Quyển 8 - Chương 6: Đường năm thước
Tôi nghe ông chủ Lý nói tổ tiên nhà Út ở trấn Thanh Khê, liền thầm nhủ: "Rốt cuộc cũng có manh mối rồi." Đoạn vội vàng hỏi cho kỹ càng. Thì ra trong dãy Vu Sơn có một thị trấn rất cổ, gọi là trấn Vu, đây là địa danh do quan phủ đặt, người địa phương không ai không biết.
Có điều, tương truyền nơi này là địa điểm xây mộ của Vu Hàm, vì vậy người trong trấn tránh chữ "Vu", đều gọi trấn này là "Thanh Khê", người ngoài đa phần không biết chuyện này. Trong núi vốn có tài nguyên khoáng sản rất phong phú, sau càng ngày càng cạn kiệt dần, lại thêm nhiều lần chịu nạn binh lửa, nên người trong trấn lần lượt bỏ đi, trấn Thanh Khê càng lúc càng hoang vắng.
Những năm sáu mươi bảy mươi của thế kỷ hai mươi, cả nước hừng hực tinh thần chuẩn bị chiến tranh, đề phòng mất mùa. Để quán triệt thực thi công tác ba phòng "phòng không, phòng độc, phòng vũ khí hạt nhân", chính quyền cho xây dựng hầm phòng không và kho tàng trong đường hầm khai khoáng trước đây. Khoảng năm 1971, dân cư ở trấn Thanh Khê và vùng phụ cận đều được di chuyển đến mấy huyện xung quanh, nhưng ở đây có quá nhiều giếng khai thác khoáng sản, bề mặt đất bị phá hoại nghiêm trọng, hầm phòng không xây đoạn nào sập đoạn ấy, tiến trình thi công cực kỳ không thuận lợi. Rồi cùng với sự thay đổi của thời thế, hầm phòng không xây dựng được một nửa thì ngừng lại bỏ hoang. Năm tháng trôi qua, cả thị trấn cổ sớm đã trở thành một vùng đất hoang bị lãng quên.
Út tuy là người trấn Thanh Khê, nhưng không phải họ Phong, cũng không biết thời xưa có truyền thuyết về vị đại vương không đầu nào không. Lúc dân Thanh Khê bỏ trấn mà đi, cô theo người nhà dọn đến nơi này, cha mẹ đã qua đời trong Cách mạnh Văn hóa, cô chỉ còn lại một thân một mình rồi được ông chủ Lý thu nhận.
Út rời nhà năm mười một tuổi, những sự vật ở trấn Thanh Khê cô vẫn còn nhớ được già nửa. Cô nói, có ba con đường đến Thanh Khê, một là đường thủy, giờ đang giữa mùa hè, nước sông dâng cao đột ngột, dòng chảy rất xiết, khó mà đi được; đường bộ thì nhiều năm không tu bổ, nhiều chỗ sụt lún, cũng không thể đi nốt; chỉ có một đoạn sạn đạo(1) cổ xưa là còn nguyên vẹn, sạn đạo được xây từ thời Tần, rộng nhõn năm thước, vì vậy gọi là "đường Năm Thước". Đi đường này vòng quanh núi vào Thanh Khê cũng tốn rất nhiều công sức.
Sạn đạo: đường xây bằng cầu treo hoạc ván gỗ xếp hai bên sườn núi đá, dùng để di qua các khu vực núi non hiểm trở.
Tôi lập tức trải bản đồ ra, nhờ Út chỉ rõ phương vị tuyến đường, tốt nhất là nói thêm về vị trí cụ thể của những hầm mỏ, hầm phòng không ở trấn Thanh Khê nữa.
Lúc này, ông chủ Lý chợt lên tiếng: "Xem bản đồ gì chứ? Để con Út dẫn mọi người đi Thanh Khê là xong, sau này có cơ hội, cậu dẫn nó ra bên ngoài, cho nó biết chút sự đời, học được ít bản lĩnh thực sự cũng tốt."
Tôi không ngờ ông chủ Lý lại để Út làm hướng đạo cho đội thám hiểm. Chuyện này tuy tôi cầu còn không được, nhưng mặt khác, tôi lại rất sợ cô gặp phải chuyện gì nguy hiểm. Chúng tôi vào Vu Sơn tìm mộ cổ chỉ vì muốn cứu người, tôi và Shirley Dương, Tuyền béo thì khỏi cần nói, Tôn Cửu gia thời Cách mạng Văn hóa cũng là người từng trải qua bao khảo nghiệm thực tế, nhưng Út làm sao mạo hiểm được? Lỡ cô có chuyện gì bất trắc, tôi há chẳng phải là "dỡ tường bên này vá tường bên kia" ư?
Tôi đang định khước từ, lại nghe ông chủ Lý nói: "Con Út nhà tôi tính tình lanh lợi, lại gan dạ, theo tôi học nghề nhiều năm, đã được truyền thụ hết tinh hoa của nghề làm ám khí, lại lớn lên trong núi, những chuyện trèo đèo lội suối không phải ngại, chắc chắn có thể giúp các cô các cậu đây ít nhều đấy."
Út không chịu, cô nói với ông chủ Lý: "Không được đâu, ông chừng này tuổi rồi, cháu đi thì lấy ai chăm ông ăn cơm uống trà?"
Ông chủ Lý cười cười nói: "Con bé ngốc, ông năm nay đã hơn tám mươi tuổi đầu, còn sống được mấy ngày nữa đây? Cháu đang độ rực rỡ như hoa thế này, chẳng lẽ về sau cháu định gả cho cái thằng trọc đầu xào xào nấu nấu kia à? Ông tuy già rồi, nhưng mắt còn tinh lắm, nhìn dáng dấp cử chỉ đủ thấy các vị huynh đệ đây có nhân có nghĩa, đều là người làm việc lớn cả, cháu cứ theo bọn họ xông pha, phát tài to, kiếm nhiều tiền đi, đến khi ấy nếu ông chưa chết thì cháu quay về đón ông ra ngoài hưởng phúc cũng được."
