Dương Thu Trì không phát động cường công. Hắn không muốn dùng quân đội cực khổ lắm mới xây dựng nên đánh tiêu hao chiến. Hắn muốn tận dùng ưu thế về vũ khí tiêu diệt địch quân. Hắn muốn quán triệt tư tưởng vận động chiến theo kiểu của Mao Trạch Đông, không quan tâm đến được mất một vùng, mà đặt trọng tâm vào tiêu diệt sinh lực địch quân.
Dương Thu Trì sau khi chiếm Bảo Khánh được dân chúng ủng hộ, liền tổ chức mạng lứơi tình báo hữu hiệu, nắm vững động thái của địch quân. Hắn biết địch quân chia hai đường, phía bắc xuất phát từ Trường Sa do Trương Hiến Trung tự soái lĩnh, phía tây do là quân đánh chiếm Giang tây Viên châu, do Ngải Năng Kỳ soái lĩnh.
Trong đó, đại quân của Ngải Năng Kỳ tiến binh thần tốc, đã tiến vào địa giới Hồ Quảng, còn quân Trương Hiến Trung vẫn còn đang điều động, chưa xuất phát từ Trường Sa.
Ngải Năng Kỳ tham công mạo tiến, muốn cùng Lưu Văn Tú ở Hành châu hình thành thế giáp kích nam bắc. Dương Thu Trì nắm được điểm này, tuy nói là hắn có tạc đạn, súng máy và lão sáo đồng, nhưng mãnh hổ khó địch quần lang, hơn nữa phía bắc Hành châu là đồi núi có phong cảnh tú lệ, tác chiến ở vùng núi này hỏa pháp và súng của hắn sẽ bị giảm uy lực, cần phải tận khả năng tránh sở đoản tận dụng sở trường. Nhưng nếu bố trận nghênh địch ở phía bắc Hành châu, tất phải bị thế giáp kích nam bắc của địch. Hai lộ địch quân cộng lại có quân số hai chục vạn, gần như la gấp đôi quân của hắn, không thể mạo hiểm quyết chiến trong tình huống này. Nhưng nếu vượt qua Hành sơn, nghênh địch ở bình nguyên Chu châu, thì đại quân quá mệt mỏi, không thể nào ở trạng thái tốt nhất đánh địch. Hơn nữa cô quân thâm nhập, khuyết thiếu hậu viện, một khi thất lợi thì hậu quả không thể tưởng tượng.
Sở dĩ, Dương Thu Trì ngẫm nghĩ thật lâu, cuối cùng quyết định giả triệt binh về Bảo Khánh, bố trận ở một lòng chảo ven Hắc Thủy hà nghênh địch. Như vậy, một mặt hắn có thể tránh thế lưng mặt đều thụ địch, mặt khác cự li cách Bảo Khánh không xa, tiến có thể công, lùi có thể thủ.
Lưu Văn Tú ở Hành châu phủ thấy Dương Thu Trì lui binh, không dám truy kích, sợ nhằm vào kế dụ địch. Ngải Năng Kỳ nhận được tin, liền chuyển phương hướng nhắm thẳng đại quân của Dương Thu Trì ở Hắc Thủy hà. Đồng thời y yêu cầu Lưu Văn Tú xuất binh, hai lộ giáp kích, bị Lưu Văn Tú cự tuyệt. Lưu Vấn Tú kiên trì án chiếu chỉ ý của Trương Hiến Trung cố thủ thành trì, chờ đại quân của Trương Hiến Trung đến, sau đó ba lộ hội sư Bảo Khánh, tập trung ưu thế binh lực một đoàn tiêu diệt tân quân của Dương Thu Trì.
Lần trước đại quân Trương Hiến Trung nam hạ, Ngải Năng Kỳ làm tiên phong, phụng mệnh tiếng công Giang Tây, dọc đường qua ải chém tướng, đánh quân của Tả Lương Ngọc đại bại, liên chiếm Bình Hương, Vạn Tái, đoạt Viên châu ngay cửa Giang Tây. Tiếp đó, y công chiếm Cát An, Cát Thủy, Vĩnh Tân, An Phúc, Thái Hòa và các huyện khác, báo tin thắng trận liên miên, quả là có cảm giác hoành tảo thiên quân.
