Tại điện Uy-viễn Thăng-long, Đại-Việt
Ngày hai mươi chín tháng giêng, niên hiệu Anh-vũ Chiêu-thắng năm thứ nhì đời vua Lý Nhân-tông bên Đại-Việt; bên Trung-nguyên nhằm niên hiệu Hy-Ninh thứ mười đời vua Thần-tông nhà Tống (Đinh-Tỵ, DL.1077).
Triều đình họp tinh-triều. Vì tầm quan trọng của xã-tắc, nên Linh-Nhân hoàng thái hậu còn mời thêm các đại tôn sư võ phái tham dự.
Lễ nghi tất.
Quan Đại-tư-mã Lý Thường-Kiệt tường trình về tình hình chiến cuộc Tống, Việt: Từ sau ba trận đánh ngày 22 tháng giêng đến giờ thì vua bà Bình-Dương, phò mã Thân Thiệu-Thái trấn tại chiến lũy Phú-lương. Công-chúa Bảo-Hòa, đô đốc Trần An, Trần Hải trấn tại chiến lũy Như-nguyệt. U-bon vương Lê Văn với công chúa Nong-Nụt trấn tại chiến lũy Vạn-xuân. Suốt bẩy ngày, không thấy Tống có một hoạt động nào đáng kể. Ngược lại, Đại-Việt đã lấy quân ở các hiệu địa phương tổ chức, bổ xung cho mười một hiệu Thiên-tử binh bị tổn thất.
Ông kết luận:
– Tính chung từ khi quân Tống phạm cảnh đến giờ tổn thất về tướng của ta quá nặng nề. Tổng cộng 36 vị. Nhưng về quân thì mất chưa quá năm vạn.
Ông hướng vào cử tọa:
– Để duyệt xét tình hình, Thái-hậu tuyên chỉ thiết tinh triều, hầu đưa ra phương lược hợp thời. Xin chư vị tôn trưởng đừng tiếc công chỉ dạy.
Quốc-trượng Trần Tự-An đưa mắt nhìn quốc mẫu Thanh-Mai ngồi đối diện với ông, rồi nói:
– Khi một cuộc chiến diễn ra, thì đôi bên đều phải chấp nhận tổn thất. Đối với vấn đề tổn thất, có hai điều quan trọng. Một là tổn thất của ta với Tống, bên nào nặng hơn? Hai là dù ta tổn thất nặng, Tống tổn thất nhẹ cũng không đáng quan tâm. Điều đáng quan tâm là giữa ta với Tống, bên nào đạt được mục đích? Bên nào còn tiềm lực chiến đấu?
Nguyên-soái Thường-Kiệt chắp tay xá Tự-An:
– Thưa thái sư phụ, đệ tử xin so sánh tổn thất ta với Tống. Về tướng, ta mất ba tướng ở cấp bộ tối cao là Trung-Thành, Tín-Nghĩa vương với phò mã Hoàng-Kiện; mất năm tướng ở cấp bộ cao là công chúa Động-Thiên, Thiên-Ninh, Dư Phi, Nguyễn Căn, Bùi Hoàng-Quan; mất hai mươi tám tướng ở cấp bộ trung là nhị vị vương phi Trung-Thành, Tín-Nghĩa, công chúa Ngọc-Huệ, Thanh-Thảo, Long-biên ngũ hùng với năm vị phu nhân, Tây-hồ thất kiệt với bẩy vị phu nhân. So với Tống thì năm tướng ở cấp bộ tối cao bị bắt, hoặc được ân xá, hoặc được trao cho Kinh-Nam vương; mười tám tướng ở cấp bộ cao bị giết, hoặc bị bắt rồi được ân xá hay trao cho Kinh-Nam vương. Bẩy mươi hai tướng ở cấp bộ trung bị giết, bị bắt rồi trao cho Kinh-Nam vương.
– Bây giờ ta xét về khả năng tham chiến của tướng đôi bên.
Vua bà Bình-Dương tiếp lời Thường-Kiệt:
– Tất cả tôn sư võ học, cao thủ, tướng Tống bị ta bắt, rồi thả ra, đều bị nghi ngờ, không được nắm binh quyền nữa. Hiện các tướng tối cao của Tống chỉ còn Quách Quỳ, Triệu Tiết, Yên Đạt, Khúc Chẩn, Ôn Cảo. Ngược lại các tướng tối cao của ta hiện còn rất nhiều: Côi-sơn tam anh; đại đô đốc Lý Kế-Nguyên, bốn đô đốc thủy quân; U-bon vương, công chúa Nong-Nụt; tiên nương Bảo-Hòa; Tôn Mạnh, Thanh-Nguyên; Cảnh-Long, Thiên-Thành; phò mã Thiệu-Thái với tôi; trong triều còn Hoàng-thái hậu, Thường-Kiệt. Các tướng bậc trung thì có Thần-vũ thập anh, Kim-cương thập bát. Tóm lại về tướng, ta vẫn còn một lực lượng hùng hậu gấp bội Tống. Về tôn sư võ học, ta chưa bị tổn thất lấy một người. Trong khi bên Tống thì Thập-đại thần tăng Thiếu-lâm, Trường-bạch song hùng không tham dự vào cuộc chiến nữa. Hoa-sơn tứ lão bị hai hòa thượng Mộc-tồn, Viên-Chiếu dồn thuốc vào người, bị bắt mê man chưa tỉnh. Liêu-Đông tam ma bị hòa thượng Mộc-tồn bắt trao cho Kinh-Nam vương. Về phương diện cao thủ, ta còn đầy đủ tinh lực, hơn hẳn Tống.
– Đa tạ sư phụ.
Linh-Nhân hoàng thái hậu hướng vua bà Bình-Dương xá một xá: Còn về quân, ta bị mất hoàn toàn ba hiệu Thiên-tử binh ở Như-nguyệt, Phú-lương, đã được tái lập. Bốn hiệu bị tổn thất nặng, đã được trang bị, bổ xung. Nay quân khí, quân thế lại như xưa. Thủy quân ta còn toàn vẹn. Kị binh ta không bị tổn thất, mà lại tăng thêm, nhờ bắt được ngựa Tống ở Cổ-pháp, ở trận Nham-biền. Trong khi thủy quân Tống không còn; kị binh gần như chỉ còn một sư, mà ngựa thì gầy ốm, binh tướng thì mất hế ý chí chiến đấu. Duy bộ binh thì phải đợi tin tức của sư bá Mộc-tồn với sư phụ mới biết chắc được.
Đến đó, viên tá lĩnh chỉ huy Ưng-binh của Khu-mật viện bước vào trao cho nguyên soái Thường-Kiệt một ống đựng mật thư. Ông mở thư ra đọc rồi hướng Linh-Nhân hoàng thái hậu:
– Tâu Thái-hậu, tin của Mộc-tồn hòa thượng.
Ông đọc lớn:
«...Từ sau trận đánh ngày 22, binh Tống thiệt hại quá nặng nề. Thứ nhất mặt Phú-lương, chỉ còn ba vạn quân triều, năm vạn tân-đằng-hải. Yên Đạt, Khúc Chẩn không đủ sức đánh Đâu-đỉnh, khai thông con đường tiếp tế lương thảo từ Bắc-biên xuống. Tại Bắc Như-nguyệt, mười đạo binh mang số 10 tới 19 trực thuộc Triệu Tiết bị tan rã hoàn toàn, các tướng chỉ huy, các sư trưởng, lữ trưởng hầu hết tử thương; Tiết gom đám tàn quân lại tái lập được ba đạo. Y sai quân đắp chiến lũy phòng quân Việt đổ bộ. Tại tổng hành doanh, sau trận đột kích, bắn Lôi-tiễn đêm 22, đạo quân Tả Đệ-nhất, Tả Đệ-nhị bị tử thương một nửa, đạo quân Tả Đệ-tam chỉ còn hơn trăm người; kị binh còn đâu một sư. Cộng chung tân-đằng-hải còn hơn mười lăm vạn, quân triều mười vạn. Quách Qùy ra lệnh cho binh tướng củng cố hàng rào thực chắc cố thủ, vì sợ ta tấn công. Có tin tức gì sẽ báo sau... »
Linh-Nhân hoàng thái hậu đứng dậy, trong thái độ cực kỳ nghiêm trang, rồi cung tay:
– Kính Quốc-trượng, kính sư phụ, kính Quốc-mẫu, kính chư vị tôn trưởng, chư vị đại thần, tướng lĩnh.
Trong điện Uy-viễn có đến hơn trăm người, mà im phăng phắc.
– Yên Đạt, Triệu Tiết đắp lũy vì sợ ta đổ quân lên đánh. Quách Quỳ củng cố doanh trại vì sợ ta tiến quân từ Vạn-xuân, Nham-biền về. Như vậy trong thâm tâm chúng, chúng tự biết chúng yếu, ta mạnh; chúng không thể vượt sông tấn công ta. Trong khi ta dư khả năng vượt sông đánh chúng.
Cử tọa đều đồng ý với Thái-hậu. Ngài tiếp:
– Trước tình hình ta, tình hình địch như vậy, xin Nguyên-soái cho biết mình phải đối phó ra sao?
Thường-Kiệt tâu:
– Tâu thái-hậu, thần xin đưa ra ba phương lược, xin Thái-hậu chọn lấy một.
– Nguyên-soái cứ tâu.
– Phương lược thứ nhất là dùng sức mạnh quét sạch bọn Tống khỏi Đại-Việt trong vòng ba ngày. Phương-lược thứ nhì là đuổi bọn Tống rời khỏi Đại-Việt trong vòng ba tháng. Phương-lược thứ ba là không cần đuổi, để chúng tự rút khỏi Đại-Việt trong vòng một năm.
– Nguyên soái cho bết chi tiết phương lựợc thứ nhất?
– Hiện tại Phú-lương, Như-nguyệt, Tống đóng ở Bắc ngạn, ta đóng ở Nam ngạn. Duy tại Vạn-xuân, Nham-biền thì ta đóng cả hai bên bờ, đây là mũi dùi ta uy hiếp tổng hành doanh Quách Quỳ. Ta cần điều thêm hạm đội Động-đình từ biển Đông về Phú-lương. Ta tấn công Tống bằng ba mũi. Tại Nham-biền, U-bon vương tiến về đánh Tổng hành dinh Quách Quỳ. Tại Phú-lương, vua bà Binh-Dương, phò mã Thân Thiệu-Thái dùng hạm đội Động-đình chở quân vượt sông đánh trước mặt Yên Đạt; công chúa Thiên Thành, phò mã Thân Cảnh-Long từ Đâu-đỉnh đánh vào sau lưng y. Tại Như-nguyệt, sư phụ thần dùng hai hạm đội Bạch-đằng, Thần-phù chở quân vượt sông tấn công Triệu Tiết; lại sai chim ưng chuyển thư cho công chúa Côi-sơn Thanh-Nguyên, phò mã Tôn-Mạnh, đô thống Lý Tam, phu nhân Mai-Tam, đem hiệu Quảng-vũ, Kinh-Bắc tiến chiếm Chi-lăng đánh vào sau lưng tổng hành doanh Quách Quỳ. Như vậy chỉ cần tấn công liên tiếp ba ngày, ta diệt gọn đám binh tướng Tống. Phương lược này mau chóng, sẽ làm rúng động Trung-nguyên, nhưng phải chấp nhận hy sinh khá nhiều tướng sĩ.
Chư tướng suýt xoa, tỏ vẻ hoan nghênh phương lược này.
– Phương-lược thứ nhì là: Cứ năm ngày, một tuần, ta đổ bộ từng toán nhỏ lên tấn công quân Tống trong mấy giờ rồi lại rút đi, làm cho Tống ăn không ngon, ngủ không yên, mệt mỏi. Một mặt thư cho công chúa Côi-sơn tiến chiếm Quyết-lý; đô thống Lý Tam phục binh chặn đánh các đoàn tiếp tến, chiếm Chi-lăng rồi đóng chặn đường tiếp tế lương thảo. Thế bắt buộc Quách Quỳ phải dùng quân nhổ hai nút chặn này, khiến y hao binh tổn tướng rất nhiều. Sau đó ta mới rút vào rừng, mở đường cho chúng rút lui. Sang tháng ba, khí hậu nóng nực, binh tướng, lừa ngựa Tống vốn sống ở miền Bắc đã quen, nay sang ta không hợp thủy thổ sinh bệnh. Bấy giờ ta lại tấn công như phương lược một, ắt chúng phải bỏ chạy. Một mặt ta truy kích, một mặt ta thư cho công chúa Côi-sơn, đô thống Lý Tam phục binh đánh cắt tàn quân chúng. Phương lược này tuy hơi lâu, nhưng đỡ phải hy sinh nhân mạng.
Các văn quan, võ tướng cùng gật đầu, có vẻ tán thành.
