Hồi tấm bé mỗi lúc tôi được nghỉ hè, tôi hay ngồi bên cạnh nội nghe nội kể về những câu chuyện ngày xưa. Nội hay kể cho ba mẹ tôi và chúng tôi nghe về cuộc chiến ngày ấy. Cái ngày mà cha của nội mất, cái ngày mà nội chính thức trở thành một đứa trẻ mồ côi không cha không mẹ, không còn ai để nương tựa.
Buổi chiều năm đó, bom rời đầy đầu ngọn núi phía sau nhà, khói lửa mịt mù chẳng biết đâu là ngày hay đêm. Tiếng động cơ máy bay lượn quanh bầu trời khiến cho lũ trẻ trong xóm sợ hãi chui rúc mình dưới hầm trú bom.
Nội ôm chặt đứa em họ mới 1 tuổi vào trong lòng, tiếng bom nổ đến điếc tai khiến đứa trẻ sợ hãi khóc mãi không ín. Nhìn xung quanh hầm trú chỉ toàn những đứa trẻ, chẳng ai thấy người lớn đâu cả. Đứa nào đứa nấy cũng sợ run cả người, có mấy đứa gan dạ nhìn mặt bọn nó cứ trơ trơ ra. Chắc một phần vì bọn nó cũng đã quen với cái cảnh này rồi.
Mà cũng đúng, vì đứa nào được sinh ra trong thời chiến mà chẳng từng chứng kiến mưa đạn bom rơi. Có đứa đi lội sông bắt cá chẳng may đạp phải quả mìn rồi nổ mất xác. Người nhà đi tìm thi thể để đem về chôn cất mà cũng đành bất lực quay về, vì chẳng tìm được gì ngoài những mãnh vụn đỏ au đã chìm xuống đáy sông.
Không biết đã bao nhiêu tiếng trôi qua, đứa em họ nội đang ôm cũng không còn quấy khóc nữa. Nội cũng mệt mỏi mà dựa vào vách thiu thiu nhắm mắt. Ngoài kia tiếng máy bay cứ rít bên tai, mùi khét cứ sộc vào mũi, chẳng biết là mùi cháy của rôm rạ hay mùi khét của xác thịt đồng bào đang ngã xuống.
Lại mấy tiếng trôi qua, đã chẳng còn nghe tiếng bom nổ nữa, mấy chiếc máy bay như đàn quạ sau khi đã rỉa xong xác lại quay về hàng ổ của bọn chúng nghỉ ngơi chờ đợi nhưng con mồi tiếp theo. Mọi thứ thật yên lặng, rồi nắp hầm cũng được mở ra, chỉ còn vài người lớn mặt mũi đem nhèm nhìn lũ trẻ với ánh mắt nghẹn ngào.
Chú Ba đứng giữa mấy người lớn lên tiếng “Đứa nào có gan, không sợ chết thì đi theo tao ra nhặt xác người nhà.”
Chú đứng đó nhìn bọn nhóc một hồi, ánh mắt thất thần rồi cũng không giải thích gì thêm. Chắc có lẽ chú biết dù có nói thêm bao nhiều từ hay ho thì cũng chẳng thể xóa bỏ hiện thực tàn khốc trước mắt.
Nội chạy lại kéo vào gốc áo của chú Ba, hai mắt đỏ hoe, sống mũi cay sém hỏi chú “Chú Ba, cha con đi cùng chú đâu rồi?”
Chú Ba nhìn nội ánh mắt đầy vẻ thương xót “Cha mày bị chúng nó bắn chết trên sông rồi, nếu mày không sợ thì giờ theo tao ra kéo xác cha mày về. Bây giờ mới qua nửa đêm bọn nó cũng rút đi bớt rồi, chỉ còn lại mấy thằng đi tuần đêm, nếu mà đợi đến sáng thì không đưa xác về được đâu.”
Nghe xong câu này cả thế giới trong mắt nội như vỡ vụn, nước mắt cứ ứa ra làm nhòe đi tầm nhìn của hai mắt, tim của nội đau thắt lại, có thứ gì đó nghẹn lại nơi cổ họng, chưa ăn gì mà miệng lưỡi bỗng chua chát đến lạ.
Ông cố chính là người thân duy nhất của nội, là cả thế giới của nội, là hy vọng là tương lại của nội. Ngay giờ phút khi ông cố ngã xuống về với đất mẹ thiên liêng, thì nội cũng chính thức mất đi tất cả. Nội bảo nội giận ông cố lắm, giận vì đã bỏ lại nội một mình trong những ngày bom đạn, giận vì chẳng kịp nói lời tạm biệt đã xa cách âm dương.
Nhưng nội lại càng giận bọn giặc Mỹ và bọn tay sai của nó, chúng nó đứa bom đan đến nơi này, chúng nó cướp bóc, tàn sát mọi người. Chúng nó dửng dưng dẫm đạp lên xác chết của đồng bào, để cho mặc xác người phơi mình giữa cái nắng gắt của ngày hè rồi dẫn thối rửa, để cho quạ rỉa chim tha. Chứ nhất quyết không cho ai lấy xác về chôn.
