền chốn phòng the, nên trong núi quanh năm dào dạt dược khí.
Lâu dần, nham thạch bùn đất trên Bình Sơn cũng nhiễm phải dược khí tiêu xương hoá cốt, thi thể hễ chôn trong núi chỉ còn lại làn khí mờ, lưu động theo dòng khí trong địa mạch, hành tung bất định, bởi thế nơi này được gọi là đất dời thây. Chỉ có cái xác cổ của vị tướng nhà Nguyên đặt trong lòng núi do trúng phải tà thuật của động dân mà chết, biến thành cương thi không thể thối rửa, lại hấp thu dược lực của tiên đơn trong mộ nên đã thành tinh.
Nghe nói sau khi vết nứt trên núi để lộ ra ngôi mộ cổ, cứ cách mấy chục năm lại có người nhìn thấy cương thi mình mặc áo giáp, đầu đội mũ giáp xuất hiện trong núi, ai cũng nói chính mắt nhìn thấy chứ không phải chỉ nghe kể lại. Ở Tương Tây thịnh tục đuổi thây, người Tương Tây đặc biệt tin vào những chuyện cương thi tác oai tác quái, họ đồn đãi nhau rằng trong Bình Sơn có Thi vương, biết bao người vào núi đào mộ hay hái thuốc đều bị cương thi và âm binh hãm hại, tam sao thất bản, còn ai ăn gan hùm mật gấu dám bước vào địa cung mộ cổ trong lòng núi nữa?
Lão Trần nghe xong chỉ cười nhạt, lão hiểu rộng biết nhiều, mấy lời đồn đãi của đám thổ dân sao doạ nổi. Cái tên đất dời thây lão quả có nghe qua, nhưng đó chỉ là truyền thuyết Vu Sở thời Xuân Thu Chiến Quốc, trên đời lấy đâu ra đất dời thây thực? Mộ thời Nguyên thường chôn sâu táng lớn, bên trong ẩn chứa vô vàn phương kỹ phòng trộm của Tây Vực, đồ bồi táng cũng chẳng bằng mộ đám vương tôn quý tộc Trung Thổ, nên xưa nay không phải là mục tiêu hàng đầu của dân trộm mộ.
Tuy vậy, vị tướng nhà Nguyên được chôn trong núi Bình Sơn lại chết trước khi lâm trận, trong cuộc càn quét tàn sát người Miêu bảy mươi hai động ông ta chắc hẳn đã cướp được không ít của cải, lại thêm số châu báu nhiều không kể xiết bao đời Hoàng gia cúng tiến cất cả trong điện tối địa cung, e rằng số minh khí tàn trữ trong ngôi mộ đời Nguyên này cũng không thua kém bất kỳ lăng mộ Đế vương nào. Ngôi mộ cổ này hình thể đặc biệt, quân số ít ỏi khó mà đào được, hơn nữa lại nằm ở nơi xa xôi hẻo lánh, hiếm người biết đến, nếu không dân đổ đấu đã kéo tới từ lâu, chứ sao còn đến ngày nay. Hiện giờ cơ duyên đã đến, đây chính là cơ hội để phái Xả Lĩnh hoàn thành đại nghiệp.
Lão Trần tính toán, đám bọn họ từ nơi xa đến, không quen đường sá, nếu không có người dẫn đường sẽ khó làm nên chuyện, vì thế không thể giết người diệt khẩu. Có điều trước tiên phải vỗ yên anh chàng người Miêu này đã, bằng không để anh ta lỡ lời lộ ra chuyện gì làm dao động lòng quân thì gay. Lão bèn nói với anh ta: “Không phải khoác lác đâu, nhưng nhân sĩ ở Tương Âm đều biết ông chủ Trần ta giỏi nhất bắt quỷ đuổi thây, lại thêm tính tình hào sảng, sẵn lòng giúp đỡ người tốt. Giờ có ý dẫn thuộc hạ đi trừ hại cho dân, tiêu diệt cương thi trong núi Bình Sơn, nếu ngươi chịu giúp, sẽ không thiếu phần của ngươi đâu.” Nói đoạn nhét vào tay anh ta mười đồng bạc.