– Phương lược thứ ba là: Một mặt ta cứ đồn trú như hiện tại, ngày ngày thao luyện sĩ tốt, trong khi đó ta truyền báo cho dân chúng biết giặc đã yên, đâu về đó, yên ổn làm ăn. Một mặt thư cho công chúa Thiên-Thành, phò mã Cảnh-Long tái chiếm tất cả các trang động Bắc-biên; công chúa Côi-sơn, đô thống Lý Tam thay phiên nhau đánh cướp các đoàn tiếp tế lương bổng. Quân Tống trải qua mùa hè, mùa thu, lam khí giết đi ít nhất một nửa. Bấy giờ ta sai sứ sang Biện-kinh, lời lẽ nhún nhường xin « tạ tội » về việc ta đem quân đánh Ung, Khâm, Liêm, Dung, Nghi, Bạch châu; lại xin tiến cống thần phục như xưa. Hy-Ninh cũng như Tống triều được vuốt ve tự ái, sẽ ban lệnh cho Quỳ rút binh. Phương lược này tuy kéo dài, nhưng không phải dùng đến gươm đao nhiều.
Các văn quan hân hoan, tỏ vẻ đồng ý. Trong khi các võ tướng lại lắc đầu, biểu lộ bất phục.
Ghi chú,
Trong suốt năm nghìn năm lịch sử, các nhà chỉ đạo quân sự Việt luôn luôn xử dụng khí hậu, phong thổ làm vũ khí chống lại cuộc xâm lăng của Trung-quốc. Quân Trung-quốc sang đánh Đại-Việt đa số là người phương Bắc, sống ở vùng khí hậu lạnh, khi sang đất Việt thuộc vùng nhiệt đới, họ không chịu nổi cái thấp nhiệt. Do đó sinh một số bệnh vùng nhiệt đới như như cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu chảy, dịch tả, sốt rét ngã nước. Trong các bệnh trên, thì ba chứng sốt rét ngã nước, dịch tả và tiêu chảy là ba vũ khí làm cho địch quân kinh hồn táng đởm nhất.
Hồi nhỏ đọc sử Hoa-Việt, tôi chỉ có một ý niệm sơ sài về vấn đề này. Nay, sau hai mươi lăm năm hành nghề thầy thuốc ở Pháp, tôi mới biết rõ cái khủng khiếp về ba chứng bệnh trên. Hầu hết thân chủ của tôi trước khi du lịch VN, đều được tôi chích ngừa dịch tả (Vaccin cholérique), cúm (Vaccin grippal), lại bắt uống thuốc ngừa sốt rét ngã nước. Ấy vậy mà tới 85% vẫn bị đau bụng tiêu chảy. Cho nên khi thân chủ lên đường, tôi còn bắt mang theo thuốc đau bụng do vi trùng gây ra như Immodium (lopéramide), ercéfuryl (nifuroxazide). Còn những thân chủ bướng bỉnh, cho rằng cơ thể mình da bằng thép, thân bằng đồng, không chịu chích ngừa, mang thuốc theo... thì khỏi nói; trong khi du lịch bị Tào Tháo đuổi dài dài, lúc về bị sốt rét ngã nước da vàng ủng, bụng chướng, phải đi nghỉ ít ngày tại bệnh viện.
Muỗi VN khác muỗi những nơi khác là chúng ham của lạ. Trong chuyến công tác cho Liên-hiệp các viện bào chế châu Âu (CEP), chúng tôi gồm giáo-sư J.Fr. Hadzam (Hoa-kỳ), Tarentino (Ý), Laurence Martinet (Pháp). Hadzam phát biểu ý kiến: « Muỗi ở nước mày thân hình nó nhỏ mà khi đốt thì đau như ong châm. Nó ham của lạ, dữ hơn bò cạp. Hơn nữa muỗi Mỹ thường nó đậu lên da, ngửi ngửi rồi mới đốt. Còn muỗi Việt, thì nó lao đến như hỏa tiễn SAM 3... Không hiểu sao, rõ ràng tao ngồi bên ba người bạn Việt, mà nó cứ nhè tao nó đốt, còn ba người Việt thì nó lại bỏ rơi ». Giáo sư Martinet cũng đồng ý: « Muỗi Việt thích đốt người ngoại quốc thì phải ». Tôi trêu: « Không phải nó ham của lạ đâu, mà nó chống Mỹ, chống thực dân cứu nước đó ». Giáo sư Tarentino nổi cáu: « Tao là người Ý, tao đâu có liên hệ gì tới Mỹ, tới Pháp, mà nó cũng làm thịt tao rất kỹ ». Qua câu truyện trên khiến tôi chú ý: Muỗi Việt thích đốt người lạ. Tôi đã hỏi trên 200 Việt kiều về thăm nhà, họ đều cho biết, khi họ ngồi bên người thân, thì muỗi thích xơi thịt Việt kiều hơn là thịt người trong nước.
Một tài liệu của cục Quân-y Cộng-hòa Nhân-dân Trung-quốc cho biết, trong cuộc hành quân « dạy VN bài học » của Đặng Tiểu-Bình (1978), có tới 9875 Hồng-quân bị bệnh sốt rét do muỗi đốt, và 34.548 người bị đau bụng, tiêu chảy.
Linh-Nhân hoàng thái hậu tuyên chỉ:
– Xin các vị cho biết tôn ý?
Các văn quan, võ tướng bàn luận phân vân tới hơn giờ, mà chưa ngã ngũ. Anh-vũ Chiêu-thắng hoàng đế tuy tuổi mới mười hai, vì ở vào vị thế bất đắc dĩ phải dự bàn quốc sự, nên đã khôn trước tuổi rất nhiều. Nhà vua tuyên chỉ:
– Trẫm thấy phương lựợc thứ nhất tỏ ra được sức mạnh của ta. Từ nay trở đi, vĩnh viễn Tống ê càng, không dám bàn đến việc đem quân đánh ta nữa. Ta cũng chẳng phải tiến cống, nhận sắc phong nữa. Nhưng ta giết được mười lăm vạn tân-đằng-hải, mười vạn quân triều của Tống, ít ra ta cũng phải thiệt hại ba vạn người. Trẫm thấy ghê quá, không nỡ!
Cử tọa đều nghĩ thầm:
– Ông vua con này quả là đấng nhân từ.
Nhà vua tiếp:
– Phương-lược thứ nhì tương đối thoả được tự ái. Nhưng khi ta đuổi Quỳ về bên kia biên giới rồi có ở yên với y được không? Y hiện lĩnh chức Tuyên-huy Nam-viện sự, quản lĩnh hết các châu quận Nam thùy. Y có thể vét hết binh tướng vùng Nam Trường-giang sang phục thù. Ta lại phải chống lại, vừa hao tiền tốn của, vừa mất nhiều người hy sinh.
Nhà vua đứng dậy nhìn cử tọa:
– Phương lược thứa ba, thì ta phải nhún mình một chút. Nhưng biết đâu Tống chẳng cho rằng ta còn sợ chúng, rồi lại hoạnh họe lôi thôi? Phương lược này muôn nghìn lần không dùng được.
Nhà vua hướng Lý Kế-Nguyên:
– Hôm qua, thầy của trẫm từ biển đông về Thăng-long có vào hoàng thành dạy dỗ trẫm; nhân đó trẫm đã hội ý với thầy, rồi đưa ra một phương lược. Phương lược này bao gồm tinh hoa của ba phương lược mà nguyên soái vừa tâu. Xin thầy trình cho cử tọa nghe xem có gì cần sửa đổi không?
Đại đô đốc Lý Kế-Nguyên đứng dậy cung tay:
– Tâu thái hậu, tâu bệ hạ, thần xin đưa ra phương lược bao gồm tinh hoa của ba phương lược mà nguyên soái đã tâu. Phương lược này gồm năm bước.
Ông đưa mắt nhìn nguyên soái Thường-Kiệt:
– Bước thứ nhất là: Giết tinh thần của tướng sĩ Tống. Bước này ta dùng binh lực năm mũi. Mũi thứ nhất, U-bon vương Lê Văn đem quân từ Vạn-xuân tiến tới gần tống hành doanh Quách Qùy đóng quân, để đe dọa y. Mũi thứ nhì, lệnh cho công chúa Côi-sơn chiếm Quyết-lý, đô thống Lý Tam chiếm Chi-lăng, công chúa Thiên-Thành chiếm Lạng-châu. Mũi thứ ba, Đợi Quỳ sai Yên Đạt, Khúc Chẩn tiến quân tái chiếm ải Quyết lý, Chi-lăng, Lạng châu để bảo vệ đường tiếp tế, bấy giờ ta cho hạm đội Động-đình tốc đến Phú-lương. Vua bà Bình-Dương dùng hạm đội Động-đình chở quân quân vượt sông chiếm Đâu đỉnh, ép bên trái tổng hành doanh Tống. Mũi thứ tư, tiên nương Bảo-Hòa ép Quách Quỳ ở phía Như-nguyệt. Mũi thứ năm, ta dùng thủy quân tái chiếm Ngọc-sơn, Đông-triều. Bước này ước khoảng 20 ngày.
Các võ tướng đều vỗ tay hoan hô.
– Bước thứ nhì: Sát nhất nhân vạn nhân cu (Giết một người vạn người sợ). Ta đem những tên tù binh nguyên là tướng, binh Tống ác độc, từng cướp bóc, giết người, hoặc những tên phản quốc Việt... ra xử tử trên sàn chiến hạm. Trước khi xử, ta bắc loa báo cho binh tướng Tống biết trước địa điểm. Rồi tới giờ hành quyết, ta cho chiến hạm ra giữa sông, để binh tướng Tống nhìn rõ. Bước này có thể thi hành cùng một lúc với bước thứ nhất, nhưng kéo dài một tháng thay vì hai mươi ngày.
Nghe đến đây, Linh-Nhân hoàng thái hậu đưa mắt nhìn Côi-sơn tam với nhà vua rồi mỉm cười. Tam-anh, nhà vua cười theo. Trong nụ cười đó năm vị ngụ ý:
– Đây là ý kiến của nhà vua, chứ một Nho sĩ như Lý Kế-Nguyên không bao giờ nghĩ ra lối trừng phạt như vậy. Mà ý kiến này của nhà vua thì lại do sư phụ là Côi-sơn tam anh truyền cho.
Quan Thái-phó Quách Sĩ-An xoa tay vao nhau khen ngợi:
– Lối trừng phạt này vừa cò ý nhắn nhủ với người Tống: Chúng ta bắt được tù binh thì nuôi nấng, đối xử tử tế, sau đó đem trả về. Nhưng bọn ác bá thì bị trừng trị. Khi quân Tống hồi hương, chúng thuật lại với bạn bè, họ hàng, từ nay bọn người Hoa thù nghịch với người Việt phải ngừng lại. Hơn nữa, khi ta xử tử binh tướng Tống, ắt quân Tống xót tình đồng đội muốn vượt sông trả thù, mà Quách Quỳ không cho, thì chúng cảm thấy nhục nhã tự ty; cuối cùng đưa đến không còn tinh thần chiến đấu.
Lý Kế-Nguyên tiếp:
-Bước thứ ba là:Mật ngọt chết ruồi.Cử sứ sang Biện-kinh, dùng lời lẽ khiêm nhượng đổ lỗi cho bọn đại thần Nam biên gây sự, nên Đại-Việt phải đánh Ung, Khâm, Liêm để tự vệ. Nay trăm vạn quân Thiên-triều sang bị lam chưởng mà chết mất hai phần ba rồi; nếu để lâu, e chết hết. Vậy xin Thiên-triều cho rút binh, Đại-Việt sẽ sai sứ sang tiến cống hàng năm như cũ. Những khê động nào theo Tống thì vẫn để thuộc Tống. Như vậy tự ái bọn chủ chiến triều Hy-Ninh được xoa dịu, bọn chủ hòa được toại ý, ắt chúng sẽ tâu xin cho rút binh. Bước này ước khoảng hai tháng.
Đô-thống Hùng Nhân nhăn mặt:
– Thưa quan Thái-phó, mình... mình chịu mất đất cho Tống ư?
Kế-Nguyên phì cười:
– Đâu có! Khi Quách Quỳ rút quân, thì ta cho quân theo bén gót. Đợi đại quân y về tới Ung-châu, lập tức ta tiến quân chiếm lại những trang động bị Tống lấn. Bấy giờ Quỳ không còn quân, không còn lương để trở lại đánh ta nữa. Ví dù y muốn tiến quân sang, lại phải tâu về triều, thời gian của sứ giả di về mất ít nhất bốn tháng. Trong bốn tháng đó, ta đã tổ chức lại các trang động rồi, dễ gì y dám lao đầu vào?
Nhà vua tuyên chỉ:
– Phương lược ba bước này vừa đỡ tốn xương máu, vừa giữ được hoà khí với triều đình Tống, vừa giữ được uy thế của ta, lại làm cho Tống kinh sợ. Từ nay và mãi mãi họ không dám bàn chuyện đánh ta nữa.
