Quảng Thắng đeo ba lô đi phía sau đã nhìn ra vấn đề. Chạy đến bên cạnh Vạn Nhân, gã nháy mắt: “Tôi bảo nè tiến sĩ, Thanh Hà Vương gì gì kia ở trong tù nghẹn đến mức lỗ nào cũng chui thì không nói làm gì đi, nhưng sao một tiến sĩ như anh mà cũng không ngại thối bon chen vậy hả?”
Tiến sĩ ném cho Quảng Thắng đại ca một cái liếc sâu xa khó lường, ánh mắt kia khiến Quảng Thắng phải ngậm miệng lại ngay tắp lự. Gã xoa xoa cánh tay, ngượng ngùng cười đỡ lời: “Mẹ nó, khu rừng quỷ quái này lạnh ghê!”
Đây cũng không hẳn là Quảng Thắng đánh trống lảng, lúc này họ đang ở chân núi phía bắc dãy Đại Hưng An, đi lên núi tựa như đi vào một căn phòng máy lạnh tự nhiên, dù đã mặc áo khoác dày, họ vẫn cảm thấy lạnh đến thấu xương.
Có điều, nếu phòng tầm mắt nhìn lại, sẽ thấy màu xanh trải khắp núi rừng, bạch dương và thông mọc xen kẽ. Giữa những tầng xanh biếc điểm xuyết vài thứ quả dại không tên. Dưới chân là dòng suối róc rách không ngừng, vang vọng giữa những vách đá, thỉnh thoảng còn có một chú chim trĩ mang theo cái đuôi thật dài đứng hót trên ngọn cây bên đường. (chim trĩ có hót à =.=)
Mặc dù Thủy Căn là trẻ con nông thôn, nhưng Quân Sơn là nơi chó ăn đá gà ăn sỏi, sao có thể sánh với núi Đại Hưng An được xưng là “tụ bảo bồn” (chậu châu báu) này, nên cậu cũng phải say mê trước cảnh rừng xanh mây trắng tráng lệ này.
Thật ra thì Vạn Nhân đã tách ra khỏi đoàn khách du lịch, cố ý đi lối khác, lộ trình không như du khách bình thường đi.
Tiến về phía trước thêm một đoạn, trên mặt đất, lá rụng chất thành đống đến quá đầu gối.
Khi mấy người đang gian nan tiến lên, một bóng đen bất thình lình xẹt qua trước mặt họ.
Thiệu lập tức cảnh giác kéo Thuỷ Căn lại, đứng im tại chỗ. Với thị giác nhạy bén, hắn lập tức phát hiện có người trốn trong rừng.
Con mắt hắn híp lại, hắn vừa định đi về phía trước thăm dò, thì một mũi tên gỗ bất chợt bắn ra từ trong rừng, nhắm ngay chóc chân phải đang dợm bước ra của Thiệu, và một cái bẫy thú bất ngờ bật ra từ giữa đống là mục, “rắc” một tiếng khép chặt lại.
Nếu Thiệu đi tiếp một bước nữa, thì có khi một cái chân của Vương gia đã phải gửi lại giữa biển rừng mênh mông này rồi cũng nên.
Đúng lúc này, một thanh niên cường tráng từ trong rừng ló đầu ra, hắn mặc một cái áo rộng thùng thình, chân đi giày da thú, có vẻ là trang phục của một thợ săn vùng núi. Xem ra mũi tên đó là do hắn bắn. Thiệu hận nhất kẻ dám bắn lén hắn, nhìn thanh niên vừa xuất hiện, ngay lập tức hắn vọt qua bẫy thú, quyền phong nhắm thẳng vào thanh niên. Không ngờ thợ săn nọ trông quê mùa vậy mà phản ứng cũng rất nhanh, khiến Thiệu ta vồ ếch.
Tên này, Thiệu sửng sốt. Hắn đứng vững lại, quan sát từ trên xuống dưới thợ săn kia. Vừa nãy hai người chỉ đấu qua một chiêu, nhưng thân pháp mà thợ săn kia dùng rõ ràng là nã pháp Thác Bạt gia truyền.
Chả nhẽ nghìn năm sau bác đấu thuật gia truyền (vật gia truyền =))) cũng thành quyền pháp cho toàn dân tập thể dục rồi?
Lúc này Thuỷ Căn cũng đã chạy tới nơi, căng thẳng kéo tay Thiệu nói: “Ngươi đừng có độp phát đã ra tay với người ta chứ! Ta thấy hắn cũng có ý tốt mà, thấy ngươi suýt giẫm lên bẫy thú, sợ nói thì không kịp nên mới nhanh tay bắn một phát để… để nhắc nhở.” Nói đến đây, Thuỷ Căn cũng đã hiểu được vị sơn dân nọ đáng sợ đến thế nào, miệng tên này còn có thể lười đến mức nào chứ!
Thợ săn nọ trừng Thiệu một cái sắc lẻm, rồi xoay người muốn rời đi. Thiệu đột nhiên liến thoắng nói với hắn một câu.
Gã thợ săn quay phắt người lại, sửng sốt trừng Thiệu, và cũng liến thoắng đáp lại một câu.
Nhìn hai người như thể nhìn thần tiên trên trời, Thủy Căn quay sang hỏi Vạn Nhân: “Hai nguời bọn họ nói tiếng Nga hử?”
Vạn Nhân chăm chú nghe họ lời qua tiếng lại, sau đó nhẹ giọng đáp: “Không phải, thứ tiếng bọn họ đang nói chính là tiếng Tiên Ti đã thất truyền.”
Thuỷ Căn buồn bực, gì thì gì cậu cũng là hoàng đế Tiên Ti cơ mà, sao chả hiểu nổi lấy một câu vậy chớ?
“Sao ta nghe không hiểu vậy? Hơn nữa trước kia trong giấc mộng ta thấy, cũng toàn là nói tiếng người mà, ta có thể nghe hiểu hết mà.”
Vạn Nhân cười: “Nếu như cậu đầu thai làm người Anh, người trong ảo cảnh hiển nhiên sẽ nói tiếng London, ảo giác là do sóng điện não tiếp thu tín hiệu từ trường, có chịu hạn chế về ngôn ngữ bao giờ?”
Đúng lúc này, đằng kia cũng đã huyên thuyên xong. Đại ca thợ săn sửa lại dáng vẻ lãnh khốc, kích động quỳ xuống thi lễ với Thiệu.
Hoá ra chàng thanh niên tên Tô Bất Đạt này là nguời tộc Ngạc Luân Xuân.
Trước nay Thủy Căn chưa từng nghe nói về tộc người này bao giờ, song theo lời giải thích của tiến sĩ Vạn, thì tộc người này nhiều đời sống ở vùng núi Đại Hưng An, và bởi vì bị quân xâm lược Nhật giết hại trong thời kỳ kháng Nhật, họ chỉ còn lại hơn 1000 người, là dân tộc “ít người” đúng nghĩa đen.
Sau khi Trung Quốc giải phóng, ngày nay tộc Ngạc Luân Xuân không còn duy trì cuộc sống xã hội nguyên thuỷ nữa. Phần lớn tộc nhân đã an cư ở thôn trấn dưới chân núi, sống cuộc sống định cư. Theo thời gian, bọn họ cũng đã bỏ truyền thống lấy săn bắn làm nghề chính, cho nên không còn ai đặt bẫy săn trên núi Đại Hưng An nữa rồi.
Thế nhưng dường như chàng thanh niên này đã tránh được sự phát hiện của người tuần núi, ẩn cư ở nơi đây đã nhiều năm.
Bởi vì mấy người bọn họ đi con đường chưa được khai phá, nên tốn không ít thời gian, lúc này mặt trời đã ngả về tây, bụng cũng đã kêu đói ầm ĩ lên rồi.
Cuối cùng cũng có chỗ dừng chân cho bữa cơm tối hôm nay. Thanh niên hào phóng lấy từ trong lều vải đơn sơ ra con hươu vừa mới săn được. Cắt một miếng thịt hươu, đem dạ dày hươu ra bờ suối rửa sạch, cho nước suối mát lành và miếng thịt hươu vào đó, rồi bỏ muối vào, cuối cùng đặt cái dạ dày hươu đã căng đầy này lên ngọn lửa và nướng.
Chỉ chốc lát sau, từng làn hương toả ra từ cái dạ dày đã được nướng cháy đen như than. Thanh niên lấy dao cắt cái dạ dày hươu ra, rồi gọi mọi người tới cùng ăn.
Không hề khách khí, Thiệu đưa tay cầm lấy một miếng thịt và bỏ tọt vào trong miệng. Ngay cả tiến sĩ Vạn tao nhã cũng không buồn mượn bộ đồ ăn, rửa sạch tay xong, y liền cầm lấy miếng thịt chín hãy còn nóng rẫy ăn luôn.
Thế là Thuỷ Căn và Quảng Thắng cũng làm theo, mấy tên con trai thoáng cái đã ăn sạch không chừa một mẩu.
Nhìn mọi nguời ăn sạch sành sanh món mình làm, thanh niên rất vui vẻ, và lại lấy từ trong lều vải ra thịt hươu hun khói, một ít bánh màu vàng vàng, và quan trọng nhất là còn có ba bình rượu Thiêu Đao Tử.
Hắn gác mấy cái bánh lên bếp lửa để nướng, sau đó kẹp thịt hun khói vào và đưa cho Thiệu.
Những kiểu ăn thiếu văn minh này rất hợp với khẩu vị của Thiệu. Loáng cái hắn đã ăn hết cái bánh. Sau đó mọi nguời bắt đầu ăn thịt, uống rượu.
Thuỷ Căn nếm một ngụm, cay chết mịa đi được, cảm thấy cổ họng như muốn bốc cháy. Quay sang nhìn Thiệu, ấy vậy mà mặt hắn không hề đổi sắc, hắn nốc cả một bát rượu quê vào miệng, rồi nhìn mọi người. Thấy Vương huynh đang nhấp nhấp chút rượu y chang tiểu cô nương, hắn liền há miệng cười to.
Thuỷ Căn khẽ cắn môi, bắt chước Thiệu nốc nguyên một bát vào trong miệng, và bị sặc đến đỏ mặt tía tai. Vạn Nhân liền thân thiết đưa cho cậu một chai nước khoáng, Thuỷ Căn không khỏi cảm kích cười với y.
Thiệu thấy cảnh ấy, khuôn mặt tươi cười hiếm hoi lập tức sầm xuống, hắn lại “ừng ực ừng ực” uống một bát rượu nữa.
Quảng Thắng uống nhiều nhất, toét miệng kể lể với Vạn Nhân đường đời lưu manh long đong lận đận của mình.
Còn Vạn Nhân chỉ chạm môi tượng trưng, cũng không uống nhiều lắm. Thấy Quảng Thắng rượu vào lời ra, cứ bám lấy y không tha, y bèn giơ một ngón tay điểm huyệt ngủ của gã luôn.
Tới khi tất cả mọi người ăn uống no đủ rồi, lúc bấy giờ mới bắt đầu ngồi xuống nói chuyện. Hoá ra vừa nãy thấy người thanh niên dùng công phu Thác Bạt gia truyền, Thiệu mới thử dùng tiếng Tiên Ti nói chuyện với hắn.
Thử xong mới biết, thanh niên nọ té ra cũng biết một ít tiếng Tiên Ti đơn giản. Và đồng thời hắn cũng biết, gia tộc của thanh niên đã đóng ở đây đời này qua đời khác để đợi một người tên là Thác Bạt Thiệu.
Mặc dù sau giải phóng, tập quán sinh hoạt của người Ngạc Luân Xuân đã thay đổi rất nhiều, nhưng gia tộc của thanh niên vẫn luôn chọn ra một người để trốn trong rừng rậm, chờ đợi sự xuất hiện của nhân vật trong truyền thuyết ấy.
Thuỷ Căn không thắng nổi hơi rượu, nằm tựa lên ba lô. Không biết vì sao cậu lại nghĩ tới vị lão hoà thượng trên Huyền Không Tự, lẽ nào tổ tiên của Tô Bất Đạt cũng đã nhận sự uỷ thác của Thác Bạt Tự?
Lúc này, Vạn Nhân bỗng xen vào: “Giờ ngươi đợi được Thác Bạt Thiệu rồi, có thể đưa chúng ta đi động Dát Tiên rồi phải không?”
Vừa nghe thấy ba chữ “động Dát Tiên”, khuôn mặt vẫn luôn tươi cười của Tô Bất Đạt bỗng chốc biến sắc, cái bánh trong tay rơi bộp xuống đất, lăn vài vòng.
Vạn Nhân và Thiệu nhìn nhau, dường như cũng không hiểu vì sao hắn lại biến sắc như vậy.
Một lúc lâu sau, Tô Bất Đạt mới nhặt cái bánh lên, lấy tay phủi bụi, rồi lại đặt nó lên lửa sấy qua.
Nhận ra Thiệu không hiểu tiếng Ngạc Luân Xuân sau này, hắn bèn kể lại câu chuyện xưa được lưu truyền trong dòng họ bao đời nay bằng thứ tiếng Hán sứt sẹo.
“Dát Tiên trong tiếng Ngạc Luân Xuân ý chỉ ‘Liệp dân chi tiên’ (tiên của người đi săn). Dân tộc Ngạc Luân Xuân chúng ta có một truyền thuyết như thế này, ngày xưa, xung quanh động Dát Tiên là vùng săn bắn tốt nhất. Thế nhưng một năm kia, bỗng xảy ra một chuyện lạ lùng, mấy người thợ săn đi săn không thấy quay trở về. Một lần nọ, vài người thợ săn lại tới vùng lân cận động Dát Tiên săn thú, một người trong số đó bị mãn cái – nghĩa là ‘ma quỷ’ trong tiếng Ngạc Luân Xuân chúng ta, bắt vào động ăn thịt. Tộc nhân lúc đó mới biết nơi đây đã không còn là bãi săn của con người nữa, mà đã trở thành nơi săn mồi của mãn cái hung ác tàn bạo rồi, chẳng mấy chốc mà xương trắng đầy núi.
Các thợ săn bèn mời Dát Tiên trên trời tới đối phó với mãn cái.
Thế là Dát Tiên và mãn cái so tài bắn cung và ném đá, kết quả đều là Dát Tiên giành được thắng lợi. Sợ hãi trước tiễn pháp và lực tay của Dát Tiên, mãn cái ăn thịt người nọ chạy trối chết.
Để tưởng niệm Dát Tiên, tổ tiên của chúng ta bèn gọi hang động của ma quỷ đã bị ông hàng phục là động Dát Tiên…” Nói đến đây, Tô Bất Đạt dừng một chút, cố nhỏ tiếng lại và nói tiếp, “Thế nhưng, ông nội của ta đã nói với ta rằng, kẻ giành được thắng lợi năm đó không phải Dát Tiên, mà là mãn cái. Nó là ma quỷ có pháp lực vô biên, và cả sức mạnh của lời nguyền rủa ác độc nhất. Dát Tiên dẫn đầu thiên binh từ trên trời giáng xuống, lại bị nhấn chìm trong hoàng thổ mãn cái thổi lên cuồn cuộn khắp trời, ngay cả Dát Tiên cũng bị mãn cái cắn cổ kéo xuống hồ sâu.
Đến mười năm sau, khắp biển rừng này, mỗi cái cây đều mọc ra lá đỏ thẫm như máu, mỗi con suối từ trên núi chảy xuống đều máu loãng tanh hôi. Đó là tiếng kêu gào tuyệt vọng của tiên nhân bị mãn cái nguyền rủa vọng ra từ lòng đất .
Thế nhưng không biết vì sao, sau khi thắng Dát Tiên, mãn cái lại ẩn vào lòng đất, động Dát Tiên ấy chính là nơi nó an giấc nghìn thu.
Dần dần, mọi người đã quên mất truyền thuyết bi thảm thực sự xảy ra trong cánh rừng này. Thay vào đó, lại kể một câu truyện theo mong muốn của bản thân để tất cả đều có thể chấp nhận nhận… Thế nhưng, mọi người trong gia tộc chúng ta đều nhớ mãi sự thật đằng sau câu truyện ấy. Mặc dù mãn cái an giấc nghìn thu nọ chưa từng lộ diện, thế nhưng cứ cách vài chục năm, nó lại phái khảm tháp – tôi tớ của nó, đi ra tuần sát để tìm kiếm tế phẩm thích hợp. Kẻ bị nó chọn trúng cuối cùng sẽ bị mặt đất nuốt chửng, không thể siêu sinh…”
“Có phải khảm tháp, tôi tớ của mãn cái kia có ba đầu sáu tay không?” Mặc dù cảm thấy vị huynh đệ này ở trong núi lâu quá đâm ra ngu muội mê tín, nhưng Thủy Căn vẫn hiếu kỳ hỏi.
Tô Bất Đạt nói mà miệng run run: “Ông nội ta kể với ta rằng, năm bảy tuổi, ông đã tận mắt thấy khảm tháp. Đó là một con chim khổng lồ nom giống quạ đen, cánh nó giang ra phải đến ba thước, mỗi khi hoàng hôn buông xuống, nó lại vỗ cánh bay như con thoi trong rừng rậm để tìm kiếm tế phẩm thích hợp. Hai mắt nó trắng dã, khi bị con mắt nó nhìn thẳng vào, người ta sẽ không thể động đậy như bị trường mâu găm xuống đất.”
Nghe thấy thế Thủy Căn lại càng hớn hở. Cậu ngẩng đầu nghĩ tiếp theo nên đùa Tô Bất Đạt thế nào, nhưng khi cậu nhìn sang Tô Bất Đạt ngồi đối diện, lại phát hiện cả Tô Bất Đạt và Thiệu đều biến sắc. Nhất là Tô Bất Đạt, cả người hắn run rẩy như thể thấy quỷ, răng va vào nhau “lập cập”, nhìn về đằng sau cậu bằng ánh mắt kinh hãi tuyệt vọng.
Lúc này, Thuỷ Căn cũng đã cảm nhận được một trận gió lạnh từ đằng sau thổi tới. Cậu chậm rãi quay đầu, và thấy trên cành cây sau lưng cậu một thước, là một con hắc điểu to lớn đang thu cánh, mỏ dài nửa thước, sắc như lưỡi dao. Nó lành lạnh nhìn chằm chằm cậu bằng con mắt trắng dã như không có con ngươi, và rồi từ miệng nó, một tiếng kêu thê lương phát ra…
Tiến sĩ ném cho Quảng Thắng đại ca một cái liếc sâu xa khó lường, ánh mắt kia khiến Quảng Thắng phải ngậm miệng lại ngay tắp lự. Gã xoa xoa cánh tay, ngượng ngùng cười đỡ lời: “Mẹ nó, khu rừng quỷ quái này lạnh ghê!”
Đây cũng không hẳn là Quảng Thắng đánh trống lảng, lúc này họ đang ở chân núi phía bắc dãy Đại Hưng An, đi lên núi tựa như đi vào một căn phòng máy lạnh tự nhiên, dù đã mặc áo khoác dày, họ vẫn cảm thấy lạnh đến thấu xương.
Có điều, nếu phòng tầm mắt nhìn lại, sẽ thấy màu xanh trải khắp núi rừng, bạch dương và thông mọc xen kẽ. Giữa những tầng xanh biếc điểm xuyết vài thứ quả dại không tên. Dưới chân là dòng suối róc rách không ngừng, vang vọng giữa những vách đá, thỉnh thoảng còn có một chú chim trĩ mang theo cái đuôi thật dài đứng hót trên ngọn cây bên đường. (chim trĩ có hót à =.=)
Mặc dù Thủy Căn là trẻ con nông thôn, nhưng Quân Sơn là nơi chó ăn đá gà ăn sỏi, sao có thể sánh với núi Đại Hưng An được xưng là “tụ bảo bồn” (chậu châu báu) này, nên cậu cũng phải say mê trước cảnh rừng xanh mây trắng tráng lệ này.
Thật ra thì Vạn Nhân đã tách ra khỏi đoàn khách du lịch, cố ý đi lối khác, lộ trình không như du khách bình thường đi.
Tiến về phía trước thêm một đoạn, trên mặt đất, lá rụng chất thành đống đến quá đầu gối.
Khi mấy người đang gian nan tiến lên, một bóng đen bất thình lình xẹt qua trước mặt họ.
Thiệu lập tức cảnh giác kéo Thuỷ Căn lại, đứng im tại chỗ. Với thị giác nhạy bén, hắn lập tức phát hiện có người trốn trong rừng.
Con mắt hắn híp lại, hắn vừa định đi về phía trước thăm dò, thì một mũi tên gỗ bất chợt bắn ra từ trong rừng, nhắm ngay chóc chân phải đang dợm bước ra của Thiệu, và một cái bẫy thú bất ngờ bật ra từ giữa đống là mục, “rắc” một tiếng khép chặt lại.
Nếu Thiệu đi tiếp một bước nữa, thì có khi một cái chân của Vương gia đã phải gửi lại giữa biển rừng mênh mông này rồi cũng nên.
Đúng lúc này, một thanh niên cường tráng từ trong rừng ló đầu ra, hắn mặc một cái áo rộng thùng thình, chân đi giày da thú, có vẻ là trang phục của một thợ săn vùng núi. Xem ra mũi tên đó là do hắn bắn. Thiệu hận nhất kẻ dám bắn lén hắn, nhìn thanh niên vừa xuất hiện, ngay lập tức hắn vọt qua bẫy thú, quyền phong nhắm thẳng vào thanh niên. Không ngờ thợ săn nọ trông quê mùa vậy mà phản ứng cũng rất nhanh, khiến Thiệu ta vồ ếch.
Tên này, Thiệu sửng sốt. Hắn đứng vững lại, quan sát từ trên xuống dưới thợ săn kia. Vừa nãy hai người chỉ đấu qua một chiêu, nhưng thân pháp mà thợ săn kia dùng rõ ràng là nã pháp Thác Bạt gia truyền.
Chả nhẽ nghìn năm sau bác đấu thuật gia truyền (vật gia truyền =))) cũng thành quyền pháp cho toàn dân tập thể dục rồi?
Lúc này Thuỷ Căn cũng đã chạy tới nơi, căng thẳng kéo tay Thiệu nói: “Ngươi đừng có độp phát đã ra tay với người ta chứ! Ta thấy hắn cũng có ý tốt mà, thấy ngươi suýt giẫm lên bẫy thú, sợ nói thì không kịp nên mới nhanh tay bắn một phát để… để nhắc nhở.” Nói đến đây, Thuỷ Căn cũng đã hiểu được vị sơn dân nọ đáng sợ đến thế nào, miệng tên này còn có thể lười đến mức nào chứ!
Thợ săn nọ trừng Thiệu một cái sắc lẻm, rồi xoay người muốn rời đi. Thiệu đột nhiên liến thoắng nói với hắn một câu.
Gã thợ săn quay phắt người lại, sửng sốt trừng Thiệu, và cũng liến thoắng đáp lại một câu.
Nhìn hai người như thể nhìn thần tiên trên trời, Thủy Căn quay sang hỏi Vạn Nhân: “Hai nguời bọn họ nói tiếng Nga hử?”
Vạn Nhân chăm chú nghe họ lời qua tiếng lại, sau đó nhẹ giọng đáp: “Không phải, thứ tiếng bọn họ đang nói chính là tiếng Tiên Ti đã thất truyền.”
Thuỷ Căn buồn bực, gì thì gì cậu cũng là hoàng đế Tiên Ti cơ mà, sao chả hiểu nổi lấy một câu vậy chớ?
“Sao ta nghe không hiểu vậy? Hơn nữa trước kia trong giấc mộng ta thấy, cũng toàn là nói tiếng người mà, ta có thể nghe hiểu hết mà.”
Vạn Nhân cười: “Nếu như cậu đầu thai làm người Anh, người trong ảo cảnh hiển nhiên sẽ nói tiếng London, ảo giác là do sóng điện não tiếp thu tín hiệu từ trường, có chịu hạn chế về ngôn ngữ bao giờ?”
Đúng lúc này, đằng kia cũng đã huyên thuyên xong. Đại ca thợ săn sửa lại dáng vẻ lãnh khốc, kích động quỳ xuống thi lễ với Thiệu.
Hoá ra chàng thanh niên tên Tô Bất Đạt này là nguời tộc Ngạc Luân Xuân.
Trước nay Thủy Căn chưa từng nghe nói về tộc người này bao giờ, song theo lời giải thích của tiến sĩ Vạn, thì tộc người này nhiều đời sống ở vùng núi Đại Hưng An, và bởi vì bị quân xâm lược Nhật giết hại trong thời kỳ kháng Nhật, họ chỉ còn lại hơn 1000 người, là dân tộc “ít người” đúng nghĩa đen.
Sau khi Trung Quốc giải phóng, ngày nay tộc Ngạc Luân Xuân không còn duy trì cuộc sống xã hội nguyên thuỷ nữa. Phần lớn tộc nhân đã an cư ở thôn trấn dưới chân núi, sống cuộc sống định cư. Theo thời gian, bọn họ cũng đã bỏ truyền thống lấy săn bắn làm nghề chính, cho nên không còn ai đặt bẫy săn trên núi Đại Hưng An nữa rồi.
Thế nhưng dường như chàng thanh niên này đã tránh được sự phát hiện của người tuần núi, ẩn cư ở nơi đây đã nhiều năm.
Bởi vì mấy người bọn họ đi con đường chưa được khai phá, nên tốn không ít thời gian, lúc này mặt trời đã ngả về tây, bụng cũng đã kêu đói ầm ĩ lên rồi.
Cuối cùng cũng có chỗ dừng chân cho bữa cơm tối hôm nay. Thanh niên hào phóng lấy từ trong lều vải đơn sơ ra con hươu vừa mới săn được. Cắt một miếng thịt hươu, đem dạ dày hươu ra bờ suối rửa sạch, cho nước suối mát lành và miếng thịt hươu vào đó, rồi bỏ muối vào, cuối cùng đặt cái dạ dày hươu đã căng đầy này lên ngọn lửa và nướng.
Chỉ chốc lát sau, từng làn hương toả ra từ cái dạ dày đã được nướng cháy đen như than. Thanh niên lấy dao cắt cái dạ dày hươu ra, rồi gọi mọi người tới cùng ăn.
Không hề khách khí, Thiệu đưa tay cầm lấy một miếng thịt và bỏ tọt vào trong miệng. Ngay cả tiến sĩ Vạn tao nhã cũng không buồn mượn bộ đồ ăn, rửa sạch tay xong, y liền cầm lấy miếng thịt chín hãy còn nóng rẫy ăn luôn.
Thế là Thuỷ Căn và Quảng Thắng cũng làm theo, mấy tên con trai thoáng cái đã ăn sạch không chừa một mẩu.
Nhìn mọi nguời ăn sạch sành sanh món mình làm, thanh niên rất vui vẻ, và lại lấy từ trong lều vải ra thịt hươu hun khói, một ít bánh màu vàng vàng, và quan trọng nhất là còn có ba bình rượu Thiêu Đao Tử.
Hắn gác mấy cái bánh lên bếp lửa để nướng, sau đó kẹp thịt hun khói vào và đưa cho Thiệu.
Những kiểu ăn thiếu văn minh này rất hợp với khẩu vị của Thiệu. Loáng cái hắn đã ăn hết cái bánh. Sau đó mọi nguời bắt đầu ăn thịt, uống rượu.
Thuỷ Căn nếm một ngụm, cay chết mịa đi được, cảm thấy cổ họng như muốn bốc cháy. Quay sang nhìn Thiệu, ấy vậy mà mặt hắn không hề đổi sắc, hắn nốc cả một bát rượu quê vào miệng, rồi nhìn mọi người. Thấy Vương huynh đang nhấp nhấp chút rượu y chang tiểu cô nương, hắn liền há miệng cười to.
Thuỷ Căn khẽ cắn môi, bắt chước Thiệu nốc nguyên một bát vào trong miệng, và bị sặc đến đỏ mặt tía tai. Vạn Nhân liền thân thiết đưa cho cậu một chai nước khoáng, Thuỷ Căn không khỏi cảm kích cười với y.
Thiệu thấy cảnh ấy, khuôn mặt tươi cười hiếm hoi lập tức sầm xuống, hắn lại “ừng ực ừng ực” uống một bát rượu nữa.
Quảng Thắng uống nhiều nhất, toét miệng kể lể với Vạn Nhân đường đời lưu manh long đong lận đận của mình.
Còn Vạn Nhân chỉ chạm môi tượng trưng, cũng không uống nhiều lắm. Thấy Quảng Thắng rượu vào lời ra, cứ bám lấy y không tha, y bèn giơ một ngón tay điểm huyệt ngủ của gã luôn.
Tới khi tất cả mọi người ăn uống no đủ rồi, lúc bấy giờ mới bắt đầu ngồi xuống nói chuyện. Hoá ra vừa nãy thấy người thanh niên dùng công phu Thác Bạt gia truyền, Thiệu mới thử dùng tiếng Tiên Ti nói chuyện với hắn.
Thử xong mới biết, thanh niên nọ té ra cũng biết một ít tiếng Tiên Ti đơn giản. Và đồng thời hắn cũng biết, gia tộc của thanh niên đã đóng ở đây đời này qua đời khác để đợi một người tên là Thác Bạt Thiệu.
Mặc dù sau giải phóng, tập quán sinh hoạt của người Ngạc Luân Xuân đã thay đổi rất nhiều, nhưng gia tộc của thanh niên vẫn luôn chọn ra một người để trốn trong rừng rậm, chờ đợi sự xuất hiện của nhân vật trong truyền thuyết ấy.
Thuỷ Căn không thắng nổi hơi rượu, nằm tựa lên ba lô. Không biết vì sao cậu lại nghĩ tới vị lão hoà thượng trên Huyền Không Tự, lẽ nào tổ tiên của Tô Bất Đạt cũng đã nhận sự uỷ thác của Thác Bạt Tự?
Lúc này, Vạn Nhân bỗng xen vào: “Giờ ngươi đợi được Thác Bạt Thiệu rồi, có thể đưa chúng ta đi động Dát Tiên rồi phải không?”
Vừa nghe thấy ba chữ “động Dát Tiên”, khuôn mặt vẫn luôn tươi cười của Tô Bất Đạt bỗng chốc biến sắc, cái bánh trong tay rơi bộp xuống đất, lăn vài vòng.
Vạn Nhân và Thiệu nhìn nhau, dường như cũng không hiểu vì sao hắn lại biến sắc như vậy.
Một lúc lâu sau, Tô Bất Đạt mới nhặt cái bánh lên, lấy tay phủi bụi, rồi lại đặt nó lên lửa sấy qua.
Nhận ra Thiệu không hiểu tiếng Ngạc Luân Xuân sau này, hắn bèn kể lại câu chuyện xưa được lưu truyền trong dòng họ bao đời nay bằng thứ tiếng Hán sứt sẹo.
“Dát Tiên trong tiếng Ngạc Luân Xuân ý chỉ ‘Liệp dân chi tiên’ (tiên của người đi săn). Dân tộc Ngạc Luân Xuân chúng ta có một truyền thuyết như thế này, ngày xưa, xung quanh động Dát Tiên là vùng săn bắn tốt nhất. Thế nhưng một năm kia, bỗng xảy ra một chuyện lạ lùng, mấy người thợ săn đi săn không thấy quay trở về. Một lần nọ, vài người thợ săn lại tới vùng lân cận động Dát Tiên săn thú, một người trong số đó bị mãn cái – nghĩa là ‘ma quỷ’ trong tiếng Ngạc Luân Xuân chúng ta, bắt vào động ăn thịt. Tộc nhân lúc đó mới biết nơi đây đã không còn là bãi săn của con người nữa, mà đã trở thành nơi săn mồi của mãn cái hung ác tàn bạo rồi, chẳng mấy chốc mà xương trắng đầy núi.
Các thợ săn bèn mời Dát Tiên trên trời tới đối phó với mãn cái.
Thế là Dát Tiên và mãn cái so tài bắn cung và ném đá, kết quả đều là Dát Tiên giành được thắng lợi. Sợ hãi trước tiễn pháp và lực tay của Dát Tiên, mãn cái ăn thịt người nọ chạy trối chết.
Để tưởng niệm Dát Tiên, tổ tiên của chúng ta bèn gọi hang động của ma quỷ đã bị ông hàng phục là động Dát Tiên…” Nói đến đây, Tô Bất Đạt dừng một chút, cố nhỏ tiếng lại và nói tiếp, “Thế nhưng, ông nội của ta đã nói với ta rằng, kẻ giành được thắng lợi năm đó không phải Dát Tiên, mà là mãn cái. Nó là ma quỷ có pháp lực vô biên, và cả sức mạnh của lời nguyền rủa ác độc nhất. Dát Tiên dẫn đầu thiên binh từ trên trời giáng xuống, lại bị nhấn chìm trong hoàng thổ mãn cái thổi lên cuồn cuộn khắp trời, ngay cả Dát Tiên cũng bị mãn cái cắn cổ kéo xuống hồ sâu.
Đến mười năm sau, khắp biển rừng này, mỗi cái cây đều mọc ra lá đỏ thẫm như máu, mỗi con suối từ trên núi chảy xuống đều máu loãng tanh hôi. Đó là tiếng kêu gào tuyệt vọng của tiên nhân bị mãn cái nguyền rủa vọng ra từ lòng đất .
Thế nhưng không biết vì sao, sau khi thắng Dát Tiên, mãn cái lại ẩn vào lòng đất, động Dát Tiên ấy chính là nơi nó an giấc nghìn thu.
Dần dần, mọi người đã quên mất truyền thuyết bi thảm thực sự xảy ra trong cánh rừng này. Thay vào đó, lại kể một câu truyện theo mong muốn của bản thân để tất cả đều có thể chấp nhận nhận… Thế nhưng, mọi người trong gia tộc chúng ta đều nhớ mãi sự thật đằng sau câu truyện ấy. Mặc dù mãn cái an giấc nghìn thu nọ chưa từng lộ diện, thế nhưng cứ cách vài chục năm, nó lại phái khảm tháp – tôi tớ của nó, đi ra tuần sát để tìm kiếm tế phẩm thích hợp. Kẻ bị nó chọn trúng cuối cùng sẽ bị mặt đất nuốt chửng, không thể siêu sinh…”
“Có phải khảm tháp, tôi tớ của mãn cái kia có ba đầu sáu tay không?” Mặc dù cảm thấy vị huynh đệ này ở trong núi lâu quá đâm ra ngu muội mê tín, nhưng Thủy Căn vẫn hiếu kỳ hỏi.
Tô Bất Đạt nói mà miệng run run: “Ông nội ta kể với ta rằng, năm bảy tuổi, ông đã tận mắt thấy khảm tháp. Đó là một con chim khổng lồ nom giống quạ đen, cánh nó giang ra phải đến ba thước, mỗi khi hoàng hôn buông xuống, nó lại vỗ cánh bay như con thoi trong rừng rậm để tìm kiếm tế phẩm thích hợp. Hai mắt nó trắng dã, khi bị con mắt nó nhìn thẳng vào, người ta sẽ không thể động đậy như bị trường mâu găm xuống đất.”
Nghe thấy thế Thủy Căn lại càng hớn hở. Cậu ngẩng đầu nghĩ tiếp theo nên đùa Tô Bất Đạt thế nào, nhưng khi cậu nhìn sang Tô Bất Đạt ngồi đối diện, lại phát hiện cả Tô Bất Đạt và Thiệu đều biến sắc. Nhất là Tô Bất Đạt, cả người hắn run rẩy như thể thấy quỷ, răng va vào nhau “lập cập”, nhìn về đằng sau cậu bằng ánh mắt kinh hãi tuyệt vọng.
Lúc này, Thuỷ Căn cũng đã cảm nhận được một trận gió lạnh từ đằng sau thổi tới. Cậu chậm rãi quay đầu, và thấy trên cành cây sau lưng cậu một thước, là một con hắc điểu to lớn đang thu cánh, mỏ dài nửa thước, sắc như lưỡi dao. Nó lành lạnh nhìn chằm chằm cậu bằng con mắt trắng dã như không có con ngươi, và rồi từ miệng nó, một tiếng kêu thê lương phát ra…