Tiếp đó Trường Hiến Trung phát lệnh khẩn cấp chi viện Hành châu ở Hồ Quảng. Ngải Năng Kỳ lập tức hồi sư Hồ Quảng, khí thế hung hung kéo thẳng tới Hành châu. Sau khi biết được Dương Thu Trì triệt binh, cho rằng hắn sợ uy danh của y, càng ngông nghênh hơn. Tuy Lưu Văn Tú ở Hành châu không chịu xuất binh giáp kích, đại quân của Trương Hiến Trung ở Trường sa chưa xuất phát, y đã gấp rút không thể đợi chờ, muốn đánh bại Dương Thu Trì đoạt lại Bảo Khánh phủ, do đó mới soái lĩnh đại quân sát khí đằng đằng kéo tới.
Đương nhiên, Ngải Năng Kỳ không hề là người hữu dũng vô mưu đơn giản. Y đã biết đại quân Dương Thu Trì có một loại vũ khí quái thú có thể chớp mắt lấy mạng mấy trăm người, hơn nữa tầm bắn còn tương đương hỏa pháo. Ngoài ra hắn còn có tạc đạn uy lực kinh người, có thể sát thương ngoài trăm xích, có thể nổ vỡ thành trì kiên cố. Hiện giờ lại còn truyền tin là binh sĩ của hắn được phối bị một loại hỏa súng mới, xạ trình hữu hiệu gấp bảy tám lần hỏa súng thường, có thể liên tục bắn, không cần lấp đạn vào họng súng rồi mới bắn tiếp.
Những vũ khí này đều khủng bố chưa hề nghe thấy bao giờ. Nhưng mà người đều có đặc tính là chưa trực tiếp gặp sự vụ đó thì dù sao cũng không thể hình dung nó khủng bố thế nào. Do đó, Ngải Năng Kỳ không lo lắng nhiều, tuy vẫn chuẩn bị những bước cần thiết, ví dụ tập luyện đội hình chiến đấu và điều chỉnh phương án tác chiến.
Hai quân cuối cùng gặp nhau bên bờ Hắc Thủy hà, binh lực tương đương, đều khoảng 10 vạn.
Đây là một lòng chảo bên sông khá rộng, rất bằng phẳng, từ xa có thể thấy đại quân của Ngải Năng Kỳ di động đen xì xì, che lắp cả bình nguyên.
Ngay bộ chỉ huy của Dương Thu Trì đã dựng lên một cây cờ lớn cao mười mét, trên có một vọng đài. Đoạn thời gian này hắn ngoại trừ nghiên chế phương pháp tăng tốc độ chế tạo đạn dược, còn tranh thủ học võ công từ chỗ Liễu Nhược Băng, đặc biệt là luyện tập phi tác bay lên phòng, đạt được vài phần hỏa hầu, khi lên xuống cột cờ này chẳng còn là vấn đề gì khó. Lúc này hắn đã bay lên trên đó, rút một ống đồng ra nhìn vào, không ngờ là một viễn vọng kính bằng đồng, dùng loại kính thủy tinh thượng đẳng ở Bảo Khánh mài giữa tạo thành. Hắn dùng kính viễn vọng quan sát tình huống bày binh của địch, phát hiện địch quân tiến đến trận địa của quân nhà chừng 5 nghìn mét thì dừng lại. Đại quân của địch bày thế trận trường xà, giữa binh sĩ có cự li nhất định, xếp hàng dọc, hiển nhiên là đề phòng đạn khai hoa bắn từ hồng di đại pháo của hắn.
Phía địch quân cũng có một hàng hồng di đại pháo, số lượng đại khái hơn trăm khẩu.
Phía sau đại pháo là thuẫn bài hỏa súng binh, dùng thuẫn bài vừa làm giá đỡ để bắn, vừa có tác dụng phòng hộ. Thuẫn bài sáng lấp lánh, rõ ràng là có kèm phiến sắt.