Linh-Nhân hoàng thái hậu tuyên chỉ:
– Để có thể chuyển đại quân sang đánh Đại-Việt, Hy-Ninh với An-Thạch phải cắt đất cho Hạ, cho Liêu, cầu hòa hầu dồn hết binh hùng, tướng mạnh của Tây-thùy, Bắc-thùy sang đánh ta. Hy-Ninh hy vọng bọn Quách Quỳ chiếm được nước ta trong một tháng, rồi lại đem quân về giữ Bắc-thùy, Tây-thùy, mang theo mấy chục tù hàng binh của ta. Nay bao nhiêu tướng giỏi, binh tinh nhuệ bị giết hết, chắc chắn Liêu, Hạ lại gây sự. Mà than ôi! Tống không còn tinh lực phòng vệ nữa. Từ nay, ta không sợ Tống nữa; trái lại Tống phải sợ ta. Theo ước tính của cô phụ này, e không bao lâu nữa Tống sẽ bị Liêu chiếm. Bấy giờ có khi ta phải giúp Tống giữ nước trong thế yếu, hơn là diệt Tống rồi phải chống với Liêu hùng mạnh.
Ghi chú,
Kiến giải của Linh-Nhân hoàng thái hậu thực chính xác. Niên hiệu Tĩnh-Khang nguyên niên đời vua Khâm-tông nhà Tống, bên Đại-Việt là niên hiệu Thiên-phù Duệ-vũ thứ bẩy đời vua Lý Nhân-tông (Bính-Ngọ, DL.1126) tức 49 năm sau; quân Kim đánh vào Biện-kinh bắt hai vua Tống là Huy-tông và Khâm-tông đem về Bắc. Con của Khâm-tông là Triệu Cấu chạy xuống Nam, tái lập triều Tống, tức Nam Tống, ở ngôi được 36 năm, sau khi băng được tôn miếu hiệu là Cao-tông.
Tại tổng hành doanh « An-Nam đạo hành doanh mã bộ quân đô tổng quảm chiêu thảo sứ kiêm tuyên phủ sứ chư lộ Kinh-châu, Hồ-Nam, Quảng-Đông, Quảng Tây »
Ngày 5 tháng hai, niên hiệu Anh-vũ Chiêu-thắng thứ nhì đời vua Lý Nhân-tông bên Đại-Việt, bên Trung-nguyên là niên hiệu Hy-Ninh thứ mười đời vua Thần-tông nhà Tống (Đinh-Tỵ, DL.1077).
Quách Quỳ triệu tập chư tướng bàn phương lược đối phó với tình hình. Các tướng Triệu Tiết, Yên Đạt, Tu Kỷ, Khúc Chẩn, Đào Bật, Trương Thế-Cự... đều hiện diện.
Ôn Cảo tường trình:
– Ngày mùng một tháng hai vừa qua, Lý Càn-Đức sai sứ sang Biện-kinh tạ tội, xin Thiên-triều rút quân; từ nay lại thần phục tiến cống như cũ. Để tỏ lòng hối lỗi, Giao-chỉ đem bẩy vạn tù binh bao gồm tướng tá, cao thủ võ lâm do hạm đội Âu-Cơ chở đến Quảng-châu trao cho quan trấn thủ. Chiến thuyền sẽ cập bến chậm nhất là ngày rằm tháng hai này. Nguyên soái đã cử người tiếp dẫn sứ Giao. Sứ Giao với viên tiếp dẫn dùng ngựa phi bất kể ngày đêm, nên hôm qua đã đến Biện-kinh dâng biểu. Hoàng-thượng cùng chư đại thần hội ở Thiên-chương các. Quan giám sát ngự sử Thái Thừa-Hi dâng sớ tâu rằng: Mục đích ra quân để trừng phạt Giao-chỉ, thế mà nay nó đã đến cửa trời nép mình nhận tội thì cũng nên tha cho nó để tỏ lượng bao dung. Tể tướng Ngô Sung cùng các đại thần đều tâu xin hoàng thượng nghe lời Thái ngự sử, tuyên chỉ rút quân..
Khúc Chẩn hỏi:
– Hôm qua sứ Giao mới dâng sớ, mà sao nay tin đã đến đây được?
Quách Quỳ trả lời:
– Tiếp dẫn sứ có mang theo Ưng-binh của Giao-chỉ. Y dùng chim ưng gửi tin về, nên sáng nay ta đã biết.
Ôn Cảo tiếp:
– Ngày mùng một tháng hai vừa qua Thiên-Thành, Cảnh-Long từ trong rừng đổ ra tái chiếm Lạng-châu; Trần Thanh-Nguyên, Tôn Mạnh tái chiếm Quyết-lý; Lý Tam tái chiếm Chi-lăng. Nguyên soái đã lệnh cho đô tổng quản Yên Đạt đem quân vượt thượng đạo tái chiếm Lạng-châu; phó đô tổng quản Khúc Chẩn tái chiếm Quyết-lý; tướng quân Miêu Lý tái chiếm Chi-lăng. Quan quân phải khó nhọc lắm mới đánh được ba ải. Quân Giao bỏ ba ải rút vào rừng. Nguyên soái truyền ba tướng đóng đồn bảo vệ đường tiếp tế. Giữa lúc quân ta đang giao chiến khốc liệt với quân Giao, thì thình lình hạm đội Động-đình từ biển Đông tiến vào Phú-lương. Thân Thiệu-Thái dùng hạm đội này chở hiệu Bổng-nhật, Vũ-thắng, Phù-đổng, Hoa-lư vượt sông rồi đóng đồn lập phòng tuyến. Phía Vạn-xuân, Lê Văn đem hiệu Thần-điện, Long-dực tới chân núi Nham-biền đóng trại. Với lực lượng của ta hiện giờ, không đủ quân số đuổi Thiệu-Thái, Lê Văn về Nam ngạn. Ta bị ép ba phía.
Miêu Lý hỏi:
– Hiệu binh Hoa-lư là hiệu binh nào, tôi chưa từng nghe qua!
Ôn Cảo chỉ Yên Đạt, Khúc Chẩn:
– Nguyên khi Yên, Khúc tướng quân vượt sông đánh Yên-dũng. Hai huynh sai bắt hơn hai nghìn trâu, làm lá chắn cho xe trâu đẩy để tấn công. Không ngờ tên Lý Đoan xuất thân là mục đồng, y từng dùng trâu tập trận nhái theo phương pháp của vua Đinh Tiên-hoàng. Lý tập trung hơn ba chục trẻ chăn trâu, rồi dùng đám trẻ này nói tiếng nói loài trâu, sai trâu dàn trận quay lại đánh ta. Sau trận đó đám trẻ chăn trâu không chịu trở về, chúng quyết xin ra trận. Linh-Nhân hoàng thái hậu trước đây cũng từng chăn trâu. Bà ta mới tập hợp hơn ba trăm trẻ chăn trâu với hai nghìn trâu lại, rồi lập thành hiệu binh Hoa-lư. Hiệu binh này lợi hại hơn hổ, báo nhiều. Chúng buộc dao vào sừng, buộc giáo vào lưng trâu, rồi dàn trận, tiến lui uyển chuyển vô cùng.
Yên Đạt chửi thề:
– Tổ bà bọn Giao-chỉ thực xảo quyệt. Một mặt chúng sai sứ sang tạ tội, một mặt chúng vẫn tiến binh. Thì ra cái việc sai sứ sang tạ tội chỉ là một đòn khiến hoàng thượng không gửi viện quân cho ta. Làm sao bây giờ?
Ôn Cảo tiếp:
– Chưa hết đâu! Ngày mùng ba tháng hai, triều đình được tin tổng đàn phái Liêu-Đông bị một bọn lạ mặt đánh phá hôm rằm tháng giêng. Chúng thiêu rụi năm trăm nóc gia, đốt bài vị một trăm linh bẩy liệt tổ phái này, giết hết những đệ tử hiện diện. Chúng còn tàn nhẫn giết hết bố mẹ, vợ con, anh em, tôi tớ, trâu bò, chó mèo, gà vịt của Liêu-Đông tam ma. Nếu chúng ta hiện diện thì biết ngay bọn Giao-chỉ ra tay. Nhưng quan quân địa phương vốn thù ghét đệ tử phái này, nên khi thấy phái này bị tuyệt diệt, thì mừng hớn hở, rồi dâng biểu về triều tâu rằng chúng bị cướp giết chết. Triều đình tin là thực.
Tu Kỷ cười nhạt:
– Giết tàn nhẫn như vậy, trên thế gian e chỉ có mình Mộc-tồn hòa thượng mà thôi. Điều này cũng tại Liêu-Đông tam ma huênh hoang đóng cũi hăm bắt Minh-Không, Đạo-Hạnh, Lê Văn, Mộc-tồn, Viên-Chiếu đóng cũi giải về kinh mà ra. Nghe nói trận đánh đêm 21 tháng giêng, Tam-ma bị Mộc-tồn bắt đóng cũi giải giao cho Kinh-Nam vương. Hơn trăm đệ tử cũng bị bắt một lúc. Không biết hiện giờ tình trạng chúng ra sao?
Y hỏi Triệu Tiết:
– Nghe nói, trận đánh đêm 21 sang ngày 22 vừa qua, Hoa-sơn tứ lão bị Mộc-tồn, Viên-Chiếu, Phụ-Quốc, Bảo-Dân đánh trọng thương, mê man, rồi bắt sống. Nay không biết tình trạng ra sao?
Kể về vai vế trong phái Hoa-sơn thì Triệu Tiết, Khúc-Chẩn, công chúa Huệ-Nhu đều ngang vai với Hoa-sơn tứ lão. Y đáp:
– Bốn vị sư đệ đều bị Mộc-tồn, Viên-Chiếu dồn thuốc nhuyễn cân vào Tam-tiêu kinh, cho nên vẫn còn mê man. Tôi đã sai người báo với công chúa Huệ-Nhu, để người vận động với Kinh-Nam vương xin thuốc giải của Mộc-tồn hòa thượng. Không ngờ gã thầy chùa ăn thịt chó này không coi Kinh-Nam vương ra gì cả. Y nói, đợi sau khi hết chiến tranh, y sẽ cho thuốc giải.
Ôn Cảo tiếp:
– Hôm qua, bọn Giao-chỉ từ bên kia sông bắc loa gọi sang, báo cho ta biết, lát nữa chúng sẽ xử tử bọn Việt theo ta bị bắt và xử một số tướng sĩ ta giết hại dân của chúng. Vì vậy Nguyên-soái cho mời chư vị đến hội để cho biết ý kiến.
Khúc Chẩn đề nghị:
– Bọn Việt xử bọn Việt là việc của chúng với nhau, ta chẳng nên quan tâm. Tuy nhiên chúng xử tướng sĩ của ta, thì ta không thể ngồi yên.
Trương Thế-Cự xua tay:
– Chúng xử những người của ta, nhưng những người đó vốn tàn ác, vô pháp, vô thiên. Ta nên ngồi khoanh tay để cho chúng giết dùm, ta khỏi phải giết.
Đến đó, quân vào báo:
– Trình Nguyên-soái, một con thuyền của Giao-chỉ dương buồm không người chèo lái cập bến. Trên thuyền có nhiều tù binh. Xin Nguyên-soái định liệu.
Quách Quỳ vội cùng chư tướng ra bờ sông xem xét tình hình: Trên con thuyền lớn có ba cái cũi, trong mỗi cũi giam một trong Liêu-Đông tam ma. Ngoài ra, còn hơn trăm đệ tử phái này ngồi xếp hàng dưới thuyền, cổ mỗi người đều đeo một cái xương đầu chó. Bất giác Triệu Tiết kêu lên:
– Mộc-tồn hòa thượng!
Quách Quỳ sai y sĩ xuống thuyền quan sát xem sao bọn này lại ngồi im như vậy? Y sĩ nhảy xuống kiểm điểm từng người, rồi nói vọng lên:
– Trình nguyên soái, tất cả đều bị trúng Hoá-công độc chưởng của chính phái Liêu-Đông. Còn Liêu-Đông tam ma thì bị dồn thuốc độc vào kinh mạch khiến mắt mù, lưỡi cứng, chân tay tê liệt.
Tại phía Bắc chiến lũy Như-nguyệt, thuộc Đại-Việt
Ngày 27 tháng hai, niên hiệu Anh-vũ Chiêu-thắng thứ nhì đời vua Lý Nhân-tông bên Đại-Việt, bên Trung-nguyên là niên hiệu Hy-Ninh thứ mười đời vua Thần-tông nhà Tống (Kỷ Tỵ, DL.1077).