Nội nhìn chú Ba câu nói ra tới miệng lại cứ nghẹn lại trong cổ mãi mới phát ra thành tiếng “Chú ba dắt con theo với, con không sợ đâu!”
Nhìn thấy ánh mắt kiên định của nội, chú Ba cũng không nói gì thêm, xung quanh cũng có mấy đứa nữa đòi đi theo. Nội ôm em họ đưa cho một đứa con gái gần nhà hay chơi chung với nội, rồi theo sau chú Ba ra ngoài.
Ngoài trời tối đen như mực, phía bên kia sông còn sót lại mấy đốm lửa to nhỏ khác nhau, tiếng gió lùa qua vạt áo mỏng mang theo mùi khét đến tê dại lòng người. Xác chết nằm la liệt từ mặt đất đến bờ sông, có máy cái xác nổi lình bình trên mặt nước.
Chú Ba đưa tay chỉ ra một cái xuồng nổi lềnh bềnh ở giữa sông “Con Hai theo tao ra đó vớt xác cha mày về, mấy đứa còn lại theo thằng Bảy tìm quanh bờ sông, nghe thấy người thì núp cho kỹ, chúng nó mà thấy được thì bắn chết cả lũ.”
Chú Ba đưa theo nội lội qua chiếc xuồng đang trôi, làng nước lạnh ngắc còn có mùi tanh của máu, nội vừa bơi vừa ngó nghiêng xung quanh, không dám tạo ra bất cứ tiếng động nào. Bơi đến gần xuồng chú Ba kéo nội lên trước, nội leo lên lật cái xác đang nằm úp trong lòng vẫn ôm chút hy vọng.
Rồi khi nhìn thấy khuôn mặt người đã mất trong lòng nội chẳng còn ôm bất cứ hy vọng nào nữa, hiện tại chỉ còn lại sự mệt mỏi và bất lực. Chỉ mới mười hai tuổi mà nội đã chứng kiến bao nhiêu cái chết của người thân, thật đau đớn và phẫn uất.
Cái xác lạnh ngắc nhưng máu vẫn còn đang chảy, trên thân xác người cha đã mất còn lưu lại mấy viên đạn đang găm trên ngực, hai tay ông còn đang ôm khẩu súng trường nằm cạnh một lu gạo đã bị bắn vỡ. Như thể dù có chết cũng phải đứng lên chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Mặc dù đã mất nhưng ông ấy vẫn là một người cha đáng tự hào, một người anh hùng của dân tộc.
Chưa kịp định thần lại thì chú Ba nói khẽ “Mày kéo xác cha mày xuống đây tao đưa nó vào bờ, còn cây xúng mày bắt chéo lên lưng mang đi. Lẹ lên không chúng nó đi tuần mà bắt được là tao với mày toi đời.”
Nghe lời chú Ba nội kéo vội xác cha xuống nước, chú Ba cổng cái xác trên lưng lội là là đi theo dọc con sông xuống sâu đến cuối đường rồi mới dám bơi lại gần bờ. Leo lên bờ, chú Ba giúp nội cổng xác cha ra sau nhà, may sao đường đi vắng tanh cộng thêm khỏi bụi mịt mờ nên tầm nhìn cũng bị hạn chế.
Chú Ba và nội lấy cây cuốc trong nhà cùng đào một cái hố nhỏ rồi đem thi thể đặt xuống bên dưới lớp đất. Nội quỳ bên cạnh mộ cha khóc rưng rức, trong nhà chả có gì ngoài bốn vách tranh đến mảnh chiếu đắp thân cho cha cũng chẳng có.
Chú Ba xoa đầu nội giọng nói nhẹ nhàng “Thôi nín đi con, tính ra cha mày còn được chết tử tế chứ có mấy lần tao đi vớt xác, có xác thì cháy đen chả thấy mặt mũi, có xác thì mất tay mất chân không được nguyên vẹn. Đem được xác cha mày về chôn cất đã là tốt lắm rồi con ạ.”
Kể tới đây hai mắt nội rưng rưng, cho dù đã mấy chục năm trôi qua thì nổi đau mất người nhà vẫn còn nguyên đó. Tôi cũng chẳng thể hiểu được tâm trạng lúc đó của nội như nào, cũng chưa từng trải qua những chuyện kinh khủng như vậy. Nhưng tôi biết chiến tranh sẽ tạo ra cảnh tượng địa ngục trần gian, sẽ tạo ra khổ đau và mất mát.
Hè năm nay lại đến, nội tôi ngồi cạnh bậc cửa ngoài hiên một tay vừa lặt rau vừa kể cho bọn tôi nghe chuyện này đó. Tôi và mấy đứa em nữa ngồi chụm lại quanh nội, đứa nào đứa nấy đều tập trung lắng nghe, lâu lâu còn cùng nhau cười lên khách khách.