Phía sau thuẫn bài hỏa súng binh là những phòng nhỏ di động làm bằng phiến sắt, số lượng có tới mấy trăm, xem ra ắt là xe tăng thổ tả "thiết luân xa". Sau đó nữa là trận địa trường mâu có số lượng đông nhất. Hai cánh của trận địa có kỵ binh cằm cường nỏ và mã đao, phía trước là giáp nhẹ, phía sau là giáp nặng.
Địch quân có khoảng 10 vạn, đội hình chỉnh tề, cờ bay phấp phới, không ai nói loạn, hiển nhiên quân kỷ nghiêm minh, chẳng trách có thể càn quét quân Đại Minh.
Quân đội hai bên đều sắp bày ở ngoài tầm bắn của Hồng Di đại pháo, hiển nhiên là chờ đối phương tiến công trước, sau đó tiến hành phản kích. Loại chiến pháp này rất hay dùng ở thời cổ đại.
Dương Thu Trì không muốn chờ. Chiến pháp của hắn trộn lẫn hiện đại và cổ đại, hiện đại là chủ, cổ đại là phụ, do đó quyết định đánh trước kềm chế người. Hắn cầm cây cờ tam giác chỉ huy phất lênh, truyền lệnh binh phía dưới lập tức phát xuất chỉ lệnh, mấy chục trống trận nổi lên dồn dập, chấn thiên động địa: kỵ binh xuất kích!
Kỵ binh của Dương Thu Trì có 1600 người, toàn bộ trang bị súng Lão sáo động lên đạn bằng tay, hộc đạn 5 viên, bắn xa nhất 2000 mét, tầm bắn hiệu quả 600 mét.
Hai đội kỵ binh chia ra xông thẳng tới theo hàng ngang, khi tiến nhập tầm bắn của Hồng di đại pháo, địch quân bắn ngay một loạt, khói bay mù mịt, toàn là khai hoa đạn và thật tâm đạn có uy lực rất nhỏ, chỉ có thể sát thương những mục tiêu gần. Đối với chiến mã chạy với tốc độ nhanh, sự thương hại này có thể bỏ qua, hơn nữa kỵ binh này tiến theo hàng ngang, khoảng cách rất xa, giỏi cưỡi ngựa, nên với thật tâm đạn bắn tới có thể điều khiển ngựa tránh né. Cho nên, một loạt hơn 100 phát đạn này chẳng tạo ra thương vong bao nhiêu cho kỵ binh xung phong.
Sau khi họ tiến vào tầm bắn 600 mét của súng lão sáo đồng, bắt đầu xạ kích, mục tiêu chủ yếu là pháo thủ của hồng di đại pháo, sau một loạt tiếng nổ, số pháo thủ này đua nhau ngã gục.
Trong vòng 600 mét tuy đã là tầm bắn hữu hiệu của lão sáo đồng, nhưng là quá xa đối với quân chỉ có toại phát thương và cường nỗ của Ngải Năng Kỳ. Tầm bắn của chúng xa lắm chỉ 150 mét, hữu hiệu chỉ 50 mét, lại không chính xác, ứng với câu "hỏa súng bắn thỏ cũng không trúng".
Hồng di đại pháo và Phất lãng cơ của chúng có thể dễ dàng bắn tới tầm 600 mét, nhưng để tiêu trừ phản lực cực mạnh, hỏa pháo đều được cố định ở góc 45 độ, rất khó có thể điều động chúi miệng pháo xuống.
Trong khi đó, kỵ binh của đối phương chỉ nằm ngoài tầm bắn của bộ binh, trong tầm bắn gần nhất của hỏa pháo, nên chúng không thể nào phản kích.
Địch quân không biết lão sáo đồng của Dương Thu Trì có thể bắn xa vậy, đều cả kinh. Chờ đến khi chiến hữu đua nhau ngã rạp, cuối cùng cũng phản ứng, thuẫn bài hỏa súng binh ở sau mang thuẫn bài bằng sắt nặng lên xông tới, toan tính ngăn đạn địch.
Nhưng chúng đang đối diện với đạn cao tốc bắn từ thuốc nổ không khói, trong cự li ngắn như vậy có thể dễ dàng bắn xuyên qua bản sắt dày 5 mm, không thể dày hơn thêm, vì như vậy phiến sắt chỉ cao nửa người sẽ vô cùng nặng, một người khênh không nỗi, đừng nói chi di động về trước. Chúng chỉ mang thuẫn có dát sắt mỏng tới trước, kết quả bị đạn xuyên qua thuẫn cắm vào người dễ dàng.
Tuy vô số binh sĩ bị ngã chết dưới súng lão sáo đồng, nhưng quân của Ngải Năng Kỳ không hề loạn. Trường cảnh khủng bố này họ đã nghe qua, nên nhanh chóng phát hiện thuẫn bài một mặt không đủ đối kháng đạn của địch quân, lập tức dùng thuẫn bài hai mặt tiến lên.
Cùng lúc này, kỵ binh của địch quân ở hai cánh bắt đầu xung phong, chuẩn bị án chiếu theo chiến thuật thường dùng vòng ra sau lưng bao vây. Không ngờ, bọn chúng vẫn còn đánh giá quá thấp uy lực bắn xa và liên tục của lão sáo đồng. Tuy súng này chỉ có băng đạn 5 viên, nhưng để lắp đầy băng đạn 5 viên trở lại chỉ cần không đến nửa phút!
Kết quả là, kỵ binh của địch dưới hàng nghìn cây lão sáo đồng bắn dồn dập, đã trở thành bia sống người ngã ngựa đổ, giãy chết liên tục, máu đỏ nhuộm hồng cả cỏ xanh.
Ngải Năng Kỳ vội ra lệnh kỵ binh đình chỉ tiến công, chỉ huy quân xe tăng thổ tả "Thiết xa" sau thuẫn bài binh xuất kích.
Ngải Năng Kỳ đã cải tiến giáp luân xa để trở thành thứ xứng với tên gọi "thiết xa" rồi - 4 phía đều là bản sắt nặng và đất bùn dày, phía trước có một cái lổ có thể bắn hỏa súng đặc chế cực lớn, là loại hỏa pháo thu nhỏ, tầm bắn khoảng 300 mét. Chỉ có điều, do miệng súng lớn, nhồi lắp thuốc súng cần nhiều thời gian, trong khi phải thực hiện bên trong cái nhà sắt nhỏ hẹp này rất mất công sức, cho nên gần 5 phút mới bắn được một lần. Các mặt xung quanh thiết xa này có dùi những lổ nhỏ hơn, dùng để bắn hỏa súng và cường nỗ.
Dương Thu Trì sau khi chiếm Bảo Khánh được dân chúng ủng hộ, liền tổ chức mạng lứơi tình báo hữu hiệu, nắm vững động thái của địch quân. Hắn biết địch quân chia hai đường, phía bắc xuất phát từ Trường Sa do Trương Hiến Trung tự soái lĩnh, phía tây do là quân đánh chiếm Giang tây Viên châu, do Ngải Năng Kỳ soái lĩnh.
Trong đó, đại quân của Ngải Năng Kỳ tiến binh thần tốc, đã tiến vào địa giới Hồ Quảng, còn quân Trương Hiến Trung vẫn còn đang điều động, chưa xuất phát từ Trường Sa.
Ngải Năng Kỳ tham công mạo tiến, muốn cùng Lưu Văn Tú ở Hành châu hình thành thế giáp kích nam bắc. Dương Thu Trì nắm được điểm này, tuy nói là hắn có tạc đạn, súng máy và lão sáo đồng, nhưng mãnh hổ khó địch quần lang, hơn nữa phía bắc Hành châu là đồi núi có phong cảnh tú lệ, tác chiến ở vùng núi này hỏa pháp và súng của hắn sẽ bị giảm uy lực, cần phải tận khả năng tránh sở đoản tận dụng sở trường. Nhưng nếu bố trận nghênh địch ở phía bắc Hành châu, tất phải bị thế giáp kích nam bắc của địch. Hai lộ địch quân cộng lại có quân số hai chục vạn, gần như la gấp đôi quân của hắn, không thể mạo hiểm quyết chiến trong tình huống này. Nhưng nếu vượt qua Hành sơn, nghênh địch ở bình nguyên Chu châu, thì đại quân quá mệt mỏi, không thể nào ở trạng thái tốt nhất đánh địch. Hơn nữa cô quân thâm nhập, khuyết thiếu hậu viện, một khi thất lợi thì hậu quả không thể tưởng tượng.
Sở dĩ, Dương Thu Trì ngẫm nghĩ thật lâu, cuối cùng quyết định giả triệt binh về Bảo Khánh, bố trận ở một lòng chảo ven Hắc Thủy hà nghênh địch. Như vậy, một mặt hắn có thể tránh thế lưng mặt đều thụ địch, mặt khác cự li cách Bảo Khánh không xa, tiến có thể công, lùi có thể thủ.
Lưu Văn Tú ở Hành châu phủ thấy Dương Thu Trì lui binh, không dám truy kích, sợ nhằm vào kế dụ địch. Ngải Năng Kỳ nhận được tin, liền chuyển phương hướng nhắm thẳng đại quân của Dương Thu Trì ở Hắc Thủy hà. Đồng thời y yêu cầu Lưu Văn Tú xuất binh, hai lộ giáp kích, bị Lưu Văn Tú cự tuyệt. Lưu Vấn Tú kiên trì án chiếu chỉ ý của Trương Hiến Trung cố thủ thành trì, chờ đại quân của Trương Hiến Trung đến, sau đó ba lộ hội sư Bảo Khánh, tập trung ưu thế binh lực một đoàn tiêu diệt tân quân của Dương Thu Trì.
Lần trước đại quân Trương Hiến Trung nam hạ, Ngải Năng Kỳ làm tiên phong, phụng mệnh tiếng công Giang Tây, dọc đường qua ải chém tướng, đánh quân của Tả Lương Ngọc đại bại, liên chiếm Bình Hương, Vạn Tái, đoạt Viên châu ngay cửa Giang Tây. Tiếp đó, y công chiếm Cát An, Cát Thủy, Vĩnh Tân, An Phúc, Thái Hòa và các huyện khác, báo tin thắng trận liên miên, quả là có cảm giác hoành tảo thiên quân.
Tiếp đó Trường Hiến Trung phát lệnh khẩn cấp chi viện Hành châu ở Hồ Quảng. Ngải Năng Kỳ lập tức hồi sư Hồ Quảng, khí thế hung hung kéo thẳng tới Hành châu. Sau khi biết được Dương Thu Trì triệt binh, cho rằng hắn sợ uy danh của y, càng ngông nghênh hơn. Tuy Lưu Văn Tú ở Hành châu không chịu xuất binh giáp kích, đại quân của Trương Hiến Trung ở Trường sa chưa xuất phát, y đã gấp rút không thể đợi chờ, muốn đánh bại Dương Thu Trì đoạt lại Bảo Khánh phủ, do đó mới soái lĩnh đại quân sát khí đằng đằng kéo tới.
Đương nhiên, Ngải Năng Kỳ không hề là người hữu dũng vô mưu đơn giản. Y đã biết đại quân Dương Thu Trì có một loại vũ khí quái thú có thể chớp mắt lấy mạng mấy trăm người, hơn nữa tầm bắn còn tương đương hỏa pháo. Ngoài ra hắn còn có tạc đạn uy lực kinh người, có thể sát thương ngoài trăm xích, có thể nổ vỡ thành trì kiên cố. Hiện giờ lại còn truyền tin là binh sĩ của hắn được phối bị một loại hỏa súng mới, xạ trình hữu hiệu gấp bảy tám lần hỏa súng thường, có thể liên tục bắn, không cần lấp đạn vào họng súng rồi mới bắn tiếp.
Những vũ khí này đều khủng bố chưa hề nghe thấy bao giờ. Nhưng mà người đều có đặc tính là chưa trực tiếp gặp sự vụ đó thì dù sao cũng không thể hình dung nó khủng bố thế nào. Do đó, Ngải Năng Kỳ không lo lắng nhiều, tuy vẫn chuẩn bị những bước cần thiết, ví dụ tập luyện đội hình chiến đấu và điều chỉnh phương án tác chiến.
Hai quân cuối cùng gặp nhau bên bờ Hắc Thủy hà, binh lực tương đương, đều khoảng 10 vạn.
Đây là một lòng chảo bên sông khá rộng, rất bằng phẳng, từ xa có thể thấy đại quân của Ngải Năng Kỳ di động đen xì xì, che lắp cả bình nguyên.
Ngay bộ chỉ huy của Dương Thu Trì đã dựng lên một cây cờ lớn cao mười mét, trên có một vọng đài. Đoạn thời gian này hắn ngoại trừ nghiên chế phương pháp tăng tốc độ chế tạo đạn dược, còn tranh thủ học võ công từ chỗ Liễu Nhược Băng, đặc biệt là luyện tập phi tác bay lên phòng, đạt được vài phần hỏa hầu, khi lên xuống cột cờ này chẳng còn là vấn đề gì khó. Lúc này hắn đã bay lên trên đó, rút một ống đồng ra nhìn vào, không ngờ là một viễn vọng kính bằng đồng, dùng loại kính thủy tinh thượng đẳng ở Bảo Khánh mài giữa tạo thành. Hắn dùng kính viễn vọng quan sát tình huống bày binh của địch, phát hiện địch quân tiến đến trận địa của quân nhà chừng 5 nghìn mét thì dừng lại. Đại quân của địch bày thế trận trường xà, giữa binh sĩ có cự li nhất định, xếp hàng dọc, hiển nhiên là đề phòng đạn khai hoa bắn từ hồng di đại pháo của hắn.
Phía địch quân cũng có một hàng hồng di đại pháo, số lượng đại khái hơn trăm khẩu.
Phía sau đại pháo là thuẫn bài hỏa súng binh, dùng thuẫn bài vừa làm giá đỡ để bắn, vừa có tác dụng phòng hộ. Thuẫn bài sáng lấp lánh, rõ ràng là có kèm phiến sắt.
Phía sau thuẫn bài hỏa súng binh là những phòng nhỏ di động làm bằng phiến sắt, số lượng có tới mấy trăm, xem ra ắt là xe tăng thổ tả "thiết luân xa". Sau đó nữa là trận địa trường mâu có số lượng đông nhất. Hai cánh của trận địa có kỵ binh cằm cường nỏ và mã đao, phía trước là giáp nhẹ, phía sau là giáp nặng.
Địch quân có khoảng 10 vạn, đội hình chỉnh tề, cờ bay phấp phới, không ai nói loạn, hiển nhiên quân kỷ nghiêm minh, chẳng trách có thể càn quét quân Đại Minh.
Quân đội hai bên đều sắp bày ở ngoài tầm bắn của Hồng Di đại pháo, hiển nhiên là chờ đối phương tiến công trước, sau đó tiến hành phản kích. Loại chiến pháp này rất hay dùng ở thời cổ đại.
Dương Thu Trì không muốn chờ. Chiến pháp của hắn trộn lẫn hiện đại và cổ đại, hiện đại là chủ, cổ đại là phụ, do đó quyết định đánh trước kềm chế người. Hắn cầm cây cờ tam giác chỉ huy phất lênh, truyền lệnh binh phía dưới lập tức phát xuất chỉ lệnh, mấy chục trống trận nổi lên dồn dập, chấn thiên động địa: kỵ binh xuất kích!
Kỵ binh của Dương Thu Trì có 1600 người, toàn bộ trang bị súng Lão sáo động lên đạn bằng tay, hộc đạn 5 viên, bắn xa nhất 2000 mét, tầm bắn hiệu quả 600 mét.
Hai đội kỵ binh chia ra xông thẳng tới theo hàng ngang, khi tiến nhập tầm bắn của Hồng di đại pháo, địch quân bắn ngay một loạt, khói bay mù mịt, toàn là khai hoa đạn và thật tâm đạn có uy lực rất nhỏ, chỉ có thể sát thương những mục tiêu gần. Đối với chiến mã chạy với tốc độ nhanh, sự thương hại này có thể bỏ qua, hơn nữa kỵ binh này tiến theo hàng ngang, khoảng cách rất xa, giỏi cưỡi ngựa, nên với thật tâm đạn bắn tới có thể điều khiển ngựa tránh né. Cho nên, một loạt hơn 100 phát đạn này chẳng tạo ra thương vong bao nhiêu cho kỵ binh xung phong.
Sau khi họ tiến vào tầm bắn 600 mét của súng lão sáo đồng, bắt đầu xạ kích, mục tiêu chủ yếu là pháo thủ của hồng di đại pháo, sau một loạt tiếng nổ, số pháo thủ này đua nhau ngã gục.
Trong vòng 600 mét tuy đã là tầm bắn hữu hiệu của lão sáo đồng, nhưng là quá xa đối với quân chỉ có toại phát thương và cường nỗ của Ngải Năng Kỳ. Tầm bắn của chúng xa lắm chỉ 150 mét, hữu hiệu chỉ 50 mét, lại không chính xác, ứng với câu "hỏa súng bắn thỏ cũng không trúng".
Hồng di đại pháo và Phất lãng cơ của chúng có thể dễ dàng bắn tới tầm 600 mét, nhưng để tiêu trừ phản lực cực mạnh, hỏa pháo đều được cố định ở góc 45 độ, rất khó có thể điều động chúi miệng pháo xuống.
Trong khi đó, kỵ binh của đối phương chỉ nằm ngoài tầm bắn của bộ binh, trong tầm bắn gần nhất của hỏa pháo, nên chúng không thể nào phản kích.
Địch quân không biết lão sáo đồng của Dương Thu Trì có thể bắn xa vậy, đều cả kinh. Chờ đến khi chiến hữu đua nhau ngã rạp, cuối cùng cũng phản ứng, thuẫn bài hỏa súng binh ở sau mang thuẫn bài bằng sắt nặng lên xông tới, toan tính ngăn đạn địch.
Nhưng chúng đang đối diện với đạn cao tốc bắn từ thuốc nổ không khói, trong cự li ngắn như vậy có thể dễ dàng bắn xuyên qua bản sắt dày 5 mm, không thể dày hơn thêm, vì như vậy phiến sắt chỉ cao nửa người sẽ vô cùng nặng, một người khênh không nỗi, đừng nói chi di động về trước. Chúng chỉ mang thuẫn có dát sắt mỏng tới trước, kết quả bị đạn xuyên qua thuẫn cắm vào người dễ dàng.
Tuy vô số binh sĩ bị ngã chết dưới súng lão sáo đồng, nhưng quân của Ngải Năng Kỳ không hề loạn. Trường cảnh khủng bố này họ đã nghe qua, nên nhanh chóng phát hiện thuẫn bài một mặt không đủ đối kháng đạn của địch quân, lập tức dùng thuẫn bài hai mặt tiến lên.
Cùng lúc này, kỵ binh của địch quân ở hai cánh bắt đầu xung phong, chuẩn bị án chiếu theo chiến thuật thường dùng vòng ra sau lưng bao vây. Không ngờ, bọn chúng vẫn còn đánh giá quá thấp uy lực bắn xa và liên tục của lão sáo đồng. Tuy súng này chỉ có băng đạn 5 viên, nhưng để lắp đầy băng đạn 5 viên trở lại chỉ cần không đến nửa phút!
Kết quả là, kỵ binh của địch dưới hàng nghìn cây lão sáo đồng bắn dồn dập, đã trở thành bia sống người ngã ngựa đổ, giãy chết liên tục, máu đỏ nhuộm hồng cả cỏ xanh.
Ngải Năng Kỳ vội ra lệnh kỵ binh đình chỉ tiến công, chỉ huy quân xe tăng thổ tả "Thiết xa" sau thuẫn bài binh xuất kích.
Ngải Năng Kỳ đã cải tiến giáp luân xa để trở thành thứ xứng với tên gọi "thiết xa" rồi - 4 phía đều là bản sắt nặng và đất bùn dày, phía trước có một cái lổ có thể bắn hỏa súng đặc chế cực lớn, là loại hỏa pháo thu nhỏ, tầm bắn khoảng 300 mét. Chỉ có điều, do miệng súng lớn, nhồi lắp thuốc súng cần nhiều thời gian, trong khi phải thực hiện bên trong cái nhà sắt nhỏ hẹp này rất mất công sức, cho nên gần 5 phút mới bắn được một lần. Các mặt xung quanh thiết xa này có dùi những lổ nhỏ hơn, dùng để bắn hỏa súng và cường nỗ.