Hôm qua Quách Quỳ họp chư tướng, ban lệnh hôm sau vào lúc nửa đêm sẽ rút quân. Chư tướng được lệnh thì mừng chi diết kể. Sáng nay chư tướng cùng Quỳ vừa định xong kế sách lui quân, thì một chiến thuyền của Đại-Việt, trên có cây cờ lớn với hàng chữ:
« Kinh-Nam vương khâm sứ »,
Đang từ từ cập bến Bắc-ngạn. Quân Tống vội báo cho Quách Quỳ, Triệu Tiết biết. Hai người cùng chư tướng kéo nhau ra bờ sông đón.
Bốn sứ giả là ba thế tử Vị-Hoàng, Thiên-Trường, Linh-Cơ và quận chúa Minh-Thúy.
Lễ nghi tất.
Thế tử Vị-Hoàng cung tay:
– Thưa Nguyên-soái, không hiểu sao Đại-Việt biết rằng đêm nay nguyên soái cùng chư tướng rút quân về, nên họ chuẩn bị truy kích, cùng phục binh đánh tiêu diệt toàn quân.
Quách Quỳ kinh hãi đến lạnh người, vì lệnh rút quân y mới chỉ báo cho các tướng. Đợi đêm đến mới truyền cho quân âm thầm lên đường, thế mà sao Đại-Việt lại biết được?
Vị-Hoàng tiếp:
– Nguyên-soái Lý Thường-Kiệt đã chuẩn bị sẵn: Đúng giờ Tý đêm nay, khi quân ta bắt đầu rút, thì cũng là lúc U-bon vương Lê Văn mang hiệu Thần-điện, Long-dực tiến về đây đánh ép bên trái. Phò mã Thân Thiệu-Thái, vua bà Bình-Dương mang hiệu Phù-đổng, Hoa-lư tiến về đánh vào phía phải. Trong trường hợp đó, quân ta tất ùn ùn bỏ chạy. Khi ta chạy về đến Chi-lăng, thì đô thống Lý Tam, Mai Tam sẽ đổ phục binh ra đánh cắt vào khúc giữa. Khúc đầu chạy về tới Quyết-lý lại bị cộng chúa Côi-sơn Trần Thanh-Nguyên với phò mã Tôn Mạnh phục binh đánh cắt nửa sau. Rút cuộc chỉ còn tiền quân. Tiền quân về đến biên giới lại bị công chúa Thiên-Thành với phò mã Thân Cảnh-Long bao vây tiêu diệt.
Quách Quỳ với chư tướng phát run.
Vị-Hoàng tiếp:
– Vương mẫu thương cho chư tướng, chư quân, ra đi trăm vạn, mà bây giờ về không còn quá mười vạn, lại sắp bị giết hết. Người năn nỉ xin phụ vương ra tay tế độ cứu chư tướng với đoàn quân sống sót này. Phụ vương đã yết kiến Linh-Nhân hoàng thái hậu, điều đình việc này. Thái-hậu đồng ý không cho truy kích, phục binh đánh chư tướng nữa. Phụ vương sợ rằng trong khi chư tướng rút quân, có thể gặp quân Việt, rồi ngộ nhận chăng. Nên người sai anh em chúng tôi đến đây dẫn chư tướng rút quân.
Vị-Hoàng chỉ Linh-Cơ với Minh-Thúy:
– Hai em tôi đi với tiền quân. Còn tôi với Thiên-Trường đi với hậu quân. Thôi, bây giờ chư vị có thể ban lệnh cho chư quân nhổ trại rút quân thư thả, mà không sợ truy binh.
Quách Quỳ mừng chi siết kể, y ra lệnh cho Đào Bật, Khúc Chẩn đi đoạn hậu; Yên Đạt, Tu Kỷ dẫn đầu. Còn lại y với chư tướng đi theo trung quân.
Quân sĩ ồn ào nhổ trại, xe, ngựa nối đuôi nhau lên đường. Đoàn quân của Tu Kỷ, Yên Đạt vượt qua Chi-lăng yên tĩnh. Khi vừa tới Quyết-lý thì có ba tiếng Lôi-tiễn nổ trên không, rồi trống thúc vang dội, quân reo, ngựa hí, cờ xí dựng lên rợp trời. Quân Việt gươm giáo sáng ngời dàn dài theo sườn núi. Tu Kỷ, Yên Đạt thấy mình lọt vào trận phục binh thì kinh hãi đến rụng rời chân tay. Tuy vậy y cũng ra lệnh cho quân chuẩn bị chiến đấu.
Ba tiếng Lôi-tiễn nữa nổ trên trời. Tiếng quân reo, tiếng tống thúc im bặt, rồi từ trong sườn núi đôi nam nữ cỡi ngựa tiến ra. Tu Kỷ nhận được nữ là Côi-sơn công chúa Trần Thanh-Nguyên với chồng là phò mã Tôn Mạnh. Côi-sơn công chúa quát lớn:
– Tu Kỷ, Yên Đạt, mau xuống ngựa đầu hàng. Bằng không ta ra lệnh buông tên, thì các người sẽ bị tên ghim vào mình như con nhím ngay.
Đội quân Tống đi đầu này toàn là bệnh binh đang bị sốt rét hành, người hết lực, chân bước không nổi, bây giờ bị trúng phục binh, họ chỉ còn có nước quỳ gối xin hàng. Người người nhìn nhau, chân tay run rẩy.
Thế tử Linh-Cơ, với quận chúa Minh-Thúy vội vọt ngựa lên. Hai người cung tay:
– Điệt nhi xin tham kiến cô mẫu.
Công chúa Côi-sơn hỏi:
– Linh-Cơ, Minh-Thúy! Hai con đi đâu đây?
Minh-Thúy đáp:
– Linh-Nhân hoàng thái hậu ban chỉ rằng, Tống-Việt đã hòa, Việt phải mở đường cho Tống rút quân. Vì vậy phụ vương sai chúng cháu dẫn đầu đoàn quân này, để thưa rõ với cô.
– Thế thì được!
Công chúa cầm cờ phất một cái, quân Việt rẽ ra làm hai, mở đường cho bọn Yên Đạt, Tu Kỷ dẫn quân đi.
Đấy là tiền quân, còn đội hậu quân, trại vừa nhổ xong, sắp lên đường thì trống thúc vang đội, quân reo, ngựa hí, trâu rống rung chuyển trời đất từ xa vọng lại. Thám mã báo với Đào Bật, Khúc-Chẩn:
– Có một đoàn kị mã đông đến năm nghìn ngựa, hai nghìn trâu, thế mạnh nghiêng trời lệch đất đang tiến về đây.
Quân Tống kinh hoàng định bỏ chạy. Đào Bật cầm gươm quát:
– Ai rời hàng ngũ ta chém liền.
Lát sau Vũ-kị đại tướng quân Hà Mai-Việt dẫn đầu một đoàn kị mã, phía sau là Hổ-đói, Báo-mập, Gấu-lùn dẫn đầu đạo binh Hoa-lư rầm rập tiến tới. Ba người không mặc giáp trụ, mà mặc quần áo nâu chít khăn như nông dân.
Đào Bật hỏi:
– Linh-Nhân hoàng thái hậu đã hứa không truy kích bọn ta, hà cớ các người lại đem kị binh, kị ngưu đuổi theo. Đạo lý ở chỗ nào?
Hổ-đói xòe hai tay ra, tỏ rằng mình không mang vũ khí:
– Đào tướng quân lầm rồi! Thái-hậu đã ban chỉ, thì dù cho chúng tôi có nghìn cái đầu cũng không dám vi phạm. Chúng tôi nghĩ trước đây vì cái ngu của Vương An-Thạch, mà các vị với chúng tôi phải chém giết nhau. Nay Tống Thiên-tử đã hiểu ra, ban chỉ cho các vị rút lui, chúng tôi tới đây mời các vị uống chung rượu tạm biệt cùng kết thân đấy chứ!
Nói rồi nó gân cổ lên kêu mấy tiếng « Nghée..ée ơi! ». Năm con trâu kéo xe, rời hàng ngũ từ từ tiến tới. Trên xe chở nào trâu thui, lợn quay, gà luộc, giò chả với mấy chục hũ rượu. Hà Mai-Việt sai bầy thực phẩm, rượu ra, rồi cùng bọn Hổ-đói, Báo-mập, Gấu-lùn thân rót rượu, cắt thịt mời Đào Bật, Khúc Chẩn binh tướng hậu đội ăn uống.
Ăn no uống say xong, Đào, Khúc cho quân lên đường. Hà Mai-Việt, với bọn tướng trâu cỡi ngựa, cỡi trâu cùng tiến bước. Người không hiểu sự việc, cứ tưởng đoàn quân của Đào, Khúc với hiệu Phù-đổng, Hoa-lư là một!
Trong khi đi, Đào bật chửi thầm:
– Bọn Giao-chỉ thực là xỏ lá. Rõ ràng chúng đem kị mã, kị ngưu dọa ta, theo sát ta làm cho quân ta phát run, mà chúng lại làm ra vẻ tử tế! Đểu thực, mà cũng đáng nể thực.
Lại nói trung quân của Quách Quỳ với chư tướng đã rút về tới Chi-lăng. Quân đang nối đuôi nhau đi vào khúc đường hẹp. Thình lình ba tiếng vi vu rít trên không, chư tướng Tống bết rằng đó là tiếng rít của Lôi-tiễn, bất giác người người nhìn nhau, như cùng nói với nhau:
– Bọn Việt phục binh ở đây, thì e chúng ta khó mà toàn thây!
Đến đó ba tiếng nổ rung chuyển trời đất, rồi trống thúc vang lừng, quân reo dậy đất. Từ hai bên rừng cờ xí kéo lên bay phất phới, quân Việt dàn khắp các hốc đá, gươm đao sáng ngời. Quách Quỳ ra lệnh cho quân chuẩn bị giao chiến, thì từ trong rừng, một đôi trai gái cỡi ngựa tiến ra. Hai người tuổi khoảng trên dưới hai mươi. Trai thì phong lưu tiêu sái, gái thì đẹp sắc nước, hương trời. Phía sau đôi trai gái có đội hơn trăm nam nữ tấu đủ thứ âm nhạc, mà lại là nhạc chiến thắng của Hán Cao-tổ xưa. Sau đội nhạc tới mười xe do trâu kéo, trên chở trâu thui, lợn quay, gà luộc, giò chả.
Nam cung tay nói lớn:
– Có Quách đại nguyên soái của Thiên-triều đó chăng?
Quách Quỳ vọt ngựa tới trước:
– Ta là Quách nguyên soái đây? Người là ai?
Cặp trai gái vội xuống ngựa chắp tay hành lễ:
– Tiểu nhân là đô thống Lý Tam cùng vợ là Mai Tam thống lĩnh hiệu Thiên-tử binh Quảng-vũ, tuân chỉ Linh-Nhân hoàng thái hậu đem rượu thịt chờ tiễn Nguyên-soái cùng chư vị tướng quân đăc thắng hồi triều. Thái-hậu tuyên chỉ rằng: Giữa chư tướng, chư quân Tống-Việt không hề thù oán nhau. Chẳng qua vì Tống Thiên-tử nghe tên hủ nho Vương An-Thạch, mà cả hai bên cùng có kẻ chết, người bị thương. Nay Nguyên-soái hồi triều, chúng tôi phải đem rượu thịt tiễn đưa để kết thâm tình.
Quách Quỳ biết đây là đòn hù dọa của Đại-Việt với y: Nếu ta phục binh ở chỗ này, thì các người không cò một mạng. Mặt khác, lại vuốt mặt cho việc tút quân.
Quỳ với chư tướng, quân uống rượu, ăn thịt rồi lên đường. Lý Tam, Mai-Tam cúi đầu chào, đội nhạc lại đánh bản chiến thắng đời Hán Cao-tổ.
Rời Chi-lăng, ra khỏi vùng phục binh của hiệu Quảng-vũ, Quách Quỳ với chư tướng thở phào một cái, người người tự nói với mình: Thoát chết!
Quỳ đi một quãng nữa, thì gặp mấy viên đô thống có nhiệm vụ trấn đóng ở các trang động mới chiếm được; mặt tên nào cũng hơ hải tỏ ra kinh sợ cùng cực. Quách Quỳ hỏi:
– Việc gì đã xẩy ra?
Một viên đô thống đáp:
– Trình nguyên soái, Thân Cảnh-Long với vợ là Thiên-Thành đem quân đánh chiếm lại tất cả các trang động của Đại-Việt, kể cả trang động của ta, mà bọn động chủ dâng cho triều đình.
Triệu Tiết chửi tục:
– Tổ bà nó! Bề ngoài nó tổ chức tiễn đưa để dọa mình, làm như là lễ phép với Thiên-triều, sự thực chúng lại dùng sức mạnh tái chiếm đất. Bây giờ ta như cá nằm trên thớt thì mong gì giữ nổi mấy trang động?
Đâu đó từ trong rừng tiếng loa hướng vào quân Tống đọc Thiên-thư:
Nam-quốc sơn hà, Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại Thiên-thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư?