Anh chàng người Miêu thấy ông chủ Trần ra tay hào phóng, còn đại soái La hễ trợn mắt là muốn giết người, hễ có ý bất phục là mất mạng ngay, hai lão tổ tông này một người mặt đỏ một người mặt đen, cả hai đều không thể đắc tội, giữa cục diện vừa cương vừa nhu, có chạy cũng không thoát, muốn giữ tính mạng chỉ còn cách phục tùng nghe lời, dù lên núi đao xuống biển lửa cũng phải theo. Nghĩ vậy, anh ta không dám hé răng nửa lời, vội vã dẫn đám trộm xuyên qua cái hố tuỳ táng đã bị sơn tặc khoét rỗng, trở về nghĩa trang Lão Hùng Lĩnh.
Qua mấy lần khảo sát thực địa, nắm được tình hình, bọn lão Trần đã có tính toán đâu vào đấy, chỉ còn đợi gã câm Côn Luân Ma Lặc dẫn tiểu đoàn công binh tới là có thể bắt tay vào việc. La Lão Oai chờ đợi mà lòng nóng như lửa đốt, cứ hỏi đi hỏi lại lão Trần châu báu trong địa cung có thể vận chuyển bằng xe hay không; đám tướng sĩ nhà Nguyên chôn trong mộ cổ có phải đều là lính Mông Cổ hay không.
Lão Trần nói mấy ngày nay trời vừa tờ mờ đã đi khảo sát, biết được rất nhiều căn nguyên. Ngôi mộ cổ này tuy đã lộ ra từ thời nhà Thanh, nhưng một là địa hình hiểm trở, hai là bên trong lắm cạm bẫy trùng độc nên những tên trộm mộ tép riu không làm gì được, mười phần chắc chín rằng trong địa cung châu báu chất cao như núi, điều đáng lo là có thể bị mưa gió ăn mòn nghiêm trọng.
Ngoài ra binh tướng nhà Nguyên cũng không hoàn toàn là người Mông Cổ, năm đó quân Nguyên san bằng Tây Vực phía Bắc Trung Quốc, tiến xuống phía nam, khí thế ngang liên quân tám nước đánh thành Bắc Kinh năm Canh Tý, là liên quân của các ngoại tộc Tây Vực, trong hàng ngũ cũng có cả đám lính người Hán đầu hàng, thành ra phong tục mai táng không hề giống nhau. Bọn họ biến động núi tự nhiên Bình Sơn này làm huyệt mộ, cũng hòng trấn áp Long khí Nam triều. Bình Sơn xưa nay là cấm địa của Hoàng gia, vốn đã có rất nhiều bẫy mai phục phòng bọn trộm thuốc, sau khi lấp kín thành mộ thất khổng lồ, hệ thống bẫy này đa phần đều được giữ lại, lát nữa chúng ta vào đó nhất định phải cẩn thận đề phòng.
Chuyện vãn trời cũng đã ngã về chiều, đến khi nhá nhem gã câm mới dẫn ba cánh quân hỗn tạp về tới nơi. Hơn trăm tên trộm mộ thủ hạ của lão Trần tuy là tạm thời chắp vá nhưng đa số đều có quen biết từ trước, đã qua thao luyện tương đối nên không đến nỗi hỗn loạn. Trái lại, quân đội dưới trướng La Lão Oai về cơ bản là một đám ô hợp, lính tráng trong tiểu đoàn công binh đào mộ này không phải là con nghiện thì là phường đàn điếm, xóc đĩa tổ tôm, kẻ nào kẻ nấy đều coi tiền hơn mạng sống, cũng chỉ bọn họ mới có gan đào mộ quật mả, chẳng kiên dè gì.
Đối với mấy phiến quân các vùng lân cận, La Lão Oai như cái đinh trong mắt cái dằm trong thịt, lần này hắn rời khỏi hang ổ vào sâu đất Tương Tây trộm mộ, nhất nhất đều bí mật hành động, không dám rêu rao ầm ĩ, cũng không dám điều động đại đội. Nguyên nhân chủ yếu là vì hắn sợ các cánh phiến quân khác phục kích đánh lén, ngoài ra đào mộ quật mả vốn chẳng phải việc tốt đẹp gì, nhỡ lọt ra ngoài chỉ tổ gánh lấy búa rìu dư luận. Mỗi lần đi trộm mộ La đại soái đều chỉ mang theo một tiểu đoàn công binh và một tiểu đội súng ngắn. Chuyện quật mộ trên Lão Hùng Lĩnh Tương Tây lần này cần nhanh chóng bí mật, xong việc là giải tán ngay, toàn bộ quá trình tốt nhất không quá dăm ba ngày, đề phòng đêm dài lắm mộng. Đây không như lãnh địa của hắn, có thể mượn danh nghĩa diễn tập phong toả cả ngọn núi, muốn đào lấp gì cũng được.