Ông chủ Lý một mực bảo Út dẫn chúng tôi vào núi, lại nhờ tôi đưa cô ra thành phố làm việc. Tôi và Shirley Dương bàn qua với nhau, cảm thấy có người bản địa dẫn đường là tốt nhất, chỉ cần không để cô đi trước mạo hiểm là được, liền nhận lời ông chủ Lý, tạm thời nhận cô làm sư muội của tôi. Kỳ thực, tôi cũng chẳng rõ thứ vai vế này rốt cuộc xác định kiểu gì nữa.
Bấy giờ giáo sư Tôn ở nhà ngoài đi vào nói: "Vừa nãy tôi ra ngoài xem thử, hình như xe sắp chạy rồi đấy, chúng ta tranh thủ thời gian lên đường thôi."
Tài xế vùng núi đều không chịu đợi ai bao giờ, chúng tôi đành gói vội một số thứ lặt vặt cần dùng, cuống cuồng tạm biệt ông chủ Lý. Năm người xách ba lô hớt hơ hớt hải chạy ra khỏi tiệm tạp hóa, nhảy lên xe khách đã nổ máy. Thân xe không ngừng tròng trành lắc lư, chạy khỏi trấn nhỏ trong núi.
Tôi ngồi ở hàng ghế sau, nhìn chiếc ô Kim Cang trên tay, thầm nhủ: đúng là một cuộc kỳ ngộ, mong rằng đây là điềm tốt, chúng tôi có thể thuận lợi tìm thấy mộ cổ Địa Tiên. Nghĩ tới đây, tôi lập tức hỏi Út xem phụ cận Thanh Khê có truyền thuyết gì về địa tiên hay không.
Út nói: "Ở quê em đúng là có truyền thuyết trong mồ Phong Vương chôn địa tiên, nhưng mọi người đều bảo địa tiên đấy là yêu tiên, ngôi mộ ấy chính là mộ yêu tiên, vì địa tiên biết yêu pháp mê hoặc lòng người, ông ta tung tin rằng hễ ai vào mộ cổ sẽ được trường sinh bất lão, lừa gạt không biết bao nhiêu người đi bồi táng theo ông ta. Có điều đấy đều là những truyền thuyết từ lâu lắm rồi, giờ chẳng ai biết chuyện mộ Địa Tiên ấy là thật hay giả nữa, nhưng ở trấn Thanh Khê quả thực có nhà họ Phong."
Tôi muốn hỏi thăm thêm một số việc nữa, nhưng thấy Út có vẻ không nỡ xa ông chủ Lý, cứ lưu luyến ngoảnh nhìn ra ngoài cửa xe, bèn an ủi cô: "Hồi còn nhỏ hơn em bây giờ, anh đã phải xa nhà, hô vang khẩu hiệu trời cao đất rộng mặc sức vẫy vùng, vượt nghìn dặm xa ra đi rèn luyện, cậu béo này chính là bạn đồng hành với anh năm ấy đấy."
Tuyền béo nghe tôi nhắc đến những ngày tháng hào hùng xưa kia, cũng máu lên nói: "Bấy giờ đúng là bạn bè đương tuổi thanh xuân , trong đầu toàn là ý nghĩ tạo phản, hồi ấy cười giễu Hoàng Sào chẳng trượng phu mà lại. Cô em đây hai mươi tuổi đầu rồi, còn làm nũng ông chủ Lý cơ à? Anh Tuyền béo của em đây năm ấy mười tám tuổi thôi đã một mình vào núi trông ruộng ban đêm rồi đấy nhé, gặp cả ma, kêu trời không thấu gọi đất chẳng xong, lại chẳng có bùa chú gì mà niệm, đành liều mình chống đỡ..."
Út dẫu sao cũng còn trẻ, tâm tính hết sức hiếu kỳ, nghe Tuyền béo nói đến chuyện gặp ma, không nhịn được liền hỏi chúng tôi rốt cuộc là sao?
Tôi có ý muốn thử độ gan dạ của Út, nếu mới nghe một câu chuyện ma mà cô đã sợ run lên thì chi bằng mau chóng đưa cô trở về. Nghĩ đoạn, tôi bèn nói: "Chuyện này anh nghe rồi, đấy là chuyện Tuyền béo gặp phải ở vùng Đông Bắc sau khi anh vào bộ đội, nói ra đúng là rởn hết gai ốc, đằng nào chúng ta ngồi trên xe cũng không có việc gì, để cậu ta kể cho mọi người nghe."
Shirley Dương và giáo sư Tôn cũng lấy làm tò mò, đều ngồi một bên yên lặng lắng nghe. Tuyền béo hắng giọng mấy tiếng, rồi bắt đầu tán phét:
Địa điểm là công xã Đại Cáp Thích Tử, bên ngoài đồn tiểu đội sản xuất Đoàn Sơn, thời gian là năm 1970, cũng vào một buổi tối mùa hạ. Đêm giữa hạ ở trong núi lẽ ra phải rất mát mẻ, nhưng hôm ấy chẳng hiểu sao, có lẽ tại sắp có mưa lớn, nên oi bức lạ thường, trên trời chẳng có lấy một ngôi sao.
Đúng hôm đó, Tuyền béo và một thanh niên trí thức khác bị phân công lên núi trông ruộng, chính là mấy mẫu đất ở lung chừng dốc núi. Trên đó trồng toàn ngô, mà bọn lợn rừng thích nhất là gặm món này, chúng ăn đã nhiều, giẫm nát còn nhiều hơn, ruộng ngô bị chúng phá thì xong luôn, vì vậy ban đêm phải có người canh gác, hễ nghe thấy động tĩnh gì liền chạy ra khua chiêng gõ trống đuổi lợn rừng.
Đêm ấy, người thanh niên trí thức kia lại có việc đột xuất, Tuyền béo đành một mình lên núi trông ruộng. Ban ngày cậu ta bẫy được một con thỏ, lúc ra cửa lại tiện tay xách theo một bình rượu quê, vui vẻ ăn uống một mình. Cậu ta thịt thỏ ngay ngoài ruộng, miệng ư ử hát một đoạn trong vở kịch kiểu mẫu Đèn Đỏ , đợi con thỏ được nướng chín từ trong ra ngoài, liền gặm một miếng thịt thỏ tu một ngụm rượu quê, tinh thần phơi phới, cảm thấy ngày tháng trong núi này cũng khá dễ chịu, chỉ tiếc dạo này bọn lợn rừng không đến quấy phá, chẳng tìm được cớ bắn vài phát súng cho đã ghiền.
