Trong cuộc sống có một số chuyện, khi chúng ta ngẩng đầu nhìn lại nó, sẽ phát hiện ra rất nhiều điềm báo chính xác cho thấy chuyện này sắp xảy ra, nhưng tại thời điểm ấy, địa điểm ấy, không có ai chú ý đến các dấu hiệu đó cả. Hoặc giả nếu có người nghĩ đến những điềm báo đó thì chuyện ấy lại không xảy ra nữa.
Khi Allan sắp rời thành phố J đến Thâm Quyến làm việc, hằng ngày Ngải Mễ đều lên kế hoạch làm thế nào để ở bên anh nhiều hơn. Và cũng ở thành phố J, còn có một cô gái khác cũng đang lên kế hoạch làm một việc cho chuyến đi xa của anh. Mặc dù mục đích của hai cô gái này đều là vì tình yêu nhưng cách thực hiện lại hoàn toàn khác nhau.
Hai cô gái này đều nhắm vào một ngày thứ Sáu của tháng Tư. Ngải Mễ dự định nửa đêm hôm đó sẽ gặp Allan và tận hưởng kỳ nghỉ cuối tuần lãng mạn, vì thứ Bảy bố mẹ cô về nhà bà nội, họ đi từ rất sớm, đến chiều Chủ nhật mới quay về, thế nên cả ngày thứ Bảy cô và Allan có thể ở bên nhau. Những lúc có thể hẹn hò ở nhà, Ngải Mễ thường lười đến công viên, cô thích nằm trên giường với Allan, thích làm gì thì làm, không thì cô có thể ngồi trong lòng anh nói chuyện. Họ còn có thể nấu ăn ở nhà, sống cuộc sống của đôi vợ chồng già cơm mắm dưa cà.
Jane cũng chọn đúng vào ngày thứ Sáu này, không ai biết tại sao cô lại chọn ngày hôm đó, vì trong nhật ký của cô không ghi điều đó, cô cũng không nói cho bất kỳ ai. Nếu buộc phải đưa ra lời dự đoán thì rất có thể là do tối hôm đó bố mẹ cô đi thăm một người bạn, chồng của người bạn đó mất vì bệnh ung thư. Nếu bố mẹ cô biết con gái mình đang nghĩ gì thì có thể họ không đi vắng vào tối thứ Sáu đó.
Allan – người có liên quan mật thiết đến kế hoạch của hai cô gái này cũng có kế hoạch riêng của mình ngày hôm đó. Sếp tương lai của anh là ông Trương từ Thâm Quyến đến thành phố J công tác, tối thứ Tư đã hẹn anh đi ăn, anh muốn mời giám đốc Trương ăn cơm để tỏ lòng hiếu khách, đồng thời cũng dẫn bạn cùng phòng là lão Đinh đến gặp giám đốc Trương, vì lão Đinh cũng rất muốn vào làm ở công ty ông Trương, thế là Allan và lão Đinh hẹn tối thứ Sáu sẽ mời giám đốc Trương đi ăn. Ba người đó cộng với hai người từ Thâm Quyến đến, tổng cộng là năm người, tối hôm đó hẹn nhau đi ăn vịt quay ở nhà hàng Toàn Tụ Đức, sau đó đi hát karaoke, nghe nói giám đốc Trương hát rất hay.
Đầu tiên Allan về nhà Giản Huệ, vì số tiền còn trong túi anh không nhiều, anh không biết bữa ăn buổi tối sẽ hết bao nhiêu nên quyết định về nhà lấy thêm ít tiền. Đúng lúc tiền nhân dân tệ ở nhà không còn nhiều, thế là anh mang ít đô la mà bố mẹ gửi cho đi đổi sang nhân dân tệ ở chợ đen trước cổng bưu điện.
Hôm đó Allan rất vội nên quên nói với mọi người trong nhà Giản Huệ tối nay anh đi ăn ở đâu, trong khi trước đây gần như lần nào anh cũng nói với họ, đây là thói quen tốt mà bố mẹ rèn cho anh, tức là bất luận đi đâu cũng phải nói với người trong nhà, đề phòng có chuyện gì cần tìm, sẽ biết anh đang ở đâu.
Anh thay quần áo xong xuôi liền đi lấy tiền đô, lúc chuẩn bị ra cửa, Jane đến phòng anh, nói chuyện với anh mấy câu rồi tựa vào cửa phòng, mỉm cười, nói: “Chàng rể trẻ, tôi đã nghĩ kĩ rồi, tôi chuẩn bị đi đây, đến cách đi thế nào tôi cũng đã nghĩ rồi.” Sau đó cô làm động tác cắt mạch máu ở cổ tay, dáng vẻ rất khoan thai, nho nhã. Allan tưởng cô đùa, hơn nữa lại đang vội đi nên đùa lại một câu: “Nàng đi trước, tôi theo sau.” Nói xong, anh nhớ đến công việc sắp bắt đầu của mình, còn dịch thêm: “You go first. I’ll follow you.”
Câu nói khiến anh hối hận suốt đời này đã được anh nói ra tỉnh bơ lúc ấy. Sau đó Jane liền cười mấy tiếng rồi tránh cho Allan vội vã rời khỏi nhà, đạp xe đến thẳng bưu điện.
Tối hôm ấy Ngải Mễ cũng có cuộc gặp gỡ bạn bè, nên cô và Allan đã hẹn nửa đêm sẽ gặp nhau ở nhà cô, bảo anh đợi đến khi bố mẹ cô ngủ rồi hãy đến, như thế có thể trốn ngay trước mắt “giặc” và mai phục đến sáng hôm sau, đợi bố mẹ đi rồi, sẽ chiếm thành lũy của “giặc”.
Nếu thời ấy điện thoại di động phổ biến như hiện nay thì có thể cả câu chuyện này đã có sự thay đổi lớn. Chỉ tiếc là Ngải Mễ không những không có điện thoại di động, Allan cũng thế. Nhà có điện thoại nhưng không lưu được lời nhắn, không có màn hình ID hiển thị, đến giờ nghĩ lại, thật sự có thể nói là ngành thông tin liên lạc lạc hậu đã gây ra bi kịch đó.
Khi Ngải Mễ tụ tập bạn bè về đã là hơn mười giờ, mẹ cô nói: “Lúc hơn ám giờ có cô bạn gái gọi điện thoại cho con ba lần, hỏi tên thì không chịu nói, hỏi có cần nhắn gì không thì lại bảo không cần.”
Ngải Mễ tự hỏi, không biết ai vậy nhỉ? Mấy cô bạn gái thân đều vừa gặp nhau xong, thực sự không nghĩ ra ai gọi điện thoại cho cô mấy lần, lại còn không chịu để lại tên. Cuối cùng cô nghĩ chắc là Jane, nhưng cô không thể giải thích tại sao mỗi lần gọi điện thoại Jane lại không chịu nói tên mình. Cô không biết hôm nay Jane tìm cô có việc gì, có lẽ lại lo cho Thành Cương, nhưng bây giờ muộn quá rồi, ngày mai gọi điện thoại hỏi Jane sau vậy.
Điều này cũng đã trở thành câu hỏi mãi mãi không có câu trả lời trong lòng Ngải Mễ. Nếu hôm đó cô không có buổi gặp gỡ bạn bè thì sẽ thế nào? Có thể cô sẽ nhận được điện thoại của Jane, nói cho cô ấy biết Allan đang ở đâu, như thế Jane sẽ tìm thấy Allan, bi kịch đó sẽ không xảy ra nữa. Nhưng có thể là cô sẽ nổi cơn tam bành, cố tình không cho Jane biết địa điểm Allan đang ở, như thế cô sẽ trở thành kẻ tội đồ mưu sát Jane.
Một bi kịch đã để lại quá nhiều chữ “nếu”, mỗi người có liên quan đều mong muốn dùng chữ “nếu” để thay đổi lịch sử. Chỉ tiếc là người đời được phép bình luận lịch sử nhưng lại không thể thay đổi lịch sử.
Mãi cho đến hơn mười hai giờ, Allan mới đến nhà Ngải Mễ. Cô đứng trên cửa sổ ngóng xuống đã lâu lắm rồi, vì cô phải mở cửa cho anh khi anh đến. Cô thấy Allan đạp xe vào sân, bèn rón rén chạy ra mở cửa, xuống cầu thang đón anh rồi hai đứa lại rón rén lên nhà.
Lúc Allan đi tắm, Ngải Mễ cũng theo vào đứng bên cạnh nhìn Allan cởi quần áo, cô định cứ nhìn như thế đến khi anh đỏ mặt thì thôi. Hiện giờ anh đã không còn dễ đỏ mặt như hồi đầu, thậm chí nhiều lúc cô còn đỏ mặt trước. Khi đã cởi gần hết, Allan liền ghé sát vào tai cô nói: “Ra đi, mang quần áo của anh ra luôn, không anh tắm lại ướt hết em. Hay là em cũng cởi quần áo ra?”
Cô đón lấy quần áo của Allan rồi nói: “Thế anh đừng chốt cửa.” Rồi cô nhón chân đi vào phòng ngủ, giấu quần áo của Allan trong tủ, cởi hết quần áo mình ra, chỉ mặc một chiếc váy ngủ và quay trở lại nhà tắm. Cô nghe thấy tiếng Allan xả nước, rồi cô gõ cửa, anh liền dừng lại nhưng không mở cửa.
“Mở đi, em đây.” Ngải Mễ thì thào.
Allan liền hé cửa ra, Ngải Mễ bèn chui vào, cởi váy ngủ cho vào một cái túi nilon, sau khi treo túi lên cửa liền khoanh hai tay trước ngực, nhìn Allan chằm chằm. Anh không nói gì, kéo tay cô ra, xả nước trên trước ngực và sau lưng cô.
Tầm chín giờ sáng hôm sau, Ngải Mễ tỉnh giấc, mặc dù muốn đi vệ sinh nhưng cô chưa muốn dậy, sợ làm Allan thức giấc, nhưng rồi anh cũng mở mắt ra ngay.
“Em làm anh tỉnh giấc à?” Ngải Mễ tò mò hỏi. “Nhưng em đã cựa quậy gì đâu.”
“Anh biết là em không cựa quậy, nhưng lạ lắm ấy, em cứ tỉnh giấc là anh biết, kiểu như có người báo cho anh trong mộng vậy.”
“Có phải anh không ngủ được không?”
Khi Allan sắp rời thành phố J đến Thâm Quyến làm việc, hằng ngày Ngải Mễ đều lên kế hoạch làm thế nào để ở bên anh nhiều hơn. Và cũng ở thành phố J, còn có một cô gái khác cũng đang lên kế hoạch làm một việc cho chuyến đi xa của anh. Mặc dù mục đích của hai cô gái này đều là vì tình yêu nhưng cách thực hiện lại hoàn toàn khác nhau.
Hai cô gái này đều nhắm vào một ngày thứ Sáu của tháng Tư. Ngải Mễ dự định nửa đêm hôm đó sẽ gặp Allan và tận hưởng kỳ nghỉ cuối tuần lãng mạn, vì thứ Bảy bố mẹ cô về nhà bà nội, họ đi từ rất sớm, đến chiều Chủ nhật mới quay về, thế nên cả ngày thứ Bảy cô và Allan có thể ở bên nhau. Những lúc có thể hẹn hò ở nhà, Ngải Mễ thường lười đến công viên, cô thích nằm trên giường với Allan, thích làm gì thì làm, không thì cô có thể ngồi trong lòng anh nói chuyện. Họ còn có thể nấu ăn ở nhà, sống cuộc sống của đôi vợ chồng già cơm mắm dưa cà.
Jane cũng chọn đúng vào ngày thứ Sáu này, không ai biết tại sao cô lại chọn ngày hôm đó, vì trong nhật ký của cô không ghi điều đó, cô cũng không nói cho bất kỳ ai. Nếu buộc phải đưa ra lời dự đoán thì rất có thể là do tối hôm đó bố mẹ cô đi thăm một người bạn, chồng của người bạn đó mất vì bệnh ung thư. Nếu bố mẹ cô biết con gái mình đang nghĩ gì thì có thể họ không đi vắng vào tối thứ Sáu đó.
Allan – người có liên quan mật thiết đến kế hoạch của hai cô gái này cũng có kế hoạch riêng của mình ngày hôm đó. Sếp tương lai của anh là ông Trương từ Thâm Quyến đến thành phố J công tác, tối thứ Tư đã hẹn anh đi ăn, anh muốn mời giám đốc Trương ăn cơm để tỏ lòng hiếu khách, đồng thời cũng dẫn bạn cùng phòng là lão Đinh đến gặp giám đốc Trương, vì lão Đinh cũng rất muốn vào làm ở công ty ông Trương, thế là Allan và lão Đinh hẹn tối thứ Sáu sẽ mời giám đốc Trương đi ăn. Ba người đó cộng với hai người từ Thâm Quyến đến, tổng cộng là năm người, tối hôm đó hẹn nhau đi ăn vịt quay ở nhà hàng Toàn Tụ Đức, sau đó đi hát karaoke, nghe nói giám đốc Trương hát rất hay.
Đầu tiên Allan về nhà Giản Huệ, vì số tiền còn trong túi anh không nhiều, anh không biết bữa ăn buổi tối sẽ hết bao nhiêu nên quyết định về nhà lấy thêm ít tiền. Đúng lúc tiền nhân dân tệ ở nhà không còn nhiều, thế là anh mang ít đô la mà bố mẹ gửi cho đi đổi sang nhân dân tệ ở chợ đen trước cổng bưu điện.
Hôm đó Allan rất vội nên quên nói với mọi người trong nhà Giản Huệ tối nay anh đi ăn ở đâu, trong khi trước đây gần như lần nào anh cũng nói với họ, đây là thói quen tốt mà bố mẹ rèn cho anh, tức là bất luận đi đâu cũng phải nói với người trong nhà, đề phòng có chuyện gì cần tìm, sẽ biết anh đang ở đâu.
Anh thay quần áo xong xuôi liền đi lấy tiền đô, lúc chuẩn bị ra cửa, Jane đến phòng anh, nói chuyện với anh mấy câu rồi tựa vào cửa phòng, mỉm cười, nói: “Chàng rể trẻ, tôi đã nghĩ kĩ rồi, tôi chuẩn bị đi đây, đến cách đi thế nào tôi cũng đã nghĩ rồi.” Sau đó cô làm động tác cắt mạch máu ở cổ tay, dáng vẻ rất khoan thai, nho nhã. Allan tưởng cô đùa, hơn nữa lại đang vội đi nên đùa lại một câu: “Nàng đi trước, tôi theo sau.” Nói xong, anh nhớ đến công việc sắp bắt đầu của mình, còn dịch thêm: “You go first. I’ll follow you.”
Câu nói khiến anh hối hận suốt đời này đã được anh nói ra tỉnh bơ lúc ấy. Sau đó Jane liền cười mấy tiếng rồi tránh cho Allan vội vã rời khỏi nhà, đạp xe đến thẳng bưu điện.
Tối hôm ấy Ngải Mễ cũng có cuộc gặp gỡ bạn bè, nên cô và Allan đã hẹn nửa đêm sẽ gặp nhau ở nhà cô, bảo anh đợi đến khi bố mẹ cô ngủ rồi hãy đến, như thế có thể trốn ngay trước mắt “giặc” và mai phục đến sáng hôm sau, đợi bố mẹ đi rồi, sẽ chiếm thành lũy của “giặc”.
Nếu thời ấy điện thoại di động phổ biến như hiện nay thì có thể cả câu chuyện này đã có sự thay đổi lớn. Chỉ tiếc là Ngải Mễ không những không có điện thoại di động, Allan cũng thế. Nhà có điện thoại nhưng không lưu được lời nhắn, không có màn hình ID hiển thị, đến giờ nghĩ lại, thật sự có thể nói là ngành thông tin liên lạc lạc hậu đã gây ra bi kịch đó.
Khi Ngải Mễ tụ tập bạn bè về đã là hơn mười giờ, mẹ cô nói: “Lúc hơn ám giờ có cô bạn gái gọi điện thoại cho con ba lần, hỏi tên thì không chịu nói, hỏi có cần nhắn gì không thì lại bảo không cần.”
Ngải Mễ tự hỏi, không biết ai vậy nhỉ? Mấy cô bạn gái thân đều vừa gặp nhau xong, thực sự không nghĩ ra ai gọi điện thoại cho cô mấy lần, lại còn không chịu để lại tên. Cuối cùng cô nghĩ chắc là Jane, nhưng cô không thể giải thích tại sao mỗi lần gọi điện thoại Jane lại không chịu nói tên mình. Cô không biết hôm nay Jane tìm cô có việc gì, có lẽ lại lo cho Thành Cương, nhưng bây giờ muộn quá rồi, ngày mai gọi điện thoại hỏi Jane sau vậy.
Điều này cũng đã trở thành câu hỏi mãi mãi không có câu trả lời trong lòng Ngải Mễ. Nếu hôm đó cô không có buổi gặp gỡ bạn bè thì sẽ thế nào? Có thể cô sẽ nhận được điện thoại của Jane, nói cho cô ấy biết Allan đang ở đâu, như thế Jane sẽ tìm thấy Allan, bi kịch đó sẽ không xảy ra nữa. Nhưng có thể là cô sẽ nổi cơn tam bành, cố tình không cho Jane biết địa điểm Allan đang ở, như thế cô sẽ trở thành kẻ tội đồ mưu sát Jane.
Một bi kịch đã để lại quá nhiều chữ “nếu”, mỗi người có liên quan đều mong muốn dùng chữ “nếu” để thay đổi lịch sử. Chỉ tiếc là người đời được phép bình luận lịch sử nhưng lại không thể thay đổi lịch sử.
Mãi cho đến hơn mười hai giờ, Allan mới đến nhà Ngải Mễ. Cô đứng trên cửa sổ ngóng xuống đã lâu lắm rồi, vì cô phải mở cửa cho anh khi anh đến. Cô thấy Allan đạp xe vào sân, bèn rón rén chạy ra mở cửa, xuống cầu thang đón anh rồi hai đứa lại rón rén lên nhà.
Lúc Allan đi tắm, Ngải Mễ cũng theo vào đứng bên cạnh nhìn Allan cởi quần áo, cô định cứ nhìn như thế đến khi anh đỏ mặt thì thôi. Hiện giờ anh đã không còn dễ đỏ mặt như hồi đầu, thậm chí nhiều lúc cô còn đỏ mặt trước. Khi đã cởi gần hết, Allan liền ghé sát vào tai cô nói: “Ra đi, mang quần áo của anh ra luôn, không anh tắm lại ướt hết em. Hay là em cũng cởi quần áo ra?”
Cô đón lấy quần áo của Allan rồi nói: “Thế anh đừng chốt cửa.” Rồi cô nhón chân đi vào phòng ngủ, giấu quần áo của Allan trong tủ, cởi hết quần áo mình ra, chỉ mặc một chiếc váy ngủ và quay trở lại nhà tắm. Cô nghe thấy tiếng Allan xả nước, rồi cô gõ cửa, anh liền dừng lại nhưng không mở cửa.
“Mở đi, em đây.” Ngải Mễ thì thào.
Allan liền hé cửa ra, Ngải Mễ bèn chui vào, cởi váy ngủ cho vào một cái túi nilon, sau khi treo túi lên cửa liền khoanh hai tay trước ngực, nhìn Allan chằm chằm. Anh không nói gì, kéo tay cô ra, xả nước trên trước ngực và sau lưng cô.
Tầm chín giờ sáng hôm sau, Ngải Mễ tỉnh giấc, mặc dù muốn đi vệ sinh nhưng cô chưa muốn dậy, sợ làm Allan thức giấc, nhưng rồi anh cũng mở mắt ra ngay.
“Em làm anh tỉnh giấc à?” Ngải Mễ tò mò hỏi. “Nhưng em đã cựa quậy gì đâu.”
“Anh biết là em không cựa quậy, nhưng lạ lắm ấy, em cứ tỉnh giấc là anh biết, kiểu như có người báo cho anh trong mộng vậy.”
“Có phải anh không ngủ được không?”