Lão Trần thấy người ngựa đã đông đủ, e kinh động đến dân bản địa, không dám nấn ná thêm, quyết định phải nhanh chóng hành động, bèn lệnh cho mọi người trước tiên lấy dải lĩnh đỏ tẩm chu sa buộc quanh cánh tay trái, để ba nhánh quân dễ nhận ra nhau, sau đó đóng quân quanh nghĩa trang, nghỉ ngơi đến tầm nửa đêm thì bắt đầu xuất phát. Dưới ánh trăng đêm, đoàn quân tổng cộng gần một nghìn nhân mạng, kẻ dắt ngựa người dắt la, mang theo đủ loại quân nhu, đi theo anh chàng người Miêu dẫn đường, rồng rắn tiến về ngọn Bình Sơn. Để bưng bít thông tin, phàm những người gặp phải trên đường, bất kể Di Hán đều bị bắt theo làm phu khuân vác. Tờ mờ sáng hôm sau, tiểu đoàn công binh trộm mộ đã tới được địa môn ở lưng đèo Bình Sơn.
Cả đám không đào cửa mộ ngay tại lưng đèo, mà muốn tiết kiệm sức, thâm nhập thẳng địa cung cổ mộ từ khe nứt trên đỉnh núi. Đường núi khúc khuỷu dốc ngược, ngựa lên đến lưng chừng đã phải dừng lại không đi tiếp được nữa, đống vật tư cần thiết lúc này đành chuyển sang lưng đám phu khuân vác. Đoàn người dài dặc men theo con đường đá xanh ngoằn ngoèo lên đỉnh núi, từ trên cao nhìn xuống, chẳng khác nào một con rồng vàng treo mình bò lên chiếc bình cổ.
Buổi sáng hôm đó Bình Sơn sương giăng mù mịt, ngẩng đầu nhìn lên cảm giác như lạc trong sương mù, đến khi lên cao hơn cúi xuống lại thấy mây mù giăng kín dưới chân. Lính công bình đều biết chuyến này lên núi trộm mộ, nếu là đánh trận còn khó tránh có kẻ chùn chân, nhưng đổ đấu thì chẳng khác nào bới đất mò vàng, mong việc tốt nào hơn nữa. Mấy tháng nay chưa thấy lương lậu gì, giờ cuối cùng cũng vớ được ngôi mộ cổ nên ai nấy đều hăng hái hăm hở, tranh nhau theo trưởng quan lên núi, dù đường núi hiểm trở vẫn không than vãn nửa lời.
Thực ra trong quá trình đổ đấu, mấy trăm lính công binh này chỉ đảm nhận vai trò khổ sai làm việc nặng nhọc, giữ vai trò chính đều là đám thuộc hạ của lão Trần. Hơn trăm tên trộm mộ lưng đeo sọt tre, bên trong đựng khí giới độc môn của phái Xả Lĩnh-thang rết treo núi. Đây là loại than tre được chia làm nhiều đốt, là vật dụng không thể thiếu của đám trộm Xả Lĩnh khi đi đổ đấu, dù lên núi xuống động, đối mặt với gian nan hiểm trở đều không thể thiếu loại khí giới này.
Thang rết leo núi gồm những ống tre cỡ bằng cánh tay ghép lại, đây là loại tre bương dẻo nhất, ngâm qua vạc dầu mấy chục lần, có uốn cong cũng không bao giờ gãy. Hai đầu ống tre gắn móc cài trước sau, thân ống khoét hai hốc tròn cỡ thân tre, khi sử dụng các ống tre được xuyên ngang nối với nhau bằng một cây sào dài, làm thành chỗ để chân, phía đầu thang có bách tử câu gắn vào vách đá, nhìn từ xa giống hệt một con rết đốt tre.
Gặp phải vách núi cheo leo hiểm trở không trèo được, từng người luân phiên dựng hai thanh thang rết, móc vào khe đá là có thể thoăn thoắt leo lên vách đá dựng đứng. Thang có tên “treo núi”, nên cũng không phải chỉ có tác dụng leo trèo, “núi” và “đấu” đều là tiếng lóng gọi mộ cổ, núi tức chỉ “sơn lăng.” Do huyệt động hoặc vốn chật hẹp, hoặc bị cho nổ mìn ngổn ngang đất đá, dân trộm mộ khi đi vào khó lòng mang theo dụng cụ cồng kềnh, chỉ riêng thang rết tháo lắp tuỳ ý là có thể chia ra để mỗi người mang theo bên mình, không bị địa hình hạn chế. Ở một số mộ cổ đề phòng địa cung ngập nước, quan quách đều được treo cao giữa mộ thất bằng xích sắt, có thang rết hỗ trợ, trong quá trình đổ đấu sẽ bớt được rất nhiều công sức. Loại thang rết treo núi này nguyên bắt nguồn từ một loại vũ khí công thành của nghĩa quân Xích Mi thời Hán, trải qua biết bao thế hệ bỏ công sửa đổi cải thiện, đến nay mới có hình dạng thế này.