Đang khi đắc ý, chợt nghe sẫm nổ ì ùng, những hạt mưa to như hạt đậu tương ào ào trút xuống. Tuyền béo vội kẹp bình rượu quê, xách con thỏ gặm được một nửa chạy vào trong lán cỏ tránh mưa. Không ngờ lán cỏ chỗ nào cũng dột, không chui rúc vào đâu được. Cậu ta thoáng nghĩ ngợi, đầu bên kia ruộng ngô có gian nhà xay bột, bỏ hoang nhiều năm rồi, sao không qua đó mà tránh mưa nhỉ?
Gian nhà xay bột vô cùng sơ sài này có từ thời trước Giả phóng, nhưng không hiểu sao bao năm nay không ai ra vào. Tuyền béo chẳng nghĩ ngợi nhiều, giơ chân đạp bật cửa gỗ ra, bên trong tối như hũ nút, toàn bụi bặm những dẫu sao cũng tốt hơn ở bên ngoài bị mưa xối cho ướt như chuột lột. Cậu ta dốc hết chỗ rượu quê còn lại vào bụng, rồi nằm chỏng vó lên cái rương gỗ ngủ luôn, lát sau đã ngáy khò khò như sấm động.
Tuyền béo ngủ giấc ấy rõ say, cũng không biết ngủ đến lúc nào, giữa chừng bị tiếng sấm làm giật mình tỉnh giấc. Cậu ta thoàng thắc mắc sao mãi trời vẫn chưa sáng, rồi trờ mình định ngủ tiếp.
Lúc này, chợt nghe bên tai vang lên tiếng bà khóc lóc. Tuyền béo vốn gan dạ, lại vô tâm, chỉ biết việc ngủ của mình. Chẳng ngờ, tiếng khóc bên tai mỗi lúc một gần, cảm giác như chui vào trong óc vậy, cậu ta nửa mê nửa tỉnh ngoác miệng chửi: "Khóc cái mẹ mày ấy mà khóc!"
Bị cậu ta chửi cho, tiếng khóc bi thảm kia liền im bặt, Tuyền béo cũng chẳng buồn nghĩ xem là chuyện gì, tiếp tục vùi đầu ngủ say sưa. Một lúc sau, chợt nghe bên tai có tiếng đàn bà nói: "Đừng đè lên giầy ta, đừng đè lên giày ta, đè lên giầy ta, ta lấy mạng ngươi..."
Câu này nói rõ mồn một, Tuyền béo đang mơ mơ màng màng cũng nghe không sót chữ nào, cả người nổi hết gai ốc gai gà, lập tức bật dậy. Dù gan to bằng trời, cậu ta cũng phải toát mồ hôi lạnh, nhìn lại thì thấy trong nhà xây bột làm gì có người đàn bà nào, trông ra bên ngoài vần dương rực rỡ, trời đã sáng bảnh từ bao giờ rồi.
Tuyền béo thầm lấy làm lạ, lầm bầm chửi mấy câu rồi đứng lên xem xét. Thì ra trên tấm ván gỗ cậu ta nằm, có một đôi giày gấm của phụ nữ đặt ngay ngắn, mũi giày còn thêu hai đóa mẫu đơn kiều diễm. Tuyền béo quệt mồ hôi lạnh trên trán, cáu tiết lẩm bẩm: "Con mụ này, chơi thật đấy à!" rồi nhặt hai chiếc giày ném xuống đất, hằn học giẫm lên mấy phát, sau đó nghênh ngang bỏ đi.
Về làng, cậu ta kể chuyện này với mọi người, ai nấy đều nói mười mấy năm trước, có thiếu phụ nọ treo cổ tự tử trong gian nhà xay bột ấy, trước lúc chết cô ta đi một đôi giày gấm mới tinh. Nhưng bấy giờ đôi giày đã được chôn theo người, gian nhà xay bột cạnh ruộng ngô ấy cũng chẳng ai lui tới, sao lại có chuyện Tuyền béo trông thấy đôi giày ở đó đêm qua được? Chẳng lẽ gặp ma sao? Có người hiếu sự còn chạy đến nhà xay bột xem, cũng không thấy giày dép gì, mọi người đều bảo Tuyền béo trộm rượu uống say mê muội cả đầu óc.
Tuyền béo chẳng coi đấy là chuyện nghiêm túc, mà bao nhiêu năm rồi cũng chẳng thấy oan hồn nào đến đòi mạng. Có điều, hôm nay hồi tưởng lại, đêm khuya núi vắng, nằm đè lên đôi giày của ma nữ ngủ một đêm, quả thực cũng thấy hơi lạnh gáy, có trời mới biết đêm hôm ấy cậu ta gặp phải tà ma quỷ quái gì.
Đây là chuyện thực Tuyền béo gặp phải lúc đi về nông thôn tham gia lao động sản xuất, có điều lúc này đem kể ra trên xe khách, cu cậu đương nhiên có ý khoe khoang, không chịu có thế nào kể thế ấy mà thêm mắm dặm muối, bổ sung rất nhiều đoạn rùng rợn khiến người ta nghe mà rởn cả tóc gáy.
Nhưng cô Út này rất gan dạ, câu chuyện của Tuyền béo căn bản chẳng dọa được cô. Cô chỉ thấy có chút tân kỳ mới lạ, chứ chẳng sợ sệt gì, còn cười Tuyền béo là đồ ngốc, bịa chuyện dọa người mà cũng chẳng biết kể cho sinh động.
Tôi thầm gật đầu tán thưởng: "Con bé này quả nhiên có gan mạo hiểm." Nhân thể đang muốn hỏi thăm về các truyền thuyết quanh vùng phụ cận mộ cổ Địa Tiên, tôi bèn thừa cơ khen Út gan dạ hơn người, có phải ở quê toàn nghe chuyện ma không? Hay là kể cho bọn anh nghe mấy chuyện xem nào.