Ngày hai mươi chín tháng giêng, niên hiệu Anh-vũ Chiêu-thắng năm thứ nhì đời vua Lý Nhân-tông bên Đại-Việt; bên Trung-nguyên nhằm niên hiệu Hy-Ninh thứ mười đời vua Thần-tông nhà Tống (Đinh-Tỵ, DL.1077).
Triều đình họp tinh-triều. Vì tầm quan trọng của xã-tắc, nên Linh-Nhân hoàng thái hậu còn mời thêm các đại tôn sư võ phái tham dự.
Lễ nghi tất.
Quan Đại-tư-mã Lý Thường-Kiệt tường trình về tình hình chiến cuộc Tống, Việt: Từ sau ba trận đánh ngày 22 tháng giêng đến giờ thì vua bà Bình-Dương, phò mã Thân Thiệu-Thái trấn tại chiến lũy Phú-lương. Công-chúa Bảo-Hòa, đô đốc Trần An, Trần Hải trấn tại chiến lũy Như-nguyệt. U-bon vương Lê Văn với công chúa Nong-Nụt trấn tại chiến lũy Vạn-xuân. Suốt bẩy ngày, không thấy Tống có một hoạt động nào đáng kể. Ngược lại, Đại-Việt đã lấy quân ở các hiệu địa phương tổ chức, bổ xung cho mười một hiệu Thiên-tử binh bị tổn thất.
Ông kết luận:
– Tính chung từ khi quân Tống phạm cảnh đến giờ tổn thất về tướng của ta quá nặng nề. Tổng cộng 36 vị. Nhưng về quân thì mất chưa quá năm vạn.
Ông hướng vào cử tọa:
– Để duyệt xét tình hình, Thái-hậu tuyên chỉ thiết tinh triều, hầu đưa ra phương lược hợp thời. Xin chư vị tôn trưởng đừng tiếc công chỉ dạy.
Quốc-trượng Trần Tự-An đưa mắt nhìn quốc mẫu Thanh-Mai ngồi đối diện với ông, rồi nói:
– Khi một cuộc chiến diễn ra, thì đôi bên đều phải chấp nhận tổn thất. Đối với vấn đề tổn thất, có hai điều quan trọng. Một là tổn thất của ta với Tống, bên nào nặng hơn? Hai là dù ta tổn thất nặng, Tống tổn thất nhẹ cũng không đáng quan tâm. Điều đáng quan tâm là giữa ta với Tống, bên nào đạt được mục đích? Bên nào còn tiềm lực chiến đấu?
Nguyên-soái Thường-Kiệt chắp tay xá Tự-An:
– Thưa thái sư phụ, đệ tử xin so sánh tổn thất ta với Tống. Về tướng, ta mất ba tướng ở cấp bộ tối cao là Trung-Thành, Tín-Nghĩa vương với phò mã Hoàng-Kiện; mất năm tướng ở cấp bộ cao là công chúa Động-Thiên, Thiên-Ninh, Dư Phi, Nguyễn Căn, Bùi Hoàng-Quan; mất hai mươi tám tướng ở cấp bộ trung là nhị vị vương phi Trung-Thành, Tín-Nghĩa, công chúa Ngọc-Huệ, Thanh-Thảo, Long-biên ngũ hùng với năm vị phu nhân, Tây-hồ thất kiệt với bẩy vị phu nhân. So với Tống thì năm tướng ở cấp bộ tối cao bị bắt, hoặc được ân xá, hoặc được trao cho Kinh-Nam vương; mười tám tướng ở cấp bộ cao bị giết, hoặc bị bắt rồi được ân xá hay trao cho Kinh-Nam vương. Bẩy mươi hai tướng ở cấp bộ trung bị giết, bị bắt rồi trao cho Kinh-Nam vương.
– Bây giờ ta xét về khả năng tham chiến của tướng đôi bên.
Vua bà Bình-Dương tiếp lời Thường-Kiệt:
– Tất cả tôn sư võ học, cao thủ, tướng Tống bị ta bắt, rồi thả ra, đều bị nghi ngờ, không được nắm binh quyền nữa. Hiện các tướng tối cao của Tống chỉ còn Quách Quỳ, Triệu Tiết, Yên Đạt, Khúc Chẩn, Ôn Cảo. Ngược lại các tướng tối cao của ta hiện còn rất nhiều: Côi-sơn tam anh; đại đô đốc Lý Kế-Nguyên, bốn đô đốc thủy quân; U-bon vương, công chúa Nong-Nụt; tiên nương Bảo-Hòa; Tôn Mạnh, Thanh-Nguyên; Cảnh-Long, Thiên-Thành; phò mã Thiệu-Thái với tôi; trong triều còn Hoàng-thái hậu, Thường-Kiệt. Các tướng bậc trung thì có Thần-vũ thập anh, Kim-cương thập bát. Tóm lại về tướng, ta vẫn còn một lực lượng hùng hậu gấp bội Tống. Về tôn sư võ học, ta chưa bị tổn thất lấy một người. Trong khi bên Tống thì Thập-đại thần tăng Thiếu-lâm, Trường-bạch song hùng không tham dự vào cuộc chiến nữa. Hoa-sơn tứ lão bị hai hòa thượng Mộc-tồn, Viên-Chiếu dồn thuốc vào người, bị bắt mê man chưa tỉnh. Liêu-Đông tam ma bị hòa thượng Mộc-tồn bắt trao cho Kinh-Nam vương. Về phương diện cao thủ, ta còn đầy đủ tinh lực, hơn hẳn Tống.
– Đa tạ sư phụ.
Linh-Nhân hoàng thái hậu hướng vua bà Bình-Dương xá một xá: Còn về quân, ta bị mất hoàn toàn ba hiệu Thiên-tử binh ở Như-nguyệt, Phú-lương, đã được tái lập. Bốn hiệu bị tổn thất nặng, đã được trang bị, bổ xung. Nay quân khí, quân thế lại như xưa. Thủy quân ta còn toàn vẹn. Kị binh ta không bị tổn thất, mà lại tăng thêm, nhờ bắt được ngựa Tống ở Cổ-pháp, ở trận Nham-biền. Trong khi thủy quân Tống không còn; kị binh gần như chỉ còn một sư, mà ngựa thì gầy ốm, binh tướng thì mất hế ý chí chiến đấu. Duy bộ binh thì phải đợi tin tức của sư bá Mộc-tồn với sư phụ mới biết chắc được.
Đến đó, viên tá lĩnh chỉ huy Ưng-binh của Khu-mật viện bước vào trao cho nguyên soái Thường-Kiệt một ống đựng mật thư. Ông mở thư ra đọc rồi hướng Linh-Nhân hoàng thái hậu:
– Tâu Thái-hậu, tin của Mộc-tồn hòa thượng.
Ông đọc lớn:
«...Từ sau trận đánh ngày 22, binh Tống thiệt hại quá nặng nề. Thứ nhất mặt Phú-lương, chỉ còn ba vạn quân triều, năm vạn tân-đằng-hải. Yên Đạt, Khúc Chẩn không đủ sức đánh Đâu-đỉnh, khai thông con đường tiếp tế lương thảo từ Bắc-biên xuống. Tại Bắc Như-nguyệt, mười đạo binh mang số 10 tới 19 trực thuộc Triệu Tiết bị tan rã hoàn toàn, các tướng chỉ huy, các sư trưởng, lữ trưởng hầu hết tử thương; Tiết gom đám tàn quân lại tái lập được ba đạo. Y sai quân đắp chiến lũy phòng quân Việt đổ bộ. Tại tổng hành doanh, sau trận đột kích, bắn Lôi-tiễn đêm 22, đạo quân Tả Đệ-nhất, Tả Đệ-nhị bị tử thương một nửa, đạo quân Tả Đệ-tam chỉ còn hơn trăm người; kị binh còn đâu một sư. Cộng chung tân-đằng-hải còn hơn mười lăm vạn, quân triều mười vạn. Quách Qùy ra lệnh cho binh tướng củng cố hàng rào thực chắc cố thủ, vì sợ ta tấn công. Có tin tức gì sẽ báo sau... »
Linh-Nhân hoàng thái hậu đứng dậy, trong thái độ cực kỳ nghiêm trang, rồi cung tay:
– Kính Quốc-trượng, kính sư phụ, kính Quốc-mẫu, kính chư vị tôn trưởng, chư vị đại thần, tướng lĩnh.
Trong điện Uy-viễn có đến hơn trăm người, mà im phăng phắc.
– Yên Đạt, Triệu Tiết đắp lũy vì sợ ta đổ quân lên đánh. Quách Quỳ củng cố doanh trại vì sợ ta tiến quân từ Vạn-xuân, Nham-biền về. Như vậy trong thâm tâm chúng, chúng tự biết chúng yếu, ta mạnh; chúng không thể vượt sông tấn công ta. Trong khi ta dư khả năng vượt sông đánh chúng.
Cử tọa đều đồng ý với Thái-hậu. Ngài tiếp:
– Trước tình hình ta, tình hình địch như vậy, xin Nguyên-soái cho biết mình phải đối phó ra sao?
Thường-Kiệt tâu:
– Tâu thái-hậu, thần xin đưa ra ba phương lược, xin Thái-hậu chọn lấy một.
– Nguyên-soái cứ tâu.
– Phương lược thứ nhất là dùng sức mạnh quét sạch bọn Tống khỏi Đại-Việt trong vòng ba ngày. Phương-lược thứ nhì là đuổi bọn Tống rời khỏi Đại-Việt trong vòng ba tháng. Phương-lược thứ ba là không cần đuổi, để chúng tự rút khỏi Đại-Việt trong vòng một năm.
– Nguyên soái cho bết chi tiết phương lựợc thứ nhất?
– Hiện tại Phú-lương, Như-nguyệt, Tống đóng ở Bắc ngạn, ta đóng ở Nam ngạn. Duy tại Vạn-xuân, Nham-biền thì ta đóng cả hai bên bờ, đây là mũi dùi ta uy hiếp tổng hành doanh Quách Quỳ. Ta cần điều thêm hạm đội Động-đình từ biển Đông về Phú-lương. Ta tấn công Tống bằng ba mũi. Tại Nham-biền, U-bon vương tiến về đánh Tổng hành dinh Quách Quỳ. Tại Phú-lương, vua bà Binh-Dương, phò mã Thân Thiệu-Thái dùng hạm đội Động-đình chở quân vượt sông đánh trước mặt Yên Đạt; công chúa Thiên Thành, phò mã Thân Cảnh-Long từ Đâu-đỉnh đánh vào sau lưng y. Tại Như-nguyệt, sư phụ thần dùng hai hạm đội Bạch-đằng, Thần-phù chở quân vượt sông tấn công Triệu Tiết; lại sai chim ưng chuyển thư cho công chúa Côi-sơn Thanh-Nguyên, phò mã Tôn-Mạnh, đô thống Lý Tam, phu nhân Mai-Tam, đem hiệu Quảng-vũ, Kinh-Bắc tiến chiếm Chi-lăng đánh vào sau lưng tổng hành doanh Quách Quỳ. Như vậy chỉ cần tấn công liên tiếp ba ngày, ta diệt gọn đám binh tướng Tống. Phương lược này mau chóng, sẽ làm rúng động Trung-nguyên, nhưng phải chấp nhận hy sinh khá nhiều tướng sĩ.
Chư tướng suýt xoa, tỏ vẻ hoan nghênh phương lược này.
– Phương-lược thứ nhì là: Cứ năm ngày, một tuần, ta đổ bộ từng toán nhỏ lên tấn công quân Tống trong mấy giờ rồi lại rút đi, làm cho Tống ăn không ngon, ngủ không yên, mệt mỏi. Một mặt thư cho công chúa Côi-sơn tiến chiếm Quyết-lý; đô thống Lý Tam phục binh chặn đánh các đoàn tiếp tến, chiếm Chi-lăng rồi đóng chặn đường tiếp tế lương thảo. Thế bắt buộc Quách Quỳ phải dùng quân nhổ hai nút chặn này, khiến y hao binh tổn tướng rất nhiều. Sau đó ta mới rút vào rừng, mở đường cho chúng rút lui. Sang tháng ba, khí hậu nóng nực, binh tướng, lừa ngựa Tống vốn sống ở miền Bắc đã quen, nay sang ta không hợp thủy thổ sinh bệnh. Bấy giờ ta lại tấn công như phương lược một, ắt chúng phải bỏ chạy. Một mặt ta truy kích, một mặt ta thư cho công chúa Côi-sơn, đô thống Lý Tam phục binh đánh cắt tàn quân chúng. Phương lược này tuy hơi lâu, nhưng đỡ phải hy sinh nhân mạng.
Các văn quan, võ tướng cùng gật đầu, có vẻ tán thành.