Lão Trần dẫn mọi người lên tới đỉnh núi, thấy sương ngũ sắc vẫn đang bay lên từ dưới khe vực, có điều bấy giờ mới gần chính Ngọ nên sương không dày lắm. Trùng độc trăn độc là những loài ưa tối tăm, lúc này chắc chắn chúng đang lo ẩn nấp, đây chính là thời khắc hành động. Lão khoác tay, ra hiệu cho đám phu khuân vác đem từng bao vôi bột quăng xuống vực sâu. Bao vôi đập phải đáy vực, lập tức vỡ tung, vôi bột bắn ra tung toé, độc vật dùng hung hiểm đến mấy hít phải cũng chết sặc, con nào may mắn thoát chết cũng nhất định cao chạy xa bay.
Song do thời gian gấp gáp, đội công binh chỉ chuẩn bị được hơn hai trăm bao vôi bột, lúc ném xuống vực bị gió thổi mất một phần, số còn lại không phủ kín được đáy vực, thành ra chỉ như chén nước chữa cháy không thấm vào đâu.
Đám người từ trên nhìn xuống, thấy vôi bột ít quá thì lo lắng vò đầu bứt tai, nhưng cũng may trận vôi bột này rắc xuống vẫn đạt được hiệu quả cao, lớp khí độc dày đặc dưới vực đã dần dần tiêu tan, chỉ còn lại mây mù trắng xoá mênh mông. Lão Trần định cử hai ba người thân thủ nhanh nhẹn xuống trước thăm dò liền hỏi cả bọn: “Có ai muốn xuống không?”
Từ đám trộm mộ lập tức bước ra hai gã cao to vạm vỡ, một kẻ tên Trại Hoạt Hầu, một kẻ tên Địa Lý Băng, đều là những cao thủ vượt núi băng rừng. Bọn họ từ lâu đã mong có cơ hội thể hiện trước mặt thủ lĩnh, lần này liền xung phong liều mình xuống vực thăm dò. Lão Trần khen họ dũng cảm rồi lệnh cho hai người leo xuống.
Hai gã trai cúi mình nhận lệnh, miệng ngậm một miếng bánh ngũ độc dược, lưng mang lồng bồ câu thử độc, eo giắt pháo hộp (pháo hộp còn gọi là súng pạc-khọoc tức súng mô de quân đội thường dùng) và dao găm, mũi miệng bịt kín bằng tấm the đen, thả xuống vực hai chiếc thang rết, thoăn thoắt xuyên mây vạt sương, nhanh chóng mất dạng vào màn sương mù. Những người còn lại đứng trên vách vực trông theo mà vã mồ hôi lo thay, chuyến này đi sống chết thế nào đều trông cả vào số mệnh hai người họ.
Lão Trần tuy ngoài mặt tỏ ra bình tĩnh, nhưng thấy việc hung cát khó lường, trong bụng cũng thấp thỏm không yên. La Lão Oai lại càng sốt ruột, liên tục móc đồng hồ quả quít ra xem, nhưng đợi mãi đợi mãi, cổ vẹo mắt mỏi, réo gọi rát cổ bỏng họng mà dưới vực sâu vẫn lặng như tờ, chẳng thấy bất kỳ động tĩnh gì, chỉ có lớp sương mù không lành càng lúc càng dày thêm.
Người sau khi chết được khâm liệm, đặt vào quan quách rồi chôn xuống đất, giả sử có cơ hội đào đất bật săng, sẽ thấy thi thể dù mới hay cũ, chỉ cần chôn cạnh ngọn Bình Sơn, thì lập tức không cánh mà bay. Tuy lớp đất bên trên vẫn còn nguyên vẹn, nắp áo quan cũng không hề bị cạy mở, nhưng bên trong chỉ còn lại vài bình gốm đũa tre tuỳ táng, áo liệm mặc theo người chết vẫn nguyên xi, cúc áo không hề bị mở, nhưng tuyệt nhiên không thấy mẩu xương thịt nào.
