Nhất Phẩm Giang Sơn

Chương 358: Nhật thực - Vỡ đê

- Không thể bỏ qua cho tên Tư Mã Quang đó!

 

Hàn Kỳ lấy lại bình tĩnh rồi mới hỏi:

 

- Ngươi có chủ ý gì?

 

- Thuộc hạ có biện pháp này, coi như là một hòn đá ném hai con chim, ngăn cản cơn sóng dữ.

 

Ngô Khuê cũng không phải tay vừa, làm tới Tham tri Chính sự rồi, vậy mà ở trước mặt Hàn tướng công cũng phải cung kính.

 

- Đừng thừa nước đục thả câu

 

Hàn Kỳ nói thẳng:

 

- Có chuyện nói mau…

 

May mà câu cuối không nói ra. Ngô Khuê âm thầm kêu may, nếu không mình cũng khó xuống đài.

 

Ngôi Khuê nói cho Hàn Kỳ biết, Khâm Thiên Giám báo lại rằng mùng một tháng sáu sắp xuất hiện nhật thực nửa phần sáu, tức là nhật thiên thực.

 

- Hả?

 

Sự chú ý của Hàn tướng công lập tức dời khỏi con kỳ lân. Phải biết rằng từ xưa đến nay nhật thực được coi là điềm xấu, hơn nữa còn có liên quan trực tiếp đến người thống trị cao nhất. Trong “Tả Truyện” có ghi “Nhật hữu thực chi, thiên tử bất cử” (ngày có nhật thực, thiên tử bất lực). Ầy, cũng không phải bất lực về sinh lý mà ý là chỉ quân chủ thất đức.

 

Vừa tuyên bố đưa kỳ lân trở về đã phát sinh nhật thực, điều này nghĩa là như thế nào? Đến cả đứa nhỏ ba tuổi cũng có thể tưởng tượng được.

 

Đây quả là cơ hội trời ban để xoay chuyển thế cục, đồng thời tiêu diệt tiểu tử Tư Mã, chỉ tiếc tên tiểu tử Trần Khác không ở trong kinh thành nên không thể tiêu diệt hắn cùng lúc.

 

Tin tức này tốt đến nỗi khiến Hàn Kỳ không thể tin, chẳng lẽ Triệu Tông Thực chính là kẻ đứng đầu thiên mệnh, được thiên thần bảo hộ sao?

 

- Khâm Thiên Giám báo lúc nào?

 

Hàn Kỳ không tin có sự trùng hợp như vậy.

 

- À…

 

Ngô Khuê đổ mồ hôi. Thật ra gã kiềm chế không báo vì muốn sau khi chuyện thành công sẽ nói với Triệu Tông Thực để tranh công. Giờ phút này tình thế bức bách, nếu không nói sẽ mất giá trị nên mới không thể không nói thật:

 

- Đã vài ngày.

 

- Sao không báo sớm?

 

Hàn Kỳ mặt không đổi sắc hỏi.

 

- Sợ làm hỏng việc lớn của tướng công.

 

Cũng may Ngô Khuê biết khó mà gạt được vị cấp trên thông minh và quả quyết này nên đã sớm nghĩ cớ:

 

- Vốn đợi đại cục định xong thì cho dù có nhật thực cũng không quan trọng, nếu sớm tiết lộ ra ngược lại sẽ bị người khác lợi dụng làm điểm yếu.

 

- Ha hả, Trường Văn tính toán rất chu toàn.

 

Hàn Kỳ như cười như không khiến Ngô Khuê sởn tóc gáy.

 

Chỉ có điều việc có nặng nhẹ, trước tiên đành phải gác lại việc truy cứu gã giấu diếm không báo đã. Hàn Kỳ chậm rãi nói:

 

- Để Khâm Thiên Giám thông báo nhật thực xuất hiện.

 

- Trước tiên không đề cập tới nửa phần sáu?

 

- Ừ.

 

Hàn Kỳ gật đầu:

 

- Đợi quan gia hồi tâm chuyển ý thì nói sau.

 

- Nếu quan gia nhất quyết không đổi ý thì sao?

 

Ngô Khuê lo sợ hỏi.

 

- Thì đó là vì lịch quan xem thuật số kém cỏi nên trục xuất ra khỏi Khâm Thiên Giám về làm quan địa phương.

 

Hàn Kỳ thản nhiên nói.

 

Ngô Khuê nghe xong khâm phục không thôi. Loại tiếng oan này mỗi người trong Khâm Thiên Giám đều cầu còn không được.

 

- Phải giữ bí mật.

 

Hàn Kỳ thở dài:

 

- Không thể lại bị người khác làm hỏng việc nữa!

 

- Vâng.

 

Ngô Khuê sợ hãi nhận lệnh. Chỉ cách một ngày sau đó, Khâm Thiên Giám liền dâng tấu báo vài ngày nữa sẽ có nhật thực.

 

Tin tức vừa ra khiến vua và dân chấn động. Bách quan bàn luận không ngớt, không ai không cho rằng đây là trời phạt do việc coi thường kỳ lân! Ngay cả quan gia cũng sợ hãi, hạ chiếu chỉ cho các quan lại góp ý kiến bổ cứu.

 

Ngoại trừ nghi thức cứu nhật (ngày nhật thực người ta đốt pháo, khua chiêng, giương cung bắn trăng để cứu mặt trời) như cũ ra thì các đại thần còn mạnh mẽ yêu cầu dùng lễ tiết cao nhất để đón kỳ lân vào kinh thành. Quan gia phải ra khỏi thành mười dặm để đón!

 

Việc này khiến Tư Mã Quang choáng váng. “Khổng Tử không nói quái, lực, loạn, thần”, y không tin cái gì gọi là điềm lành thiên tượng, nhưng sự việc trùng hợp như vậy khiến y không thể cãi lại.

 

Vương Bàng cũng không có cách nào. Ở thời đại này hiện tượng thiên văn biến dị là một việc lớn, có thể làm hoàng đế phạm tội, làm tể tướng mất chức. Việc đã đến nước này trừ khi ngươi có thể đẩy lui nhật thực, nếu không không ai dám cản trở các quan dùng biện pháp bổ cứu.

 

Ngay lúc hai người hết đường xoay sở thì Tư Mã Khang tiến vào khẽ bẩm:

 

- Cha, Trần gia ca ca đến.

 

- Trần học sĩ về kinh rồi ư?

 

Tư Mã Quang kích động kêu lên.

 

Vương Bàng cũng nhẹ nhàng thở ra, trong lòng không khỏi thầm than: dù sao người ta mới là nhân vật chính…

 

- Không phải.

 

Tư Mã Khang lắc đầu nói:

 

- Là Trần Tứ ca.

 

- Ồ.

 

Tư Mã Quang hơi thất vọng nói:

 

- Mời đến thư phòng gặp ta.

 

- Thúc phụ, ta tránh đi một lát.

 

Vương Bàng biết Tư Mã Quang muốn gì nên biết điều tránh vào phòng trong.

 

Chốc lát sau, Tư Mã Khang dẫn Trần Thung mặc thường phục tiến vào. Trần Tứ Lang lấy lễ thầy trò bái kiến Tư Mã Quang, bởi Tư mã Quang là vị quan Tường Định của Chế Khoa Ngự Thí, đã giúp gã rất nhiều để thi đỗ.

 

Thật ra tài học của Trần Thung kém hơn mấy người Chương Đôn, Vương Thiều đôi chút, nhưng vòng Sơ thí có Vương An Thạch, Các thí có Trần Khác, Ngự thí có Tư Mã Quang, nhờ tất cả cùng giúp đỡ, hơn nữa thực lực cũng không có vấn đề nên không thể không có chuyện không đậu được. Thế giới này hiện thực như vậy đấy, đương nhiên nếu có tài hoa như Tô Thức thì cũng chẳng khác gì.

 

Tư Mã Quang mời gã ngồi, ôn tồn nói:

 

- Trọng Bình tới tìm ta có việc gì?

 

- Vì việc của nhật thực mà tới.

 

Trần Thung không nói nhiều, đi thẳng vào việc chính:

 

- Lão sư cũng biết Tam ca của ta nuôi một đám khách Đại Thực, lúc huynh ấy rời kinh thì những người này giao cho ta quản lý.

 

- Ừ.

 

Tư Mã Quang gật đầu. Trần Khác tiêu một món tiền lớn nuôi một đám người tây không biết nói đã trở thành trò cười lớn nhất Biện Kinh. Ngay cả y cũng không hiểu vì sao, chỉ cho rằng Trần Khác ngại tiền nhiều nên đốt bớt.

 

- Những người này thật ra là những học giả đứng đầu Đại Thực, thuật thiên văn bọn họ nắm giữ tiên tiến hơn nhiều so với Đại Tống ta.

 

Trần Thung trầm giọng nói:

 

- Bọn họ nói cho ta biết mùng một tháng sáu đúng là có nhật thực, nhưng không phải nhật thực toàn phần mà chỉ là nhật thực nửa phần sáu mà thôi.

 

- Hả?

 

Tư Mã Quang nghe vậy vẻ mặt giãn ra, xong chợt nhíu mày:

 

- Chính xác không?

 

- Hẳn là chính xác…

 

Trần Thung cười khổ nói:

 

- Bằng không huynh trưởng của ta mỗi năm tốn hơn trăm ngàn lượng bạc nuôi bọn họ làm chi?

 

- A…

 

Tuy Tư Mã Quang rất tin chủ nghĩa gốc Hán, nhưng y cực kì tin tưởng Trần Khác. Chẳng lẽ Khâm Thiên Giám sai thật sao?

 

Nhà y hai đời làm quan, gia đình có tiếng học giỏi, không phải thứ quan trường ngây ngô như Trần Thung có thể so sánh được. Đương nhiên y biết Khâm Thiên Giám đoán nhật thực trước nay chưa sai bao giờ, sao lần này lại cố tình báo sai?

 

Nghĩ lại, y lập tức hiểu ra. Theo hiểu biết nhiều năm nay về nhật thực, một khi mức độ nhật thực nhỏ hơn mức độ lúc dự báo thì … Nói cách khác ban đầu báo là nhật thực toàn phần, sau lại chỉ xuất hiện nửa phần sáu, như vậy chứng tỏ quân thần bổ cứu đúng lúc và thành công, trăm quan sáng suốt.

 

Hiển nhiên đối phương có ý định nói dối nhật thực toàn phần để Triệu Trinh đưa kỳ lân trở về, sau đó chờ lúc nhật thực đến thì liền nói quan gia bổ cứu đúng lúc, được ông trời tha thứ.

 

Trải qua nhiều lần như vậy, đến lúc đó trước mặt thánh thú kỳ lân uy tín của Triệu Trinh sẽ không còn sót lại chút gì, dù trong lòng có thế nào chăng nữa cũng chỉ có thể dựa theo ý của quần thần lập Thái tử.

 

- Quả là kế hay!

 

Tư Mã Quang cảm thán. Đối thủ thật sự quá mạnh, bản thân cũng không biết mình còn có thể chống đỡ được mấy lần đây.

 

Bước thong thả trong thư phòng, y chợt dừng bước thở dài nói:

 

- Biết thì có ích gì?

 

Cho dù y nói ra chuyện này thì chỉ đơn giản là vài tên quan xui xẻo của Khâm Thiên Giám bị xử lý, còn nhật thiên thực cũng vẫn là nhật thực, Quan gia vẫn phải bổ cứu.

 

- Đám học giả này còn nói rằng…

 

Trần Thung trầm ngâm một lát nói:

 

- Trước và sau mùng một tháng sáu thì vùng kinh kỳ sẽ có mưa dầm.

 

- Có việc này ư?

 

Tư Mã Quang cực kì kích động. Theo lẽ thường, trời mưa che khuất bầu trời sẽ không nhìn được mặt trời, không coi là nhật thực!

 

- Chính xác hoàn toàn không!?

 

- Điều này rất khó nói..

 

Trần Thung cười khổ:

 

- Họ nói mưa gió thất thường, ai cũng không dám chắc hoàn toàn, nhưng khả năng trời mưa rất lớn.

 

- A..

 

Tư Mã Quang cũng biết khí trời không phải thiên văn, không thể chính xác hết được. Lỡ đến lúc đó trời không có mắt, để lộ ra cái lỗ thì chẳng phải hỏng sao?

 

Cho dù y bất chấp tất cả nói rằng tiên tri dự báo được thời tiết, nhưng vấn đề là: ai tin?

 

Thấy Tư Mã Quang vẻ mặt thâm trầm, Trần Thung lại nói:

 

- Có một người có thể giúp lão sư.

 

- Ai…

 

Tư Mã Quang không nhịn nổi liếc mắt nhìn gã, ngươi không nói hết được một lúc à?

 

- Thiệu Ung Thiệu đại sư.

 

Trần Thung hạ giọng nói:

 

- Những lời từ miệng ngài ấy đương nhiên không ai không tin.

 

- Cũng đúng.

 

Tư Mã Quang không khỏi gật đầu. Là một chuyên gia, Thiệu Ung nổi tiếng với tài tiên tri, có ảnh hưởng cực lớn ở trong và ngoài nước, nếu để ngài dự báo thì đương nhiên sẽ khác. Nói xong y không kìm nổi cười nói:

 

- Thiệu tiên sinh là kẻ sĩ thoát tục, sao có thể hỏi việc hồng trần? Cho dù ngài ấy đáp ứng thì cũng không kịp nữa rồi.

 

- Thiệu tiên sinh đã đến kinh từ hôm trước.

 

Trần Thung thản nhiên nói:

 

- Lão sư có thể gặp mặt.