– Phương lược thứ ba là: Một mặt ta cứ đồn trú như hiện tại, ngày ngày thao luyện sĩ tốt, trong khi đó ta truyền báo cho dân chúng biết giặc đã yên, đâu về đó, yên ổn làm ăn. Một mặt thư cho công chúa Thiên-Thành, phò mã Cảnh-Long tái chiếm tất cả các trang động Bắc-biên; công chúa Côi-sơn, đô thống Lý Tam thay phiên nhau đánh cướp các đoàn tiếp tế lương bổng. Quân Tống trải qua mùa hè, mùa thu, lam khí giết đi ít nhất một nửa. Bấy giờ ta sai sứ sang Biện-kinh, lời lẽ nhún nhường xin « tạ tội » về việc ta đem quân đánh Ung, Khâm, Liêm, Dung, Nghi, Bạch châu; lại xin tiến cống thần phục như xưa. Hy-Ninh cũng như Tống triều được vuốt ve tự ái, sẽ ban lệnh cho Quỳ rút binh. Phương lược này tuy kéo dài, nhưng không phải dùng đến gươm đao nhiều.
Các văn quan hân hoan, tỏ vẻ đồng ý. Trong khi các võ tướng lại lắc đầu, biểu lộ bất phục.
Ghi chú,
Trong suốt năm nghìn năm lịch sử, các nhà chỉ đạo quân sự Việt luôn luôn xử dụng khí hậu, phong thổ làm vũ khí chống lại cuộc xâm lăng của Trung-quốc. Quân Trung-quốc sang đánh Đại-Việt đa số là người phương Bắc, sống ở vùng khí hậu lạnh, khi sang đất Việt thuộc vùng nhiệt đới, họ không chịu nổi cái thấp nhiệt. Do đó sinh một số bệnh vùng nhiệt đới như như cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu chảy, dịch tả, sốt rét ngã nước. Trong các bệnh trên, thì ba chứng sốt rét ngã nước, dịch tả và tiêu chảy là ba vũ khí làm cho địch quân kinh hồn táng đởm nhất.
Hồi nhỏ đọc sử Hoa-Việt, tôi chỉ có một ý niệm sơ sài về vấn đề này. Nay, sau hai mươi lăm năm hành nghề thầy thuốc ở Pháp, tôi mới biết rõ cái khủng khiếp về ba chứng bệnh trên. Hầu hết thân chủ của tôi trước khi du lịch VN, đều được tôi chích ngừa dịch tả (Vaccin cholérique), cúm (Vaccin grippal), lại bắt uống thuốc ngừa sốt rét ngã nước. Ấy vậy mà tới 85% vẫn bị đau bụng tiêu chảy. Cho nên khi thân chủ lên đường, tôi còn bắt mang theo thuốc đau bụng do vi trùng gây ra như Immodium (lopéramide), ercéfuryl (nifuroxazide). Còn những thân chủ bướng bỉnh, cho rằng cơ thể mình da bằng thép, thân bằng đồng, không chịu chích ngừa, mang thuốc theo... thì khỏi nói; trong khi du lịch bị Tào Tháo đuổi dài dài, lúc về bị sốt rét ngã nước da vàng ủng, bụng chướng, phải đi nghỉ ít ngày tại bệnh viện.
Muỗi VN khác muỗi những nơi khác là chúng ham của lạ. Trong chuyến công tác cho Liên-hiệp các viện bào chế châu Âu (CEP), chúng tôi gồm giáo-sư J.Fr. Hadzam (Hoa-kỳ), Tarentino (Ý), Laurence Martinet (Pháp). Hadzam phát biểu ý kiến: « Muỗi ở nước mày thân hình nó nhỏ mà khi đốt thì đau như ong châm. Nó ham của lạ, dữ hơn bò cạp. Hơn nữa muỗi Mỹ thường nó đậu lên da, ngửi ngửi rồi mới đốt. Còn muỗi Việt, thì nó lao đến như hỏa tiễn SAM 3... Không hiểu sao, rõ ràng tao ngồi bên ba người bạn Việt, mà nó cứ nhè tao nó đốt, còn ba người Việt thì nó lại bỏ rơi ». Giáo sư Martinet cũng đồng ý: « Muỗi Việt thích đốt người ngoại quốc thì phải ». Tôi trêu: « Không phải nó ham của lạ đâu, mà nó chống Mỹ, chống thực dân cứu nước đó ». Giáo sư Tarentino nổi cáu: « Tao là người Ý, tao đâu có liên hệ gì tới Mỹ, tới Pháp, mà nó cũng làm thịt tao rất kỹ ». Qua câu truyện trên khiến tôi chú ý: Muỗi Việt thích đốt người lạ. Tôi đã hỏi trên 200 Việt kiều về thăm nhà, họ đều cho biết, khi họ ngồi bên người thân, thì muỗi thích xơi thịt Việt kiều hơn là thịt người trong nước.
Một tài liệu của cục Quân-y Cộng-hòa Nhân-dân Trung-quốc cho biết, trong cuộc hành quân « dạy VN bài học » của Đặng Tiểu-Bình (1978), có tới 9875 Hồng-quân bị bệnh sốt rét do muỗi đốt, và 34.548 người bị đau bụng, tiêu chảy.
Linh-Nhân hoàng thái hậu tuyên chỉ:
– Xin các vị cho biết tôn ý?
Các văn quan, võ tướng bàn luận phân vân tới hơn giờ, mà chưa ngã ngũ. Anh-vũ Chiêu-thắng hoàng đế tuy tuổi mới mười hai, vì ở vào vị thế bất đắc dĩ phải dự bàn quốc sự, nên đã khôn trước tuổi rất nhiều. Nhà vua tuyên chỉ:
– Trẫm thấy phương lựợc thứ nhất tỏ ra được sức mạnh của ta. Từ nay trở đi, vĩnh viễn Tống ê càng, không dám bàn đến việc đem quân đánh ta nữa. Ta cũng chẳng phải tiến cống, nhận sắc phong nữa. Nhưng ta giết được mười lăm vạn tân-đằng-hải, mười vạn quân triều của Tống, ít ra ta cũng phải thiệt hại ba vạn người. Trẫm thấy ghê quá, không nỡ!
Cử tọa đều nghĩ thầm:
– Ông vua con này quả là đấng nhân từ.
Nhà vua tiếp:
– Phương-lược thứ nhì tương đối thoả được tự ái. Nhưng khi ta đuổi Quỳ về bên kia biên giới rồi có ở yên với y được không? Y hiện lĩnh chức Tuyên-huy Nam-viện sự, quản lĩnh hết các châu quận Nam thùy. Y có thể vét hết binh tướng vùng Nam Trường-giang sang phục thù. Ta lại phải chống lại, vừa hao tiền tốn của, vừa mất nhiều người hy sinh.
Nhà vua đứng dậy nhìn cử tọa:
– Phương lược thứa ba, thì ta phải nhún mình một chút. Nhưng biết đâu Tống chẳng cho rằng ta còn sợ chúng, rồi lại hoạnh họe lôi thôi? Phương lược này muôn nghìn lần không dùng được.
Nhà vua hướng Lý Kế-Nguyên:
– Hôm qua, thầy của trẫm từ biển đông về Thăng-long có vào hoàng thành dạy dỗ trẫm; nhân đó trẫm đã hội ý với thầy, rồi đưa ra một phương lược. Phương lược này bao gồm tinh hoa của ba phương lược mà nguyên soái vừa tâu. Xin thầy trình cho cử tọa nghe xem có gì cần sửa đổi không?
Đại đô đốc Lý Kế-Nguyên đứng dậy cung tay:
– Tâu thái hậu, tâu bệ hạ, thần xin đưa ra phương lược bao gồm tinh hoa của ba phương lược mà nguyên soái đã tâu. Phương lược này gồm năm bước.
Ông đưa mắt nhìn nguyên soái Thường-Kiệt:
– Bước thứ nhất là: Giết tinh thần của tướng sĩ Tống. Bước này ta dùng binh lực năm mũi. Mũi thứ nhất, U-bon vương Lê Văn đem quân từ Vạn-xuân tiến tới gần tống hành doanh Quách Qùy đóng quân, để đe dọa y. Mũi thứ nhì, lệnh cho công chúa Côi-sơn chiếm Quyết-lý, đô thống Lý Tam chiếm Chi-lăng, công chúa Thiên-Thành chiếm Lạng-châu. Mũi thứ ba, Đợi Quỳ sai Yên Đạt, Khúc Chẩn tiến quân tái chiếm ải Quyết lý, Chi-lăng, Lạng châu để bảo vệ đường tiếp tế, bấy giờ ta cho hạm đội Động-đình tốc đến Phú-lương. Vua bà Bình-Dương dùng hạm đội Động-đình chở quân quân vượt sông chiếm Đâu đỉnh, ép bên trái tổng hành doanh Tống. Mũi thứ tư, tiên nương Bảo-Hòa ép Quách Quỳ ở phía Như-nguyệt. Mũi thứ năm, ta dùng thủy quân tái chiếm Ngọc-sơn, Đông-triều. Bước này ước khoảng 20 ngày.
Các võ tướng đều vỗ tay hoan hô.
– Bước thứ nhì: Sát nhất nhân vạn nhân cu (Giết một người vạn người sợ). Ta đem những tên tù binh nguyên là tướng, binh Tống ác độc, từng cướp bóc, giết người, hoặc những tên phản quốc Việt... ra xử tử trên sàn chiến hạm. Trước khi xử, ta bắc loa báo cho binh tướng Tống biết trước địa điểm. Rồi tới giờ hành quyết, ta cho chiến hạm ra giữa sông, để binh tướng Tống nhìn rõ. Bước này có thể thi hành cùng một lúc với bước thứ nhất, nhưng kéo dài một tháng thay vì hai mươi ngày.
Nghe đến đây, Linh-Nhân hoàng thái hậu đưa mắt nhìn Côi-sơn tam với nhà vua rồi mỉm cười. Tam-anh, nhà vua cười theo. Trong nụ cười đó năm vị ngụ ý:
– Đây là ý kiến của nhà vua, chứ một Nho sĩ như Lý Kế-Nguyên không bao giờ nghĩ ra lối trừng phạt như vậy. Mà ý kiến này của nhà vua thì lại do sư phụ là Côi-sơn tam anh truyền cho.
Quan Thái-phó Quách Sĩ-An xoa tay vao nhau khen ngợi:
– Lối trừng phạt này vừa cò ý nhắn nhủ với người Tống: Chúng ta bắt được tù binh thì nuôi nấng, đối xử tử tế, sau đó đem trả về. Nhưng bọn ác bá thì bị trừng trị. Khi quân Tống hồi hương, chúng thuật lại với bạn bè, họ hàng, từ nay bọn người Hoa thù nghịch với người Việt phải ngừng lại. Hơn nữa, khi ta xử tử binh tướng Tống, ắt quân Tống xót tình đồng đội muốn vượt sông trả thù, mà Quách Quỳ không cho, thì chúng cảm thấy nhục nhã tự ty; cuối cùng đưa đến không còn tinh thần chiến đấu.
Lý Kế-Nguyên tiếp:
-Bước thứ ba là:Mật ngọt chết ruồi.Cử sứ sang Biện-kinh, dùng lời lẽ khiêm nhượng đổ lỗi cho bọn đại thần Nam biên gây sự, nên Đại-Việt phải đánh Ung, Khâm, Liêm để tự vệ. Nay trăm vạn quân Thiên-triều sang bị lam chưởng mà chết mất hai phần ba rồi; nếu để lâu, e chết hết. Vậy xin Thiên-triều cho rút binh, Đại-Việt sẽ sai sứ sang tiến cống hàng năm như cũ. Những khê động nào theo Tống thì vẫn để thuộc Tống. Như vậy tự ái bọn chủ chiến triều Hy-Ninh được xoa dịu, bọn chủ hòa được toại ý, ắt chúng sẽ tâu xin cho rút binh. Bước này ước khoảng hai tháng.
Đô-thống Hùng Nhân nhăn mặt:
– Thưa quan Thái-phó, mình... mình chịu mất đất cho Tống ư?
Kế-Nguyên phì cười:
– Đâu có! Khi Quách Quỳ rút quân, thì ta cho quân theo bén gót. Đợi đại quân y về tới Ung-châu, lập tức ta tiến quân chiếm lại những trang động bị Tống lấn. Bấy giờ Quỳ không còn quân, không còn lương để trở lại đánh ta nữa. Ví dù y muốn tiến quân sang, lại phải tâu về triều, thời gian của sứ giả di về mất ít nhất bốn tháng. Trong bốn tháng đó, ta đã tổ chức lại các trang động rồi, dễ gì y dám lao đầu vào?
Nhà vua tuyên chỉ:
– Phương lược ba bước này vừa đỡ tốn xương máu, vừa giữ được hoà khí với triều đình Tống, vừa giữ được uy thế của ta, lại làm cho Tống kinh sợ. Từ nay và mãi mãi họ không dám bàn chuyện đánh ta nữa.