Dân bản địa thường truyền tai nhau rằng, trước khi binh lính nhà Nguyên đánh tới, Bình Sơn vốn là cấm địa luyện đơn của hoàng đế. Ngoài lý do địa hình đặc thù, được trời phú cho nhiều hang động tự nhiên, còn có một nguyên nhân quan trọng khác là vì Tương Tây Thần Châu sản xuất nhiều chu sa, thuỷ ngân tinh luyện từ chu sa vốn là nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình luyện đơn. Nơi đây luyện từ những loại thần dược trường sinh bất lão cho tới phương thuốc bí truyền chốn phòng the, nên trong núi quanh năm dào dạt dược khí.
Lâu dần, nham thạch bùn đất trên Bình Sơn cũng nhiễm phải dược khí tiêu xương hoá cốt, thi thể hễ chôn trong núi chỉ còn lại làn khí mờ, lưu động theo dòng khí trong địa mạch, hành tung bất định, bởi thế nơi này được gọi là đất dời thây. Chỉ có cái xác cổ của vị tướng nhà Nguyên đặt trong lòng núi do trúng phải tà thuật của động dân mà chết, biến thành cương thi không thể thối rửa, lại hấp thu dược lực của tiên đơn trong mộ nên đã thành tinh.
Nghe nói sau khi vết nứt trên núi để lộ ra ngôi mộ cổ, cứ cách mấy chục năm lại có người nhìn thấy cương thi mình mặc áo giáp, đầu đội mũ giáp xuất hiện trong núi, ai cũng nói chính mắt nhìn thấy chứ không phải chỉ nghe kể lại. Ở Tương Tây thịnh tục đuổi thây, người Tương Tây đặc biệt tin vào những chuyện cương thi tác oai tác quái, họ đồn đãi nhau rằng trong Bình Sơn có Thi vương, biết bao người vào núi đào mộ hay hái thuốc đều bị cương thi và âm binh hãm hại, tam sao thất bản, còn ai ăn gan hùm mật gấu dám bước vào địa cung mộ cổ trong lòng núi nữa?
Lão Trần nghe xong chỉ cười nhạt, lão hiểu rộng biết nhiều, mấy lời đồn đãi của đám thổ dân sao doạ nổi. Cái tên đất dời thây lão quả có nghe qua, nhưng đó chỉ là truyền thuyết Vu Sở thời Xuân Thu Chiến Quốc, trên đời lấy đâu ra đất dời thây thực? Mộ thời Nguyên thường chôn sâu táng lớn, bên trong ẩn chứa vô vàn phương kỹ phòng trộm của Tây Vực, đồ bồi táng cũng chẳng bằng mộ đám vương tôn quý tộc Trung Thổ, nên xưa nay không phải là mục tiêu hàng đầu của dân trộm mộ.
Tuy vậy, vị tướng nhà Nguyên được chôn trong núi Bình Sơn lại chết trước khi lâm trận, trong cuộc càn quét tàn sát người Miêu bảy mươi hai động ông ta chắc hẳn đã cướp được không ít của cải, lại thêm số châu báu nhiều không kể xiết bao đời Hoàng gia cúng tiến cất cả trong điện tối địa cung, e rằng số minh khí tàn trữ trong ngôi mộ đời Nguyên này cũng không thua kém bất kỳ lăng mộ Đế vương nào. Ngôi mộ cổ này hình thể đặc biệt, quân số ít ỏi khó mà đào được, hơn nữa lại nằm ở nơi xa xôi hẻo lánh, hiếm người biết đến, nếu không dân đổ đấu đã kéo tới từ lâu, chứ sao còn đến ngày nay. Hiện giờ cơ duyên đã đến, đây chính là cơ hội để phái Xả Lĩnh hoàn thành đại nghiệp.
Lão Trần tính toán, đám bọn họ từ nơi xa đến, không quen đường sá, nếu không có người dẫn đường sẽ khó làm nên chuyện, vì thế không thể giết người diệt khẩu. Có điều trước tiên phải vỗ yên anh chàng người Miêu này đã, bằng không để anh ta lỡ lời lộ ra chuyện gì làm dao động lòng quân thì gay. Lão bèn nói với anh ta: “Không phải khoác lác đâu, nhưng nhân sĩ ở Tương Âm đều biết ông chủ Trần ta giỏi nhất bắt quỷ đuổi thây, lại thêm tính tình hào sảng, sẵn lòng giúp đỡ người tốt. Giờ có ý dẫn thuộc hạ đi trừ hại cho dân, tiêu diệt cương thi trong núi Bình Sơn, nếu ngươi chịu giúp, sẽ không thiếu phần của ngươi đâu.” Nói đoạn nhét vào tay anh ta mười đồng bạc.