Út nói trấn Thanh Khê có lịch sử rất lâu đời, đã khai thác khoáng muối Vu suốt mấy trăm năm. Muối Vu là một loại muối địa chất đặc biệt, có thể gia công thành muối ăn. Thời xưa, thuế muối đánh rất nặng, tự tiện khai thác muối là tội chém đầu, dân chúng đa phần đều làm lén lút hòng mưu lợi lớn, bởi vậy ở trấn Thanh Khê số lượng giếng khai thác lớn nhỏ phải lên đến con số hàng nghìn. Đến thời Thanh tài nguyên gần như cạn kiệt, trong núi không còn mạch muối nào mới nữa, về sau lại tiến hành xây dựng hầm phòng không quy mô lớn, khiến trong núi toàn những hang những hốc.
Thiên nhiên, nhân tạo, bán nhân tạo...các loại hang động hốc núi đan xen chằng chịt lên nhau, có nơi sâu đến mấy chục mét, người bên ngoài muốn đi một bước cũng khó. Những chỗ đào sâu khó tránh trông thấy nhiều thứ ly kỳ cổ quái, vì vậy mà có rất nhiều truyền thuyết khác nhau, hồi nhỏ Út hay đến hầm mỏ chơi, dù sao thời ấy vẫn còn chưa hiểu chuyện, cũng chẳng thấy sợ hãi gì.
Tôi nghe vậy, không khỏi thầm kêu khổ, chút hy vọng cuối cùng đều quăng xuống sông xuống biển rồi. Các loại công trình ở Thanh Khê đã đào rỗng cả quả núi, vậy mà bấy nhiêu năm vẫn không ai phát hiện được mộ cổ Địa Tiên, chẳng biết Quan Sơn thái bảo rốt cuộc đã sử dụng thủ đoạn gì để che trời giấu biển? Mà cũng rất có khả năng, mồ Phong Vương chỉ là một truyền thuyết hão huyền, căn bản không tồn tại trên cõi đời này.
Có điều, trong lời kể của Út có nhắc đến chuyện khai thác muối trong hang. Muối Vu là thứ tài nguyên đã cạn kiệt, giờ không còn nữa. Hồi xưa tôi làm công binh, cũng chưa từng nghe nói có thể đào được muối trong núi, nhưng chuyện này lại khá phù hợp với câu "Đào giếng lấy muối, hỏi quỷ xin tiền" trong bài ẩn ngữ chỉ lối tìm đến mộ cổ Địa Tiên kia.
Nghĩ tới đây, tôi liền đem bài vè "Hay cho đại vương, có thân không đầu; nương tử không đến, núi non không khai; đốt củi bắc lò, nấu gan nấu phổi; đào giếng lấy muối, hỏi quỷ xin tiền; điểu đạo tung hoành, trăm bước chín hồi; muốn đến Địa Tiên, hãy tìm ô dương..." ra hỏi xem Út có biết những câu này ẩn chứa bí mật gì hay không?
Út cũng chẳng hiểu gì cả, cô chưa bao giờ nghe nói nhà họ Phong vẫn âm thầm truyền lại cho con cháu đoạn ẩn ngữ này, đương nhiên không biết trong những câu chữ ấy có gì bí hiểm, nhưng nếu nói đến "Đào giếng lấy muối, hỏi quỷ xin tiền", thì chắc chắn là cổ trấn Thanh Khê không chệch đi đâu được. Thời xưa, hầm khai thác muối Vu gọi là giếng muối, có điều đây là cách gọi bản địa, người ở nơi khác đa phần đều chưa từng nghe qua.
Giếng muối Vu thường do các phú hào địa phương chiếm giữ, người nghèo chỉ có thể làm lao công, phu mỏ. Trong mỏ muối Vu thường có khí mê tan, đồng thời nước ngầm dưới lòng đất có thể phun lên bất cứ lúc nào, các phu mỏ xuống giếng làm việc phải hết sức mạo hiểm, thường xuyên có một lượng lớn phu mỏ chết oan dưới giếng, vì vậy trong vùng mới có câu ngạn ngữ rằng: "Đào giếng lấy muối, hỏi quỷ xin tiền."
Tôi thấy cuối cùng cũng có chút manh mối, không khỏi mừng thầm, nhưng chỉ nhờ đoạn này thì vẫn khó lòng giải thích ý nghĩa toàn bài. Phỏng chừng, muốn hiểu được câu đố về thôn Địa Tiên này, vẫn phải phá giải câu đầu tiên "Hay cho đại vương, có thân không đầu" trước, rồi lần lượt suy diễn từng bước mới xong. Dân cư trấn Thanh Khê xưa sớm đã phân tán đi các nơi, muốn tìm thêm ài người hỏi thăm cũng không được, mà những truyền thuyết cổ xưa kia chắc chắn còn lâu đời hơn cả mộ cổ triều Minh, người thời nay chưa chắc đã biết. Những mạch suy nghĩ trong đầu tôi cứ rối tung beng cả lên, đang chưa biết sắp xếp thế nào, chợt thấy bên ngoài cửa xe mây mù tan hết, xa xa hiện lên một ngọn núi cao ngất, dáng đẹp tuyệt trần, toát lên một vẻ u tĩnh mông lung, bất giác làm tôi ngẩn người ra ngắm.
Giáo sư Tôn bên cạnh cũng thở dài tán thường: "Đây chính là đỉnh Vọng Hà, tương truyền năm xưa lũ lụt hoành hành khắp thiên hạ, Đại Vũ chỉ huy dân chúng trị thủy. Đó là hành vi thay đổi cả càn khôn, không thể thiếu sự tương trợ của quỷ thần, vì vậy thần nữ hạ phàm, đứng ở đất này chỉ đường cho thuyền bè, năm tháng dài lâu liền hóa thành đỉnh núi, vì vậy còn có tên là đỉnh Thần Nữ." Chợt lão ta sực nhớ ra gì đó, tự mình hỏi mình, rồi lại tự trả lời: "Nương tử không đến, núi non không khai, Khai sơn nương tử nhắc đến trong đoạn mê ngữ này, lẽ nào là chỉ đỉnh Thần Nữ?"