Linh-Nhân hoàng thái hậu tuyên chỉ:
– Để có thể chuyển đại quân sang đánh Đại-Việt, Hy-Ninh với An-Thạch phải cắt đất cho Hạ, cho Liêu, cầu hòa hầu dồn hết binh hùng, tướng mạnh của Tây-thùy, Bắc-thùy sang đánh ta. Hy-Ninh hy vọng bọn Quách Quỳ chiếm được nước ta trong một tháng, rồi lại đem quân về giữ Bắc-thùy, Tây-thùy, mang theo mấy chục tù hàng binh của ta. Nay bao nhiêu tướng giỏi, binh tinh nhuệ bị giết hết, chắc chắn Liêu, Hạ lại gây sự. Mà than ôi! Tống không còn tinh lực phòng vệ nữa. Từ nay, ta không sợ Tống nữa; trái lại Tống phải sợ ta. Theo ước tính của cô phụ này, e không bao lâu nữa Tống sẽ bị Liêu chiếm. Bấy giờ có khi ta phải giúp Tống giữ nước trong thế yếu, hơn là diệt Tống rồi phải chống với Liêu hùng mạnh.
Ghi chú,
Kiến giải của Linh-Nhân hoàng thái hậu thực chính xác. Niên hiệu Tĩnh-Khang nguyên niên đời vua Khâm-tông nhà Tống, bên Đại-Việt là niên hiệu Thiên-phù Duệ-vũ thứ bẩy đời vua Lý Nhân-tông (Bính-Ngọ, DL.1126) tức 49 năm sau; quân Kim đánh vào Biện-kinh bắt hai vua Tống là Huy-tông và Khâm-tông đem về Bắc. Con của Khâm-tông là Triệu Cấu chạy xuống Nam, tái lập triều Tống, tức Nam Tống, ở ngôi được 36 năm, sau khi băng được tôn miếu hiệu là Cao-tông.
Tại tổng hành doanh « An-Nam đạo hành doanh mã bộ quân đô tổng quảm chiêu thảo sứ kiêm tuyên phủ sứ chư lộ Kinh-châu, Hồ-Nam, Quảng-Đông, Quảng Tây »
Ngày 5 tháng hai, niên hiệu Anh-vũ Chiêu-thắng thứ nhì đời vua Lý Nhân-tông bên Đại-Việt, bên Trung-nguyên là niên hiệu Hy-Ninh thứ mười đời vua Thần-tông nhà Tống (Đinh-Tỵ, DL.1077).
Quách Quỳ triệu tập chư tướng bàn phương lược đối phó với tình hình. Các tướng Triệu Tiết, Yên Đạt, Tu Kỷ, Khúc Chẩn, Đào Bật, Trương Thế-Cự... đều hiện diện.
Ôn Cảo tường trình:
– Ngày mùng một tháng hai vừa qua, Lý Càn-Đức sai sứ sang Biện-kinh tạ tội, xin Thiên-triều rút quân; từ nay lại thần phục tiến cống như cũ. Để tỏ lòng hối lỗi, Giao-chỉ đem bẩy vạn tù binh bao gồm tướng tá, cao thủ võ lâm do hạm đội Âu-Cơ chở đến Quảng-châu trao cho quan trấn thủ. Chiến thuyền sẽ cập bến chậm nhất là ngày rằm tháng hai này. Nguyên soái đã cử người tiếp dẫn sứ Giao. Sứ Giao với viên tiếp dẫn dùng ngựa phi bất kể ngày đêm, nên hôm qua đã đến Biện-kinh dâng biểu. Hoàng-thượng cùng chư đại thần hội ở Thiên-chương các. Quan giám sát ngự sử Thái Thừa-Hi dâng sớ tâu rằng: Mục đích ra quân để trừng phạt Giao-chỉ, thế mà nay nó đã đến cửa trời nép mình nhận tội thì cũng nên tha cho nó để tỏ lượng bao dung. Tể tướng Ngô Sung cùng các đại thần đều tâu xin hoàng thượng nghe lời Thái ngự sử, tuyên chỉ rút quân..
Khúc Chẩn hỏi:
– Hôm qua sứ Giao mới dâng sớ, mà sao nay tin đã đến đây được?
Quách Quỳ trả lời:
– Tiếp dẫn sứ có mang theo Ưng-binh của Giao-chỉ. Y dùng chim ưng gửi tin về, nên sáng nay ta đã biết.
Ôn Cảo tiếp:
– Ngày mùng một tháng hai vừa qua Thiên-Thành, Cảnh-Long từ trong rừng đổ ra tái chiếm Lạng-châu; Trần Thanh-Nguyên, Tôn Mạnh tái chiếm Quyết-lý; Lý Tam tái chiếm Chi-lăng. Nguyên soái đã lệnh cho đô tổng quản Yên Đạt đem quân vượt thượng đạo tái chiếm Lạng-châu; phó đô tổng quản Khúc Chẩn tái chiếm Quyết-lý; tướng quân Miêu Lý tái chiếm Chi-lăng. Quan quân phải khó nhọc lắm mới đánh được ba ải. Quân Giao bỏ ba ải rút vào rừng. Nguyên soái truyền ba tướng đóng đồn bảo vệ đường tiếp tế. Giữa lúc quân ta đang giao chiến khốc liệt với quân Giao, thì thình lình hạm đội Động-đình từ biển Đông tiến vào Phú-lương. Thân Thiệu-Thái dùng hạm đội này chở hiệu Bổng-nhật, Vũ-thắng, Phù-đổng, Hoa-lư vượt sông rồi đóng đồn lập phòng tuyến. Phía Vạn-xuân, Lê Văn đem hiệu Thần-điện, Long-dực tới chân núi Nham-biền đóng trại. Với lực lượng của ta hiện giờ, không đủ quân số đuổi Thiệu-Thái, Lê Văn về Nam ngạn. Ta bị ép ba phía.
Miêu Lý hỏi:
– Hiệu binh Hoa-lư là hiệu binh nào, tôi chưa từng nghe qua!
Ôn Cảo chỉ Yên Đạt, Khúc Chẩn:
– Nguyên khi Yên, Khúc tướng quân vượt sông đánh Yên-dũng. Hai huynh sai bắt hơn hai nghìn trâu, làm lá chắn cho xe trâu đẩy để tấn công. Không ngờ tên Lý Đoan xuất thân là mục đồng, y từng dùng trâu tập trận nhái theo phương pháp của vua Đinh Tiên-hoàng. Lý tập trung hơn ba chục trẻ chăn trâu, rồi dùng đám trẻ này nói tiếng nói loài trâu, sai trâu dàn trận quay lại đánh ta. Sau trận đó đám trẻ chăn trâu không chịu trở về, chúng quyết xin ra trận. Linh-Nhân hoàng thái hậu trước đây cũng từng chăn trâu. Bà ta mới tập hợp hơn ba trăm trẻ chăn trâu với hai nghìn trâu lại, rồi lập thành hiệu binh Hoa-lư. Hiệu binh này lợi hại hơn hổ, báo nhiều. Chúng buộc dao vào sừng, buộc giáo vào lưng trâu, rồi dàn trận, tiến lui uyển chuyển vô cùng.
Yên Đạt chửi thề:
– Tổ bà bọn Giao-chỉ thực xảo quyệt. Một mặt chúng sai sứ sang tạ tội, một mặt chúng vẫn tiến binh. Thì ra cái việc sai sứ sang tạ tội chỉ là một đòn khiến hoàng thượng không gửi viện quân cho ta. Làm sao bây giờ?
Ôn Cảo tiếp:
– Chưa hết đâu! Ngày mùng ba tháng hai, triều đình được tin tổng đàn phái Liêu-Đông bị một bọn lạ mặt đánh phá hôm rằm tháng giêng. Chúng thiêu rụi năm trăm nóc gia, đốt bài vị một trăm linh bẩy liệt tổ phái này, giết hết những đệ tử hiện diện. Chúng còn tàn nhẫn giết hết bố mẹ, vợ con, anh em, tôi tớ, trâu bò, chó mèo, gà vịt của Liêu-Đông tam ma. Nếu chúng ta hiện diện thì biết ngay bọn Giao-chỉ ra tay. Nhưng quan quân địa phương vốn thù ghét đệ tử phái này, nên khi thấy phái này bị tuyệt diệt, thì mừng hớn hở, rồi dâng biểu về triều tâu rằng chúng bị cướp giết chết. Triều đình tin là thực.
Tu Kỷ cười nhạt:
– Giết tàn nhẫn như vậy, trên thế gian e chỉ có mình Mộc-tồn hòa thượng mà thôi. Điều này cũng tại Liêu-Đông tam ma huênh hoang đóng cũi hăm bắt Minh-Không, Đạo-Hạnh, Lê Văn, Mộc-tồn, Viên-Chiếu đóng cũi giải về kinh mà ra. Nghe nói trận đánh đêm 21 tháng giêng, Tam-ma bị Mộc-tồn bắt đóng cũi giải giao cho Kinh-Nam vương. Hơn trăm đệ tử cũng bị bắt một lúc. Không biết hiện giờ tình trạng chúng ra sao?
Y hỏi Triệu Tiết:
– Nghe nói, trận đánh đêm 21 sang ngày 22 vừa qua, Hoa-sơn tứ lão bị Mộc-tồn, Viên-Chiếu, Phụ-Quốc, Bảo-Dân đánh trọng thương, mê man, rồi bắt sống. Nay không biết tình trạng ra sao?
Kể về vai vế trong phái Hoa-sơn thì Triệu Tiết, Khúc-Chẩn, công chúa Huệ-Nhu đều ngang vai với Hoa-sơn tứ lão. Y đáp:
– Bốn vị sư đệ đều bị Mộc-tồn, Viên-Chiếu dồn thuốc nhuyễn cân vào Tam-tiêu kinh, cho nên vẫn còn mê man. Tôi đã sai người báo với công chúa Huệ-Nhu, để người vận động với Kinh-Nam vương xin thuốc giải của Mộc-tồn hòa thượng. Không ngờ gã thầy chùa ăn thịt chó này không coi Kinh-Nam vương ra gì cả. Y nói, đợi sau khi hết chiến tranh, y sẽ cho thuốc giải.
Ôn Cảo tiếp:
– Hôm qua, bọn Giao-chỉ từ bên kia sông bắc loa gọi sang, báo cho ta biết, lát nữa chúng sẽ xử tử bọn Việt theo ta bị bắt và xử một số tướng sĩ ta giết hại dân của chúng. Vì vậy Nguyên-soái cho mời chư vị đến hội để cho biết ý kiến.
Khúc Chẩn đề nghị:
– Bọn Việt xử bọn Việt là việc của chúng với nhau, ta chẳng nên quan tâm. Tuy nhiên chúng xử tướng sĩ của ta, thì ta không thể ngồi yên.
Trương Thế-Cự xua tay:
– Chúng xử những người của ta, nhưng những người đó vốn tàn ác, vô pháp, vô thiên. Ta nên ngồi khoanh tay để cho chúng giết dùm, ta khỏi phải giết.
Đến đó, quân vào báo:
– Trình Nguyên-soái, một con thuyền của Giao-chỉ dương buồm không người chèo lái cập bến. Trên thuyền có nhiều tù binh. Xin Nguyên-soái định liệu.
Quách Quỳ vội cùng chư tướng ra bờ sông xem xét tình hình: Trên con thuyền lớn có ba cái cũi, trong mỗi cũi giam một trong Liêu-Đông tam ma. Ngoài ra, còn hơn trăm đệ tử phái này ngồi xếp hàng dưới thuyền, cổ mỗi người đều đeo một cái xương đầu chó. Bất giác Triệu Tiết kêu lên:
– Mộc-tồn hòa thượng!
Quách Quỳ sai y sĩ xuống thuyền quan sát xem sao bọn này lại ngồi im như vậy? Y sĩ nhảy xuống kiểm điểm từng người, rồi nói vọng lên:
– Trình nguyên soái, tất cả đều bị trúng Hoá-công độc chưởng của chính phái Liêu-Đông. Còn Liêu-Đông tam ma thì bị dồn thuốc độc vào kinh mạch khiến mắt mù, lưỡi cứng, chân tay tê liệt.
Tại phía Bắc chiến lũy Như-nguyệt, thuộc Đại-Việt
Ngày 27 tháng hai, niên hiệu Anh-vũ Chiêu-thắng thứ nhì đời vua Lý Nhân-tông bên Đại-Việt, bên Trung-nguyên là niên hiệu Hy-Ninh thứ mười đời vua Thần-tông nhà Tống (Kỷ Tỵ, DL.1077).