Anh chàng người Miêu thấy ông chủ Trần ra tay hào phóng, còn đại soái La hễ trợn mắt là muốn giết người, hễ có ý bất phục là mất mạng ngay, hai lão tổ tông này một người mặt đỏ một người mặt đen, cả hai đều không thể đắc tội, giữa cục diện vừa cương vừa nhu, có chạy cũng không thoát, muốn giữ tính mạng chỉ còn cách phục tùng nghe lời, dù lên núi đao xuống biển lửa cũng phải theo. Nghĩ vậy, anh ta không dám hé răng nửa lời, vội vã dẫn đám trộm xuyên qua cái hố tuỳ táng đã bị sơn tặc khoét rỗng, trở về nghĩa trang Lão Hùng Lĩnh.
Qua mấy lần khảo sát thực địa, nắm được tình hình, bọn lão Trần đã có tính toán đâu vào đấy, chỉ còn đợi gã câm Côn Luân Ma Lặc dẫn tiểu đoàn công binh tới là có thể bắt tay vào việc. La Lão Oai chờ đợi mà lòng nóng như lửa đốt, cứ hỏi đi hỏi lại lão Trần châu báu trong địa cung có thể vận chuyển bằng xe hay không; đám tướng sĩ nhà Nguyên chôn trong mộ cổ có phải đều là lính Mông Cổ hay không.
Lão Trần nói mấy ngày nay trời vừa tờ mờ đã đi khảo sát, biết được rất nhiều căn nguyên. Ngôi mộ cổ này tuy đã lộ ra từ thời nhà Thanh, nhưng một là địa hình hiểm trở, hai là bên trong lắm cạm bẫy trùng độc nên những tên trộm mộ tép riu không làm gì được, mười phần chắc chín rằng trong địa cung châu báu chất cao như núi, điều đáng lo là có thể bị mưa gió ăn mòn nghiêm trọng.
Ngoài ra binh tướng nhà Nguyên cũng không hoàn toàn là người Mông Cổ, năm đó quân Nguyên san bằng Tây Vực phía Bắc Trung Quốc, tiến xuống phía nam, khí thế ngang liên quân tám nước đánh thành Bắc Kinh năm Canh Tý, là liên quân của các ngoại tộc Tây Vực, trong hàng ngũ cũng có cả đám lính người Hán đầu hàng, thành ra phong tục mai táng không hề giống nhau. Bọn họ biến động núi tự nhiên Bình Sơn này làm huyệt mộ, cũng hòng trấn áp Long khí Nam triều. Bình Sơn xưa nay là cấm địa của Hoàng gia, vốn đã có rất nhiều bẫy mai phục phòng bọn trộm thuốc, sau khi lấp kín thành mộ thất khổng lồ, hệ thống bẫy này đa phần đều được giữ lại, lát nữa chúng ta vào đó nhất định phải cẩn thận đề phòng.
Chuyện vãn trời cũng đã ngã về chiều, đến khi nhá nhem gã câm mới dẫn ba cánh quân hỗn tạp về tới nơi. Hơn trăm tên trộm mộ thủ hạ của lão Trần tuy là tạm thời chắp vá nhưng đa số đều có quen biết từ trước, đã qua thao luyện tương đối nên không đến nỗi hỗn loạn. Trái lại, quân đội dưới trướng La Lão Oai về cơ bản là một đám ô hợp, lính tráng trong tiểu đoàn công binh đào mộ này không phải là con nghiện thì là phường đàn điếm, xóc đĩa tổ tôm, kẻ nào kẻ nấy đều coi tiền hơn mạng sống, cũng chỉ bọn họ mới có gan đào mộ quật mả, chẳng kiên dè gì.