Tôi nghe ông chủ Lý nói tổ tiên nhà Út ở trấn Thanh Khê, liền thầm nhủ: "Rốt cuộc cũng có manh mối rồi." Đoạn vội vàng hỏi cho kỹ càng. Thì ra trong dãy Vu Sơn có một thị trấn rất cổ, gọi là trấn Vu, đây là địa danh do quan phủ đặt, người địa phương không ai không biết.
Có điều, tương truyền nơi này là địa điểm xây mộ của Vu Hàm, vì vậy người trong trấn tránh chữ "Vu", đều gọi trấn này là "Thanh Khê", người ngoài đa phần không biết chuyện này. Trong núi vốn có tài nguyên khoáng sản rất phong phú, sau càng ngày càng cạn kiệt dần, lại thêm nhiều lần chịu nạn binh lửa, nên người trong trấn lần lượt bỏ đi, trấn Thanh Khê càng lúc càng hoang vắng.
Những năm sáu mươi bảy mươi của thế kỷ hai mươi, cả nước hừng hực tinh thần chuẩn bị chiến tranh, đề phòng mất mùa. Để quán triệt thực thi công tác ba phòng "phòng không, phòng độc, phòng vũ khí hạt nhân", chính quyền cho xây dựng hầm phòng không và kho tàng trong đường hầm khai khoáng trước đây. Khoảng năm 1971, dân cư ở trấn Thanh Khê và vùng phụ cận đều được di chuyển đến mấy huyện xung quanh, nhưng ở đây có quá nhiều giếng khai thác khoáng sản, bề mặt đất bị phá hoại nghiêm trọng, hầm phòng không xây đoạn nào sập đoạn ấy, tiến trình thi công cực kỳ không thuận lợi. Rồi cùng với sự thay đổi của thời thế, hầm phòng không xây dựng được một nửa thì ngừng lại bỏ hoang. Năm tháng trôi qua, cả thị trấn cổ sớm đã trở thành một vùng đất hoang bị lãng quên.
Út tuy là người trấn Thanh Khê, nhưng không phải họ Phong, cũng không biết thời xưa có truyền thuyết về vị đại vương không đầu nào không. Lúc dân Thanh Khê bỏ trấn mà đi, cô theo người nhà dọn đến nơi này, cha mẹ đã qua đời trong Cách mạnh Văn hóa, cô chỉ còn lại một thân một mình rồi được ông chủ Lý thu nhận.
Út rời nhà năm mười một tuổi, những sự vật ở trấn Thanh Khê cô vẫn còn nhớ được già nửa. Cô nói, có ba con đường đến Thanh Khê, một là đường thủy, giờ đang giữa mùa hè, nước sông dâng cao đột ngột, dòng chảy rất xiết, khó mà đi được; đường bộ thì nhiều năm không tu bổ, nhiều chỗ sụt lún, cũng không thể đi nốt; chỉ có một đoạn sạn đạo(1) cổ xưa là còn nguyên vẹn, sạn đạo được xây từ thời Tần, rộng nhõn năm thước, vì vậy gọi là "đường Năm Thước". Đi đường này vòng quanh núi vào Thanh Khê cũng tốn rất nhiều công sức.
Sạn đạo: đường xây bằng cầu treo hoạc ván gỗ xếp hai bên sườn núi đá, dùng để di qua các khu vực núi non hiểm trở.
Tôi lập tức trải bản đồ ra, nhờ Út chỉ rõ phương vị tuyến đường, tốt nhất là nói thêm về vị trí cụ thể của những hầm mỏ, hầm phòng không ở trấn Thanh Khê nữa.
Lúc này, ông chủ Lý chợt lên tiếng: "Xem bản đồ gì chứ? Để con Út dẫn mọi người đi Thanh Khê là xong, sau này có cơ hội, cậu dẫn nó ra bên ngoài, cho nó biết chút sự đời, học được ít bản lĩnh thực sự cũng tốt."
Tôi không ngờ ông chủ Lý lại để Út làm hướng đạo cho đội thám hiểm. Chuyện này tuy tôi cầu còn không được, nhưng mặt khác, tôi lại rất sợ cô gặp phải chuyện gì nguy hiểm. Chúng tôi vào Vu Sơn tìm mộ cổ chỉ vì muốn cứu người, tôi và Shirley Dương, Tuyền béo thì khỏi cần nói, Tôn Cửu gia thời Cách mạng Văn hóa cũng là người từng trải qua bao khảo nghiệm thực tế, nhưng Út làm sao mạo hiểm được? Lỡ cô có chuyện gì bất trắc, tôi há chẳng phải là "dỡ tường bên này vá tường bên kia" ư?
Tôi đang định khước từ, lại nghe ông chủ Lý nói: "Con Út nhà tôi tính tình lanh lợi, lại gan dạ, theo tôi học nghề nhiều năm, đã được truyền thụ hết tinh hoa của nghề làm ám khí, lại lớn lên trong núi, những chuyện trèo đèo lội suối không phải ngại, chắc chắn có thể giúp các cô các cậu đây ít nhều đấy."
Út không chịu, cô nói với ông chủ Lý: "Không được đâu, ông chừng này tuổi rồi, cháu đi thì lấy ai chăm ông ăn cơm uống trà?"
Ông chủ Lý cười cười nói: "Con bé ngốc, ông năm nay đã hơn tám mươi tuổi đầu, còn sống được mấy ngày nữa đây? Cháu đang độ rực rỡ như hoa thế này, chẳng lẽ về sau cháu định gả cho cái thằng trọc đầu xào xào nấu nấu kia à? Ông tuy già rồi, nhưng mắt còn tinh lắm, nhìn dáng dấp cử chỉ đủ thấy các vị huynh đệ đây có nhân có nghĩa, đều là người làm việc lớn cả, cháu cứ theo bọn họ xông pha, phát tài to, kiếm nhiều tiền đi, đến khi ấy nếu ông chưa chết thì cháu quay về đón ông ra ngoài hưởng phúc cũng được."
