Nhất Phẩm Giang Sơn

Chương 12: Triều Tống chúng ta không quỳ

Đối mặt với tiếng quát dừng của Trần Hi Lượng, Trần Tam Lang có chút kinh ngạc. Dưới sự áy náy và cảm động, hắn vượt qua chướng ngại tâm lý của lão Đại, mới tiến vào nhân vật Tam Lang... Theo hắn thấy, khi cổ nhân thể hiện sám hối ở trước mặt cha mẹ, khẳng định phải quỳ xuống. Nếu không quỳ xuống, đứng nói “con sai rồi”, chắc không khác gì đời sau huýt sáo nói với lão cha “đàn ông tức giận cái gì?”, sẽ bị đánh bẹp đi.

Nhưng vì sao Trần Hi Lượng có phản ứng mãnh liệt như thế? Thật giống như mình đã đánh mất lòng tự trọng. Chẳng lẽ ở cổ đại không quỳ xuống sao? Trên kịch truyền hình không phải là diễn như vậy sao? Cứu mạng, sao ta lại giống kẻ ngốc như vậy... Đời trước, Trần Tam ca ta từ nhỏ đến lớn đều được khen ngợi. Giờ thật muốn tìm miếng đậu hủ đập đầu chết.

Thật ra cũng không thể trách hắn. Bởi vì các đạo diễn kịch truyền hình cũng không biết, người Trung Quốc ở triều Tống, không quỳ.

Trước Triều Tống có quỳ, nhưng cổ nhân “ngồi trên chiếu”, chính là ngồi chồm hỗm, lại gọi là đang ngồi, đây là một loại tư thế ngồi hai đầu gối chấm đất. Từ thời Tiền Tần đến thời Ngũ Đại, quỳ đều là một kiểu ngồi lề, ngồi đối diện khi thể hiện sự cảm kích, kính trọng. Hành quỳ lễ, giống như khi đứng thẳng hành ấp lễ (chắp tay vái).

Thời gian này, lễ bái lẫn nhau là đối đẳng, gọi là “nhận mà không trả là khiếm nhã”. Quân vương cũng như với quan lại, khi gặp mặt đều chọn dùng tư thế ngồi xổm, chỉ phân chủ yếu và thứ yếu, cũng chẳng phân biệt cao thấp. Trừ phi bái thiên địa tổ tông, mới là đơn phương bái khấu, đó cũng là bởi vì thiên địa và người chết không thể hoàn lễ.

Tới triều Tống, ghế dựa cao chân, hoàn toàn thay thế loại ghế thấp, chính tọa (ngồi thẳng người ngay ngắn) bãi bỏ, làm sản phẩm phụ của chính tọa, “quỳ lễ” hương vị cũng thay đổi, khiến lễ tiết lễ bái lẫn nhau xuất hiện không cân xứng. Người ngồi trên cao, kẻ quỳ đầu rạp xuống đất, phục dưới chân người ngồi. Xem ra, người ở triều Tống, tràn ngập ý tứ áp bức và lăng nhục. Ngoại trừ bái tế tổ tiên, thiên địa, chỉ có đầu hàng, nhận tội mới có thể dùng tới quỳ lạy.

Người nào mới phải quỳ? Nô lệ và tội phạm! Đối với người thường, trừ thiên địa ông, cha và thầy ra, chỉ dùng quỳ khi thấy quân chủ... Triều Tống, cách xưng hô thân thiết 'quan gia'... cũng chỉ cần cháp tay chào là xong. Sau cha và thầy ra lại càng không cần nói tới...

Về phần khi nào thì người Trung Quốc có quỳ lễ? Vậy phải chân thành cảm ơn phát minh của vị Gia Luật Sở Tài người Mông Nguyên kia. Người Mông Cổ vốn không mấy quan tâm đến quan niệm tôn ti. Vị đại ca Gia Luật Sở Tài quyết định sửa đổi quỳ lễ này. Khi Oa Khoát Đài đăng cơ, y nói với Sát Hợp Đài:

- Tuy rằng khanh là ca ca của Đại Hãn, nhưng xét về địa vị mà nói, khanh là thần tử, phải làm lễ quỳ lạy với Đại Hãn. Khanh là người đi đầu quỳ xuống, sẽ không có người nào dám không vái.

Vì thế, Sát Hợp Đài liền dẫn đầu các bộ lạc Mông Cổ làm đại lễ đứng hai chân quỳ lạy Đại Hãn Oa Khoát Đài. Từ đó về sau, ở Mông Nguyên quỳ lạy cứ như thế lan truyền. Từ tạ lễ vốn trang trọng nhất của Trung Quốc biến thành lễ gặp mặt, càng quỳ càng nhiều, động cái là quỳ. Nhìn thấy cấp bậc cao một chút sẽ quỳ, quỳ tới mềm đầu gối, quỳ mất cả khí khái, quỳ tới mềm cả khí tiết...

Cái gọi là 'sau Nhai Sơn không có Trung Quốc', ngọn nguồn quỳ lễ là một phương diện quan trọng nhất.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Tam Lang không biết mình sai lầm ở đâu, nhưng hắn nhanh chóng ý thức được, nếu dưới loại tình huống này, cũng không cần quỳ trước phụ thân mình, đoán về sau, có rất ít trường hợp phải quỳ. Có thể chỉ quỳ trước hoàng đế? Thôi đi, chủ tịch nước à, quá xa xôi rồi. Tam Lang cảm giác cả đời mình, cũng khả năng không nhìn thấy hoàng đế.

Bất kể thế nào, không cần động một tí đã quỳ. Điều này khiến ác cảm của hắn đối với xã hội cũ, đột nhiên trở nên có thiện cảm hơn rất nhiều.

Điều tốt là sai thì có sai, Trần Hi Lượng bị hắn làm cho kinh ngạc, nghĩ ở sâu trong linh hồn đứa nhỏ này đã nhận thức được cái sai của bản thân, không ngờ dùng tư thế nhận tội như thế để sám hối với mình.

Quân tử dạy con có bảy không trách. Cái gọi là 'Đối chúng không trách, xấu hổ không trách, ngủ không trách, ăn uống không trách, vui mừng không trách, đau buồn lo lắng không trách, bệnh tật không trách'. Ông ta vốn tính, quay đầu lại nghiêm khắc răn dạy tiểu tử này vô pháp vô thiên một chút. Đương nhiên ông ta phải thay đổi cách thức, giọng điệu ôn hòa nói:

- Tam Lang nhớ kỹ, cả đời người không ngừng phạm sai lầm, nhưng có vài sai lầm tuyệt đối không thể phạm phải. Phạm phải một lần, cả đời sẽ bị hủy hoàn toàn.

Trần Tam Lang thành tâm thụ giáo.

Lục Tiểu Lang ở bên cạnh lại nghe rất nghiêm túc, ngửa đầu nhìn về phía phụ thân nói:

- Vậy sai lầm nào có thể liên tục phạm phải? - Sai lầm gì, đều không thể liên tục phạm phải.

Trần Hi Lượng đầy vẻ yêu thương xoa xoa đầu Lục Lang, dịu dàng nói:

- Thánh nhân nói, chuyện đã qua thì không thể thay đổi, là vì nó đã qua rồi. Nhớ kỹ không?

- Dạ, nhớ kỹ, mỗi sai lầm con chỉ phạm một lần.

Lục Lang cất giọng nói non nớt trả lời.

- Tiểu tử thối, tương lai khẳng định là kẻ bướng bỉnh.

Trần Hi Lượng cười rộ lên, buồn bực trong lòng cũng giảm bớt không ít.

Giữa trưa, Nhị Lang đã trở về. Nhìn thấy bộ dạng Tam đệ đệ xanh xao vàng vọt, trong lòng khó tránh khỏi rơi lệ.

- Muốn nói cái gì dọc đường nói sau. Đi tìm xe ngựa đến đây.

Trần Hi Lượng đã đóng gói xong đồ đạc. Trong đó ngoại trừ quần áo của bọn nhỏ, chính là sách. Ngoài ra chỉ có rất ít đồ dùng hằng ngày. Nhưng dù sao cũng là chuyển nhà, cũng không có gì là trầm trọng.

Trần Thầm khẩn trương đi ra ngoài cùng Đại Lang. Chỉ lát sau, hai người đẩy xe đẩy tay trở về. Ba người ba chân bốn cẳng mang hòm buộc lên xe. Tam Lang muốn giúp một tay, nhưng không ai cần hắn... Cha và anh đều xem hắn như một đứa trẻ. Điều này khiến hắn không thể nào thích ứng được.

Ban đầu khi mới tới, tuy rằng phát hiện thân thể này mới mười tuổi, nhưng có hai đứa trẻ còn nhỏ hơn mình, cần mình bảo hộ, bởi vậy hắn còn cảm giác mình là người trưởng thành. Hiện tại cha và anh lại đối xử ngược trở lại, hắn cũng thành đối tượng bị bảo hộ. Cuối cùng hắn cảm thấy tâm lý giống như chênh lệch giữa mức nước sông với mặt biển... Loại cảm giác này tràn ngập cảm giác bất lực, uể oải và bị xem thường, thật sự khiến người ta phát điên.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Trước khi rời khỏi Trần gia, Trần Hi Lượng dẫn theo bốn người con trai, đến dâng hương trước bài vị tổ tông. Lần này Tam Lang đã khôn ra. Hắn thấy Nhị Lang quỳ, mới quỳ, Nhị Lang làm gì, hắn làm thế ấy, cuối cùng không bị sơ suất nữa.

Quỳ gối trước bài vị tổ tiên, dâng lên một nén nhang, nước mắt Trần Hi Lượng lặng lẽ chảy xuống. Chỉ nghe ông ta khẽ nói:

- Nhâm Dần, tháng ba năm Khánh Lịch thứ năm, Đại Tống. Con trai Hi Lượng bất tài, cùng với cháu Thầm, Khác, Tuân, Tháo, Tấu cáo tôn linh liệt tổ: 'Con sinh ở nơi này, lớn lên cũng ở nơi này, mỗi ngày cung phụng trước linh hồn tổ tiên trong từ đường. Hiện nay xa xứ, ngày đêm không được gặp tổ tiên, ngày lễ không được cúng bái tổ tông. Hành động này, quả thật tình bất đắc dĩ, xin tổ tông khoan thứ...

Nói đến đây, Trần Hi Lượng đã rơi lệ lã chã. Trần Tam Lang không có cách nào lý giải được cảm xúc này, nhưng có thể từ góc độ khác để lý giải... Đây là một quyền lực rất quan trọng, hiện tại bị tước đoạt, trong lòng tự nhiên khó chịu.

- Con trai bất tài hôm nay xin thề, con Trần Hi Lượng, con cháu không lập được nghiệp không về quê!

Vừa rồi thần người, hắn bỏ lỡ câu nói trước của Trần Hi Lượng, nhưng không bỏ lỡ nội dung cuối cùng quan trọng nhất:

- Ngày nào văn đạt Tiến sĩ, võ thì Thứ Sử. Ngày đó mới về gặp lại tổ tông!

Tam Lang chưa kịp hít một hơi lạnh, lúc này lại thấy Nhị Lang bắt đầu lặp lại lời thề của phụ thân. Cậu ta nói một câu, các huynh đệ nói một câu, ngay cả Lục Lang nhỏ nhất, vẻ mặt cũng nghiêm túc và trang trọng, không có vẻ ngây thơ như mọi ngày.

Sau khi dẫn theo đám nhỏ ở thề trước linh hồn tổ tông, Trần Hi Lượng liền xoay người đi ra ngoài, run rẩy lên xe ngựa rời khỏi, không hề liếc mắt nhìn lại nhà tổ một lần nào nữa.

Trong chính đường, Trần Hi Thế nhìn xuyên qua khe cửa, nhìn thấy tất cả những chuyện vừa mới phát sinh, mãi đến khi không còn nhìn thấy bóng người, mới buồn bực quay lại, lẩm bẩm:

- Tương lai nếu chẳng may lão Nhị phát đạt, vậy làm thế nào để đối mặt được đây?

- Phát đạt, hứ...

Hầu thị vẫn giống cái bánh chưng, vẻ mặt khinh thường nói:

- Tôi nghe người ta nói, những người làm quan đều là sao Văn Khúc trên bầu trời! Tám kiếp Trần gia các người, từng có người nào làm quan sao?

- Nói bừa, ta đã đặc biệt mời thầy bói xem qua.

Trần Hi Thế ghét nhất bị mụ ta chỉ trích kỳ thị như vậy. Ông ta nói:

- Phong thuỷ Trần gia ta rất tốt. Thế hệ này phải có người làm quan lớn.

- Vậy ông còn đuổi y đi?

Hầu thị rất tin tưởng mấy thứ này.

- Nói xằng, con ta cũng đi học!

Cuối cùng Trần Hi Thế nói ra tâm tư kín đáo nhất của mình:

- Bà từng nghe người ta nói, nhà ai có thể liên tục có tới hai người làm quan không? Nếu chẳng may y trúng, vậy Đại Lang làm sao bây giờ? Đuổi bọn họ đi, Đại Lang không thành thì còn có Tứ Lang? Nói tóm lại chỉ có thể rơi xuống đầu chúng ta.

- Thật cao minh!

Cuối cùng Hầu thị cũng thấy phục trượng phu của mụ, thật sự là người rất đa mưu túc trí. Mụ lẩm bẩm nói:

- Nếu Trần gia có thể có người ra làm quan, cũng là con trai ta. Ông xem Đại Lang và Tứ Lang, một đám đều là phúc tướng tai lớn. Dáng vẻ đâu có xấu xí giống như lão Nhị kia. Y cũng nên đái ra một bãi rồi tự mình nhìn lại mình! Không ra gì, còn nghĩ là thiên nga cái rắm!

Nói xong lại nghĩ tới một chuyện khác, lo lắng nói:

- Ông xác định bọn họ đi rồi, thì phong mạch Trần gia là của chúng ta chứ?

- Ngu ngốc, phụ tử năm người bọn họ, thân không có nổi một cái nghề, liền ôm một chồng giấy nợ không thể đổi tiền về được, không chết đói đã là may rồi, còn muốn trúng trường thi sao? Con cóc muốn ăn thịt thiên nga!

- Thật là lợi hại nha...

Hầu thị khen không dứt miệng. Mụ đã hoàn toàn nhìn trượng phu nhà mình với cặp mắt khác xưa.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Đại Lang và Tứ Lang tới tiễn, năm người phụ tử Trần Hi Lượng, leo lên một con thuyền hàng đi về phía Nhạc Sơn. Đêm đó, chiếc thuyền này sẽ dừng lại nghỉ đêm ở thị trấn Thanh Thần. Đó cũng là mục đích của phụ tử bọn họ.

Con thuyền nhanh chóng rời thôn Thạch Loan. Trần Hi Lượng nhìn phong cảnh quê nhà một lần cuối cùng, sau đó hạ mí mắt xuống. Ông ta vừa nằm xuống khoang thuyền liền ngủ say. Sau một ngày một đêm không chợp mắt, còn chạy đi chuyển nhà, ông ta thật sự mệt muốn chết rồi.

Bốn người con trai của ông ta, Nhị Lang dỗ Lục Lang cùng chơi. Ngũ Lang thì im lặng ngồi bên cạnh Tam Lang, bởi vì cậu ta phát hiện, Tam ca trầm mặc hơn nhiều so với bình thường...

Trần Tam Lang - Trần Khác bình tĩnh nhìn biển trúc phía xa, trong lòng cũng không cảm thấy dễ chịu chút nào. Hiện nay, hắn đã tỉnh ngộ, hẳn là mình đã xuyên việt rồi sao? Nhưng vì sao người khác vừa xuyên việt, không gì không biết, không gì không làm được, giống như tức giận làm càn đều vô địch. Kiếp trước của mình, ngoại trừ có khi kích động ra, cũng không thể kém hơn so với bất kỳ kẻ nào, sao trở lại triều Đại Tống, lại có vẻ ngu ngốc vô dụng như vậy, cái gì cũng không biết chứ?

Lúc này mới qua được vài ngày, đã suýt nữa bị xăm chữ sung quân lên mặt, còn phải dựa vào phụ thân nghèo khó, từ bỏ bản thân và gia đình để tới cứu. Lần này xem như tránh được một tai kiếp, nhưng còn lần sau thì sao? Lần sau ngay cả người cha này cũng bất lực rồi...

Con đường phía trước bao la mờ mịt, Trần Tam Lang vô cùng lo lắng. Cuối cùng, huyện thành Thanh Thần đã ở trước mắt.

back top