Đối với mấy phiến quân các vùng lân cận, La Lão Oai như cái đinh trong mắt cái dằm trong thịt, lần này hắn rời khỏi hang ổ vào sâu đất Tương Tây trộm mộ, nhất nhất đều bí mật hành động, không dám rêu rao ầm ĩ, cũng không dám điều động đại đội. Nguyên nhân chủ yếu là vì hắn sợ các cánh phiến quân khác phục kích đánh lén, ngoài ra đào mộ quật mả vốn chẳng phải việc tốt đẹp gì, nhỡ lọt ra ngoài chỉ tổ gánh lấy búa rìu dư luận. Mỗi lần đi trộm mộ La đại soái đều chỉ mang theo một tiểu đoàn công binh và một tiểu đội súng ngắn. Chuyện quật mộ trên Lão Hùng Lĩnh Tương Tây lần này cần nhanh chóng bí mật, xong việc là giải tán ngay, toàn bộ quá trình tốt nhất không quá dăm ba ngày, đề phòng đêm dài lắm mộng. Đây không như lãnh địa của hắn, có thể mượn danh nghĩa diễn tập phong toả cả ngọn núi, muốn đào lấp gì cũng được.
Lão Trần thấy người ngựa đã đông đủ, e kinh động đến dân bản địa, không dám nấn ná thêm, quyết định phải nhanh chóng hành động, bèn lệnh cho mọi người trước tiên lấy dải lĩnh đỏ tẩm chu sa buộc quanh cánh tay trái, để ba nhánh quân dễ nhận ra nhau, sau đó đóng quân quanh nghĩa trang, nghỉ ngơi đến tầm nửa đêm thì bắt đầu xuất phát. Dưới ánh trăng đêm, đoàn quân tổng cộng gần một nghìn nhân mạng, kẻ dắt ngựa người dắt la, mang theo đủ loại quân nhu, đi theo anh chàng người Miêu dẫn đường, rồng rắn tiến về ngọn Bình Sơn. Để bưng bít thông tin, phàm những người gặp phải trên đường, bất kể Di Hán đều bị bắt theo làm phu khuân vác. Tờ mờ sáng hôm sau, tiểu đoàn công binh trộm mộ đã tới được địa môn ở lưng đèo Bình Sơn.
Cả đám không đào cửa mộ ngay tại lưng đèo, mà muốn tiết kiệm sức, thâm nhập thẳng địa cung cổ mộ từ khe nứt trên đỉnh núi. Đường núi khúc khuỷu dốc ngược, ngựa lên đến lưng chừng đã phải dừng lại không đi tiếp được nữa, đống vật tư cần thiết lúc này đành chuyển sang lưng đám phu khuân vác. Đoàn người dài dặc men theo con đường đá xanh ngoằn ngoèo lên đỉnh núi, từ trên cao nhìn xuống, chẳng khác nào một con rồng vàng treo mình bò lên chiếc bình cổ.
Buổi sáng hôm đó Bình Sơn sương giăng mù mịt, ngẩng đầu nhìn lên cảm giác như lạc trong sương mù, đến khi lên cao hơn cúi xuống lại thấy mây mù giăng kín dưới chân. Lính công bình đều biết chuyến này lên núi trộm mộ, nếu là đánh trận còn khó tránh có kẻ chùn chân, nhưng đổ đấu thì chẳng khác nào bới đất mò vàng, mong việc tốt nào hơn nữa. Mấy tháng nay chưa thấy lương lậu gì, giờ cuối cùng cũng vớ được ngôi mộ cổ nên ai nấy đều hăng hái hăm hở, tranh nhau theo trưởng quan lên núi, dù đường núi hiểm trở vẫn không than vãn nửa lời.
Thực ra trong quá trình đổ đấu, mấy trăm lính công binh này chỉ đảm nhận vai trò khổ sai làm việc nặng nhọc, giữ vai trò chính đều là đám thuộc hạ của lão Trần. Hơn trăm tên trộm mộ lưng đeo sọt tre, bên trong đựng khí giới độc môn của phái Xả Lĩnh-thang rết treo núi. Đây là loại than tre được chia làm nhiều đốt, là vật dụng không thể thiếu của đám trộm Xả Lĩnh khi đi đổ đấu, dù lên núi xuống động, đối mặt với gian nan hiểm trở đều không thể thiếu loại khí giới này.
Thang rết leo núi gồm những ống tre cỡ bằng cánh tay ghép lại, đây là loại tre bương dẻo nhất, ngâm qua vạc dầu mấy chục lần, có uốn cong cũng không bao giờ gãy. Hai đầu ống tre gắn móc cài trước sau, thân ống khoét hai hốc tròn cỡ thân tre, khi sử dụng các ống tre được xuyên ngang nối với nhau bằng một cây sào dài, làm thành chỗ để chân, phía đầu thang có bách tử câu gắn vào vách đá, nhìn từ xa giống hệt một con rết đốt tre.