 

- Không thể bỏ qua cho tên Tư Mã Quang đó!

 

Hàn Kỳ lấy lại bình tĩnh rồi mới hỏi:

 

- Ngươi có chủ ý gì?

 

- Thuộc hạ có biện pháp này, coi như là một hòn đá ném hai con chim, ngăn cản cơn sóng dữ.

 

Ngô Khuê cũng không phải tay vừa, làm tới Tham tri Chính sự rồi, vậy mà ở trước mặt Hàn tướng công cũng phải cung kính.

 

- Đừng thừa nước đục thả câu

 

Hàn Kỳ nói thẳng:

 

- Có chuyện nói mau…

 

May mà câu cuối không nói ra. Ngô Khuê âm thầm kêu may, nếu không mình cũng khó xuống đài.

 

Ngôi Khuê nói cho Hàn Kỳ biết, Khâm Thiên Giám báo lại rằng mùng một tháng sáu sắp xuất hiện nhật thực nửa phần sáu, tức là nhật thiên thực.

 

- Hả?

 

Sự chú ý của Hàn tướng công lập tức dời khỏi con kỳ lân. Phải biết rằng từ xưa đến nay nhật thực được coi là điềm xấu, hơn nữa còn có liên quan trực tiếp đến người thống trị cao nhất. Trong “Tả Truyện” có ghi “Nhật hữu thực chi, thiên tử bất cử” (ngày có nhật thực, thiên tử bất lực). Ầy, cũng không phải bất lực về sinh lý mà ý là chỉ quân chủ thất đức.

 

Vừa tuyên bố đưa kỳ lân trở về đã phát sinh nhật thực, điều này nghĩa là như thế nào? Đến cả đứa nhỏ ba tuổi cũng có thể tưởng tượng được.

 

Đây quả là cơ hội trời ban để xoay chuyển thế cục, đồng thời tiêu diệt tiểu tử Tư Mã, chỉ tiếc tên tiểu tử Trần Khác không ở trong kinh thành nên không thể tiêu diệt hắn cùng lúc. 

 

Tin tức này tốt đến nỗi khiến Hàn Kỳ không thể tin, chẳng lẽ Triệu Tông Thực chính là kẻ đứng đầu thiên mệnh, được thiên thần bảo hộ sao?

 

- Khâm Thiên Giám báo lúc nào?

 

Hàn Kỳ không tin có sự trùng hợp như vậy.

 

- À…

 

Ngô Khuê đổ mồ hôi. Thật ra gã kiềm chế không báo vì muốn sau khi chuyện thành công sẽ nói với Triệu Tông Thực để tranh công. Giờ phút này tình thế bức bách, nếu không nói sẽ mất giá trị nên mới không thể không nói thật:

 

- Đã vài ngày.

 

- Sao không báo sớm?

 

Hàn Kỳ mặt không đổi sắc hỏi.

 

- Sợ làm hỏng việc lớn của tướng công.

 

Cũng may Ngô Khuê biết khó mà gạt được vị cấp trên thông minh và quả quyết này nên đã sớm nghĩ cớ:

 

- Vốn đợi đại cục định xong thì cho dù có nhật thực cũng không quan trọng, nếu sớm tiết lộ ra ngược lại sẽ bị người khác lợi dụng làm điểm yếu.

 

- Ha hả, Trường Văn tính toán rất chu toàn.

 

Hàn Kỳ như cười như không khiến Ngô Khuê sởn tóc gáy.

 

Chỉ có điều việc có nặng nhẹ, trước tiên đành phải gác lại việc truy cứu gã giấu diếm không báo đã. Hàn Kỳ chậm rãi nói:

 

- Để Khâm Thiên Giám thông báo nhật thực xuất hiện.

 

- Trước tiên không đề cập tới nửa phần sáu?

 

- Ừ.

 

Hàn Kỳ gật đầu:

 

- Đợi quan gia hồi tâm chuyển ý thì nói sau.

 

- Nếu quan gia nhất quyết không đổi ý thì sao?

 

Ngô Khuê lo sợ hỏi.

 

- Thì đó là vì lịch quan xem thuật số kém cỏi nên trục xuất ra khỏi Khâm Thiên Giám về làm quan địa phương.

 

Hàn Kỳ thản nhiên nói.

 

Ngô Khuê nghe xong khâm phục không thôi. Loại tiếng oan này mỗi người trong Khâm Thiên Giám đều cầu còn không được.

 

- Phải giữ bí mật.

 

Hàn Kỳ thở dài:

 

- Không thể lại bị người khác làm hỏng việc nữa!

 

- Vâng.

 

Ngô Khuê sợ hãi nhận lệnh. Chỉ cách một ngày sau đó, Khâm Thiên Giám liền dâng tấu báo vài ngày nữa sẽ có nhật thực.

 

Tin tức vừa ra khiến vua và dân chấn động. Bách quan bàn luận không ngớt, không ai không cho rằng đây là trời phạt do việc coi thường kỳ lân! Ngay cả quan gia cũng sợ hãi, hạ chiếu chỉ cho các quan lại góp ý kiến bổ cứu.

 

Ngoại trừ nghi thức cứu nhật (ngày nhật thực người ta đốt pháo, khua chiêng, giương cung bắn trăng để cứu mặt trời) như cũ ra thì các đại thần còn mạnh mẽ yêu cầu dùng lễ tiết cao nhất để đón kỳ lân vào kinh thành. Quan gia phải ra khỏi thành mười dặm để đón!

 

Việc này khiến Tư Mã Quang choáng váng. “Khổng Tử không nói quái, lực, loạn, thần”, y không tin cái gì gọi là điềm lành thiên tượng, nhưng sự việc trùng hợp như vậy khiến y không thể cãi lại.

 

Vương Bàng cũng không có cách nào. Ở thời đại này hiện tượng thiên văn biến dị là một việc lớn, có thể làm hoàng đế phạm tội, làm tể tướng mất chức. Việc đã đến nước này trừ khi ngươi có thể đẩy lui nhật thực, nếu không không ai dám cản trở các quan dùng biện pháp bổ cứu. 

 

Ngay lúc hai người hết đường xoay sở thì Tư Mã Khang tiến vào khẽ bẩm:

 

- Cha, Trần gia ca ca đến.

 

- Trần học sĩ về kinh rồi ư?

 

Tư Mã Quang kích động kêu lên.

 

Vương Bàng cũng nhẹ nhàng thở ra, trong lòng không khỏi thầm than: dù sao người ta mới là nhân vật chính…

 

- Không phải.

 

Tư Mã Khang lắc đầu nói:

 

- Là Trần Tứ ca.

 

- Ồ.

 

Tư Mã Quang hơi thất vọng nói:

 

- Mời đến thư phòng gặp ta.

 

- Thúc phụ, ta tránh đi một lát.

 

Vương Bàng biết Tư Mã Quang muốn gì nên biết điều tránh vào phòng trong.

 

Chốc lát sau, Tư Mã Khang dẫn Trần Thung mặc thường phục tiến vào. Trần Tứ Lang lấy lễ thầy trò bái kiến Tư Mã Quang, bởi Tư mã Quang là vị quan Tường Định của Chế Khoa Ngự Thí, đã giúp gã rất nhiều để thi đỗ.

 

Thật ra tài học của Trần Thung kém hơn mấy người Chương Đôn, Vương Thiều đôi chút, nhưng vòng Sơ thí có Vương An Thạch, Các thí có Trần Khác, Ngự thí có Tư Mã Quang, nhờ tất cả cùng giúp đỡ, hơn nữa thực lực cũng không có vấn đề nên không thể không có chuyện không đậu được. Thế giới này hiện thực như vậy đấy, đương nhiên nếu có tài hoa như Tô Thức thì cũng chẳng khác gì.

 

Tư Mã Quang mời gã ngồi, ôn tồn nói:

 

- Trọng Bình tới tìm ta có việc gì?

 

- Vì việc của nhật thực mà tới.

 

Trần Thung không nói nhiều, đi thẳng vào việc chính:

 

- Lão sư cũng biết Tam ca của ta nuôi một đám khách Đại Thực, lúc huynh ấy rời kinh thì những người này giao cho ta quản lý.

 

- Ừ.

 

Tư Mã Quang gật đầu. Trần Khác tiêu một món tiền lớn nuôi một đám người tây không biết nói đã trở thành trò cười lớn nhất Biện Kinh. Ngay cả y cũng không hiểu vì sao, chỉ cho rằng Trần Khác ngại tiền nhiều nên đốt bớt.

 

- Những người này thật ra là những học giả đứng đầu Đại Thực, thuật thiên văn bọn họ nắm giữ tiên tiến hơn nhiều so với Đại Tống ta.

 

Trần Thung trầm giọng nói:

 

- Bọn họ nói cho ta biết mùng một tháng sáu đúng là có nhật thực, nhưng không phải nhật thực toàn phần mà chỉ là nhật thực nửa phần sáu mà thôi.

 

- Hả?

 

Tư Mã Quang nghe vậy vẻ mặt giãn ra, xong chợt nhíu mày:

 

- Chính xác không?

 

- Hẳn là chính xác…

 

Trần Thung cười khổ nói:

 

- Bằng không huynh trưởng của ta mỗi năm tốn hơn trăm ngàn lượng bạc nuôi bọn họ làm chi?

 

- A…

 

Tuy Tư Mã Quang rất tin chủ nghĩa gốc Hán, nhưng y cực kì tin tưởng Trần Khác. Chẳng lẽ Khâm Thiên Giám sai thật sao?

 

Nhà y hai đời làm quan, gia đình có tiếng học giỏi, không phải thứ quan trường ngây ngô như Trần Thung có thể so sánh được. Đương nhiên y biết Khâm Thiên Giám đoán nhật thực trước nay chưa sai bao giờ, sao lần này lại cố tình báo sai?

 

Nghĩ lại, y lập tức hiểu ra. Theo hiểu biết nhiều năm nay về nhật thực, một khi mức độ nhật thực nhỏ hơn mức độ lúc dự báo thì … Nói cách khác ban đầu báo là nhật thực toàn phần, sau lại chỉ xuất hiện nửa phần sáu, như vậy chứng tỏ quân thần bổ cứu đúng lúc và thành công, trăm quan sáng suốt.

 

Hiển nhiên đối phương có ý định nói dối nhật thực toàn phần để Triệu Trinh đưa kỳ lân trở về, sau đó chờ lúc nhật thực đến thì liền nói quan gia bổ cứu đúng lúc, được ông trời tha thứ.

 

Trải qua nhiều lần như vậy, đến lúc đó trước mặt thánh thú kỳ lân uy tín của Triệu Trinh sẽ không còn sót lại chút gì, dù trong lòng có thế nào chăng nữa cũng chỉ có thể dựa theo ý của quần thần lập Thái tử.

 

- Quả là kế hay!

 

Tư Mã Quang cảm thán. Đối thủ thật sự quá mạnh, bản thân cũng không biết mình còn có thể chống đỡ được mấy lần đây.

 

Bước thong thả trong thư phòng, y chợt dừng bước thở dài nói:

 

- Biết thì có ích gì?

 

Cho dù y nói ra chuyện này thì chỉ đơn giản là vài tên quan xui xẻo của Khâm Thiên Giám bị xử lý, còn nhật thiên thực cũng vẫn là nhật thực, Quan gia vẫn phải bổ cứu.

 

- Đám học giả này còn nói rằng…

 

Trần Thung trầm ngâm một lát nói:

 

- Trước và sau mùng một tháng sáu thì vùng kinh kỳ sẽ có mưa dầm.

 

- Có việc này ư?

 

Tư Mã Quang cực kì kích động. Theo lẽ thường, trời mưa che khuất bầu trời sẽ không nhìn được mặt trời, không coi là nhật thực!

 

- Chính xác hoàn toàn không!?

 

- Điều này rất khó nói..

 

Trần Thung cười khổ:

 

- Họ nói mưa gió thất thường, ai cũng không dám chắc hoàn toàn, nhưng khả năng trời mưa rất lớn.

 

- A..

 

Tư Mã Quang cũng biết khí trời không phải thiên văn, không thể chính xác hết được. Lỡ đến lúc đó trời không có mắt, để lộ ra cái lỗ thì chẳng phải hỏng sao?

 

Cho dù y bất chấp tất cả nói rằng tiên tri dự báo được thời tiết, nhưng vấn đề là: ai tin?

 

Thấy Tư Mã Quang vẻ mặt thâm trầm, Trần Thung lại nói:

 

- Có một người có thể giúp lão sư.

 

- Ai…

 

Tư Mã Quang không nhịn nổi liếc mắt nhìn gã, ngươi không nói hết được một lúc à?

 

- Thiệu Ung Thiệu đại sư.

 

Trần Thung hạ giọng nói:

 

- Những lời từ miệng ngài ấy đương nhiên không ai không tin.

 

- Cũng đúng.

 

Tư Mã Quang không khỏi gật đầu. Là một chuyên gia, Thiệu Ung nổi tiếng với tài tiên tri, có ảnh hưởng cực lớn ở trong và ngoài nước, nếu để ngài dự báo thì đương nhiên sẽ khác. Nói xong y không kìm nổi cười nói:

 

- Thiệu tiên sinh là kẻ sĩ thoát tục, sao có thể hỏi việc hồng trần? Cho dù ngài ấy đáp ứng thì cũng không kịp nữa rồi.

 

- Thiệu tiên sinh đã đến kinh từ hôm trước.

 

Trần Thung thản nhiên nói:

 

- Lão sư có thể gặp mặt.

 

- Hả!

 

Dù tâm tính Tư Mã Quang cực kì trấn định nhưng giờ này cũng không khỏi khiếp sợ. Hóa ra phía Triệu Tông Tích không chỉ có một mình bọn họ đang chiến đấu mà còn có viện quân!

 

Vương Bàng ở phòng trong liền bị chấn động tới mức lập tức ngã ngồi trên giường, trong lòng chán nản: “Xem ra mình vẫn chưa thân thiết với điện hạ, thậm chí cả việc cơ mật bậc này cũng không được biết.”

 

Tuy nhiên dù thế nào, họa đến có thần binh nhà trời phái xuống cho khiến tâm tình mọi người phấn chấn lên nhiều… Việc này không nên chậm trễ, sau khi dùng bữa chiều Tư Mã Quang liền đến Bạch Vân Quan bái phỏng Thiệu Ung.

 

Hai người vừa gặp mặt, kết giao không sâu nhưng giờ đây như đã quen thân lâu rồi, nói chuyện đến trắng đêm.

 

Sau khi quen thân thì Tư Mã Quang hỏi Thiệu Ung:

 

- Nghe mấy người phương Tây nói, trong lòng luôn do dự. Sao tiên sinh không bói một quẻ xem ngày đó rốt cục là trời nắng hay mưa?

 

Thiệu Ung mặc một bộ đạo bào xanh, dù trời rất nóng nhưng tinh thần lại thoái mái, không hề có một giọt mồ hôi, quả nhiên bất phàm. Nghe xong lão phẩy quạt lông nói:

 

- Cũng được.

 

Rồi nói với Tư Mã Quang:

 

- Ngài tùy ý viết một chữ đi.

 

Tư Mã Quang không hề nghĩ nhiều, viết chữ “Oản”. Viết xong không khỏi nói thầm sao mình lại viết chữ này? Nghĩ lại mới hiểu được hóa ra lúc y tới Thiệu Ung đang dùng cơm, đặt bát cơm xuống rồi tiếp y… Chính vì ấn tượng như vậy mới có thể viết ra chữ này… Ừ, chắc là như vậy, nếu không với đức tính cao nhã của ta sao có thể viết ra chữ tục như vậy được.

 

- Ngày đó trời sẽ mưa.

 

Thiệu Ung nhìn thoáng qua rồi thản nhiên nói.

 

- Sao có thể nói như vậy?

 

Tư Mã Quang vừa mừng vừa sợ.

 

- Hiện đã qua giờ Dậu, cơm đã ăn xong, bát phải thả trong chậu rửa nên ắt phải có nước xối.

 

Thiệu Ung đưa ra lí do cực kì quả quyết.

 

- Hả?

 

Tư Mã Quang nghi ngờ:

 

- Đơn giản thế thôi?

 

Thấy y không tin, Thiệu Ung liền hiểu kẻ này không dễ lừa như vậy, đành cười ha hả:

 

- Đùa cùng ngài chút cho vui. Trưa nay ta cũng hứng lên tính qua rồi, không sai được.

 

- Ra vậy.

 

Tư Mã Quang đoán chuyện này liên quan đến danh dự bao năm của đối phương nên sẽ không đùa được, liền tin không nghi ngờ.

 

Sau một đêm nói chuyện, hôm sau Tư Mã Quang liền tấu lên nói mùng một tháng sáu trời mưa to, tại sao lại có nhật thực?

 

Lời vừa ra lại tiếp tục khiến vua và dân ồn ào… Tư Mã huynh gần đây rất nổi, oai hơn hẳn ba bốn mươi năm trước. Ai biết đây chỉ bởi vì bị bức bách!

 

Nhưng trong tấu chương Tư Mã Quang viết rõ nguồn tin là từ một vị đại sư Dịch học Thiệu Ung, khiến những lời nói nghi ngờ chế giễu giảm đi rất nhiều.

 

Người có tên cây có bóng,uy tín danh dự Thiệu Ung gây dựng mấy chục năm không dễ dàng bị dập tắt như vậy.

 

Hơn nữa Triệu Trinh cũng không muốn tự tát vào mặt mình. Mời lại cái con súc sinh kia vào thành, còn phải ra ngoài thành mười dặm đón nó trở về, điều này thì không một vị hoàng đế nào có thể tiếp nhận cho được… Dù sao Tư Mã Quang và Thiệu Ung cũng chẳng phải kẻ khinh cuồng, lão cứ ngồi mát ăn bát vàng thôi, cớ gì không làm?

 

Đương nhiên vì nguyên nhân từ người cha nên Triệu Trinh từ nhỏ đã được dạy: ”Khổng Tử không nói chuyện quái, lực, loạn, thần”, không được mê tín. Mấy chục năm nay ông cũng nhìn thấu sự đời, mặc cho gió nổi mưa phun ta cứ mây trôi nước chảy.

 

Việc tốt của Hàn tướng công lại một lần nữa bị phá nên đương nhiên nổi giận lôi đình, lão gọi Tư Mã Quang vào chính sự đường chửi mắng một trận.

 

Với địa vị của Hàn tướng công bây giờ, muốn mắng muốn phạt một tên quan viên trung cấp nhỏ nhoi thế nào cũng được

 

Nhưng đáng tiếc, đối thủ của y là Tư Mã Quang, tuy Tư Mã Quang nổi tiếng bảo thủ nhưng tài hùng biện cực kì đáng gờm. Trong lịch sử Bắc Tống y được coi là một trong vị vua cãi nhau, căn bản không sợ Hàn tướng công.

 

- Tướng công thật vô lý. Thử hỏi nếu biết rõ trời mưa mà không báo chẳng phải hạ quan sẽ mắc tội khi quân?

 

Tư Mã Quang cười lạnh nói:

 

- Chẳng may có người mượn chuyện này làm chút trò mèo ta chẳng phải sẽ thành đồng mưu sao?!

 

Hàn Kỳ há mồm nhưng không biết trả lời thế nào, im lặng hồi lâu mới giận dữ nói:

 

- Dự báo thiên văn vẫn là trách nhiệm của Khâm Thiên Giám, ngươi cứ ngoan ngoãn làm tốt việc của mình, còn xía vào làm gì!

 

Dừng một lát lại nghiến răng nói:

 

- Ngươi cũng biết thân làm Khởi Cư Lang thì kị nhất là can thiệp chính sự!

 

- Hạ quan chỉ nói chuyện thiên tượng, can hệ gì tới chính sự?

 

Tư Mã Quang lắc đầu.

 

- Ngươi mượn hiện tượng thiên văn để nói bóng gió chính sự, còn muốn ngụy biện ư?

 

Hàn Kỳ trừng mắt.

 

- Tướng công nói những lời này vì trong lòng có tật giật mình không?

 

Tư Mã Quang nhìn thẳng Hàn Kỳ, cười lạnh:

 

- Rốt cục là ai mượn chuyện để can thiệp chính sự đây? Tướng công có dám thề với trời là không dối lòng không!

 

Hàn Kỳ cuối cùng nổi giận:

 

- Ngươi dám coi thường ta ư?

 

Tư Mã Quang thản nhiên nói:

 

- Tướng công là Tể tướng tôn nghiêm, vốn không nên bận tâm tới việc bên ngoài để công chính lòng mình, ai ngờ lại dấn sâu vào trong đó. Thân là tể tướng lại đi làm kẻ hầu, khiến vua và dân thất vọng. Quang dù đê tiện nhưng không muốn thành kẻ nịnh nọt, đương nhiên không cần giả vờ giả vịt trước mặt tướng công.

 

- Ngươi…

 

Hàn Kỳ giận đến tím mặt, vỗ bàn thật mạnh nói:

 

- Ngươi có dám nói mình không phải là tay sai của Triệu Tông Tích hay không!

 

Thật ra trong lòng lão buồn bực cực kì. Nếu không phải đám ngu xuẩn kia thì lão phu việc gì phải tự ra tay?

 

- Hạ quan không quen biết với Ngũ điện hạ.

 

Tư Mã Quang thản nhiên lắc đầu:

 

- Huống chi Ngũ điện hạ có phần thắng ư? Xin hỏi tướng công đi theo y có lợi gì?

 

- Ngươi…

 

Hàn Kỳ mặt trắng bệch, hét lên như bệnh tâm thần:

 

- Cút ra ngoài cho ta!

 

- Hạ quan không biết cút, chỉ biết đi.

 

Tư Mã Quang chắp tay nói:

 

- Xin tướng công chú ý thể diện của một tể tướng, hạ quan cáo lui.

 

“Phốc…” Trước mắt Hàn Kỳ tối sầm, suýt nữa bị tức ngất… Các quan Thư sử trong chính sự đường sớm đã nghe thấy tiếng gào thét của Hàn tướng công nên đều lần lượt thò đầu ra nhìn. Thấy Tư Mã Quang yên bình bước ra từ phòng của Hàn tướng công, chỉ nghe thấy phía sau y là tiếng ầm ầm đổ vỡ. Hàn tướng công đang đập phá đồ trong phòng để trút cơn giận.

 

Mọi người đều nhìn Tư Mã Quang bằng ánh mắt khâm phục. Đã bao năm nay bọn họ chỉ thấy Hàn tướng công hành hạ đầy đọa kẻ khác, chưa gặp qua anh hùng nào dám dày vò Hàn tướng công.

 

Bất kể thế nào từ nay về sau sự kiên cường của Tư Mã Quang nhất định sẽ vang danh thiên hạ.

 

Không khó để tưởng tượng suy nghĩ của Tư Mã Quang. Nếu như sau này chắc chắn bị Hàn tướng công dồn ép tới chết thì cớ gì phải chịu tính khí của lão, cứ thẳng thắn tranh cãi với lão, coi lão như cục đá đặt chân nổi danh là được!

 

Đương nhiên Tư Mã công của chúng ta trước nay rất quang chính, đó chỉ là suy nghĩ của người đời sau dùng tâm tiểu nhân đo lòng quân tử thôi.

 

Vì cớ gì Trần Khác lại coi trọng Tư Mã Quang như thế, không tiếc đổi công lao to lớn để mời y nhập bọn? Mấu chốt nằm ở chỗ hắn biết Tư Mã Văn Chính Công xưa nay nổi danh là kết tinh của trí tuệ chính trị… Nói cách khác là cả đời làm nghề buôn bán xác thịt mà vẫn lập đền thờ trinh tiết cả đời, thậm chí muôn đời.

 

Đương nhiên nói vậy cũng cũng có lỗi với Quang Quang của chúng ta. Ít nhất lúc này thôi y vẫn không chút do dự dám gánh chịu tất cả áp lực, hơn nữa còn chẳng được lợi lộc gì - Nếu mùng một mà không mưa thì tội của y sẽ lớn lắm. Tuy rằng Đại Tống không giết sĩ đại phu, nhưng giáng chức điều đến Lĩnh Nam chỉ là bước khởi đầu thôi, không khéo còn bị bắt đi Lôi Châu làm cái chức Phó sử đoàn luyện…

 

Cho dù là có mưa đi chăng nữa thì gần đây đã không ít lần làm hỏng chuyện tốt của người ta, nên cũng đã trở thành cái đinh trong mắt của phe Triệu Tông Thực, tương lai sợ sẽ chẳng tốt lành gì.

 

Hàn tướng công đương nhiên không dễ gần. Sau khi tỉnh táo lại, lão lập tức tìm Ngô Khuê lệnh cho người của Khâm Thiên Giám lập tức “sửa lại nhầm lẫn”, dâng tấu báo nhật thực lần này không phải toàn phần mà chỉ là từng phần!

 

Sau khi bị Tư Mã Quang quấy rối kế lớn thì cũng chỉ đành cứu vớt như thế.

 

Bởi vì Khâm Thiên Giám sai trước nên Triệu Trinh cũng không biết nên tin ai, chỉ đành cho Hữu ti dựa theo trình tự cứu nhật thông thường mà làm, đương nhiên việc ra ngoài thành mời thú kia vẫn là miễn nhắc đến.

 

Chớp mắt tới ngày cuối cùng của tháng năm, Tư Mã Quang cũng mặc kệ hết thảy, chạy từ trong cung đến thẳng Bạch Vân Quan. Thiệu Ung đang tại sân sau lập đàn, thân mặc đạo bào, tay cầm bảo kiếm, chân đạp Cương bộ, dường như đang làm phép.

 

- Mau đóng cửa, đừng để người ngoài thấy.

 

Thấy y tiến vào, Thiệu Ung khẩn trương nhắc.

 

- Tiên sinh tin đạo từ lúc nào vậy?

 

Tư Mã Quang đóng kín cửa sân, khó tin hỏi. Thiệu Ung là đại sư Dịch học, coi như thuộc phạm trù Nho gia rồi!

 

- Đạo Nho đồng nguyên (cùng nguồn gốc)…

 

Thiệu Ung xấu hổ ho khan nói:

 

- Lão Tử là thầy của Khổng Tử, tới nay tuy đạo gia không bằng nhưng luôn có chỗ hay.

 

- Đây là làm phép cầu mưa ư?

 

Tư Mã Quang vừa nhìn liền hiểu ra ngay.

 

- Đúng vậy.

 

Thiệu Ung gật đầu.

 

- Không phải tiên sinh khẳng định ngày mai trời sẽ mưa ư?

 

Thiệu Ung nghiêm mặt:

 

- Thêm chút đảm bảo thì thêm chút an tâm!

 

Nói đùa chắc, nửa đời anh minh của Thiệu đại sư đều dựa vào thời tiết ngày mai đấy.

 

- Hóa ra tiên sinh cũng lo lắng…

 

Tư Mã Quang thở dài, cởi giầy bỏ áo khoác cùng Thiệu Ung niệm chú cầu mưa. Kỳ thật nói cầu mưa cũng không đúng, bởi mấy ngày nay mưa dầm không ngừng, nhưng chỉ mưa trong một lúc, ban ngày mặt trời vẫn lộ rõ.

 

Nếu lộ mặt trời thì cái mạng già này chắc toi mất! Cho nên hai vị không phải cầu mưa mà cầu mặt trời đừng xuất hiện!

 

Hai người một bên niệm chú một bên thầm mắng chửi Trần Trọng Phương bàng quan. Tiểu tử này nhởn nhơ bên ngoài trốn tránh rắc rối, để hai người chúng ta gánh trách nhiệm cho ngươi… Đêm nay hai người không ngủ, ra sức cầu nguyện.

 

Có lẽ vì lòng thành linh nghiệm, lúc nửa đêm không ngờ trời tạnh mưa…

 

Nhìn bầu trời đầy sao, Tư Mã Quang gần như muốn hộc máu, căm tức nhìn Thiệu Ung:

 

- Ngài thế này rốt cuộc là có linh hay không!

 

- Chuyện của ông trời, ai mà nói chính xác được!

 

Mắt thấy nửa đời anh minh sắp bị hủy trong phút chốc, Thiệu Ung cũng giận dữ nói:

 

- Ta sao đấu lại ông trời?

 

Khi nói chuyện, thấy trời vẫn còn u ám, Thiệu đại sư lập tức sửa lời:

 

- Ngươi vội cái gì? Đêm thì làm gì có mặt trời…

 

Một đêm nắng mưa không rõ, đám mây khi tụ khi tan, trăng sao lúc ẩn lúc hiện tra tấn hai người chết lên chết xuống, thần kinh thác loạn, nghĩ lại suốt đời vẫn đau đớn…

 

Trong thành Biện Kinh, những người quan tâm chú ý tới thiên tượng như hai người họ không có một ngàn cũng có tám trăm người, trong đó đủ các loại hòa thượng, đạo sĩ pháp công thâm hậu, cầu mai trời quang mây tạnh.

 

Có lẽ nào nhiều người lực lượng lớn chèn ép Thiệu đại sư thế đơn lực cô. Sáng sớm ngày hôm sau tuy vẫn rất nhiều mây nhưng mặt trời vẫn hiện.

 

Rất nhiều người một kẻ làm quan cả họ được nhờ, còn một số ít người thì như cha mẹ chết vậy…

 

Hai mắt Tư Mã Quang và Thiệu Ung đỏ bừng, cổ họng khô ran, chỉ muốn ôm đầu khóc ròng. Nếu không phải trên trời mây dày đặc, thỉnh thoảng che khuất mặt trời trong chốc lát thì chắc hai người đã muốn tìm cái chết rồi.

 

Khoảng thời gian dày vò khốn khổ cứ thế trôi qua, đã đến giờ Thìn, cách thời gian dự báo nhật thực nửa khắc, mặt trời bị mây dày đặc che phủ…

 

Hai người cùng quỳ xuống đất, một kẻ thề nguyện giảm thọ mười năm, một kẻ thề cả đời không xem bói, khóc cầu trời giơ cao đánh khẽ cho bọn họ con đường sống. 

 

Ông trời như nghe được lời cầu nguyện của họ, mây càng lúc càng âm u dày đặc, trời đất bắt đầu nổi gió dậy mưa…

 

Hai người lập tức ôm nhau sướng đến phát khóc.

 

Trong mái hiên lúc này, Hàn tướng công cũng khẩn trương. Một kẻ xưa nay thường bất kính với quỷ thần không ngờ cũng niệm “Bồ Tát phù hộ”, niệm vài tiếng chẳng thấy tốt hơn liền nổi cơn giết chóc tức giận nói:

 

- Nếu trời còn không tạnh lão phu sẽ lệnh cho thiên hạ hủy phật, làm các ngươi không mảnh đất cắm dùi.

 

Uy hiếp này hiển nhiên rất có linh, sau một lát mây mưa dần ngớt, mặt trời lại hiện ra. Chỉ có điều lại khuyết đi một mảng.

 

- Mặt trời.

 

Hàn tướng công đầu tiên là vui vẻ, chợt nghĩ lại liền nổi giận mắng:

 

- Hữu hiệu con khỉ mốc.

 

Đúng là vô dụng, bởi vì quá trình nhật thực bắt đầu bị chặn lại. Giờ ai cũng không biết, rốt cục lúc bắt đầu là nhật thực từng phần hay toàn phần, nhưng được các đại thần cứu nhật thành công trở thành từng phần…

 

Quyền quyết định trở về tay Quan Gia, ông muốn tin là nhật thực toàn phần thì nó chính là nhật thực toàn phần, tin nhật thực từng phần thì nó chính là nhật thực từng phần.

 

Kết quả không hề sai dự tính, ngày đó nhật thực vừa qua, Triệu Trinh liền hạ chỉ khen ngợi quân thần cứu nhật rất tốt. Ngụ ý nhật thực được ngăn cản thành công. Còn con thụy thú kia đang nuôi ở ngoài thành, điều này nói rõ lần nhật thực này không phải vì nó mà ra.

 

Hàn tướng công hối hận đến đau ruột, lúc trước sao lại tham công lớn như vậy? Cứ trực tiếp nói là nhật thực từng phần có phải đã thành công rồi không! Bây giờ thì nói làm gì nữa!

 

Đúng là nóng vội thì hỏng việc…

 

Khẳng định có kẻ muốn hỏi, nếu vẫn có nhật thực thì Tư Mã Quang và Thiệu Ung tính sao?

 

Thật ra chỉ cần lúc bắt đầu nhật thực trời mưa thì dù có thể tiếp tục nhật thực hay không họ cũng chẳng cần lo lắng gì.

 

Bởi vì Quan gia đều cho rằng tất cả các quan cứu nhật thành công, ông trời bớt giận nên đương nhiên trời phải quang rồi…

 

- Có thể thấy số trời dù quan trọng nhưng vẫn phải cố hết sức làm những việc trong khả năng của con người…

 

Đứng trong sân, Thiệu Ung lại khôi phục lại vẻ thong dong bình tĩnh của mình.

 

Tư Mã Quang thầm cảm thán, quả nhiên kẻ coi bói không cần thể diện nhất, chẳng biết cái gì gọi là xấu hổ…

 

Thật ra Thiệu Ung cũng đã bỏ ra cái vốn rất lớn. Lão lấy danh dự nửa đời của mình để quấy nhiễu kế hoạch của đối phương thêm lần nữa. Nếu không may đánh cược thua thì bát cơm của lão chẳng khác gì đã bị đập vỡ…

 

Cho nên việc Thiệu Ung thất thố có thể hiểu.

 

Nhưng Tư Mã Quang không kích động lắm. Y biết rõ lần này chỉ là phá hủy việc tạo thế của đối phương chứ không ảnh hưởng đại cục.

 

Tất cả chỉ là trì hoãn mà thôi. Một khi đối phương không lằng nhằng nữa, đổi sang chơi Bá Vương ngạnh thượng cung (cưỡng ép) thì y thật sự bất lực.

 

- Không đuổi được Hàn Kỳ đi thì chúng ta vĩnh viễn không có ngày nào bình yên.

 

Vương Bàng tỉnh táo nhận thức được điều đó.

 

Tư Mã Quang liếc nhìn gã một cái, những lời này thật sự rất mất tiêu chuẩn của Vương Nguyên Trạch. Triều Đại Tống lập quốc trăm năm, đạo giữ cân bằng đã thấm vào xương tủy. Từ trên xuống dưới tuyệt đối sẽ không cho phép bất kì lực lượng lớn mạnh của một nhà nào vượt trội lên, cho dù là Tể tướng dưới một người cũng như vậy.

 

Lúc trước trong triều hai vào hai ra, có lẽ Quan gia có ý dìu dắt Triệu Tông Tích, nhưng nguyên nhân chủ yếu là ông thấy được trung tâm triều đình mất cân bằng, phe Tông Thực kiêu ngạo thái quá nên mới dùng hai người thân cận Trần Khác cùng một đại thần tận tâm thay thế, là có ý hòa hoãn trung tâm triều đình khiến hoàng quyền yên ổn.

 

Mà Phú Bật là người duy nhất trong triều Đại Tống có thể gửi gắm việc nước và không kết bè kết cánh với các đại thần. Quan gia đương nhiên sẽ không để ông ta rời khỏi, vậy nên vị trí của Hàn Kỳ vẫn vững như Thái Sơn... Hàn tướng công tâm trí rất cứng cỏi, có thể nói là độc nhất vô nhị, cho dù bị làm nhục liên tiếp cũng không hề ảnh hưởng chút nào tới quyết tâm của lão ta. 

 

Trong tháng sáu, đầu tiên là Tả Ti Gián Lý Lương dâng tấu chương nói năm Gia Hựu thứ tư bệ hạ hứa trong hai năm sẽ lập Thái tử, hiện giờ đã là tháng sáu năm thứ sáu, kỳ hạn hai năm đã qua, nên sớm làm chuẩn bị.

 

Triệu Trinh biết đây là việc thăm dò trước khi hành động, áp chế một cái sẽ hiện ra mười mấy cái, bởi vậy ông trả lời: “Vẫn còn nửa năm, nên bàn bạc cho kĩ hơn…”. Vẫn còn có nửa năm cơ mà, gấp cái gì?

 

Nhóm Ngôn quan bên phía Triệu Tông Thực vừa thấy liền hiểu hoàng đế đang muốn kéo dài thời gian. Nhưng năm Gia Hựu thứ sáu còn chưa hết, mà trước đó đã hẹn rồi nên không dám tùy tiện dâng tấu thúc giục. Nếu chẳng may bị cho là bội ước, chậm việc sắc lập thì chẳng khác gì sắp lên giường với vợ thì lại gãy binh khí.

 

Đây cũng chính là nguyên nhân vì sao Hàn tướng công thấy kỳ lân, nhật thực thì như thấy ngọn cỏ cứu mạng. Bởi chỉ vì như vậy mới có thể ép hoàng đế đến bước đường cùng để sắc lập thái tử sớm!

 

Gần đây Hàn Kỳ luôn có dự cảm chẳng lành, thực là đang lo lắng đêm dài lắm mộng, muốn định sớm đại cục.

 

Thứ không thiếu nhất của Hàn tướng công là biện pháp. Có câu là không có điều kiện thì cũng phải sáng tạo ra. Không có đồ tể chẳng lẽ sẽ không ăn thịt lợn?

 

Nếu không thể dùng điềm lành và nhật thực tạo thế thì dùng sức người để tạo thế! Hàn tướng công thiếu gì biện pháp.

 

Mấy ngày sau, Công bộ Tư Lang Trung dâng tấu chương nói, xét thấy kỳ lập thái tử gần kề nên bản ti kiểm tra lại Đông cung, phát hiện do lâu năm không dùng nên cực kì tồi tàn, cần tu sửa gấp, nếu không sẽ làm hỏng đại lễ sắc phong.

 

Tấu chương này cũng hợp tình hợp lý, hơn nữa theo kinh nghiệm thì việc tu sửa cung điện nhanh nhất cũng phải mất một năm. Quan gia ngẫm nghĩ một chút, thấy không có lý do gì không cho phép nên liền đồng ý.

 

Nhưng nếu ông tuần tra Đông cung một chút thì sẽ phát hiện tình hình ở đó tốt hơn nhiều so với điều Công bộ ti miêu tả, hơn nữa có Tam ti toàn lực ủng hộ nên một tháng là có thể sửa xong!

 

Đến lúc Đông cung tu sửa xong, quần thần lại lần nữa tấu chương xin lập Thái tử. Nếu Triệu Trinh tiếp tục trì hoãn thì rõ ràng là không biết điều… Việc để muộn hai ba tháng chẳng có ý nghĩa gì, ngược lại càng tỏ ra hoàng đế tiếc quyền.

 

Trong phòng lúc này, Tư Mã Quang và Vương Bàng dù hiểu được vấn đề nhưng lại bất lực. Dù sao căn cơ yếu, muốn gây ảnh hưởng tới công trình trong cung thì đúng là ngoài tầm tay, chỉ biết ngày ngày ngồi chờ.

 

Tháng bảy, Trần Khác trở lại.

 

Hai người nhất thời thở phào nhẹ nhõm, có thể coi là không cần lại gánh trách nhiệm nữa rồi. Làm nhân vật chính của đám thượng thư kia không dễ dàng a…

 

Nhưng ngay sau đó, lại nghe nói vì thời tiết nóng bức, mệt nhọc quá độ nên Trần Khác đổ bệnh, xin phép triều đình cáo bệnh ở nhà nghỉ dưỡng.

 

Chắc chắn là lấy cớ! Trần Tam Lang thể chất cường tráng sao có thể bị bệnh? Điều này làm cho kẻ gầy như Vương công tử tức giận vô cùng, trực tiếp chặn trong nhà Trần Khác.

 

Trần Khác cũng chẳng có cách nào, hắn nhìn bầu trời u ám, nói với Vương Bàng:

 

- Cũng may điện hạ sắp về rồi, đến lúc đó nói sau.

 

Vương Bàng nhất thời phát điên. Lão huynh cho ta xin, điện hạ trở về lúc nào còn không phải do huynh quyết định sao?

 

Dù sao trời sập xuống cũng có người đỡ, Trần Khác không vội y việc gì phải lo lắng suông?

 

Vì thế một mùa hè vốn khẩn trương lại trở thành yên tĩnh, tất cả nhân vật quan trọng có liên quan đều trốn ở nhà nghỉ hè, mặc kệ cho thời gian từng ngày trôi qua.

 

Nháy mắt tới cuối tháng bảy, thời tiết chuyển lạnh, công trình xây dựng cải tạo Đông cung đã đến hồi kết thúc.

 

Rất nhiều quan viên thành Biện Kinh lại bắt đầu viết tấu chương. Nhưng lần này có vẻ nhẹ nhàng hơn, chỉ cần dùng sớ cũ lần trước chưa dâng sửa một chút là được.

 

Hết thảy đều đang trong quá trình chuẩn bị chiêng trống rùm beng, đầu đường cuối ngõ đều rộ lên rất nhiều lời bàn tán việc dựng sắp xong phủ thái tử, và người may mắn sẽ được vào… Dường như có một bàn tay nào đó không thể nhìn thấy đã làm dấy lên không khí trong thành Biện Kinh, thúc đẩy tốc độ của việc lập thái tử.

 

Ai ngờ lại xuất hiện tạp âm không hài hòa…

 

Trên đường lớn Tây Giác lầu, một tòa phủ đệ khí thế hùng vĩ mang bảng hiệu thiếp vàng “Khâm tứ Nam Khang Quận vương phủ”.

 

Trong thư phòng sân sau Vương phủ, Triệu Tòng Cổ mặc một bộ áo bào gấm Tây Thục, dáng người khôi ngô cao lớn, khuôn mặt y hệt Thái tổ hoàng đế, đang âm trầm đứng trước bức tranh “Mãnh hổ nhập sơn”, trầm giọng nói:

 

- Sao hè không có việc gì mà giờ đến thu tình hình lũ lại xấu đi là sao?

 

Một người đàn ông nhỏ gầy, sắc mặt ngăm đen đang đứng ở phía sau, chính là bạn tốt cùng tuổi của Trần Khác, Đô thủy giám Giám Thừa Giáp Đản. Y nghẹ giọng đáp:

 

- Điều này rất bình thường, mùa hạ không lo vì dù mưa xối hay kéo dài thì nước sông vẫn không dâng. Mùa hạ nước lúc dâng lúc cạn, vì vậy chỉ lo đến mùa thu lũ sẽ kéo về.

 

- Nếu nước thu không xuống sẽ tạo nên tình thế nguy hiểm.

 

Dừng một lát, Giáp Đản nói:

 

- Gần đây mưa dầm liên miên không ngớt, mực sông Hoàng Hà tăng lên hơn trượng, há không đáng lo lắng sao?

 

- Bổn vương không quan tâm tới việc sông nước nữa.

 

Triệu Tòng Cổ quay mặt đi, trầm giọng nói:

 

- Ngươi có thể trực tiếp báo cáo với thượng ti.

 

- Hạ quan mấy lần báo cáo nhưng chẳng có tin tức gì.

 

Giáp Đản đau khổ nói:

 

- Cho nên không thể không cầu cứu vương gia.

 

- Sao không tìm Trần Trọng Phương.

 

Triệu Tòng Cổ lãnh đạm nói:

 

- Với quan hệ của các ngươi thì việc gì phải bỏ gần tìm xa?

 

- Giờ Trần Trọng Phương cáo ốm không lên triều đã hơn tháng rồi.

 

Giáp Đản thở dài nói:

 

- Hạ quan đã mấy lần tìm hắn, nói hết lời hết ý vẫn không chịu giúp tôi.

 

- Hừ, bổn tướng tất lộ.

 

Triệu Tòng Cổ xoay người tới bàn ngồi xuống, khoanh tay trầm tư. Hôm nay Giáp Đản đến thăm, tin tức mà gã mang tới làm y giật mình: lũ thu ào ạt, công trình trị thủy Nhị Cổ mới sửa năm trước sợ không cản nổi nước lũ mà vỡ đê!

 

Nếu như năm trước sông Nhị Cổ đã phải hao phí khoản tiền khổng lồ để tu sửa mới, nay thật sự đã vỡ đê thì kẻ giám sát công trình là y chắc chắn sẽ phải chịu trách nhiệm.

 

Đương nhiên chỉ là trách nhiệm thứ yếu mà thôi. Dù sao công trình này cũng do Triệu Tông Thực sửa, hơn nữa gã còn không nghe khuyên bảo, cố ý đông chí đẩy nhanh tốc độ mới tạo nên tai họa ngầm cho công trình này. Kẻ chịu trách nhiệm chủ yếu này sẽ không thể trốn thoát!

 

Nghĩ đến đây Triệu Tòng Cổ thật muốn hỏi tổ tông mười tám đời của Triệu Tông Thực, nhưng nghĩ lại vì cùng chung tổ tông nên mới cứng rắn nhẫn nhịn.

 

Y cũng hiểu vì sao Giáp Đản bị Trần Khác đóng sập cửa trước mặt, bởi vì người ta đã chắc chắn rằng chuyện này y không dám bỏ mặc.

 

Sắc mặt âm u biến ảo một hồi, Triệu Tòng Cổ mới phát hiện Giáp Đản vẫn còn đứng đó. Y thở dài một hơi, nói:

 

- Ngươi đi về trước đi!

 

- Việc dâng sớ này …

 

- Ngươi cứ để ở đây, tất sẽ có quyết định.

 

Triệu Tòng Cổ bực mình khoát tay.

 

- Vâng.

 

Giáp Đản lo sợ lui ra. Lúc Giáp Đản ra khỏi vương phủ thì hai gã quan cấp dưới chào đón, hỏi:

 

- Đại nhân, vương gia đáp ứng không?

 

Giáp Đản gật đầu, xong lại lắc đầu, cuối cùng không nói gì.

 

Trong gian phòng lúc này, Triệu Tòng Cổ đau khổ suy nghĩ hai ngày, cuối cùng quyết định đưa tấu chương của Giáp Đản cho Hoàng đế.

 

Y đã suy nghĩ rõ ràng. Cho dù cuối cùng vỡ đê thì cũng không có nghĩa là công trình nhất định có vấn đề. Nhưng Giáp Đản tới cửa báo cáo chắc chắn không thoát khỏi tầm mắt của kẻ có ý đồ, nếu quả thật rơi vào tình cảnh biết mà không báo thì chắc chắn mình không an lành được.

 

Huống chi dù cuối cùng thật sự vỡ đê thì mình cũng xem lập công chuộc tội. Ít nhất không bị dính xui xẻo cùng Triệu Tông Thực!

 

Triệu Trinh cực kì xem trọng, lập tức sai người gọi Tể tướng Phú Bật. Phú tướng công vừa thấy phần tấu chương này nhất thời biến sắc nói:

 

- Năm nay lũ thu cực kì hung hãn nguy hiểm. Bờ Thiểm Tây, Hà Nam, Kinh kỳ đến Hà Bắc lộ, lưu vực Hoàng Hà mây đen ngập trời, mưa gió liên miên. Hôm nay vừa nhận được cấp báo mực nước sông Thiết Trụ dâng ba tấc, sắp đạt hơn ba thước …

 

- Đây chẳng phải nói rằng tất cả đê đập khu vực Hà Bắc vừa mới sửa xong đều phải gánh chịu đỉnh lũ cao đến ba trượng ư?

 

Triệu Trinh căng thẳng, do dự hỏi mang theo một tia kỳ vọng:

 

- Sông Nhị Cổ có thể chịu được không?

 

- Sông Nhị Cổ theo lý mà nói có thể chịu được mực nước cao khoảng năm trượng.

 

Triệu Tòng Cổ khẩn trương đáp.

 

- Còn hai trượng nữa…

 

Triệu Trinh trầm ngâm:

 

- Lũ mùa thu khi nào đến đỉnh?

 

- Còn hơn mười ngày.

 

Phú Bật đáp.

 

- Vậy chẳng phải sẽ nguy hiểm cực kì sao?!

 

Triệu Trinh trầm giọng:

 

- Trước tiên gác tất cả mọi chuyện, toàn lực chống lũ giải nguy!

 

- Vâng.

 

Hai người cùng nhau đáp.

 

- Phú ái khanh, ngươi tới đó quản lý điều khiển toàn cục.

 

Sau đó lại nhìn Triệu Tòng Cổ nói:

 

- Lúc ấy con là người giám sát công trình sông Nhị Cổ, nên rất quen thuộc với tình hình sông Nhị Cổ, vì thế sẽ do con chịu trách nhiệm tiền tuyến, có bằng lòng không?

 

- Nhi thần đồng ý!

 

Triệu Tòng Cổ dám dâng sớ tiến cung phải có giác ngộ bị bắt làm tráng đinh, dù sao đều phải chết, tội gì không chết cho oanh liệt một chút?

 

- Tốt!

 

Triệu Trinh khen ngợi:

 

- Đây mới là nam nhi tốt của Thiên gia ta!

 

Việc này không thể chậm trễ, Phú Bật lập tức triệu tập nhân lực vật tư. Còn Triệu Tòng Cổ thì đi trước một bước tới sông Nhị Cổ thị sát tình hình. Y dẫn theo Giáp Đản và đám quan viên có liên quan, đưa tất cả đồ đạc dụng cụ chuyển đến phân nhánh ở sông Nhị Cổ, thiết lập sở chỉ huy tạm thời.

 

Đứng dưới mái căn lều, ngẩng đầu nhìn mưa gió hoành hành, trước mắt là con rồng nước thô bạo, hung hãn ngút trời, bọt mép sôi trào, kéo đổ bao nhiêu cây lớn và xác người từ vùng thượng du chảy qua trước mắt.

 

Triệu Tòng Cổ mê man, nếu không phải dưới chân là con đê đập bằng xi măng mới sửa năm trước tạo cho y cảm giác kiên cố thì chắc chính y cũng nghi ngờ, liệu mình có đủ dũng cảm để đứng tại nơi đầu sóng ngọn gió này hay không.

 

Nhìn Giáp Đản mặc áo tơi, đầu đội nón tre đang gian nan ngược mưa xông vào, y quay đầu hỏi:

 

- Thế nào rồi?

 

- Vương gia, hai ngày nay mực nước lại tăng thêm tám thước. Cứ theo tình hình này thì nhiều nhất ba ngày phải xả nước phía đối diện.

 

Giáp Đản lạnh đến tím môi, vừa cởi áo tơi vừa run cầm cập nói.

 

- Ngươi nói bậy bạ gì đó?

 

Giáp Đản còn chưa dứt lời thì một tiếng nói giận dữ vang lên từ phía sau.

 

Mọi người quay đầu nhìn lại thì thấy Thượng thư Công bộ Thị lang Hàn Cương tiến vào giữa sự vây quanh của một đám tùy tùng. Cũng là đội mưa tới nhưng Giáp Đản cực kì chật vật, còn Hàn Cương thì chỉ bị dính chút bùn nơi góc áo.

 

Năm đó khi tu sửa công trình trị thủy sông Nhị Cổ vị Hàn đại nhân này cũng có trợ giúp một phần. Lần này vừa nghe có nguy hiểm vỡ đê thì lập tức sợ hãi, khẩn trương đến phủ An Lăng quận vương hỏi ý kiến. Triệu Tông Thực liền lệnh cho gã lập tức đến đê trông coi, vì thế vị Hàn đại nhân đã thăng cấp làm thị lang này liền thúc ngựa chạy tới. Vừa đến nơi đã nghe được lời nói giật gân của Giáp Đản.

 

Hàn Cương vừa bước vào liền hung hăng trừng mắt nhìn Giáp Đản, sau đó chắp tay với Triệu Tòng Cổ coi như hành lễ.

 

- Làm gì phản ứng dữ dội thế?

 

Triệu Tòng Cổ không hài lòng. Đánh chó phải ngó mặt chủ, Giáp Đản dù gì cũng là thuộc hạ của y.

 

- Vương gia bớt giận, đều do kẻ này ăn nói bậy bạ, mê hoặc lòng người!

 

Hàn Cương chỉ vào Giáp Đản:

 

- Đê sông Nhị Cổ hoàn toàn có thể chịu được! Không có vấn đề gì!

 

- Ngươi gánh nổi trách nhiệm ư?

 

Triệu Tòng Cổ lạnh lùng nói.

 

- À…

 

Hàn Cương bị chẹn họng. Với tư cách là một người chủ trì việc thi công tu sửa, y có cách nghĩ riêng mình, Hàn Cương rất rõ ràng nguồn gốc mực nước dâng lên quá nhanh là do cả đường sông sửa lại quá chật. Y kiên trì cho rằng xả nước đê chưa chắc có thể giảm bớt được bao nhiêu áp lực cho sông Nhị Cổ. Nếu chữa lợn lành thành lợn què, để đê cả hai khu bị ngập nước thì hậu quả càng thảm hại.

 

Khi gã chậm rãi trình bày vấn đề theo cách nhìn của mình thì Triệu Tòng Cổ thấy cũng có lý, liền dùng ánh mắt dò hỏi nhìn Giáp Đản.

 

Không biết vì lạnh hay khẩn trương mà sắc mặt Giáp Đản cực kì khó coi, nén giận giải thích:

 

- Đường sông dài hẹp có hiệu quả thúc đê chắn cát. Đê gia cố càng cao, kẹp chặt đường sông, thế nước nhất định càng mạnh, tốc độ dòng chảy càng nhanh, không chỉ cát mới không kịp chìm, cát cũ cũng có thể cuốn dẫn vào biển, như vậy lòng sông sẽ ngày càng sâu, không lo vỡ đê. Vậy nên điều quan trọng là cần phải xả lũ phân dòng, chỉ cần thế nước không lớn thì sông Nhị Cổ sẽ không có vấn đề.

 

Nói xong chắp tay nói với Triệu Tòng Cổ:

 

- Vương gia, lúc này xả nước, nếu không thể bảo vệ sông Nhị Cổ, xin hai vị cứ xử phạt hạ quan theo mức pháp luật cao nhất để răn đe dân chúng!

 

- Ngươi gánh nổi trách nhiệm sao?

 

Hàn Cương cũng học Triệu Tòng Cổ thốt ra một câu.

 

Lúc cục diện lâm vào bế tắc, Triệu Tòng Cổ định nói gì thì thấy Hàn Cương nháy mắt, nhỏ giọng nói:

 

- Vương gia, có thể nói chuyện riêng không.

 

Triệu Tòng Cổ khoát tay ra lệnh những người khác ra ngoài.

 

Không có người ngoài đương nhiên sẽ dễ nói chuyện. Hàn Cương tiến lại gần nói khẽ:

 

- Trong tấu chương lần trước vương gia cũng đã ký tên vào, cam đoan rằng công trình này có thể ngăn chặn nạn hồng thủy trăm năm. Bây giờ mới hơn nửa năm đã thành ra thế này, làm sao có thể ăn nói với Quan Gia và bàn dân trong thiên hạ được?

 

- Nhưng trong tấu chương dâng lên ta cũng đã nói trước, một khi sông Nhị Cổ có vấn đề gì sẽ lập tức mở cửa bắc xả lũ!

 

Triệu Tòng Cổ cau mày nói.

 

- Hạ quan có lời này.

 

Hàn Cương hỏi một đằng, trả lời một nẻo, chắp tay nói:

 

- Điện hạ của chúng tôi nhắn với vương gia rằng: Thời khắc nguy cấp, đồng tâm hiệp lực, ngày sau tất có hậu báo!

 

- Chẳng lẽ ta lại không biết đạo lý đồng tâm hiệp lực sao?

 

Triệu Tòng Cổ hừ một tiếng bất mãn nói:

 

- Ngươi có biết vì sao đến bây giờ ta vẫn chưa thông báo cho dân chúng phía hạ du di dời không? Chẳng lẽ không phải vì sợ khiến vương gia nhà ngươi gặp phiền phức ư?

 

- Thế nhưng đê vỡ, xả ra phía bắc chẳng phải cũng làm điện hạ nhà ta rước lấy tai tiếng sao?

 

- Ai bảo các ngươi lúc ấy nói khoác lên tận trời như vậy!

 

Triệu Tòng Cổ cười lạnh nói:

 

- Các ngươi có biết ta đang gánh trách nhiệm cho các ngươi không! Muốn sĩ diện cũng phải nhìn lúc nào chứ!

 

- Không chỉ là vấn đề thể diện…

 

Hàn Cương toát mồ hôi, nói khẽ:

 

- Vương gia cũng biết đường sông bắc lưu có hơn chục ngàn khoảnh ruộng? Sao có thể dùng để xả nước được?

 

- Hả!

 

Triệu Tòng Cổ giật mình. Thật ra y cũng từng nghe qua sau khi bắc lưu bị bỏ hoang, để lại mấy chục nghìn khoảnh ruộng, quả thực dẫn đến một cuộc tranh đoạt rất ác liệt:

 

- Lúc này mới chưa tới một năm, đường sông cũng chưa tới mức tổn thất lớn lao chứ?

 

- Đường sông không chịu được chỉ là một chuyện, mấu chốt là những người địa chủ này khó mà chọc vào họ.

 

Hàn Cương cười khổ nói.

 

- Buồn cười.

 

Triệu Tòng Cổ bật cười:

 

- Đường đường là vương gia, chẳng lẽ lại sợ mấy tên thổ tài chủ.

 

- Không chỉ là thổ tài chủ mà còn có Tào quốc cữu gia (cậu vua), nhà Lý nguyên soái, nhà Hàn tướng công, còn có…

 

Hàn Cương lắc đầu nói.

 

- Chỉ e là còn có nhà Hàn đại nhân ngươi nữa hả.

 

Triệu Tòng Cổ cười lạnh.

 

- Đất nhà Hàn gia không nhiều lắm…

 

Hàn Cương xấu hổ cười:

 

- Dù thế nào thì cũng khó mà chọc vào họ. Không thể để mảnh đất bọn họ vừa đổ một món tiền lớn vào đã bị hủy trong chốc lát được!

 

- Việc có nặng nhẹ.

 

Triệu Tòng Cổ không đổi sắc nói:

 

- Nếu sự việc đúng là như vậy thì bổn vương đương nhiên sẽ cố gắng bảo toàn. Nhưng nếu thật tới lúc nguy nan, bổn vương cũng chỉ đành vì dân chúng mà đắc tội quyền quý thôi!

 

- Tốt nhất vẫn là cố hết sức, cố hết sức đừng đụng tới.

 

Hàn Cương liên tục khoát tay nói. Dưới sự kiên trì của Hàn Cương hoặc có thể nói dưới áp lực của Triệu Tông Thực, Triệu Tòng Cổ không dám khơi thông lòng sông mà lệnh cho dân phu ngày đêm nâng cao đê sông Nhị Cổ, hy vọng có thể nhờ thế mà chịu được đỉnh lũ.

 

- Vô dụng thôi vương gia.

 

Giáp Đản mấy ngày nay đều không chợp mắt, vẻ mặt tiều tụy, hai mắt đỏ bừng, khàn giọng hét:

 

- Thế nước rất lớn, vượt xa tưởng tượng. Nếu không dùng xi măng này thì đã sớm vỡ đê rồi, nhưng dù vậy cũng có hơn mười chỗ bị trôi cát, nếu không xẻ lũ phân dòng thì chắc chắn không thể tránh khỏi vỡ đê!

 

Triệu Tòng Cổ không hề nghi ngờ năng lực chuyên môn của Giáp Đản, lập tức ra lệnh nói:

 

- Ngay tức khắc lệnh cấm quân tới hạ du thông báo, tất cả dân chúng nhanh chóng rời thôn!

 

Giáp Đản chờ giây lát vẫn không nghe được câu tiếp theo, trong lòng nguội lạnh hơn nửa nói:

 

- Vương gia, ngài quyết định không phân dòng nước lũ ư?

 

- Ngươi xem xem!

 

Triệu Tòng Cổ nghiêm mặt chỉ về phía đối diện:

 

- Hàn Cương mang theo nhiều người như vậy, ngày đêm trấn giữ ở đó, ngoài thì nói là tuần tra nhưng thực ra y đang hộ đê! Chỗ đê vỡ này thì làm sao mở được!

 

- Tôi biết ý định của y!

 

Chuyện đến mức này Giáp Đản cũng không cố vớt vát làm gì nói:

 

- Y định cho lũ ngập qua đê sông Nhị Cổ, như vậy vừa có thể xả nước lũ vừa không bị ngập hơn chục ngàn mảnh ruộng của đám quyền quý. Quan trọng hơn là nếu sau này bị truy cứu trách nhiệm có thể đổ thừa cho việc thế nước quá lớn chứ không phải do vấn đề đê đập!

 

- Ngươi câm mồm cho ta!

 

Triệu Tòng Cổ mặt xanh mét, giận dữ quát:

 

- Đừng có phỉ báng Thượng quan!

 

- Chẳng lẽ điện hạ cũng nghĩ như vậy?

 

Giáp Đản không kiêng nể gì, nói:

 

- Đừng mơ hão, chuyện đó không thể thực hiện. Đê nhất định sẽ vỡ trước khi nước tràn lên!

 

Triệu Tòng Cổ bị nói trúng nỗi lòng, sát khí trong mắt lóe lên, xua mạnh tay nói:

 

- Lôi y ra!

 

Bọn thị vệ liền đuổi Giáp Đản ra ngoài. Giáp Đản thân một mình yếu ớt, chốc lát đã bị bọn chúng ném ra cửa, ngã ngồi trên mặt đất lầy lội.

 

Các đồng liêu đều lo lắng, có người can đảm chạy vội tới đỡ.

 

Giáp Đản ngược lại mạnh mẽ tránh ra, đột nhiên đến bờ đê bật khóc lên, quỳ xuống mặt hướng phía Hoàng Hà, quơ hai tay gào thét:

 

- Trời xanh ơi trời xanh! Ngài có mắt không tròng hay sao. Trăm họ có tội tình gì mà ngài lại giáng tội họ, trong khi lại buông tha cho kẻ có tội thật sự!

 

- Lôi gã ta xuống!

 

Thấy gã càng ngày càng nói quá trớn, Triệu Tòng Cổ hung tợn nói.

 

Bọn thị vệ khẩn trương bò lên đê, kéo Giáp Đản xuống. Giáp Đản giãy giụa, chẳng ai ngờ gã vừa dùng lực, đối phương bất chợt buông lỏng tay.

 

Giáp Đản không kịp phản ứng, người ngả ra sau, trượt chân ngã xuống dòng nước lũ đang cuồn cuộn, khuôn mặt đầy vẻ không thể tin được…

 

Tại con đê lớn nhất thời lâm vào trạng thái tĩnh mịch yên ắng, dường như tiếng gió tiếng mưa tiếng sông gào thét tất cả đều biến mất vậy.

 

Ít lâu sau, đám quan viên giám sát mới lấy lại tinh thần, gào thét xông lên bờ đê, nhưng chỉ thấy biển cả giận dữ, sao còn thấy bóng người nào?

 

Triệu Tòng Cổ cũng lên theo, sắc mặt xanh mét nói:

 

- Bắt mấy tên súc sinh này lại cho ta!

 

Vài tên thị vệ vừa giằng co cùng Giáp Đản mặt không đổi sắc bị dẫn đi.

 

Nhìn đám quan viên cực kì bi thương, Triệu Tòng Cổ vừa định nói điều gì thì thấy chân khẽ run. Y ngẩng đầu nhìn về phía có tiếng kêu như trời long đất nở truyền đến từ đằng xa.

 

- Xong rồi, xong rồi…

 

Lão Hà Thần - người giám sát đê điều có kinh nghiệm lập tức thất thanh khóc rống lên:

 

- Vỡ đê rồi…

 

Trước mắt Triệu Tòng Cổ tối sầm lại, ngồi phịch xuống bờ đê...

 

Ba ngày sau, thành Biện Kinh cuối cùng cũng tổng kết lại tổn thất do lũ... Sau khi sông Nhị Cổ vỡ đê, đê đập mới sửa năm trước đã tổn hại bảy phần, dòng nước từ bờ nam phá đê tràn ra, nhấn chìm cả mười lăm châu huyện vùng hạ du, mấy trăm nghìn bách tính chịu tai ương, tổn thất không kể xiết...

 

Triệu Trinh tức giận vô cùng, ngay tại buổi triều nổi giận lôi đình nói:

 

- Công trình tốn hao cả triệu lượng bạc, được xưng là công trình trăm năm, mà bây giờ đến cả một năm cũng không thể chịu đựng nổi! Các ngươi còn mặt mũi gì mà về nữa!

 

Người mà Quan gia mắng chính là hai người Triệu Tòng Cổ và Hàn Cương đang quỳ trên triều đường.

 

Vỡ đê quả thực là chuyện ngoài ý muốn, hai người chẳng ai có thể ngờ. May mắn đoạn vỡ đê kia cách chỗ hạ du của bọn họ vài dặm nên mới không cuốn họ theo.

 

Hai người lúc này ủ rũ vô cùng, dù Quan gia mắng thế nào cũng coi như không nghe thấy.

 

- Còn các ngươi nữa!

 

Triệu Trinh chuyển hướng sang nhóm Ngôn quan Ngự Sử Đài công kích:

 

- Năm trước nghiệm thu công trình kiểu gì mà lại xảy ra vỡ đê chứ?

 

Thiệp Sự Ngự Sử khẩn trương bước ra khỏi hàng, gỡ mũ ô sa và tháo đai lưng xuống để tạ tội.

 

Thấy tình hình này, Triệu Tông Thực không thể không quan tâm nữa, bước ra khỏi hàng tạ tội:

 

- Sông Nhị Cổ do nhi thần sửa, trăm tội ngàn tội nhi thần đều là lỗi của mình nhi thần, xin Quan Gia trách phạt!

 

Thấy y chủ động đứng ra nhận tội, Triệu Trinh hơi kinh ngạc. Thập Tam đổi tính rồi sao? Sắc mặt nguội lại:

 

- Ngươi không cần gấp, quả nhân sẽ phái khâm sai tra rõ án này, nếu ngươi có tội cũng sẽ nghiêm trị không tha.

 

- Nhi thần tuân mệnh.

 

Triệu Tông Thực bình tĩnh lui ra.

 

- Phú tướng công, ngươi cùng Đường trung thừa chịu trách nhiệm thẩm án.

 

Triệu Trinh trầm giọng nói:

 

- Phải tra ra manh mối!

 

- Thần … tuân chỉ.

 

Phú Bật trong chốc lát giống như già thêm cả chục tuổi. Đây không phải lần đầu y được nếm thử loại cảm giác thống khổ này. Năm đó sông Lục Tháp vỡ đê để lại sự sỉ nhục không thể xóa nhòa, không ngờ lần này mình lại đảm nhiệm điều tra đê vỡ lần nữa.

 

Điều này khiến Phú tướng công làm sao còn mặt mũi gặp phụ lão Giang Đông…

 

Nước sông cuồn cuộn tràn qua khu vực năm châu Đại Danh, Ân, Đức, Thương, Vĩnh Tĩnh. Mấy trăm ngàn dân chúng không còn nhà để về.

 

Sau khi đê vỡ, mực nước bỗng nhiên giảm xuống, sông Hoàng Hà hung bạo cũng dần bình tĩnh trở lại. Mấy trăm con thuyền các loại, có thuyền quan cũng có thuyền dân cũng có,… lướt vòng quanh khu đổ nát để tìm kiếm cứu vớt dân chúng.

 

Đây là lần hành động tìm kiếm quy mô chưa từng có từ trước tới nay. Trước đấy trong các nhiệm vụ cứu chữa sau tai nạn chưa hề có mục tìm kiếm cứu vớt, dân chúng chịu nạn trước nay đều tự sinh tự diệt.

 

Nguyên nhân thúc đẩy lần tìm kiếm cứu vớt này chính là do trang “báo bóng đá” đưa tin. Từ đầu mùa thu tới nay mưa dầm liên miên khiến giải thi đấu mùa thu mà trăm ngàn người dân đang mong đợi không thể không lùi lại một lần nữa, nhưng “báo bóng đá” vẫn mặc gió mặc mưa mà bàn mà luận. Chỉ khác là lần này tuy vẫn đàm luận về việc bóng như trước, nhưng vụng trộm kéo theo một vài vấn đề kín… Ví dụ như trong mục “Bình luận độc lập bóng đá”, một số nhân sĩ nổi danh dùng lời lẽ chính nghĩa để phê bình dân chúng chỉ quan tâm đến đội bóng mình ủng hộ mà chẳng ngó ngàng gì đến tin sông Hoàng Hà vỡ đê, v.v…!

 

Sự kiện sông Nhị Cổ vỡ đê lần này trở thành chủ đề nóng của “báo bóng đá”. Đề mục là “Hoàng Hà vỡ đê, trận thi đấu lần nữa tạm hoãn”!

 

Nhưng trong đó, hơn nửa bài chính văn lại miêu tả mức độ nghiêm trọng của tai nạn sông Nhị Cổ. Dù không trực tiếp trách móc ai nhưng cũng nhắc đến những vấn đề cơ bản như công trình hao tổn cả triệu bạc, huy động lực lượng của cả đất nước, được xưng là có thể chế ngự lũ cả trăm năm, vân vân…

 

Trong cái thời đại tin tức bế tắc, đây là loại truyền thông đầu tiên có thể giúp đại đa số dân chúng nhanh chóng nắm bắt đồng thời những tin tức mới nhất. Đối với dân chúng bình thường mà nói thì cùng lắm than vài câu “nghiệp chướng”, “chẳng biết bị tham nhũng bao nhiêu cho vừa”…

 

Nhưng trong thành Biện Kinh còn có một số lượng lớn người đọc sách, nhất là những học sinh tuổi trẻ thiếu kinh nghiệm sống, sau khi biết được tin này thì dấy lên nhiệt huyết làm nhiệm vụ cứu tế thiên hạ. Họ dùng đủ mọi cách để biểu đạt lòng muốn cứu giúp nạn thiên tai của mình với triều đình.

 

Đối mặt với đám sĩ tử nhiệt tình, triều đình chỉ cười… Cứu giúp thiên tai xưa nay là chức trách của quan phủ. Nếu ở vào triều đại trước ai dám chủ động cứu giúp thiên tai, như thế sẽ được coi là thu mua lòng người xảo quyệt, chém rơi đầu là cái chắc. Tuy bây giờ vẫn chưa khai sáng hơn, nhưng cũng đồng ý cho bách tính muôn dân tham gia vào.

 

Ồn ào một thời gian, đột nhiên có người đưa ý kiến nói để bọn họ đi tìm giúp những dân chúng gặp khó khăn. Như vậy vừa thỏa mãn được mong muốn của họ vừa giúp thành Biện Kinh an tĩnh lại.

 

Các tướng công thấy đề nghị này khá hay, vì thế lập tức bố cáo phái mười thuyền do quan viên cầm đầu dẫn các thuyền dân tình nguyện đến khu ngập lũ.

 

Lúc họ đến thì cũng đã thấy có hơn mười chiếc thuyền đang tiến hành tìm kiếm cứu vớt ở đó. Những thuyền này đều là của hiệu buôn Tứ Hải, mấy ngày qua đã cứu vớt mấy ngàn dân chúng, giờ vẫn chưa dừng lại.

 

Người cầm đầu con thuyền chính là Trần Khác, kẻ đáng lẽ đang ở nhà dưỡng bệnh. Sắc mặt hắn có vẻ tiều tụy, hai mắt đỏ au, trên mặt mọc đầy râu, thoạt nhìn dường như đã mấy ngày không chợp mắt.

 

Gió thu thổi qua se lạnh, Trần Nghĩa cầm một chiếc áo khoác định khoác thêm cho hắn nhưng lại bị Trần Khác từ chối. Hắn khàn giọng hỏi:

 

- Vẫn chưa có tin tức sao?

 

Trần Nghĩa ôm áo khoác, nói khẽ:

 

- Đã bốn ngày rồi, hy vọng sống sót của Giáp đại nhân là rất mong manh…

 

Trần Khác ảm đạm, sau đó trầm giọng nói:

 

- Tiếp tục tìm. Sống phải thấy người chết phải thấy xác!

 

- Vâng.

 

Trần Nghĩa đành truyền lệnh xuống.

 

Mấy ngày nay Trần Khác vẫn luôn đắm chìm trong sự hối hận tự trách mình. Bởi vì hắn không quan tâm nên đã ép Giáp Đản vật lộn cùng đám hổ sói, giờ đê cũng vỡ mà người cũng chẳng thấy…

 

Nhưng hắn cũng rất khó khăn. Ngay tại thời khắc mấu chốt để lập thái tử này, mỗi cử động của hắn đều sẽ gây ra những phản ứng khó lường, lại là việc liên quan trực tiếp đến Triệu Tông Thực, người khác làm sao có thể để hắn nhúng tay vào chứ?

 

Về phần Trần Khác thì vẫn đang chờ đợi, không phải chờ trận lũ quét này mà là chờ một chuyện khác xảy ra… Người tính không bằng trời tính, ai ngờ năm nay mùa thu lại lũ lớn như vậy.

 

Nhưng hắn vẫn không thể tha thứ cho bản thân. Bởi nếu là Trần Khác của năm năm trước thì nhất định sẽ liều lĩnh sóng vai chiến đấu cùng Giáp Đản.

 

Dù thế nào thì hắn cũng không tránh khỏi sa đọa rồi…

 

- Tam ca, huynh không cần phải tự trách mình như vậy.

 

Một thanh niên thân hình cao lớn đi ra từ khoang thuyền. Đây cũng chính là vị tổng quản hiệu buôn Tứ Hải phân bộ phương Bắc, Trần Tháo. Sau vài năm từng trải, gã không còn vẻ xông xáo mạnh mẽ như năm xưa mà trở nên trầm ổn hơn:

 

- Chuyện của Giáp đại ca chỉ là một việc ngoài ý muốn thôi.

 

- Nếu không phải trước đó ta có lòng riêng thì gã cần gì phải đi tìm Triệu Tòng Cổ.

 

Trần Khác nặng nề thở dài:

 

- Nếu không phải tên Triệu Tòng Cổ đó quá khốn kiếp thì gã việc gì phải chạy lên đê..

 

Nói xong sống mũi đau xót, khàn giọng:

 

- Đều là lỗi của ta…

 

- Sao lại là lỗi của huynh được.

 

Trần Tháo khuyên bảo:

 

- Cứ cho là lúc ấy đáp ứng Giáp đại ca thì với hoàn cảnh của huynh đang trong kinh thành thì cũng có thể làm được gì? Công trình trị thủy này liên quan đến vinh nhục của Triệu Tông Thực và Triệu Tòng Cổ, bọn họ sao có thể để huynh nhúng tay vào?

 

- Cuối cùng chắc chắn sẽ khác với bây giờ…

 

Trần Khác chán nản:

 

- Lần vỡ đê này, nói là do thiên tai nhưng thực ra cũng là họa từ người. Những kẻ có mục đích riêng tụ tập giằng co mới đẩy những người thành thật đảm nhiệm công việc vào bước đường cùng.

 

Nói xong cười tự giễui:

 

- Đại Tống ta không thiếu những tài tử, danh thần nhưng người một lòng một dạ vì nước quên thân như Chính Phu lại ngày càng ít. Nhân tài như thế mới chính là quốc bảo chân chính, giờ lại chết khi tóc còn xanh.

 

- Nhắc mới nhớ…

 

Trần Tháo muốn đánh lạc hướng huynh trưởng nên hỏi điều mình thắc mắc:

 

- Sao vụ việc lại tới mức này được nhỉ?

 

- Đơn giản chính là tư lợi mà thôi.

 

Trần Khác trầm giọng:

 

- Trước kia đệ không quan tâm chính sự, không biết lúc trước định ra phương án công trình trị thủy này đã tốn biết bao công sức đâu. Đơn giản mà nói chủ yếu có hai phái đối chọi gay gắt với nhau. Điện hạ và chúng ta một phái, Triệu Tông Thực một phái. Ai thắng ai thua không cần nhiều lời nữa.

 

Trần Tháo gật đầu, lại nghe huynh trưởng nói tiếp:

 

- Sau khi phương án của điện hạ bị phủ quyết, y vẫn dâng tấu thư yêu cầu công trình chậm lại, dùng thời gian ba đến năm năm để chặn bắc lưu, cho sông Nhị Cổ thêm sâu. Kết quả đề nghị của y lại bị phủ quyết.

 

- Triệu Tông Thực vì muốn thể hiện năng lực, hơn nữa lại có hứa hẹn với các tướng đẩy nhanh tốc độ hoàn thành trong một năm. Lúc ấy Giáp Chính Phu từng phản đối mãnh liệt, nhưng dễ dàng bị áp chế.

 

Trần Khác nói khẽ:

 

- Cho nên công trình trị thủy sông Nhị Cổ từ phương án đến chất lượng đều do Triệu Tông Thực phụ trách.

 

- Trong khi Triệu Tòng Cổ thì chỉ có trách nhiệm giám sát, vậy nên phương án công trình dù đúng hay sai cũng không liên quan tới y.

 

Trần Tháo đã hơi hiểu ra nói:

 

- Nhưng nếu có thể chứng minh chất lượng công trình có vấn đề thì cũng không thoát được.

 

- Đúng vậy.

 

Trần Khác gật đầu:

 

- Ban đầu Triệu Tòng Cổ hẳn là tự cho rằng trách nhiệm không lớn. Bởi vì hai loại tình huống có khả năng xuất hiện nhất lúc ấy, một là lũ ngập qua đê, chứng minh công trình kiến tạo không có vấn đề mà là thiết kế có vấn đề, điều này đương nhiên không liên quan gì với y. Hai là mở xả bắc lưu, cái này cũng vậy, chứng minh là do thiết kế xảy ra vấn đề, vẫn là không liên quan tới y.

 

- Một khi đã vậy, cho dù Hàn Cương dẫn người coi đê thì dưới tay Triệu Tòng Cổ có mấy chục ngàn người, sao không thể đuổi chúng đi mà mở xả bắc lưu?

 

Trần Tháo khó hiểu.

 

- Vậy mới nói do hai chữ tư lợi.

 

Trần Khác thản nhiên nói:

 

- Y lo lắng một khi y mở cửa xả lũ bảo vệ đường sông thì Triệu Tông Thực có thể trả đũa, nói công trình trị thủy sông Nhị Cổ không có vấn đề, đó là do Triệu Tòng Cổ sợ hãi tự tiện đào mở bắc lưu. Như vậy chẳng khác gì Triệu Tông Thực tốn công vất vả mà phải nghe kẻ ngồi chơi xơi nước quát mắng.

 

- Trong tình huống thứ hai, đường sông bắc lưu nay đã biến thành mấy chục ngàn mảnh ruộng. Đám quyền quý thành Biện Kinh tốn rất nhiều tiền mới có được những điền sản này, nếu không phải bất đắc dĩ thì y không muốn làm kẻ ác.

 

Trần Khác nói tiếp:

 

- Cho nên Hàn Cương bảo vệ đê đập, ngăn không cho xẻ lũ bắc lưu cũng hợp ý y… Đệ xem, không phải ta không muốn xả nước lũ mà là do kẻ này ngăn trở mới khiến lũ tràn đê. Tính đi tính lại trong tình huống này y gánh vác trách nhiệm nhẹ nhất.

 

- Vậy Hàn Cương sao phải trông coi đê đập. Chẳng lẽ lũ ngập quá đê cũng có thể chứng minh thiết kế có vấn đề ư?

 

Trần Tháo khó hiểu.

 

- Đào xả bắc lưu chẳng khác gì thừa nhận sai lầm, chứng minh chủ trương lúc trước của ta mới là chính xác. Đây là điều Triệu Tông Thực không thể tiếp nhận.

 

Trần Khác than nhẹ một tiếng nói:

 

- Cho nên bọn họ hy vọng nhìn thấy lũ ngập tràn đê, như vậy có thể biện hộ rằng thiết kế đường sông hơi hẹp mà không phải cả phương án có vấn đề, còn có thể chứng minh Triệu Tông Thực không sai lầm. Hơn nữa thiên tai nhiều năm, lũ lớn như mùa thu năm nay đã lâu không có. Hai điều này cộng lại khiến họ kiên quyết ngăn cản xả bắc lưu.

 

- Nhưng chẳng ai ngờ đê sẽ lại vỡ.

 

Trần Tháo cũng thở dài:

 

- Công trình này hao tiền tốn của đến như vậy, có thể được xưng là phòng thủ kiên cố khiến tất cả mọi người đều chủ quan. Nghe người của Đô thủy giám nói Giáp đại ca đến cuối cùng mới phát hiện nguy hiểm vỡ đê, hơn nữa chẳng ngờ nó lại tới nhanh như vậy.

 

- Đúng, chẳng ai ngờ đê sẽ vỡ…

 

Trần Khác gật đầu, thấy một con thuyền chạy nhanh tới. Chỉ chốc lát, Trần Tín vịn dây thừng leo lên thuyền lớn, hành lễ với Trần Khác:

 

- Ngự sử trung thừa phát lệnh truyền tới đại nhân, mong ngài lập tức đến Ngự sử đài tiếp nhận thẩm tra.

 

- Cái gì?

 

Trần Tháo cả kinh.

 

- Chắc là chuyện của công trình sông Nhị Cổ.

 

- Vớ vẩn, chuyện này làm gì có quan hệ với ca ca ta…

 

Trần Tháo tức giận:

 

- Bọn họ dựa vào cái gì dám liên lụy đến Tam ca của ta!

 

- Thuộc hạ không biết.

 

Theo quy chế của quốc triều thì quan viên dưới tứ phẩm nếu nhận được lệnh truyền của Ngự Sử trung thừa phải tới Ngự Sử đài báo tin, nếu không sẽ bị ghi tội. Cho nên Trần Tín nhanh chóng đi đến báo tin, nào biết được nguyên nhân trong đó.

 

Trần Tháo còn muốn nói gì thì bị Trần Khác ngăn cản:

 

- Rốt cục là việc gì ta trở về sẽ rõ thôi. Đệ tiếp tục tìm, vẫn câu nói kia…

 

- Sống thấy người, chết thấy xác.

 

- Đúng vậy.

 

Trần Khác gật đầu.

 

- Tam ca, huynh sẽ không sao chứ?

 

- Ha ha.

 

Trần Khác lắc đầu cười:

 

- Đệ quá coi thường ca ca rồi, chẳng lẽ ta đơn giản như vậy sao?

 

- Huynh trưởng bảo trọng…

 

Hai ngày sau, lúc gần tối, Trần Khác trở về Biện Kinh.

 

Về đến nhà, Trần Thung nói cho hắn biết ngọn nguồn sự việc.

 

Hóa ra Phú Bật và Đường Giới phụng chỉ điều tra nguyên nhân sông Nhị Cổ vỡ đê. Kết quả Đô thủy giám và toàn bộ các quan viên công bộ đều cùng cho rằng công trình thiết kế không thành vấn đề, chất lượng thi công cũng tuân thủ tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Nguyên nhân vỡ đê chủ yếu là do áp dụng vật liệu kiểu mới.

 

Cái gọi là vật liệu mới đương nhiên là xi măng.

 

Trần Khác nghe vậy cũng không thấy bất ngờ, bởi Triệu Tông Thực và Triệu Tòng Cổ hiện đang có nhu cầu cấp bách trốn tránh trách nhiệm. Như vậy Trần Khác lúc trước cung cấp xi măng chính là người tốt nhất để đổ tội! Hơn nữa còn có thể đả kích lại Triệu Tông Tích một phen, Triệu Tông Thực không làm thế mới là lạ.

 

- Quá vô sỉ!

 

Trần Thung từ trước đến nay đều trầm ổn giờ cũng tức giận nói:

 

- Lúc trước đưa ra xi măng hoàn toàn vì công tâm, giờ chúng lại dùng cái đó để đả kích.

 

- Đây có tính là ta tự tìm phiền phức hay không?

 

Trần Khác không hề tức giận, chỉ hơi bất đắc dĩ:

 

- Hay họ cảm thấy ta dễ bắt nạt như vậy?

 

- Ta đã nói chuyện cùng những người đồng niên, bên Vương Bàng cũng đồng ý để chúng ta đệ thư kêu oan cho huynh.

 

Trần Thung mấy ngày nay rõ ràng đều không nhàn rỗi:

 

- Triều Đại Tống không phải là nơi bọn chúng có thể một tay che trời! 

 

- An tâm, chớ vội.

 

Trần Khác cười khổ:

 

- Người ta chỉ chất vấn ta một chút chứ đâu có kết luận. Các đệ sốt ruột ầm ĩ làm gì?

 

Nói xong nghiêm mặt:

 

- Giờ Quan gia và Phú tướng công đang cực kì tức tối, các đệ không nên đưa nòng súng vào họng mấy người đó.

 

- Huynh chuẩn bị rửa oan thế nào!

 

Trần Thung quan tâm hỏi.

 

- Ta phải ngủ một giấc trước đã.

 

Trần Khác nghiêm mặt nói:

 

- Mai đi Ngự Sử đài báo cáo sau.

 

-…

 

Trần Thung bó tay. 

 

- Cứ an tâm.

 

Trần Khác nhẹ giọng an ủi huynh đệ của mình:

 

- Có lẽ không phải điều đệ tưởng tượng đâu.

 

…….

 

Ngày hôm sau không phải lên triều, Trần Khác mới sáng sớm liền đón xe vào Ngự Sử đài ở tây Hoàng thành để báo cáo.

 

Ngự Sử Đài còn gọi là Ô Đài. Ở một triều Đại Tống không có hán vệ đặc vụ, nơi đây chính là nơi khiến các quan văn nghe mà sợ vỡ mật, nhưng Trần Khác lại chẳng có cảm giác gì đối với nơi này. Nguyên nhân rất đơn giản, đổi là ai bị mười mấy Ngự Sử buộc tội vài năm cũng sẽ chẳng còn tí kính sợ nào nữa.

 

Nghe nói hình tượng hắn trong mắt các Ngự Sử đã là một trong “Ba người khó dây dưa nhất” trong triều, hai vị khác theo thứ tự là Phú Bật và Hàn Kỳ…

 

Xuống xe ở ngoài cửa, Trần Khác và Trần Nghĩa đi bộ vào nha môn. Trần Nghĩa lấy danh thiếp và lệnh truyền đưa cho tên lính thủ vệ, hai người được dẫn vào sảnh trị sự ở sân trước.

 

Khác với những nha môn khác thích ra oai với dân chúng tầm thường, với tư cách là phong hiến nha môn duy trì trật tự bách quan, nơi đây chính là bày cho các quan xem oai phong của Ngự Sử đài. Trần Khác vừa vào liền cảm thấy không khí áp lực trang nghiêm ở nơi này. Gặp đám quan viên ra vào ai nấy mặt lạnh tanh, không có bất kì ai tươi cười đón chào như các nha môn bình thường khác.

 

Nhiệm vụ của phòng trị sự ở Ngự Sử đài là ghi danh các quan đến và đưa đến phòng tương ứng. Bởi vị hầu hết các quan đến báo cáo đều sẽ là “Tội viên” nên các Giám sát Ngự Sử ở phòng trị sự dần tạo thành tác phong ăn nói như thẩm vấn phạm nhân vậy.

 

Trực ban Ngự Sử trị ban thấy một người vào một mình, mặc áo quan ngũ phẩm, lại trẻ tuổi khác thường… Triều Tống không giống triều Minh Thanh, thăng quan là điều cực kỳ khó. Dù hai mươi tuổi thi đậu, bốn mươi tuổi mới đến ngũ phẩm đã được coi là thành tựu lớn. Trước mắt vị này nhìn mới hơn hai mươi mà đã là quan ngũ phậm, đã vậy còn đeo túi kim ngư lớn. Điều này khiến vị Ngự Sự luôn tự cho mình trẻ tuổi sao không đỏ mắt.

 

Vị Ngự Sử kia lập tức nhận ra người tới là Trần Khác, cũng biết hai vị vương gia đang mong đổ tiếng xấu cho hắn gánh vụ vỡ đê, Trung thừa đại nhân còn tự thân ký phát lệnh truyền. Trong lòng gã không khỏi vui sướng, đường làm quan rộng mở ư, quả này ngươi chết chắc!

 

Sau đó liền bày ra tư thế kiểu thẩm vấn phạm nhân, không nhường chỗ ngồi mà trực tiếp hỏi:

 

- Ngươi là ai? Phạm vào tội gì?

 

- Ngươi không biết ăn nói à?

 

Trần Nghĩa vừa nghe liền tức giận:

 

- Nói như kiểu thẩm vấn phạm nhân chắc?

 

- Ngươi đi theo vào làm gì?

 

Ngự Sử như đập ruồi bọ, quát:

 

- Người đâu, đá ra ngoài. Còn dám lớn tiếng nơi Ô Đài, cứ vả miệng mạnh cho ta!

 

Trần Khác nhất thời giận dữ, vừa muốn lên cơn liền nghe một âm thanh quen thuộc quát lên:

 

- Vương Ngạn Phụ, ngươi cũng oai thật đấy!

 

Còn chưa dứt lời, một Ngự Sử thân hình cao lớn, trên mặt đầy vẻ tức giận đến bên người Trần Khác. Đây chính là Ngự Sử đảm nhiệm giám sát ở Ngự Sử đài, Vương Thiều.

 

Người được gọi là Ngự Sử giám sát Vương Ngạn Phụ đỗ tiến sĩ năm Gia Hựu thứ tư. Bởi vì một nguyên nhân mọi người đều biết, nên hai bảng tiếng sĩ năm Gia Hựu thứ hai và thứ bốn xưa nay đều như nước với lửa. Vương Ngạn Phụ và Vương Thiều bình thường không có quan hệ gì, giờ phút này thấy đối phương đối lập với mình, tự nhận là một cơ hội tốt để ra oai, cười lạnh:

 

- Ta chỉ chiếu theo lẽ thường làm việc. Ở công đường ngươi gào thét cái gì?

 

- Đừng cầm lông gà làm mũi tên!

 

Vương Thiều phỉ nhổ:

 

- Thanh danh Ngự Sử đài đều bị loại người chim mắt chó như ngươi làm hư hại!

 

- Ngươi nói ai là người chim?

 

Vương Ngạn Phụ mặt đỏ tía tai:

 

- Ngươi dám lặp lại lần nữa không?

 

- Ngươi là người chim!

 

Vương Thiều lập tức đáp trả, xong quay ra nói với Trần Khác:

 

- Gã cầu xin ta để được mắng cơ đấy, chưa thấy loại người hèn hạ như vậy.

 

- Đúng vậy, quả là ti tiện.

 

Trần Khác gật đầu:

 

- Chưa đủ ta cũng có thể nói thêm.

 

- Người chim người chim người chim…

 

- Tiện nhân tiện nhân tiện nhân…

 

Hai người đồng thời phụ họa như nhổ nước miếng vào mặt Vương Ngạn Phụ.

 

Vương Ngạn Phụ suýt tức nổ phổi, lại nghe tiếng quân tốt chạy tới lập tức hét lớn:

 

- Các ngươi nghe thấy hai người họ làm nhục ta chưa?

 

Vương Ngạn Phụ mắt cao hơn trán, xưa nay hay coi người khác là đám ti tiện, chẳng hề quan tâm. Trong khi Vương Thiều lại hào sảng hào phóng, dễ hòa đồng, vậy nên mọi người đồng thời đều lắc đầu không hề do dự, tỏ vẻ mình mới đến.

 

- Tốt, các ngươi dám thông đồng một lũ với nhau.

 

Vương Ngạn Phụ tức nổ mắt, đứng dậy đi vào trong:

 

- Ta phải báo cáo Trung thừa đại nhân!

 

- Cứ tự nhiên.

 

Vương Thiều nhún vai, nói với đám quân sĩ:

 

- Giải tán thôi.

 

Mọi người liền lập tức tản ra.

 

Vương Thiều và Trần Khác nhìn nhau cười. Rồi Trần Khác than nhẹ:

 

- Cần gì phải dính vào bãi nước đục này?

 

Vương Thiều bĩu môi:

 

- Ta đã sớm chẳng muốn ở cái nơi này rồi.

 

Nói xong cười lạnh:

 

- Nếu không phải làm cái chức quan này thì nãy đã phun được thêm một ngụm nước bọt vào mặt tên đó rồi.

 

Trong đầu Trần Khác đột ngột hiện ra vị Vương thiếu hiệp áo trắng giết người không chớp mắt năm đó, không khỏi thở dài:

 

- Chúng ta quả thật không thích hợp làm quan.

 

- Cho nên huynh đệ không cần lo cho ta, ta không định làm lâu ở đây, mà cũng chẳng muốn làm quan văn nữa.

 

Vương Thiều cười nói:

 

- Ta vẫn hợp với việc binh đao hơn.

 

Trần Khác ngẩn người, mơ màng nói:

 

- Ta với huynh cùng đi.

 

Cái chết của Giáp Đản ảnh hưởng rất lớn với hắn, thế nên tinh thần hắn cực kì sa sút.

 

- Đừng, không có huynh đang làm quan trong kinh thì ta cũng chẳng dám xách đao giết người ở ngoài.

 

Vương Thiều cười chỉ vào cửa, nói với Trần Khác:

 

- Ta dẫn huynh đi gặp Trung thừa đại nhân.

 

- Nhưng tên kia vừa cáo tội.

 

- Kệ gã.

 

Vương Thiều chẳng quan tâm:

 

- Chọc giận lão tử, sẽ có một đêm tỉnh dậy phát hiện ngũ chi của gã đều đứt.

 

……..

 

Tới ngoài phòng trị sự Ngử Sử Trung Thừa, liền thấy Vương Ngạn Phụ đang ủ rũ đi ra.

 

- Thế nào, đài trưởng không ủng hộ cho ngươi à?

 

Vương Thiều cười cợt.

back top