Ông chủ Lý một mực bảo Út dẫn chúng tôi vào núi, lại nhờ tôi đưa cô ra thành phố làm việc. Tôi và Shirley Dương bàn qua với nhau, cảm thấy có người bản địa dẫn đường là tốt nhất, chỉ cần không để cô đi trước mạo hiểm là được, liền nhận lời ông chủ Lý, tạm thời nhận cô làm sư muội của tôi. Kỳ thực, tôi cũng chẳng rõ thứ vai vế này rốt cuộc xác định kiểu gì nữa.
Bấy giờ giáo sư Tôn ở nhà ngoài đi vào nói: "Vừa nãy tôi ra ngoài xem thử, hình như xe sắp chạy rồi đấy, chúng ta tranh thủ thời gian lên đường thôi."
Tài xế vùng núi đều không chịu đợi ai bao giờ, chúng tôi đành gói vội một số thứ lặt vặt cần dùng, cuống cuồng tạm biệt ông chủ Lý. Năm người xách ba lô hớt hơ hớt hải chạy ra khỏi tiệm tạp hóa, nhảy lên xe khách đã nổ máy. Thân xe không ngừng tròng trành lắc lư, chạy khỏi trấn nhỏ trong núi.
Tôi ngồi ở hàng ghế sau, nhìn chiếc ô Kim Cang trên tay, thầm nhủ: đúng là một cuộc kỳ ngộ, mong rằng đây là điềm tốt, chúng tôi có thể thuận lợi tìm thấy mộ cổ Địa Tiên. Nghĩ tới đây, tôi lập tức hỏi Út xem phụ cận Thanh Khê có truyền thuyết gì về địa tiên hay không.
Út nói: "Ở quê em đúng là có truyền thuyết trong mồ Phong Vương chôn địa tiên, nhưng mọi người đều bảo địa tiên đấy là yêu tiên, ngôi mộ ấy chính là mộ yêu tiên, vì địa tiên biết yêu pháp mê hoặc lòng người, ông ta tung tin rằng hễ ai vào mộ cổ sẽ được trường sinh bất lão, lừa gạt không biết bao nhiêu người đi bồi táng theo ông ta. Có điều đấy đều là những truyền thuyết từ lâu lắm rồi, giờ chẳng ai biết chuyện mộ Địa Tiên ấy là thật hay giả nữa, nhưng ở trấn Thanh Khê quả thực có nhà họ Phong."
Tôi muốn hỏi thăm thêm một số việc nữa, nhưng thấy Út có vẻ không nỡ xa ông chủ Lý, cứ lưu luyến ngoảnh nhìn ra ngoài cửa xe, bèn an ủi cô: "Hồi còn nhỏ hơn em bây giờ, anh đã phải xa nhà, hô vang khẩu hiệu trời cao đất rộng mặc sức vẫy vùng, vượt nghìn dặm xa ra đi rèn luyện, cậu béo này chính là bạn đồng hành với anh năm ấy đấy."
Tuyền béo nghe tôi nhắc đến những ngày tháng hào hùng xưa kia, cũng máu lên nói: "Bấy giờ đúng là bạn bè đương tuổi thanh xuân , trong đầu toàn là ý nghĩ tạo phản, hồi ấy cười giễu Hoàng Sào chẳng trượng phu mà lại. Cô em đây hai mươi tuổi đầu rồi, còn làm nũng ông chủ Lý cơ à? Anh Tuyền béo của em đây năm ấy mười tám tuổi thôi đã một mình vào núi trông ruộng ban đêm rồi đấy nhé, gặp cả ma, kêu trời không thấu gọi đất chẳng xong, lại chẳng có bùa chú gì mà niệm, đành liều mình chống đỡ..."
Út dẫu sao cũng còn trẻ, tâm tính hết sức hiếu kỳ, nghe Tuyền béo nói đến chuyện gặp ma, không nhịn được liền hỏi chúng tôi rốt cuộc là sao?
Tôi có ý muốn thử độ gan dạ của Út, nếu mới nghe một câu chuyện ma mà cô đã sợ run lên thì chi bằng mau chóng đưa cô trở về. Nghĩ đoạn, tôi bèn nói: "Chuyện này anh nghe rồi, đấy là chuyện Tuyền béo gặp phải ở vùng Đông Bắc sau khi anh vào bộ đội, nói ra đúng là rởn hết gai ốc, đằng nào chúng ta ngồi trên xe cũng không có việc gì, để cậu ta kể cho mọi người nghe."
Shirley Dương và giáo sư Tôn cũng lấy làm tò mò, đều ngồi một bên yên lặng lắng nghe. Tuyền béo hắng giọng mấy tiếng, rồi bắt đầu tán phét:
Địa điểm là công xã Đại Cáp Thích Tử, bên ngoài đồn tiểu đội sản xuất Đoàn Sơn, thời gian là năm 1970, cũng vào một buổi tối mùa hạ. Đêm giữa hạ ở trong núi lẽ ra phải rất mát mẻ, nhưng hôm ấy chẳng hiểu sao, có lẽ tại sắp có mưa lớn, nên oi bức lạ thường, trên trời chẳng có lấy một ngôi sao.
Đúng hôm đó, Tuyền béo và một thanh niên trí thức khác bị phân công lên núi trông ruộng, chính là mấy mẫu đất ở lung chừng dốc núi. Trên đó trồng toàn ngô, mà bọn lợn rừng thích nhất là gặm món này, chúng ăn đã nhiều, giẫm nát còn nhiều hơn, ruộng ngô bị chúng phá thì xong luôn, vì vậy ban đêm phải có người canh gác, hễ nghe thấy động tĩnh gì liền chạy ra khua chiêng gõ trống đuổi lợn rừng.
Đêm ấy, người thanh niên trí thức kia lại có việc đột xuất, Tuyền béo đành một mình lên núi trông ruộng. Ban ngày cậu ta bẫy được một con thỏ, lúc ra cửa lại tiện tay xách theo một bình rượu quê, vui vẻ ăn uống một mình. Cậu ta thịt thỏ ngay ngoài ruộng, miệng ư ử hát một đoạn trong vở kịch kiểu mẫu Đèn Đỏ , đợi con thỏ được nướng chín từ trong ra ngoài, liền gặm một miếng thịt thỏ tu một ngụm rượu quê, tinh thần phơi phới, cảm thấy ngày tháng trong núi này cũng khá dễ chịu, chỉ tiếc dạo này bọn lợn rừng không đến quấy phá, chẳng tìm được cớ bắn vài phát súng cho đã ghiền.
Đang khi đắc ý, chợt nghe sẫm nổ ì ùng, những hạt mưa to như hạt đậu tương ào ào trút xuống. Tuyền béo vội kẹp bình rượu quê, xách con thỏ gặm được một nửa chạy vào trong lán cỏ tránh mưa. Không ngờ lán cỏ chỗ nào cũng dột, không chui rúc vào đâu được. Cậu ta thoáng nghĩ ngợi, đầu bên kia ruộng ngô có gian nhà xay bột, bỏ hoang nhiều năm rồi, sao không qua đó mà tránh mưa nhỉ?
Gian nhà xay bột vô cùng sơ sài này có từ thời trước Giả phóng, nhưng không hiểu sao bao năm nay không ai ra vào. Tuyền béo chẳng nghĩ ngợi nhiều, giơ chân đạp bật cửa gỗ ra, bên trong tối như hũ nút, toàn bụi bặm những dẫu sao cũng tốt hơn ở bên ngoài bị mưa xối cho ướt như chuột lột. Cậu ta dốc hết chỗ rượu quê còn lại vào bụng, rồi nằm chỏng vó lên cái rương gỗ ngủ luôn, lát sau đã ngáy khò khò như sấm động.
Tuyền béo ngủ giấc ấy rõ say, cũng không biết ngủ đến lúc nào, giữa chừng bị tiếng sấm làm giật mình tỉnh giấc. Cậu ta thoàng thắc mắc sao mãi trời vẫn chưa sáng, rồi trờ mình định ngủ tiếp.
Lúc này, chợt nghe bên tai vang lên tiếng bà khóc lóc. Tuyền béo vốn gan dạ, lại vô tâm, chỉ biết việc ngủ của mình. Chẳng ngờ, tiếng khóc bên tai mỗi lúc một gần, cảm giác như chui vào trong óc vậy, cậu ta nửa mê nửa tỉnh ngoác miệng chửi: "Khóc cái mẹ mày ấy mà khóc!"
Bị cậu ta chửi cho, tiếng khóc bi thảm kia liền im bặt, Tuyền béo cũng chẳng buồn nghĩ xem là chuyện gì, tiếp tục vùi đầu ngủ say sưa. Một lúc sau, chợt nghe bên tai có tiếng đàn bà nói: "Đừng đè lên giầy ta, đừng đè lên giày ta, đè lên giầy ta, ta lấy mạng ngươi..."
Câu này nói rõ mồn một, Tuyền béo đang mơ mơ màng màng cũng nghe không sót chữ nào, cả người nổi hết gai ốc gai gà, lập tức bật dậy. Dù gan to bằng trời, cậu ta cũng phải toát mồ hôi lạnh, nhìn lại thì thấy trong nhà xây bột làm gì có người đàn bà nào, trông ra bên ngoài vần dương rực rỡ, trời đã sáng bảnh từ bao giờ rồi.
Tuyền béo thầm lấy làm lạ, lầm bầm chửi mấy câu rồi đứng lên xem xét. Thì ra trên tấm ván gỗ cậu ta nằm, có một đôi giày gấm của phụ nữ đặt ngay ngắn, mũi giày còn thêu hai đóa mẫu đơn kiều diễm. Tuyền béo quệt mồ hôi lạnh trên trán, cáu tiết lẩm bẩm: "Con mụ này, chơi thật đấy à!" rồi nhặt hai chiếc giày ném xuống đất, hằn học giẫm lên mấy phát, sau đó nghênh ngang bỏ đi.
Về làng, cậu ta kể chuyện này với mọi người, ai nấy đều nói mười mấy năm trước, có thiếu phụ nọ treo cổ tự tử trong gian nhà xay bột ấy, trước lúc chết cô ta đi một đôi giày gấm mới tinh. Nhưng bấy giờ đôi giày đã được chôn theo người, gian nhà xay bột cạnh ruộng ngô ấy cũng chẳng ai lui tới, sao lại có chuyện Tuyền béo trông thấy đôi giày ở đó đêm qua được? Chẳng lẽ gặp ma sao? Có người hiếu sự còn chạy đến nhà xay bột xem, cũng không thấy giày dép gì, mọi người đều bảo Tuyền béo trộm rượu uống say mê muội cả đầu óc.
Tuyền béo chẳng coi đấy là chuyện nghiêm túc, mà bao nhiêu năm rồi cũng chẳng thấy oan hồn nào đến đòi mạng. Có điều, hôm nay hồi tưởng lại, đêm khuya núi vắng, nằm đè lên đôi giày của ma nữ ngủ một đêm, quả thực cũng thấy hơi lạnh gáy, có trời mới biết đêm hôm ấy cậu ta gặp phải tà ma quỷ quái gì.
Đây là chuyện thực Tuyền béo gặp phải lúc đi về nông thôn tham gia lao động sản xuất, có điều lúc này đem kể ra trên xe khách, cu cậu đương nhiên có ý khoe khoang, không chịu có thế nào kể thế ấy mà thêm mắm dặm muối, bổ sung rất nhiều đoạn rùng rợn khiến người ta nghe mà rởn cả tóc gáy.
Nhưng cô Út này rất gan dạ, câu chuyện của Tuyền béo căn bản chẳng dọa được cô. Cô chỉ thấy có chút tân kỳ mới lạ, chứ chẳng sợ sệt gì, còn cười Tuyền béo là đồ ngốc, bịa chuyện dọa người mà cũng chẳng biết kể cho sinh động.
Tôi thầm gật đầu tán thưởng: "Con bé này quả nhiên có gan mạo hiểm." Nhân thể đang muốn hỏi thăm về các truyền thuyết quanh vùng phụ cận mộ cổ Địa Tiên, tôi bèn thừa cơ khen Út gan dạ hơn người, có phải ở quê toàn nghe chuyện ma không? Hay là kể cho bọn anh nghe mấy chuyện xem nào.
Út nói trấn Thanh Khê có lịch sử rất lâu đời, đã khai thác khoáng muối Vu suốt mấy trăm năm. Muối Vu là một loại muối địa chất đặc biệt, có thể gia công thành muối ăn. Thời xưa, thuế muối đánh rất nặng, tự tiện khai thác muối là tội chém đầu, dân chúng đa phần đều làm lén lút hòng mưu lợi lớn, bởi vậy ở trấn Thanh Khê số lượng giếng khai thác lớn nhỏ phải lên đến con số hàng nghìn. Đến thời Thanh tài nguyên gần như cạn kiệt, trong núi không còn mạch muối nào mới nữa, về sau lại tiến hành xây dựng hầm phòng không quy mô lớn, khiến trong núi toàn những hang những hốc.
Thiên nhiên, nhân tạo, bán nhân tạo...các loại hang động hốc núi đan xen chằng chịt lên nhau, có nơi sâu đến mấy chục mét, người bên ngoài muốn đi một bước cũng khó. Những chỗ đào sâu khó tránh trông thấy nhiều thứ ly kỳ cổ quái, vì vậy mà có rất nhiều truyền thuyết khác nhau, hồi nhỏ Út hay đến hầm mỏ chơi, dù sao thời ấy vẫn còn chưa hiểu chuyện, cũng chẳng thấy sợ hãi gì.
Tôi nghe vậy, không khỏi thầm kêu khổ, chút hy vọng cuối cùng đều quăng xuống sông xuống biển rồi. Các loại công trình ở Thanh Khê đã đào rỗng cả quả núi, vậy mà bấy nhiêu năm vẫn không ai phát hiện được mộ cổ Địa Tiên, chẳng biết Quan Sơn thái bảo rốt cuộc đã sử dụng thủ đoạn gì để che trời giấu biển? Mà cũng rất có khả năng, mồ Phong Vương chỉ là một truyền thuyết hão huyền, căn bản không tồn tại trên cõi đời này.
Có điều, trong lời kể của Út có nhắc đến chuyện khai thác muối trong hang. Muối Vu là thứ tài nguyên đã cạn kiệt, giờ không còn nữa. Hồi xưa tôi làm công binh, cũng chưa từng nghe nói có thể đào được muối trong núi, nhưng chuyện này lại khá phù hợp với câu "Đào giếng lấy muối, hỏi quỷ xin tiền" trong bài ẩn ngữ chỉ lối tìm đến mộ cổ Địa Tiên kia.
Nghĩ tới đây, tôi liền đem bài vè "Hay cho đại vương, có thân không đầu; nương tử không đến, núi non không khai; đốt củi bắc lò, nấu gan nấu phổi; đào giếng lấy muối, hỏi quỷ xin tiền; điểu đạo tung hoành, trăm bước chín hồi; muốn đến Địa Tiên, hãy tìm ô dương..." ra hỏi xem Út có biết những câu này ẩn chứa bí mật gì hay không?
Út cũng chẳng hiểu gì cả, cô chưa bao giờ nghe nói nhà họ Phong vẫn âm thầm truyền lại cho con cháu đoạn ẩn ngữ này, đương nhiên không biết trong những câu chữ ấy có gì bí hiểm, nhưng nếu nói đến "Đào giếng lấy muối, hỏi quỷ xin tiền", thì chắc chắn là cổ trấn Thanh Khê không chệch đi đâu được. Thời xưa, hầm khai thác muối Vu gọi là giếng muối, có điều đây là cách gọi bản địa, người ở nơi khác đa phần đều chưa từng nghe qua.
Giếng muối Vu thường do các phú hào địa phương chiếm giữ, người nghèo chỉ có thể làm lao công, phu mỏ. Trong mỏ muối Vu thường có khí mê tan, đồng thời nước ngầm dưới lòng đất có thể phun lên bất cứ lúc nào, các phu mỏ xuống giếng làm việc phải hết sức mạo hiểm, thường xuyên có một lượng lớn phu mỏ chết oan dưới giếng, vì vậy trong vùng mới có câu ngạn ngữ rằng: "Đào giếng lấy muối, hỏi quỷ xin tiền."
Tôi thấy cuối cùng cũng có chút manh mối, không khỏi mừng thầm, nhưng chỉ nhờ đoạn này thì vẫn khó lòng giải thích ý nghĩa toàn bài. Phỏng chừng, muốn hiểu được câu đố về thôn Địa Tiên này, vẫn phải phá giải câu đầu tiên "Hay cho đại vương, có thân không đầu" trước, rồi lần lượt suy diễn từng bước mới xong. Dân cư trấn Thanh Khê xưa sớm đã phân tán đi các nơi, muốn tìm thêm ài người hỏi thăm cũng không được, mà những truyền thuyết cổ xưa kia chắc chắn còn lâu đời hơn cả mộ cổ triều Minh, người thời nay chưa chắc đã biết. Những mạch suy nghĩ trong đầu tôi cứ rối tung beng cả lên, đang chưa biết sắp xếp thế nào, chợt thấy bên ngoài cửa xe mây mù tan hết, xa xa hiện lên một ngọn núi cao ngất, dáng đẹp tuyệt trần, toát lên một vẻ u tĩnh mông lung, bất giác làm tôi ngẩn người ra ngắm.
Giáo sư Tôn bên cạnh cũng thở dài tán thường: "Đây chính là đỉnh Vọng Hà, tương truyền năm xưa lũ lụt hoành hành khắp thiên hạ, Đại Vũ chỉ huy dân chúng trị thủy. Đó là hành vi thay đổi cả càn khôn, không thể thiếu sự tương trợ của quỷ thần, vì vậy thần nữ hạ phàm, đứng ở đất này chỉ đường cho thuyền bè, năm tháng dài lâu liền hóa thành đỉnh núi, vì vậy còn có tên là đỉnh Thần Nữ." Chợt lão ta sực nhớ ra gì đó, tự mình hỏi mình, rồi lại tự trả lời: "Nương tử không đến, núi non không khai, Khai sơn nương tử nhắc đến trong đoạn mê ngữ này, lẽ nào là chỉ đỉnh Thần Nữ?"