Gặp phải vách núi cheo leo hiểm trở không trèo được, từng người luân phiên dựng hai thanh thang rết, móc vào khe đá là có thể thoăn thoắt leo lên vách đá dựng đứng. Thang có tên “treo núi”, nên cũng không phải chỉ có tác dụng leo trèo, “núi” và “đấu” đều là tiếng lóng gọi mộ cổ, núi tức chỉ “sơn lăng.” Do huyệt động hoặc vốn chật hẹp, hoặc bị cho nổ mìn ngổn ngang đất đá, dân trộm mộ khi đi vào khó lòng mang theo dụng cụ cồng kềnh, chỉ riêng thang rết tháo lắp tuỳ ý là có thể chia ra để mỗi người mang theo bên mình, không bị địa hình hạn chế. Ở một số mộ cổ đề phòng địa cung ngập nước, quan quách đều được treo cao giữa mộ thất bằng xích sắt, có thang rết hỗ trợ, trong quá trình đổ đấu sẽ bớt được rất nhiều công sức. Loại thang rết treo núi này nguyên bắt nguồn từ một loại vũ khí công thành của nghĩa quân Xích Mi thời Hán, trải qua biết bao thế hệ bỏ công sửa đổi cải thiện, đến nay mới có hình dạng thế này.
Lão Trần dẫn mọi người lên tới đỉnh núi, thấy sương ngũ sắc vẫn đang bay lên từ dưới khe vực, có điều bấy giờ mới gần chính Ngọ nên sương không dày lắm. Trùng độc trăn độc là những loài ưa tối tăm, lúc này chắc chắn chúng đang lo ẩn nấp, đây chính là thời khắc hành động. Lão khoác tay, ra hiệu cho đám phu khuân vác đem từng bao vôi bột quăng xuống vực sâu. Bao vôi đập phải đáy vực, lập tức vỡ tung, vôi bột bắn ra tung toé, độc vật dùng hung hiểm đến mấy hít phải cũng chết sặc, con nào may mắn thoát chết cũng nhất định cao chạy xa bay.
Song do thời gian gấp gáp, đội công binh chỉ chuẩn bị được hơn hai trăm bao vôi bột, lúc ném xuống vực bị gió thổi mất một phần, số còn lại không phủ kín được đáy vực, thành ra chỉ như chén nước chữa cháy không thấm vào đâu.
Đám người từ trên nhìn xuống, thấy vôi bột ít quá thì lo lắng vò đầu bứt tai, nhưng cũng may trận vôi bột này rắc xuống vẫn đạt được hiệu quả cao, lớp khí độc dày đặc dưới vực đã dần dần tiêu tan, chỉ còn lại mây mù trắng xoá mênh mông. Lão Trần định cử hai ba người thân thủ nhanh nhẹn xuống trước thăm dò liền hỏi cả bọn: “Có ai muốn xuống không?”
Từ đám trộm mộ lập tức bước ra hai gã cao to vạm vỡ, một kẻ tên Trại Hoạt Hầu, một kẻ tên Địa Lý Băng, đều là những cao thủ vượt núi băng rừng. Bọn họ từ lâu đã mong có cơ hội thể hiện trước mặt thủ lĩnh, lần này liền xung phong liều mình xuống vực thăm dò. Lão Trần khen họ dũng cảm rồi lệnh cho hai người leo xuống.
Hai gã trai cúi mình nhận lệnh, miệng ngậm một miếng bánh ngũ độc dược, lưng mang lồng bồ câu thử độc, eo giắt pháo hộp (pháo hộp còn gọi là súng pạc-khọoc tức súng mô de quân đội thường dùng) và dao găm, mũi miệng bịt kín bằng tấm the đen, thả xuống vực hai chiếc thang rết, thoăn thoắt xuyên mây vạt sương, nhanh chóng mất dạng vào màn sương mù. Những người còn lại đứng trên vách vực trông theo mà vã mồ hôi lo thay, chuyến này đi sống chết thế nào đều trông cả vào số mệnh hai người họ.
Lão Trần tuy ngoài mặt tỏ ra bình tĩnh, nhưng thấy việc hung cát khó lường, trong bụng cũng thấp thỏm không yên. La Lão Oai lại càng sốt ruột, liên tục móc đồng hồ quả quít ra xem, nhưng đợi mãi đợi mãi, cổ vẹo mắt mỏi, réo gọi rát cổ bỏng họng mà dưới vực sâu vẫn lặng như tờ, chẳng thấy bất kỳ động tĩnh gì, chỉ có lớp sương mù không lành càng lúc càng dày thêm.