Hôm qua Quách Quỳ họp chư tướng, ban lệnh hôm sau vào lúc nửa đêm sẽ rút quân. Chư tướng được lệnh thì mừng chi diết kể. Sáng nay chư tướng cùng Quỳ vừa định xong kế sách lui quân, thì một chiến thuyền của Đại-Việt, trên có cây cờ lớn với hàng chữ:
« Kinh-Nam vương khâm sứ »,
Đang từ từ cập bến Bắc-ngạn. Quân Tống vội báo cho Quách Quỳ, Triệu Tiết biết. Hai người cùng chư tướng kéo nhau ra bờ sông đón.
Bốn sứ giả là ba thế tử Vị-Hoàng, Thiên-Trường, Linh-Cơ và quận chúa Minh-Thúy.
Lễ nghi tất.
Thế tử Vị-Hoàng cung tay:
– Thưa Nguyên-soái, không hiểu sao Đại-Việt biết rằng đêm nay nguyên soái cùng chư tướng rút quân về, nên họ chuẩn bị truy kích, cùng phục binh đánh tiêu diệt toàn quân.
Quách Quỳ kinh hãi đến lạnh người, vì lệnh rút quân y mới chỉ báo cho các tướng. Đợi đêm đến mới truyền cho quân âm thầm lên đường, thế mà sao Đại-Việt lại biết được?
Vị-Hoàng tiếp:
– Nguyên-soái Lý Thường-Kiệt đã chuẩn bị sẵn: Đúng giờ Tý đêm nay, khi quân ta bắt đầu rút, thì cũng là lúc U-bon vương Lê Văn mang hiệu Thần-điện, Long-dực tiến về đây đánh ép bên trái. Phò mã Thân Thiệu-Thái, vua bà Bình-Dương mang hiệu Phù-đổng, Hoa-lư tiến về đánh vào phía phải. Trong trường hợp đó, quân ta tất ùn ùn bỏ chạy. Khi ta chạy về đến Chi-lăng, thì đô thống Lý Tam, Mai Tam sẽ đổ phục binh ra đánh cắt vào khúc giữa. Khúc đầu chạy về tới Quyết-lý lại bị cộng chúa Côi-sơn Trần Thanh-Nguyên với phò mã Tôn Mạnh phục binh đánh cắt nửa sau. Rút cuộc chỉ còn tiền quân. Tiền quân về đến biên giới lại bị công chúa Thiên-Thành với phò mã Thân Cảnh-Long bao vây tiêu diệt.
Quách Quỳ với chư tướng phát run.
Vị-Hoàng tiếp:
– Vương mẫu thương cho chư tướng, chư quân, ra đi trăm vạn, mà bây giờ về không còn quá mười vạn, lại sắp bị giết hết. Người năn nỉ xin phụ vương ra tay tế độ cứu chư tướng với đoàn quân sống sót này. Phụ vương đã yết kiến Linh-Nhân hoàng thái hậu, điều đình việc này. Thái-hậu đồng ý không cho truy kích, phục binh đánh chư tướng nữa. Phụ vương sợ rằng trong khi chư tướng rút quân, có thể gặp quân Việt, rồi ngộ nhận chăng. Nên người sai anh em chúng tôi đến đây dẫn chư tướng rút quân.
Vị-Hoàng chỉ Linh-Cơ với Minh-Thúy:
– Hai em tôi đi với tiền quân. Còn tôi với Thiên-Trường đi với hậu quân. Thôi, bây giờ chư vị có thể ban lệnh cho chư quân nhổ trại rút quân thư thả, mà không sợ truy binh.
Quách Quỳ mừng chi siết kể, y ra lệnh cho Đào Bật, Khúc Chẩn đi đoạn hậu; Yên Đạt, Tu Kỷ dẫn đầu. Còn lại y với chư tướng đi theo trung quân.
Quân sĩ ồn ào nhổ trại, xe, ngựa nối đuôi nhau lên đường. Đoàn quân của Tu Kỷ, Yên Đạt vượt qua Chi-lăng yên tĩnh. Khi vừa tới Quyết-lý thì có ba tiếng Lôi-tiễn nổ trên không, rồi trống thúc vang dội, quân reo, ngựa hí, cờ xí dựng lên rợp trời. Quân Việt gươm giáo sáng ngời dàn dài theo sườn núi. Tu Kỷ, Yên Đạt thấy mình lọt vào trận phục binh thì kinh hãi đến rụng rời chân tay. Tuy vậy y cũng ra lệnh cho quân chuẩn bị chiến đấu.
Ba tiếng Lôi-tiễn nữa nổ trên trời. Tiếng quân reo, tiếng tống thúc im bặt, rồi từ trong sườn núi đôi nam nữ cỡi ngựa tiến ra. Tu Kỷ nhận được nữ là Côi-sơn công chúa Trần Thanh-Nguyên với chồng là phò mã Tôn Mạnh. Côi-sơn công chúa quát lớn:
– Tu Kỷ, Yên Đạt, mau xuống ngựa đầu hàng. Bằng không ta ra lệnh buông tên, thì các người sẽ bị tên ghim vào mình như con nhím ngay.
Đội quân Tống đi đầu này toàn là bệnh binh đang bị sốt rét hành, người hết lực, chân bước không nổi, bây giờ bị trúng phục binh, họ chỉ còn có nước quỳ gối xin hàng. Người người nhìn nhau, chân tay run rẩy.
Thế tử Linh-Cơ, với quận chúa Minh-Thúy vội vọt ngựa lên. Hai người cung tay:
– Điệt nhi xin tham kiến cô mẫu.
Công chúa Côi-sơn hỏi:
– Linh-Cơ, Minh-Thúy! Hai con đi đâu đây?
Minh-Thúy đáp:
– Linh-Nhân hoàng thái hậu ban chỉ rằng, Tống-Việt đã hòa, Việt phải mở đường cho Tống rút quân. Vì vậy phụ vương sai chúng cháu dẫn đầu đoàn quân này, để thưa rõ với cô.
– Thế thì được!
Công chúa cầm cờ phất một cái, quân Việt rẽ ra làm hai, mở đường cho bọn Yên Đạt, Tu Kỷ dẫn quân đi.
Đấy là tiền quân, còn đội hậu quân, trại vừa nhổ xong, sắp lên đường thì trống thúc vang đội, quân reo, ngựa hí, trâu rống rung chuyển trời đất từ xa vọng lại. Thám mã báo với Đào Bật, Khúc-Chẩn:
– Có một đoàn kị mã đông đến năm nghìn ngựa, hai nghìn trâu, thế mạnh nghiêng trời lệch đất đang tiến về đây.
Quân Tống kinh hoàng định bỏ chạy. Đào Bật cầm gươm quát:
– Ai rời hàng ngũ ta chém liền.
Lát sau Vũ-kị đại tướng quân Hà Mai-Việt dẫn đầu một đoàn kị mã, phía sau là Hổ-đói, Báo-mập, Gấu-lùn dẫn đầu đạo binh Hoa-lư rầm rập tiến tới. Ba người không mặc giáp trụ, mà mặc quần áo nâu chít khăn như nông dân.
Đào Bật hỏi:
– Linh-Nhân hoàng thái hậu đã hứa không truy kích bọn ta, hà cớ các người lại đem kị binh, kị ngưu đuổi theo. Đạo lý ở chỗ nào?
Hổ-đói xòe hai tay ra, tỏ rằng mình không mang vũ khí:
– Đào tướng quân lầm rồi! Thái-hậu đã ban chỉ, thì dù cho chúng tôi có nghìn cái đầu cũng không dám vi phạm. Chúng tôi nghĩ trước đây vì cái ngu của Vương An-Thạch, mà các vị với chúng tôi phải chém giết nhau. Nay Tống Thiên-tử đã hiểu ra, ban chỉ cho các vị rút lui, chúng tôi tới đây mời các vị uống chung rượu tạm biệt cùng kết thân đấy chứ!
Nói rồi nó gân cổ lên kêu mấy tiếng « Nghée..ée ơi! ». Năm con trâu kéo xe, rời hàng ngũ từ từ tiến tới. Trên xe chở nào trâu thui, lợn quay, gà luộc, giò chả với mấy chục hũ rượu. Hà Mai-Việt sai bầy thực phẩm, rượu ra, rồi cùng bọn Hổ-đói, Báo-mập, Gấu-lùn thân rót rượu, cắt thịt mời Đào Bật, Khúc Chẩn binh tướng hậu đội ăn uống.
Ăn no uống say xong, Đào, Khúc cho quân lên đường. Hà Mai-Việt, với bọn tướng trâu cỡi ngựa, cỡi trâu cùng tiến bước. Người không hiểu sự việc, cứ tưởng đoàn quân của Đào, Khúc với hiệu Phù-đổng, Hoa-lư là một!
Trong khi đi, Đào bật chửi thầm:
– Bọn Giao-chỉ thực là xỏ lá. Rõ ràng chúng đem kị mã, kị ngưu dọa ta, theo sát ta làm cho quân ta phát run, mà chúng lại làm ra vẻ tử tế! Đểu thực, mà cũng đáng nể thực.
Lại nói trung quân của Quách Quỳ với chư tướng đã rút về tới Chi-lăng. Quân đang nối đuôi nhau đi vào khúc đường hẹp. Thình lình ba tiếng vi vu rít trên không, chư tướng Tống bết rằng đó là tiếng rít của Lôi-tiễn, bất giác người người nhìn nhau, như cùng nói với nhau:
– Bọn Việt phục binh ở đây, thì e chúng ta khó mà toàn thây!
Đến đó ba tiếng nổ rung chuyển trời đất, rồi trống thúc vang lừng, quân reo dậy đất. Từ hai bên rừng cờ xí kéo lên bay phất phới, quân Việt dàn khắp các hốc đá, gươm đao sáng ngời. Quách Quỳ ra lệnh cho quân chuẩn bị giao chiến, thì từ trong rừng, một đôi trai gái cỡi ngựa tiến ra. Hai người tuổi khoảng trên dưới hai mươi. Trai thì phong lưu tiêu sái, gái thì đẹp sắc nước, hương trời. Phía sau đôi trai gái có đội hơn trăm nam nữ tấu đủ thứ âm nhạc, mà lại là nhạc chiến thắng của Hán Cao-tổ xưa. Sau đội nhạc tới mười xe do trâu kéo, trên chở trâu thui, lợn quay, gà luộc, giò chả.
Nam cung tay nói lớn:
– Có Quách đại nguyên soái của Thiên-triều đó chăng?
Quách Quỳ vọt ngựa tới trước:
– Ta là Quách nguyên soái đây? Người là ai?
Cặp trai gái vội xuống ngựa chắp tay hành lễ:
– Tiểu nhân là đô thống Lý Tam cùng vợ là Mai Tam thống lĩnh hiệu Thiên-tử binh Quảng-vũ, tuân chỉ Linh-Nhân hoàng thái hậu đem rượu thịt chờ tiễn Nguyên-soái cùng chư vị tướng quân đăc thắng hồi triều. Thái-hậu tuyên chỉ rằng: Giữa chư tướng, chư quân Tống-Việt không hề thù oán nhau. Chẳng qua vì Tống Thiên-tử nghe tên hủ nho Vương An-Thạch, mà cả hai bên cùng có kẻ chết, người bị thương. Nay Nguyên-soái hồi triều, chúng tôi phải đem rượu thịt tiễn đưa để kết thâm tình.
Quách Quỳ biết đây là đòn hù dọa của Đại-Việt với y: Nếu ta phục binh ở chỗ này, thì các người không cò một mạng. Mặt khác, lại vuốt mặt cho việc tút quân.
Quỳ với chư tướng, quân uống rượu, ăn thịt rồi lên đường. Lý Tam, Mai-Tam cúi đầu chào, đội nhạc lại đánh bản chiến thắng đời Hán Cao-tổ.
Rời Chi-lăng, ra khỏi vùng phục binh của hiệu Quảng-vũ, Quách Quỳ với chư tướng thở phào một cái, người người tự nói với mình: Thoát chết!
Quỳ đi một quãng nữa, thì gặp mấy viên đô thống có nhiệm vụ trấn đóng ở các trang động mới chiếm được; mặt tên nào cũng hơ hải tỏ ra kinh sợ cùng cực. Quách Quỳ hỏi:
– Việc gì đã xẩy ra?
Một viên đô thống đáp:
– Trình nguyên soái, Thân Cảnh-Long với vợ là Thiên-Thành đem quân đánh chiếm lại tất cả các trang động của Đại-Việt, kể cả trang động của ta, mà bọn động chủ dâng cho triều đình.
Triệu Tiết chửi tục:
– Tổ bà nó! Bề ngoài nó tổ chức tiễn đưa để dọa mình, làm như là lễ phép với Thiên-triều, sự thực chúng lại dùng sức mạnh tái chiếm đất. Bây giờ ta như cá nằm trên thớt thì mong gì giữ nổi mấy trang động?
Đâu đó từ trong rừng tiếng loa hướng vào quân Tống đọc Thiên-thư:
Nam-quốc sơn hà, Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại Thiên-thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư?