Nhưng những lời lẽ này đã chạm tới phạm trù quyền lực mẫn cảm nhất của Hoàng đế. Bất cứ hành động nào dùng vũ lực để nâng cao địa vị đều bị coi là mưu đồ bất chính. Cho dù Hoàng đế không try cứu nhưng các vị đại thần cũng sẽ không tha cho y!
Cho nên hiện tại chỉ có thể nói, hơn nữa phải nghĩ cách làm cho Triệu Tông Tích tự mình tìm hiểu… Mong rằng khi y cách ngôi vị Hoàng đế rất xa vẫn sẽ tiếp nhận dễ dàng. Chỉ có vậy trong tương lai hắn mới có thể chủ động thay đổi cái gia pháp tổ tông khốn kiếp kia.
Mấy ngày sau đó, Triệu Tông Tích vô cùng trầm lặng. Từ nhỏ đến lớn, y được chỉ dạy rằng những lời tổ tông nói đều là khuôn vàng thước ngọc, là không bao giờ sai lầm. Nhưng giờ đâ nhận ra rằng tổ tông cũng có lúc phạm sai lầm, quy định của tổ tông có đôi khi là vô dụng. Điều này gây ra sự công kích vô cùng mãnh liệt trong suy nghĩ của y.
Trần Khác cũng không khuyên y, bởi vì mười sáu châu Yến Vân này là nơi tốt nhất để suy ngẫm về vấn đề này. Nếu không nghĩ thông được khi ở đây, sẽ không thể đặt lợi ích của Đại Tống lên trên lợi ích của lão Triệu gia, như vậy chỉ có thể nói người này không phải là kẻ mà mình mong đợi…
Cứ như vậy, con đường năm trăm dặm về phía bắc đã dần dần rời xa Yến Vân, đến địa phận phía tây Liêu quốc, Đại Định phủ ở Trung Kinh của Liêu quốc đã hiện ra ngay trước mắt.
Thành Trung Kinh là thủ phủ của Liêu quốc, cũng là nơi dừng chân của sứ đoàn trong chuyến hành trình này, họ ở đây để chờ được triệu kiến Hoàng đế Liêu quốc.
Cuối cùng đã tới Trung Kinh thành, Triệu Tông Tích và Trần Khác cho ngựa dừng lại trước Chu Hạ môn, xem chừng chỗ này là thủ phủ của Liêu quốc, cũng không cần nói thêm gì nữa nơi đây gần sánh bằng thủ đô của Đại Tống rồi, sự thuần túy kia chính là tự chuốc lấy nhục. Cho dù so với thành U Châu có tường thành cao ba thước, dày một trượng năm thước, nơi đây đều được mệnh danh là thành nhỏ, dân cư thưa thớt.
Đương nhiên, người trong thành phần lớn là người Liêu và nô lệ, bốn mùa đều đi theo hoàng đế của bọn họ di cư đến các vùng đất mới.
Nhưng khi bạn thấy, thủ đô của một quốc gia mộc mạc như thế này, lại có thể bóp chặt cổ họng của người Hán gần hai trăm năm, trong lòng tự nhiên có phần không cam chịu!
Triệu Tông Tích hít thở thật sâu, buồn bã nói:
- Ta hôm nay cuối cùng cũng đã tin, để thua trong tay người khác đều là do chúng ta!
Nói xong y liền thúc ngựa vào thành.
Phía sau y, Trần Khác hơi mỉm cười, trong lòng nghĩ thầm, ta dường như không nhìn lầm người…
- Trần học sĩ cười cái gì vậy?
Vẻ mặt của hắn khiến Da Luật Đức Dung chú ý.
- Ta chỉ là đang nghĩ tới một chuyện, thành Thượng Kinh sẽ có hình dạng như thế nào?
Trần Khác cười nho nhã, rồi cũng thúc ngựa vào thành.
Da Luật Đức Dung một lúc lâu vẫn không hiểu, đành phải hỏi Trương Hiếu Kiệt:
- Hắn ta có ý gì vậy?
- Hắn đang chê cười chúng ta đó.
Trương Hiếu Kiệt nghiêm mặt nói:
- Từ Nam Kinh đến Trung Kinh, tường thành càng ngày càng nhỏ đi, từ đó suy ra thành Thượng Kinh chắc phải nhỏ như thế nào.
Sau khi về đến Trung Kinh, nước Liêu đóng quân trong thành, Sở Vương mở tiệc khoản đãi sứ giả nước Tống.
Nơi đây cách Yến Vân tới hơn trăm dặm, phong cảnh con người nơi đây đâu đâu cũng nồng nàn tình cảm, không thể nào tìm thấy dấu vết của người Hán nữa.
Ví dụ như bữa tiệc này, lấy văn mộc khí (đồ gỗ) đựng thức ăn người Lỗ (Lỗ là cách gọi châm biếm người Hồ), khi khai tiệc trước tiên dâng lên một mâm cháo lạc đà.. chính là loại cháo dùng thịt lạc đà nấu thành, dùng muôi gỗ để múc ăn. Đây chính là món ăn khai vị trong những bữa tiệc truyền thống của người Liêu.
Sau đó từng mâm từng mâm thịt lớn được dâng lên. Thịt cũng rất phong phú, có cả thịt dê bò được nuôi dưỡng, cũng có hàng loạt những loại chim bay cá nhảy được săn bắt. Tuy vậy phương pháp nấu nướng lại chỉ có hai kiểu, hoặc là nấu nhừ thịt hoặc là ướp thành thịt khô, sau đó cắt ra thành những miếng thịt hình vuông, đặt vào mâm lớn bưng lên. Khách tự dùng dao găm cắt thành từng miếng nhỏ rồi dùng tay để ăn.
Song người Liêu cũng rất quan tâm tới sứ giả nước Tống. Biết họ không rành dùng dao muỗng nên bên cạnh bàn của bọn họ đều có những tỳ nữ Khiết Đan xiêm y lộng lẫy, cầm khăn tay, dùng dao muỗng cắt từng miếng thịt đưa cho sứ giả Hán ăn.
Trên suốt cả chặng đường đi, sứ giả đại Tống ngoại trừ ăn thịt sữa dê bò thì chỉ ăn cháo được làm từ sữa dê. Những thứ này ngay đến những người trẻ tuổi như Trần Khác và Triệu Tông Tích cũng chưa từng ăn thịt sống, thật là không thể chịu nổi.
May thay nói thế nào thì Trung Kinh cũng chính là thủ đô nước Liêu, vẫn có rau xanh cung cấp cho họ, chỉ có điều cái cách người Liêu ăn rau thật là quá mức mạnh mẽ. Thực chất không hề thông qua nấu nướng mà cũng chẳng chấm tương, cứ thể ăn sống trực tiếp... Mẹ nó, đây là ăn cơm hay là ăn cỏ đây? Người Tống thật hết cách.
Hơn nữa người Liêu không chỉ ăn sống rau mà còn ăn cả thịt sống. Giữa bữa tiệc có một món ăn, dùng gan thỏ cắt thành, là món ăn lấy lưỡi lộc để tiếp đãi bạn bè. Triệu Tông Tích thử ăn một miếng xém nữa thì ói ra rồi.
Nhưng món này nếu so với món chính của buổi hôm đó thì vẫn chưa là gì hết. Chỉ thấy có người hầu bàn dẫn ra một con tuấn mã, sau đó cắt vào giữa nách, lấy miếng gan còn đẫm máu tươi ra, lập tức cắt dâng lên cho tân khách.
Lúc này thì Triệu Tông Tích không thể nhịn được nữa nên nôn ra. Lần trước khi đi sứ nước Liêu, y cũng đã biết người Liêu có tục ăn thịt sống, nhưng lần đó người ta chăm sóc sứ giả đại Tống rất cẩn thận, tất cả đều cho ăn thịt chín. Lần này không biết vì cớ gì mà lại lấy gan ngựa ngay tại chỗ làm đồ ăn. Điều này đúng là một đòn đả kích đối với sĩ phu đại Tống....
- Mau mau nhân lúc thịt còn tươi ăn đi.
Niết Lỗ Cổ đầu đội kim quan ngoài cười trong không cười nói:
- Đây có thể nói là những con chiến mã tốt nhất, nếu ở bên nước nam các người thì mua tới mấy trăm nghìn quan tiền đó.
Triệu Tông Tich nhíu mày nói. Nếu ta ăn những thứ này vào thì há chẳng khác nào cầm thú? Y liền kiên quyết không động đến.
Nhưng đối phương dù thế nào thì cũng gọi là một phen thịnh tình, phải đưa ra một lý do hợp lý thì mới có thể cho qua được. Y liền nói:
- Đa tạ thịnh tình, tuy nhiên đệ tử Nho giáo chúng tôi cần phải phụng lời tiên sư dạy dỗ “không ăn thịt sống”.
Theo lẽ thường thì với lý do này có thể cho qua được rồi, nhưng nét mặt Niết Lỗ Cổ vẫn chùng xuống, nói:
- Thật là không nể mặt người khác quá rồi.
- Chúng tôi đương nhiên nể mặt Vương gia, nhưng nếu làm như thế thì vi phạm lời dạy bảo của thánh nhân. Thân là sứ giả, thật không phù hợp.
Triệu Tông Tích nâng chén rượu lên nói:
- Tại hạ tự phạt mình ba chén rượu để tạ lỗi với Vương gia.
- Ai cho ngươi uống rượu chứ?
Niết Lỗ Cổ hừ lạnh một tiếng. Y vốn là con trai của Hoàng Thái Thúc nước Liêu, thân phận cao quý, lúc nào cũng vênh mặt sai khiến người khác. Y thật sự không coi vương tử Nam triều như Triệu Tông Tích ra gì hết:
- Ngươi hôm nay không ăn thì cũng nhất định phải ăn! Nếu không mặt mũi ta để đi đâu đây?
- Hai nước kết giao, lấy lễ để đối đãi thì tự nhiên đều có thể diện.
Triệu Tông Tích thản nhiên nói. Ý nghĩa đằng sau lời nói đó chính là, Vương gia người trước tiên đã không nể tình rồi, bây giờ không còn mặt mũi nào thì cũng là do người tự chuốc lấy mà thôi.
Không khí trong phòng đột nhiên căng thẳng, những thần tử nước Liêu ngồi bên dưới, ai nấy đều phẫn nộ trợn trừng mắt lên.
Người Tống bên này cũng đổi ngay nét mặt, bọn họ sao có thể không nhìn ra là vị Sở Vương nước Liêu này đang có ý muốn sinh sự chứ.
- Xin Vương gia bớt giận, xin để hạ quan nói một lời.
Triệu Biện vội vã lên tiếng nói:
- Tống Liêu trời nam đất bắc, mỗi bên có một phong tục và phương thức sinh hoạt khác nhau. Hai nước láng giềng hữu nghị, từ trước tới nay luôn tôn trọng nhau như khách, luôn chiếu cố tới tập quán ăn uống của nhau, bao nhiêu năm nay đều như vậy.
- Ngươi là cái thứ gì chứ?
Dù Triệu Biện nói rất có lý nhưng Niết Lỗ Cổ ngược lại ra vẻ khinh thường nói:
- Mà lại muốn ta phải tôn kính?
- Xin Vương gia cẩn thận lời nói.
Triệu Biện kiên trì nói:
- Mỗi một lời nói một hành động của hai nước đều được ghi chép lại trong cuốn “Ngữ Lục”, đem lên cho hoàng đế hai nước ngự lãm.
- Thật sao?
Niết Lỗ Cổ ngược lại cười lớn nói:
- Vậy thì ngươi nghe cho rõ đây, nghe cho rõ từng chữ một, đừng để rơi lại chữ nào cho hoàng đế Nam triều các ngươi xem.
Dừng một cái, y nói từng chữ một:
- Đại Liêu chúng ta nhất định phải lấy lại mảnh đất của chúng ta!
Nói xong chỉ phất tay áo, nhanh chân rời khỏi buổi tiệc.
Sau khi trở về chỗ ở thì không khí có chút nặng nề.
- Xem ra, phán đoán của ngươi hoàn toàn chính xác, cha con Da Luật Trọng Nguyên chính là trở ngại lớn nhất trong hành động của chúng ta lần này.
Triệu Tông Tích nhìn Trần Khác nói:
- Ngươi có tin không, ta khẳng định là có kẻ nào đó đã đến trước cáo trạng, đến nước Liêu tố cáo chúng ta ngạo mạn vô lễ, khiến hành động lần này của chúng ta gặp phải một bóng đen lớn...
- Ta tin.
Trần Khác gật đầu, tình hình lúc này thật sự rất khó giải quyết. Có cha con Da Luật Trọng Nguyên ở đây, tin là hành động lần gặp mặt Liêu chủ này nhất định sẽ không được vui cho lắm.
- Chỉ có thể hi vọng là Liêu chủ Da Luật Hồng Cơ không hồ đồ như vậy.
Tinh thần của Triệu Tông Tích có chút trầm xuống, bữa tiệc hôm nay chia tay trong không khí nặng nề, bài báo cáo đi sứ hôm nay thật là không có cách nào viết.
- Chỉ tiếc là, vị Liêu chủ kia đích thực là một tên hồ đồ.
Trần Khác lắc đầu nói:
- Vì thế chúng ta phải chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất xảy ra... Sau hai ngày nghỉ ngơi trong kinh thành, đoàn sứ giả cùng với người Liêu cùng tiến về phía nại bát (tiếng Khiết Đan, nghĩa là hành doanh) của Liêu chủ.
Dọc cả đường đi là những thảo nguyên mênh mông vô tận, đi cả nửa ngày không trông thấy một bóng người, thi thoảng mới thấy một vài túp lều nhỏ ở phía xa xuất hiện. Lúc này có thể nhìn thấy hàng nghìn con dê bò trên thảo nguyên, nhiều lúc còn có thể nhìn thấy cả một đàn ngựa hoang hí lên chạy qua, có tới hơn nghìn vạn con, trông thấy thế người Tống ai nấy đều há hốc mồm trợn tròn mắt...
- Thiên thương thương dã mang mang, phong xuy thảo đê kiến ngưu dương. (Trời xanh xanh đồng mênh mang, gió thổi dưới cỏ thấy trâu dê)
Trên thảo nguyên rộng lớn này lòng người ta cũng trở nên phóng khoáng hẳn lên, bọn họ cảm thán thảo nguyên rộng lớn khác rất nhiều so với đại lục, họ học theo bộ dạng của người Khiết Đan, cưỡi ngựa lao nhanh trên thảo nguyên mênh mang.
Đang lúc lao nhanh, Trần Khác đột nhiên ghìm lại dây cương, nét mặt nghiêm lại nhìn về phía xa xa.
Quan binh Đại Tống cũng theo đó dừng lại, cũng hướng tầm mắt theo vị trí mà Trần Khác nhìn, chỉ thấy phía chân trời bụi bay mù mịt, lại nghiêng tai lắng nghe thì thấy như có tiếng hò hét mơ hồ từ đâu đó truyền đến.
- Hẳn là phía trước đang có người chém giết lẫn nhau?
Triệu Tông Tích hỏi.
Những người Liêu đi theo bảo vệ bọn họ, ngược lại thì mừng rỡ như điên, tranh nhau thúc ngựa tới chỗ có tiếng động, bỏ lại đoàn sứ giả Đại Tống phía sau.
- Không phải đâu.
Trần Khác lắc đầu nói:
- Đoán chừng là họ đang tổ chức hoạt động nào đó mà thôi.
- Đi theo.
Rớt lại phía sau thật không ra gì hết, điều này chỉ thể hiện người triều Tống quá nhát gan.
Quân đội đi được dăm ba dặm thì đột nhiên thấy có tiếng tên kêu, hàng nghìn người ngựa Liêu xông tới, kỵ sĩ trên ngựa người nào người nấy giương cung cài tên, vung đao đỉnh thương, hét lên từ xa tới.
- Bảo vệ đại nhân!
Thị vệ nhất thời khẩn trương hẳn lên, vội vã bảo vệ những thành viên quan trọng.
Ngay lúc này mặt phía tây lại có tiếng tên kêu, lại có thêm hàng nghìn người Liêu từ phía Tây kéo đến.
Ngay sau đó từ phía nam, phía bắc, phía tây, tây bắc... tiếng tên kêu từ bốn phương tám hướng đổ đến, đâu đâu cũng là kỵ binh nước Liêu được trang bị vũ trang đầy đủ xuất hiện, lao về phía sứ giả đại Tống.
- Đại nhân, chúng ta bị bao vây rồi!
Bọn thị vệ sợ hãi thất kinh nói:
- Bọn chúng còn mang theo cả mãnh thú tấn công.
Thì ra thứ xung phong trận đầu cho người Liêu chính là hơn một ngàn hươu, nai, hoẵng, báo, gấu, sài, sói, cáo. Đám động vật này từ những hướng khác nhau, nhắm thẳng đoàn sứ giả đại Tống mà chạy tới.
- Không nên sợ hãi, bọn họ đang dồn thú để săn bắn!
Cuối cùng cũng có thể nhìn ra tình hình, Trần Khác lớn tiếng nói.
- Vậy đám mãnh thú này thì làm thế nào bây giờ?
Nói:
- Bọn chúng ùn ùn kéo đến như thế, chúng ta không thể nào ngăn lại được!
- Ha ha ha ha!
Trần Khác và Triệu Tông Tích cùng nhau cười lớn nói:
- Đương nhiên là không thể làm phụ lòng tốt của người Liêu được rồi....
Không tồi, đây chắc hẳn là một cuộc đi săn rất lớn, nhưng tất cả dã thú trong vòng hơn mười dặm trở lại đây đều chạy tới chỗ đoàn sứ giả Đại Tống đang đứng. Điều này thật là không đúng dịp chút nào.
Trên thực tế thì đấy chính là một thứ trò chơi mà người Liêu cố ý sắp xếp. Trên thảo nguyên rộng lớn này, đội thiết kỵ Khiết Đan cường thịnh hàng nghìn năm nay, từ khắp nơi vô duyên vô cớ đánh tới. Đây là trận thế như thế nào, uy hiếp như thế nào chứ? Trò chơi như thế này mỹ đế đời sau vẫn thường xuyên sử dụng nó. Mục đích của nó chính là muốn trong khí thế này gây áp đảo hoàn toàn với đối phương, khiến cho bọn họ không hề có ý nghĩ phản kháng.
Đương nhiên thiết kỵ Khiết Đan dù có dũng mãnh như thế nào thì cũng không thể xử lý sạch sẽ đoàn sứ giả đại Tống được, tuy nhiên chúng lại có một món quà đem tặng, đó chính là đoàn dã thú bị bọn họ xua đuổi.
Thử tưởng tượng mà xem, đám người Tống nhát gan như chuột này nếu phát hiện ra mình bị cả một ngàn dã thú bao vây, sẽ hoảng hốt thất kinh đến mức nào?
Nghĩ đến điều này, quân thần nước Liêu từ phía xa đều cười lớn.
Nhưng cũng có một lão thần lo lắng nói:
- Bệ hạ, hay là chơi tới mức này thôi, ngộ nhỡ sứ giả đại Tống rơi vào miệng cầm thú thì chúng ta cũng không dễ gì ăn nói với Nam triều.
Hoàng đế Nước Liêu Da Luật Hồng Cơ chẳng qua chỉ mới hơn hai mươi tuổi, sinh ra tướng mạo đường hoàng. Chỉ thấy y lưng đeo bảo đao, thân mặc trang phục hoàng đế đi săn, quả nhiên uy phong lẫm liệt. Y thích thú với việc săn bắn hơn rất nhiều so với các vị hoàng đế thế hệ trước, nghe vậy gật đầu nói:
- Chúng ta qua đó!
Nói xong liền thúc ngựa xông tới trước.
Hoàng thân đại thần, ngự tiền thị vệ nước Liêu nhanh chóng theo sau.
Xuyên qua từng tầng dũng sĩ Khiết Đan, Liêu chủ vốn dự định sẽ đại triển thần uy tới cứu giúp sứ giả đại Tống, sau đó giương giương tự đắc, nhưng sau khi nhìn rõ tình hình thì không khỏi choáng váng.
Chỉ thấy một vài quan viên người Tống dẫn theo hơn trăm quân Tống, người nào người nấy giương cung cài tên, vung đao đỉnh thương, giết tới mức cả người đầy máu. Lại quay qua nhìn mặt cỏ thì thấy có vô số tẩu thú ngã xuống, cón con máu chảy khắp mình, có con thì gào thét giãy dụa, cả một vùng cỏ xanh bị nhuộm đỏ bởi máu của thú vật.
Khi cẩn thận quan sát, Liêu chủ phát hiện người Tống liều chết chặn đường rất có trật tự. Hơn nữa cung tên của bọn họ hết sức linh hoạt, không chỉ có tốc độ nhanh hơn mà mức độ sát thương cũng rất lớn, mãnh thú trúng tên liền mất đi khả năng chiến đấu...
- Là ai nói văn nhân đại Tống nhu nhược?
Y giận dữ trừng mắt liếc nhìn đại thần, quát lên:
- Còn đứng ngây ra đó làm gì? Vất vả bao vây một trận chẳng lẽ lại để cho bọn họ giết sạch...
Một cuộc vây bắt giống như gió cuốn mây tan, tiếng tên kêu, tiếng người hét, tiếng thú gào tập hợp lại làm lòng người sôi sục. Tất cả mọi người đều truy đuổi giết chóc, mãi tới lúc mặt trời ngả về phía tây mới rút quân về.
Sau đó tổng kết lại thì trong số những bộ phận tham gia vây bắt thú, đúng là triều Tống bắt được nhiều nhất, điều này khiến cho người Khiết Đan nhìn họ với một ánh mắt khác.
Sau khi trở về doanh trại, Liêu chủ mở tiệc dùng đồ nướng khoản đãi sứ giả Đại Tống từ phương xa tới. Người Khiết Đan đốt một đống lửa ngay bên trong doanh trại, sau đó lột da con mồi rửa sạch, đâm thiết thương xuyên qua rồi đặt lên giá nướng.
Triệu Tông Tích từ trước tới nay chưa từng có những trải nghiệm như thế này, cùng với hoàng đế của địch quốc lớn nhất ngồi quây tròn bên cạnh đống lửa lớn. Chỉ có một điều duy nhất không giống nhau đó là bên dưới mông của Liêu chủ là một tấm da hổ, còn y thì chỉ được ngồi trên tấm da hươu.
Đối với người Liêu mà nói thì việc ra ngoài săn thú, đứng ngồi tùy ý cần gì có nhiều quy củ phép tắc như thế? Năm đó, khi lần đầu tiên triều Tống cho sứ giả tới nước Liêu, Thánh Tông Hoàng đế và Hoàng hậu ngồi trên một chiếc xe lớn, Trên xe bày chén gỗ mâm gỗ, hai người vừa ăn vừa tiếp kiến sứ giả. Sứ Tống nhìn thấy mà lấy làm hậm hực: bà nó, đường đường là một thiên triều lớn, nhưng lại phải nằm trong tay đám khốn kiếp này...
Tuy nhiên thời đại thay đổi, hiện nay càng ngày càng có nhiều người Liêu bắt đầu tôn trọng lễ của người Hán, quy củ lễ nghi còn nhiều hơn cả của người Tống, chỉ có điều vị hoàng đế trẻ tuổi này trời sinh ra không gì trói buộc, hiện tượng phản tổ ngày càng nghiêm trọng...
Da Luật Hồng Cơ ngồi xếp bằng bên cạnh đống lửa, bưng lên chén rượu bằng vàng uống một hớp rượu mạnh, ngạo nghễ nhìn Triệu Tông Tích nói:
- Sứ giả đại Tống vì cớ gì mà đến đây?
Triệu Tông Tích thầm nói, con bà nó, là ngươi bảo ta chứ ai? Nhưng lời nói thì không thể như vậ cung kính nói:
- Ngoại thần chính là vì quan hệ hòa hảo lâu dài giữa hai nước nên mới tới đây.
- Hữu hảo lâu dài? Vậy thì đơn giản.
Da Luật Hồng Cơ lặng lẽ cười nói:
- Trả lại cho ta mảnh đất của tổ tiên thì có thể lâu dài rồi!
Triệu Tông Tích trong lòng phẫn nộ, ta ngàn dặm xa xôi tới thảo nguyên rộng lớn này, trên đường đi tìm mọi cách làm khó dễ, thì ra là vẫn chưa từ bỏ được ý định! Nghĩ tới đâ hỏi ngược lại:
- Hai nước bãi binh, chung sống hòa thuận đã lâu, có khoảng tới mười năm, vậy sao bệ hạ lại đột nhiên đề ra việc cắt đất?
- Bởi vì Nam triều các ngươi vi phạm trước.
Da Luật Hồng Cơ nói xong quay qua nhìn đại thần bên cạnh mình. Khi giới thiệu, Triệu Tông Tích biết người này chính là Nam viện Xu Mật Sứ của nước Liêu, Triệu Vương Da Luật Ất Tân, chính là người thân cận của Liêu chủ.
Da Luật Ất Tân biết Liêu chủ của mình chỉ thích thú với việc săn bắt, còn chính sự lại không hề để tâm đến. Vậy nên khi sứ giả đại Tống hỏi ngược lại thì y không biết nên trả lời như thế nào, liền nhanh chóng tiếp lời nói:
- Nam triều các người ngăn chặn Nhạn Môn Quan, ở chỗ sông giáp ranh còn đào thêm ao hồ, rồi còn tu sửa hào bao quanh thành, thu thập dân binh, vậy đó là ý gì?
- Đúng,
Da Luật Hồng Cơ gật đầu nói:
- Quần thần đều thỉnh cầu ta dùng binh với đại Tống các người, nhưng quả nhân cho rằng, chi bằng xin vùng đất Quan Nam... Nếu Nam triều cho thì chúng ta vẫn là anh em huynh đệ, tự nhiên sẽ hòa hảo lâu dài, còn nếu hoàng thúc Nam triều đến điểm này cũng không nể mặt ta thì tới lúc đó ta dùng binh cũng không muộn.
- Bệ hạ mở lại bản đồ xem lại một chút là có thể biết, Đại Tống chúng tôi ngăn chặn Nhạn Môn Quan là nhằm phòng bị người Tây Hạ chứ không phải nhằm vào nước Liêu. Mở rộng ao hồ chính là do người dân vùng biên giới khai hoang tự phát, hơn nữa sau khi đưa ra kháng nghị thì chúng tôi đã ra lệnh ngừng ngay lại rồi. Những năm gần đây, ao hồ phía nam sông giáp ranh về cơ bản cũng đã được lấp bằng, đây chính là sự tôn trọng của chúng tôi đối với hiệp ước.
Triệu Tông Tích giải thích.
Kỳ thực, bờ đê dần dần bị thu nhỏ lại chính là bắt đầu từ việc sông Hoàng Hà thay dổi dòng chảy. Nước sông Hoàng Hà khi đã dâng lên sẽ khiến cho Đại Tống không dễ gì đào kênh mương, nó tràn lấp tất cả. Nhưng chính điều này lại khiến cho người Tống có thể giải thích một cách hợp tình hợp lý chuyện này. Dừng một lát, Triệu Tông Tích lại nói:
- Vẫn còn có hào cạn bao quanh thành đó là tu bổ sửa chữa hư hại, hương dũng chính là bổ sung người còn thiếu, hoàn toàn không có chuyện bội ước!
-...
Nghe xong lời giải thích của Triệu Tông Tích, Da Luật Hồng Cơ lộ rõ vẻ kinh ngạc nói:
- Phi khanh gia nói như vậy, quả nhân vẫn không rõ lắm.
Nói rồi quay qua nhìn lão già nói:
- Hoàng thúc, sao khi nói với hoàng huynh của ta lại không như thế?
Lão già đầu đội kim quan, mặc hoa phục chính là người kế thừa thứ nhất ngôi vị hoàng đế nước Liêu, Hoàng Thái Thúc, Thiên hạ binh mã đại nguyên soái Da Luật Trọng Nguyên. Trong khi đó người mà Liêu chủ gọi là “hoàng huynh” chính là con trai của y Niết Lỗ Cổ. Da Luật Trọng Nguyên nghe vậy thản nhiên nói:
- Lời sứ giả Đại Tống nói, chưa chắc đã là thật.
- Cũng đúng.
Da Luật Hồng Cơ gật đầu nói, cắt lấy một miếng thịt hươu vàng óng ánh, đưa vào miệng nhai từ từ.
Triệu Tông Tích cho rằng câu chuyện chắc cũng chỉ dừng lại ở đây thôi. Nào ai biết sau khi Da Luật Hồng Cơ nuốt xong miếng thịt xuống miệng rồi lại nói:
- Thứ mà quả nhân muốn là đất của tổ tông ta, Nam triều hoàn trả lại là việc chính đáng hợp với đạo nghĩa trời đất.
- Bệ hạ!
Triệu Tông Tích rất tức giận, cứng miệng nói:
- Tấn Cao Tổ vì muốn tiếm lấy ngôi hoàng đế mà đã hối lộ cho nước Liêu mười sáu châu Yến Vân. Chu Thế Tông chinh phạt lấy được Quan Nam, tất cả đều là chuyện cũ của đời trước. Hiện nay, đại Tống ta long hưng đã chín mươi năm rồi, nếu như hai bên ai cũng đòi lấy lại đất cũ, há chẳng phải Bắc triều là lợi nhất sao?
Nếu các người muốn lấy lại chốn cũ Quan Nam, vậy thì chúng ta cũng muốn lấy lại mười sáu châu U Vân, xem ai tổn thất nhiều hơn.
Da luật Hồng Cơ lại một lần nữa không mượn được cớ nào hết. Đúng lúc này thì ca múa bắt đầu, Liêu chủ không nói nhảm nữa, liền mời sứ giả Đại Tống thưởng thức màn múa hát mà bọn họ đã chuẩn bị.
Đám người Triệu Tông Tích nhìn vào chỗ đất trống bên trong doanh trại, chỗ đó đã sắp xếp một đội ca múa gồm hơn ba trăm đội ca múa lớn, tất cả đều đội khăn quấn đầu, trên người mặc hồng bào, chân đi ủng da. Trong tiếng nhạc đệm của người Khiết Đan với tiết tấu thanh thoát, chân họ múa theo nhịp điệu tiếng nhạc, mũi chân nhấc lên, hai cánh tay ôm lấy khuỷu tay đặt trước ngực, thân trên nghiêng về bên phải, eo thì nghiêng bên trái, bắt đầu nhảy múa....
Phần lớn sứ giả Đại Tống chỉ là xem thấy một điệu múa mới mẻ mà thôi, bởi vì nếu đem so sánh trình độ ca múa đạt tới đỉnh cao của người Tống thì vũ đạo của người Liêu không có gì đặc biệt. Trong đó không hề có những động tác độ khó cao như xoay tròn, chỉ có ngừng ngắt, co duỗi chân tay mà thôi.
Tuy nhiên Trần Khác xem thì lại thấy rất thoải mái. Loại hình vũ đạo phóng khoáng, cởi mở, tiết tấu dứt khoát này nam tính hơn so với điệu múa cây liễu nhẹ nhàng của Đại Tống.
Đêm đó, cuộc vui kéo dài cho tới quá nửa đêm... Sau khi ngủ dậy vào ngày kế tiếp, Trần Khác biết được Liêu chủ đã di giá tới nơi khác đi săn rồi. Còn về việc đàm phán thì giao cả lại cho hoàng thúc Da Luật Trọng Nguyên...
- Ta còn tưởng rằng đã nói động tới y rồi chứ
Triệu Tông Tích buồn bực nói.
- Không phát hiện ra điều gì, tên tiểu tử này chỉ là một tên lỗ tai bừa.
Trần Khác ngày hôm qua từ đầu tới cuối không nói gì hết, tất cả mọi sự chú ý đều dùng để quan sát Liêu chủ và quý thần của y:
- Nghe ai nói thì cũng đều có lý hết cả, không biết nên quyết đoán như thế nào. Đơn giản chỉ là lười trốn tránh, đợi chúng ta bàn luận ra kết quả tới lúc đó mới lộ diện.
- Và Da Luật Trọng Nguyên...
Triệu Tông Tích thở dài nói:
- Thật sự hối hận khi ngày hôm qua đã không ra tay.
- Ngươi làm như vậy là muốn chết sao.
Trần Khác nói:
- Trong thế ly gián của các quý thần nước Liêu, ngươi có tin thảo nguyên rộng lớn này chính là chỗ chôn thân của chúng ta hay không?
- Vậy giờ phải làm sao?
- Đi bước nào xem bước ấy.
Trần Khác cười khổ nói:
- Cứ từ từ thôi là được.
- Sắp xếp lại một chút, chúng ta nên lên đường rồi.
Tinh thần Triệu Biện không cao.
- Đi đâu?
Triệu Tông Tích hỏi.
- Nại bát của Liêu chủ.
- Đây không phải là nại bát hay sao?
Triệu Tông Tích hỏi.
- Vị hoàng đế như Da Luật Hồng Cơ mỗi ngày đều đổi một nơi để đi săn, nếu nại bát cũng theo y từng giây từng phút, thần tử há chẳng phải mệt chết hay sao?
Triệu Biện nói:
- Vì thế mỗi lần tới một mảnh đất, bọn họ sẽ đều chọn ra một vùng đất trung tâm, đặt hành cung ở đó, và Liêu chủ cũng chính là đi săn ở xung quanh đó. Có lúc trời tối thì ra bên ngoài cắm trại, chính là vào đêm hôm qua.
- Dự đoán là lần này, Liêu chủ sẽ đi săn một trận lâu dài.
Trần Khác cười ha ha nói.
Đi sứ được gần một tháng nay, cả đoàn sứ giả đã gần như quen với cuộc sống trên lưng ngựa và trong lều vải này. Rất nhanh chóng sắp xếp xong xuôi để đi theo đội ngũ của Da Luật Trọng Nguyên, chạy về hướng tây bắc suốt một ngày, tới sáng ngày thứ hai thì thấy càng ngày càng nhiều lều trướng và dê bò.
Trần Khác phỏng đoán, những lều trướng này chính là người nhà của thị vệ thân cận Liêu chủ... Những võ sĩ tinh nhuệ trực thuộc Liêu chủ cũng đều có nô lệ và tài sản của riêng mình, bọn họ đi theo Liêu chủ tới đâu thì nhà của họ cũng đi theo tới đó.
Điều khiến hắn ngạc nhiên chính là hai bên nhà cửa cửa hàng san sát, buôn bán tấp nập, hơn nữa việc làm ăn lại rất thịnh vượng, cũng có rất nhiều nam nữ Khiết Đan mặc trang phục đẹp đẽ đi dạo trên phố, dẫn theo sau nô bộc mang bao lớn bao nhỏ, xem ra thu hoạch khá phong phú.
Còn một điều càng khiến hắn kinh ngạc hơn nữa là, những nam nhân quý tộc Khiết Đan này đầu đều đội khăn vấn đầu có thêu kim hoa rực rỡ, hoặc là trên người mặc cẩm bào lông thú nhỏ mịn, chân đeo những đôi giày hết sức tinh tế mới thịnh hành ở Biện Kinh năm ngoái... tất cả đều ăn vận như nam nhân đại Tống. Còn về nữ nhân thì trên người chính là trang phục của những cô nàng Biện Kinh.
Xem ra trong quý tộc Khiết Đan, hiện tượng bắt chước Tống thật sự rất nghiêm trọng...
Khuôn mặt Da Luật Trọng Nguyên có chút không chịu được, muốn giục sứ giả Đại Tống đi nhanh, chưa đầy một giây liền gặp phải hàng rào sừng hươu bao vây quanh đại doanh.
Doanh trại này lớn cỡ nào? Ước chừng có thể chứa được sáu bảy nghìn lều vải. Những cây nấm này giống như lều trại vậy, dựng từng đám từng đoàn một, ở giữa là một lều trại lớn. Lều vải này chắc hẳn là “hoàng cung”, còn những lều vải nhỏ hơn một chút kia chắc là chỗ ở của đám vương công quý tộc.
Da Luật Trọng Nguyên dặn dò người dẫn bọn họ đi lều lễ tân, sau đó liền rời đi.
Theo đám người Liêu đến lều lễ tân đám người Trần Khác cuối cùng cũng nhận thức được, thì ra lều trại của người Liêu cũng có thể đẹp như thế này... Những lều trại này cao hơn một thước, tất cả đều là cột gỗ rui trúc, lấy vải nỉ làm bao lại, hoa văn bọc trụ, dùng vải gấm làm áo tường, sàn nhà trải những tấm thảm da dê dày, các cửa sổ đều lấy vải nỉ che lại.
Mấy bàn phủ đệm bên trong cũng cực kỳ xa hoa, hơn nữa sự tiếp đãi của người Liêu cũng chu đáo vô cùng, có thị nữ nô bộc gọi là đến, ăn uống tất cả đều chiếu theo đẳng cấp với thân vương, thậm chí buổi tối còn có mỹ nữ thị tẩm... khiến người ta khi lần đầu tiên nhìn thấy cho rằng, thì ra ở trong lều vải cũng có thể sống xa hoa như thế...
Trong lều lễ tân chuyện nghỉ ngơi là rất ít, hai bên liền bắt đầu công việc đàm phán hết sức căng thẳng. Người Liêu kiên quyết muốn cắt đất, trong khi người Tống thì thề chết không cắt đất. Người Liêu vốn cứng rắn nhưng Triệu Tông Tích cũng không hề mềm yếu. Hai bên mới bắt đầu đàm phán mà lửa giận tứ tán, ra về trong không khí không vui. Sau đó, sứ giả Đại Tống bị bỏ mặc mấy ngày mới có thể tiếp tục đàm phán lại.
Đương nhiên nói như thế thì cũng không thật chính xác, bởi vì bọn họ chỉ là bị Da Luật Trọng Nguyên bỏ mặc thôi. Còn ở chỗ những quý tộc Khiết Đan khác, không biết có bao nhiêu người ngưỡng mộ sứ Tống....
Trong lều lễ tân, mỗi ngày khách đều tới rất đông, những quý tộc Khiết Đan tới viếng thăm đông như cá diếc sang sông, thiệp mời họ tham gia các loại hoạt động cũng giống như tuyết vậy...
Cũng có người hỏi, đám người quý tộc kia không phải đều đi theo hoàng đế săn thú sao? Sao vẫn có nhiều người rảnh rỗi tới vậy?
Đúng thế, cho dù những quý tộc chạy theo Da Luật Hồng Cơ đi săn thú không phải là ít, nhưng những người tìm cớ ở lại nại bát cũng rất nhiều. Giống với những người Mông Cổ sau này, người nước Liêu cũng thực hiện chế độ chủng tộc. Người tộc Khiết Đan là quốc tộc, sinh ra đã có rất nhiều đặc quyền, trong đó con cháu quý tộc ngay từ khi sinh ra đã định trước là vinh hoa phú quý cả một đời rồi.
Nước Liêu lập nước đã rất lâu rồi, cũng hùng mạnh đã lâu. Một vùng đất rộng gấp ba lần triều Tống, cung phụng bộ tộc Khiết Đan, những ngày của quý tộc thật sự không cần quá thoải mái. Dưới hoàn cảnh này, nếu như không có chế độ nại bát quanh năm chỉ e là người Liêu sớm đã sa đọa biến chất rồi.
Nhưng tộc người Khiết Đan vì muốn duy trì tính ưu việt của chủng tộc nên cấm việc kết hôn với ngoại tộc. Cả bộ tộc chỉ có hai dòng họ “Da Luật” và “Tiêu”. Hậu quả của việc kết hôn trong tộc, một là dẫn đến giảm tố chất của bộ tộc, hai là gần như tất cả mọi người đều có quan hệ họ hàng mang cố, điều này khiến cho những quy tắc luật lệ trong nhân tình thế thái đều trở nên bất lực.
Mặc dù tầng lớp trên Khiết Đan đã nói đi nói lại nhiều lần, nại bát Liêu chủ một năm, cả quý tộc Khiết Đan đều nhất định phải đi theo! Tuy nhiên cũng có một bộ phận rất nhỏ tìm mọi lý do để lưu lại kinh thành, có càng nhiều người cũng đi lòng vòng theo, nhưng liền sau đó cáo ốm trong hành dinh một thời gian dài.
Lại cộng thêm hoàng đế hiện giờ lại là Da Luật Hồng Cơ một kẻ săn thú điên cuồng... Nghe nói vị hoàng đế này ham mê cưỡi ngựa săn thú, ngay đến cả nữ nhân cũng không hứng thú gì. Hoàng hậu của y là Tiêu Quan Âm, tự xưng là đệ nhất mỹ nữ kiêm đệ nhất tài nữ của Khiết Đan. Nàng cũng được coi là một người Khiết Đan hứng thú với việc săn bắn, nhưng cũng không thể toàn tâm toàn ý phụng sự và tháp tùng, cho nên mấy ngày hôm nay quý tộc cáo ốm ở lại trong doanh trại ngày một nhiều.
Da Luật Hồng Cơ trước tiên còn nhấn mạnh tới kỷ luật nhưng những người cáo ốm càng ngày càng nhiều, nên cũng chỉ có thể mắt nhắm mắt mở cho qua mà thôi... Nhiều người như vậy cả ngày chỉ ở trong doanh trại chờ đợi, không thể ăn hết cơm rồi lại đi ngủ rồi lại chơi đùa với nữ nhân, như vậy rồi cũng sẽ chán ngấy mất, dù thế nào cũng phải tìm việc gì đó để tiêu khiển chứ?
Chính điều này đã tạo cho nước Liêu những hoạt động vui chơi giải trí hết sức phong phú, đa dạng. Về phương diện thể dục có đánh cầu, giác để (một loại hình thức đấu quyền)... Ngoài ra còn có các loại hình giải trí truyền thống như tạp kỹ, xạ yến...
Nhưng điều khiến cho người Tống phải kinh ngạc nhất chính là, không ngờ người Liêu cũng thường xuyên tổ chức hội bút. Nước Liêu trên từ đế vương hậu phi dưới là chư vương đại thần, những người có thể đọc thơ thiện phú không thiếu. Bọn họ rất mê những thư tịch văn hóa Trung Nguyên, không tiếc giá cao sưu tập các loại thư tịch tranh chữ từ triều Tống, vật trang trí lại rồi mang về bổn quốc, sau đó ghi và sao chép lại nhiều lần trong giới quý tộc.
Thứ tình cảm nồng nhiệt đối với văn hóa triều Tống, khiến cho bọn họ biểu hiện sự sùng bái mãnh liệt đối với văn học Trung Nguyên và những văn sĩ nổi tiếng. Một khi có một nhà văn nổi tiếng được truyền vào trong nước Liêu, bọn họ liền yêu mà không hề buông tay, tranh nhau truyền tụng.
Đương nhiên bọn họ cũng biết bắt kịp đúng thời điểm, đây chính là khoảng thời gian rực rỡ nhất trong lịch sử văn hóa triều Tống và đất nước Trung Hoa. Liễu Vĩnh, Phạm Trọng Yêm, Âu Dương tu, Tống Kỳ, Vương An Thạch, Tằng Củng... hàng loạt những nhà văn học nổi tiếng, sáng chói cả bầu trời Đông Á. Mà cả đội ngũ minh tinh hoành tráng đó cũng ở trong tư thế sẵn sàng đổ bộ.
Mà cái tên nổi nhất hai năm gần đây không phải ai khác là Trần Khác... Một vài bài từ mà hắn đã làm năm ngoái, thông qua sự truyền xướng của đám danh kỹ Biện Kinh đã lan đến đại giang nam bắc, sớm đã được người Liêu biết đến.
Thời bình, Tống Liêu hòa hợp, ban hành văn bản cấm rất rộng rãi. Sứ giả hai nước qua lại, lấy văn thơ hài hước làm trò tiêu khiển với nhau, điều này đã trở thành lệ thường rồi. Vì thế, trước tiên chọn ra những văn nhân nổi tiếng nhất đi sứ, đây cũng chính là quy tắc ngầm của triều Tống nhằm thể hiện sức mạnh mềm.
Một ngôi sao đang nổi đột nhiên tới ngay trước mặt bọn họ, thử hỏi làm sao những quý tộc nước Liêu yêu quý văn hóa có thể bỏ qua cơ hội như thế chứ? Bọn họ giành nhau mời Trần Khác tham gia vào hội bút mà mình tổ chức, mời hắn bình phẩm về thơ từ mà mình tự sáng tác. Nếu như hắn có thể ngẫu hứng làm thơ thì họ liền hạnh phúc tới ngất đi.
Trần Khác đúng là cầu được ước thấy. Đối với việc hắn rộng lượng thể hiện tài hoa của mình cho người Liêu, Triệu Biện không khỏi ngầm phê bình. Chủ nghĩa cá nhân Hán chính là bắt đầu từ thời nhà Tống. Triệu lão tiên sinh được coi là con người chủ nghĩa hoàng Hán sớm nhất, y kỳ thị người Khiết Đan thậm chí là cả văn hóa của họ, cho nên y phản đối việc Trần Khác và bọn họ giao lưu văn hóa.
Nhưng Trần Khác lại hỏi y:
- Ngài muốn nhìn thấy một người Liêu cưỡi ngựa bắn cung hay là một người Liêu lộng văn múa mực?
Lão tiên sinh ngẫm nghĩ một chút, liền rất nhanh chóng thay đổi thái độ, cũng lấy ra hàng hóa tồn kho của mình đặt vào trong danh sách hàng hóa văn hóa xâm lấn... Ngoài việc tham gia hội bút, Trần Khác còn đem theo thị vệ của hắn tích cực tham gia vào những hoạt động thể dục của người Khiết Đan—đánh cầu và giác để.
Giác để tức là đấu vật, hoạt động này rất phổ biến ở nước Liêu. Trong các hoạt động tiệc tùng thường tổ chức đấu vật trợ hứng, loại hình đấu vật của người Mông Cổ sau này chính là bắt nguồn từ hình thức đấu vật của người Khiết Đan. Đám thị vệ của Trần Khác cũng theo hắn học phương thức đấu vật hiện đại, thật may là bổ sung thiếu sót cho cao thủ Khiết Đan.
Đánh cầu chính là môn cưỡi ngựa đánh bóng, chính là môn thể thao của Đại Đường lúc bấy giờ, hoàng đế Đại Đường ai nấy cũng đều là cao thủ trong trò này... Nhưng đến triều Tống không nhắc tới thì thôi, những hoạt động như thế này ở những mảnh đất chiến mã như nước Liêu, Triều Tiên, Đại Lý đều được kế thừa một cách hoàn chỉnh. Ở các nước này trên dưới đều cưỡi ngựa đánh bóng đã phát triển thành phong trào, trăm năm không suy, cao thủ đánh cầu đâu đâu cũng có.
Trần Khác lần đầu tiên biết đến hoạt động đánh cầu này tại Đại Lý và cũng từ đó về sau trở nên yêu thích hoạt động thể thao này. Điều kiện bẩm sinh của hắn rất tốt nên rất nhanh chóng có thể bắt đầu, hơn nữa còn tổ chức thi đấu đánh cầu trong quân đội.
Người Đại Lý bị hắn ức hiếp thảm trên phương diện chính trị nhưng nay đã có cơ hội để ức hiếp lại hắn. Bình thường khi nói đến việc thúc đẩy cờ hiệu hữu nghị, ở trên sân bóng chà đạp hắn và đội bóng của hắn, Trần Khác là kẻ chiến bại, lòng nghẹn cháy muốn lấy lại danh dự. Vì thế hắn đặc biệt chọn ra trong số quân đứng đầu một quan binh có thân thủ linh hoạt cùng kỹ thuật cưỡi ngựa xuất chúng, có thể bớt thời gian tập luyện với họ.
Kết quả là trước khi hắn rời khỏi Đại Lý thì đội quân đánh cầu này đã có thể đánh thắng tất cả quân địch mạnh nhất. Trần Khác cũng nảy sinh tình cảm với đám người kia, kết quả là khi chọn ra thị vệ đi cùng hắn thì phần lớn bọn họ đều được tuyển.
Sau khi rời khỏi Đại Lý, bọn họ không hề có cơ hội thi triển thân thủ. Nay thấy người Liêu ham thích đánh cầu như thế, các anh em lại kiềm chế không nổi, cưỡi ngựa cầm cán lên sân, nào có ai ngờ rằng thua nhiều thắng ít.
Sau việc này Trần Khác tổng kết lại, đó một mặt do lâu ngày không cầm đến bóng cán, kỹ thuật đâm ra vụng về, mặt khác tiêu chuẩn đánh cầu của người Liêu khác xa so với người Đại Lý. Kỹ thuật cưỡi ngựa và sức mạnh cũng chính là pháp bảo giành chiến thắng của bọn họ.
Tuy nhiên cũng đừng quá lo lắng, ngã rồi ta lại đứng dậy. Trần Khác thay đổi chiến thuật, tăng cường huấn luyện, cách mấy ngày lại thi đấu cùng với người Liêu, hiệu quả tức thì, không bao giờ là thịt cá cho người mặc chém giết nữa.
Cứ như vậy, ban ngày Trần Khác đánh cầu, buổi tối tham gia các loại yến tiệc, ban đêm lại có mỹ nữ thị tẩm. Những ngày đi sứ thật sự là những ngày hưởng thụ...
Thấy cuộc đàm phán rơi vào bế tắc, Triệu Tông Tích cũng gia nhập hàng ngũ đội đánh cầu, chỉ để lại Triệu lão tiên sinh giữ cương vị.
Chỉ có điều tiểu vương gia có thể nói là một con gà mơ, ngay cả đội nữ tử đánh cầu Khiết Đan cũng đều không dẫn y đến...
Lúc đó, Da Luật Trọng Nguyên vốn hy vọng mình sẽ bỏ mặc cho tới khi bọn chúng chán ngấy ra rồi mới tiếp tục đàm phán. Vậy mà ai ngờ cuộc sống của đám người Trần Khác kia lại có thể phong phú đa dạng như thế, vui tới quên cả trời đất, có thể chọc tức cả Hoàng Thái Thúc...
Trần Khác và Triệu Tông Tích sở dĩ có thể bình tĩnh như vậy là vì sau khi có được những hiểu biết sâu sắc khi ở nước Liêu, nhận định rằng chiến tranh sẽ không thể xảy ra. Mặc dù khi ở trong nước bọn họ cũng nói như thế, nhưng lúc đó chẳng ai có đủ tự tin, chỉ là tự an ủi mình trong ý nghĩ.
Nhưng bây giờ, sau khi tận mắt trong thấy tình hình của quý tộc Khiết Đan, bọn họ có thể chắc chắn điều đó... Đối với những quý tộc đã quen cuộc sống an nhàn mà nói, chiến tranh thật sự không tốt, hơn nữa còn khiến người chết.