Chương 65: Bình yên trước giông bão
Chuyến đi tây tuần lần này của Khang Hi khá thú vị, thường xuyên có tin tức truyền về kinh thành. Mà công việc của các vị hoàng tử phải ở lại kinh thành cũng rất nặng nề, không dám lơ là.
Sảnh ngoài của Tứ Nghi Đường ngày càng phải tiếp nhiều khách, Vân Yên luôn yên lặng hầu hạ, rồi lui vào phòng trong. Ngược lại Dận Chân chưa bao giờ có ý muốn Vân Yên tránh đi, huống hồ nói tiếng Hán thỉnh thoảng pha lẫn tiếng Mãn, Vân Yên nghe cũng không hiểu. Bình thường chỉ cần nghe thấy tiếng ho nhẹ của Dận Chân, Vân Yên sẽ vén rèm ra ngoài, thấy khách đã đi, nàng liền dọn dẹp sảnh ngoài.
Bởi vì thời gian ngồi bàn xử lí công vụ quá nhiều, nên thường sau giờ ngọ, Dận Chân hay cau mày xoa cổ. Vân Yên mấy lần ngẩng đầu lên nhìn, cuối cùng mím môi thả thỏi mực trong tay xuống ——
Dận Chân hơi nghiêng đầu, đôi mắt đen như mực nhìn Vân Yên, Vân Yên cụp mắt lẳng lặng di chuyển tới lưng chàng, bắt đầu nhẹ nhàng giúp chàng mát xa cổ. Bả vai chàng vừa rộng lớn vừa vững chãi, cơ bắp rắn chắc đàn hồi mạnh mẽ, khi xoa bóp cho chàng có thể cảm nhận được mạch đập rõ ràng dưới đầu ngón tay. Vân Yên cũng không am hiểu những mạch này, những ngón tay nhỏ bé phải dùng rất nhiều lực mới có thể xoa bóp được toàn bộ.
Dận Chân khép hờ đôi mắt, bả vai và cần cổ đau mỏi theo ngón tay xoa bóp của nàng dần dần thả lỏng, trong cổ phát ra tiếng thở dài khẽ khàng, nhẹ nhàng văng vẳng trong Tứ Nghi Đường.
Phê duyệt xong một chồng công văn, Dận Chân bảo Vân Yên giúp chàng cởi áo ngoài, lấy thanh kiếm được đặt trên kệ trong phòng ngủ ra sân sau vận động. Dận Chân vốn là người ưa yên tĩnh thích đọc sách, thỉnh thoảng luyện kiếm tập võ giống như người hiện đại tập thể dục để thư giãn.
Vân Yên ôm áo khoác ngoài từ trong phòng ra chờ chàng tập xong khoác thêm vào, phòng sau khi đổ mồ hồi trúng gió lại bị cảm.
Khi luyện kiếm khuôn mặt Dận Chân vẫn rất trầm tĩnh, từng động tác giơ tay nhấc chân, từng chiêu thức đều có phong thái giống như nét chữ của chàng, trong cương nghị kiên định có chứa sự gợi cảm mềm mại. Cho đến khi mồ hôi ướt đẫm trán, chàng mới từ từ thu kiếm dừng lại.
Vân Yên vội vàng cầm áo ngoài bước đến, phả vào mặt là hơi thở đàn ông nóng hầm hập quen thuộc hòa lẫn với mùi đàn hương thoang thoảng. Vân Yên cúi đầu khoác áo cho chàng, một giọt mồ hôi chảy từ cằm Dận Chân rơi xuống mu bàn tay nhỏ bé của Vân Yên, Vân Yên sững sờ, đang định rút tay về cầm khăn để lau thì cổ tay bị Dận Chân giữ chặt, nàng giật mình ngẩng đầu lên ——
Dận Chân cúi đầu, nhẹ nhàng dùng ngón tay cái còn lại vuốt qua giọt mồ hôi trên mu bàn tay Vân Yên, giọt mồ hôi giống như làn sương mềm mại từ từ bay hơi, chầm chậm ngấm vào làn da trên mu bàn tay nàng.
Trong nháy mắt Vân Yên cảm giác như bị bỏng, hoảng sợ rút tay về, cúi đầu cắn môi lui về phía sau một bước. Dận Chân nhìn Vân Yên một lúc lâu không nói gì, rồi mới nhấc chân vào phòng.
Từ cuối thu chuyển dần vào đông, ban đêm càng ngày càng lạnh hơn. Hàng năm vào thời gian này, Vân Yên sẽ không quên thắp một bó hương, quỳ tế một đêm trong sân. Một ngọn đèn nhỏ, thói quen gác đêm chờ người ấy về vẫn trước sau không đổi, cung kính sống những ngày như thế nàng đã thỏa mãn rồi. số lần Dận Chân đến hậu viện không coi là nhiều, nhưng đối với gia quyến trong phủ, cũng thật sự là để ý quan tâm.
Khi đêm trừ tịch sắp đến, năm Khang Hi thứ bốn mươi hai đầy sóng gió cuối cùng cũng đi qua trong yên bình, không thể không coi là một chuyện may mắn.
Đêm trừ tịch năm nay cũng có tuyết rơi, bởi vì Đông Mai nhiễm phong hàn không được vào cung hầu hạ, nên Vân Yên và Tiểu Thuận Tử sẽ đi theo Dận Chân và đích phúc tấn Na Lạp thị cùng với Hoằng Huy tham gia dạ yến cuối năm trong cung.
Đây là lần đầu tiên Vân Yên được vào trong nội cung Tử Cấm Thành, cũng là lần thứ nhất được đặt chân đến tẩm cung cao quý nhất của hoàng đế Khang Hi —— cung Càn Thanh. Bởi vì dạ yến trừ tịch cũng được tổ chức ở đây, cung đình vàng son thời Đại Thanh hưng thịnh là nơi hoa mĩ và tôn quý mà khó ai có thể tưởng tượng được.
Tuyết rơi phủ dầy trắng xóa trên ngói lưu ly màu vàng kim của cung Càn Thanh, mái cung điện được xây theo kiến trúc Vũ Điện kép (1) mang theo khí thế hùng vĩ, đấu củng (2) to lớn vàng kim khiến người ta phải thốt lên thán phục. Kiến trúc vĩ đại được tọa lạc trên nền đá cẩm thạch đơn cấp, ở giữa là thềm cung điện màu đỏ, nối liền với hành lang và Càn Thanh Môn. Lúc này hai bên trái phải ngoài thềm đã treo hai chiếc đèn trời vạn thọ tinh xảo cực to, bầu không khí tràn đầy sự vui mừng.
Vân Yên nắm tay tiểu Hoằng Huy ăn mặc long trọng, chân giẫm trên tuyết cẩn thận đi sau Dận Chân và Na Lạp thị ăn mặc tôn quý, cung kính cúi đầu.
Yến hội bên trong cung Càn Thanh đã lên đèn rực rỡ, hoàng tử hoàng tôn vương công quý tộc đều tụ tập lại trong dạ yến cuối năm, đây là những người tôn quý nhất trong Đại Thanh. Trong lễ thành hôn của Thập A Ca Dận Nga lúc trước Vân Yên đã được gặp hầu hết các hoàng tử phúc tấn, hôm nay thấy bọn họ tề tựu lại, ăn mặc trang điểm lại càng thêm trang trọng. Bên người các hoàng tử phúc tấn trẻ tuổi đều mang theo tiểu a ca tiểu cách cách, thật sự giống như khung cảnh con rồng cháu phương tề tựu đầy đủ.
Tiểu Thuận Tử dẫn Vân Yên thối lui về khu vực dành cho hạ nhân đứng, các hoàng tử theo thứ tự lên chào Khang Hi. Rất nhanh đến Tứ Bối Lặc Dận Chân dẫn Na Lạp Thị và Hoằng Huy lên hành lễ với ông, Khang Hi hòa ái phát cho ba người ba bao lì xì nhỏ, còn vỗ vỗ cái đầu nhỏ của Hoằng Huy.
Tuy chỉ đứng trong khu vực hạ nhân trong cung Càn Thanh, nhưng đối với Vân Yên, một nô tài được ân xá từ Ninh Cổ Tháp thì là một kì tích, nàng đứng trong đám người phía xa nhìn theo bóng dáng Dận Chân mặc chiếc áo bào thêu hình rồng dẫn theo Na Lạp thị và Hoằng Huy, dường như cảm thấy đang sống ở hai thời đại.
Trong nháy mắt đã năm năm trôi qua. Vân Yên nhập phủ năm mười hai tuổi, đến bây giờ tuy vóc dáng vẫn nhỏ bé nét mặt vẫn non nớt, nhưng đã thấp thoáng dáng vẻ của một thiếu nữ, đã mười sáu mười bảy tuổi rồi.
Đầu xuân năm thứ bốn mươi ba Tứ phủ nghênh đón một tin vui ——
Tháng hai trắc phúc tấn Lý thị sinh hạ một tiểu a ca, Dận Chân đặt tên là “Hoằng Thì”, đây là con trai thứ ba của Dận Chân.
Đến lúc này, Lý thị đã sinh cho Tứ Bối Lặc Dận Chân ba nam một nữ, trừ tiểu a ca thứ nhất Hoằng Phán chết non vào năm thứ ba mươi tám khi mới ba tuổi, hiện dưới gối cũng có hai trai một nữ. Bởi vậy nên người trong thiên hạ đều biết trắc phúc tấn Lý thị được Tứ Bối Lặc Dận Chân sủng ái nhất.
Tiệc rượu đêm trăng rằm vẫn là khung cảnh tươi vui. Các vị hoàng tử đều mang theo phúc tấn của mình đến chúc mừng. Hoan Sênh đi theo sau Thập Tam A Ca Dận Tường và trắc phúc tấn Qua Nhĩ Giai Thị đến, nhìn thấy Vân Yên đương nhiên vô cùng thân thiết. Vân Yên thấy nàng càng ngày càng trổ mã xinh đẹp động lòng người, không khỏi mỉm cười, trong lòng âm thầm hi vọng sau này nàng sẽ được gả cho một người tốt, vĩnh viễn xinh đẹp vui vẻ như vậy.
Mùa xuân này rất yên bình, công việc đâu ra đấy, trong nhà an ổn.
Tiểu thế tử Hoằng Huy tám tuổi đã có kiến giải với thơ từ, nét chữ khá giống với phong cách của Dận Chân, rất được Dận Chân yêu thích. Mặc dù là hai tiểu a ca Hoằng Quân Hoằng Thì cũng không thể so sánh với cậu. Nhưng mấy ngày gần đây Hoằng Huy bị nhiễm cảm nằm trong phủ dưỡng bệnh, sau khi Dận Chân vào triều Vân Yên thường tới thư phòng của của Hoằng Huy chăm sóc cậu bé, sức khỏe của Hoằng Huy dần chuyển biến tốt đẹp, còn thường xuyên cười hì hì kéo tay Vân Yên dạy nàng một vài tiếng Mãn, Vân Yên cũng yên tâm trở lại.
Sắp sửa vào hạ, một ngày sau khi hạ triều Dận Chân sai Vân Yên sắp xếp hành lí chuẩn bị đi tuần du biên cương với vua Khang Hi. Vân Yên sửng sốt, đã qua vài năm, hóa ra lại đến thảo nguyên Khoa Nhĩ Thấm tràn ngập tiếng đàn đầu ngựa; tiếng gấu gầm và tiếng sói tru nơi đây dường như vẫn văng vẳng bên tai.
Dận Chân yên lặng nhìn Vân Yên rồi mở miệng:
- Không được rời khỏi ta nửa bước.
Vân Yên sực tỉnh lại, nhìn dáng vẻ Dận Chân, vội vàng cúi đầu xuống trầm mặc gật đầu.
Lần này hoàng tử hộ tống theo sau không ít, Đại A Ca Trực Quận Vương Dận Thì, Thái tử Dận Nhưng, Tứ Bối Lặc Dận Chân, Bát Bối Lặc Dận Tự, Thập Tam A Ca Dận Tường, Thập Tứ A Ca Dận Trinh, Thập Ngũ A Ca Dận Vu, Thập Lục A Ca Dận Lộc đều đi theo.
Trước khi đi, Vân Yên còn làm cho Hoằng Huy canh đậu xanh hoa cúc mà cậu nhóc thích uống. Tiểu Hoằng Huy ngây thơ làm nũng nói, Vân Yên trở về sớm nhé, Hoằng Huy sẽ rất nhớ tỷ đấy. Vân Yên sờ sờ bím tóc của thằng bé nói Vân Yên cũng sẽ rất nhớ tiểu a ca.
Khung cảnh giống hệt nhau, vừa ra khỏi thành Vân Yên ngồi trong xe ngựa của Dận Chân, tựa như tái hiện lại cảm giác của ngày hôm qua.
Dận Chân cưỡi con ngựa Truy Vân cao to màu nâu, đi song song là Dận Tường cưỡi con ngựa Trục Nguyệt màu đen. Tuy rằng năm tháng trôi qua không để lại dấu vết, nhưng mị lực trên hai huynh đệ hai người lại càng thêm lắng đọng. Khí chất của hai người họ so với mấy năm trước trầm ổn hơn rất nhiều.
Khi Dận Chân ở trên xe ngựa, Vân Yên theo thường lệ giúp chàng thay chiếc áo đơn, đứng bên cạnh phe phẩy quạt. Thời gian trôi qua, thỉnh thoảng Dận Chân nâng mắt lên nói không nóng. Vân Yên dừng lại, thấy mồ hôi lại chảy ra trên trán chàng, không khỏi mím môi dùng khăn nhẹ nhàng lau, tiếp tục quạt.
Dận Tường thường hay qua bên này vừa đánh cờ vừa nói chuyện, khuôn mặt tuấn tú càng ngày càng đậm khí chất đàn ông. Dận Tự thỉnh thoảng cũng sẽ xuất hiện. Trên đường đi, khi Vân Yên và Dận Tự đối mặt, nàng luôn cung kính hành lễ, trầm mặc không nói đi sau lưng Dận Chân. Bình an vô sự.
Đoàn xe và người đã quen với quãng đường xóc nảy, khi đi qua cửa ải Hỉ Phong hướng về phía bắc tới thảo nguyên Khoa Nhĩ Thấm quen thuộc, Dận Chân trong trú cung bỗng nhận được một phong thư khẩn từ nhà.
– HẾT CHƯƠNG 65 –
(1) Mái kiểu Vũ Điện (庑殿顶): được cấu thành từ 5 sống (gờ diềm) bao gồm 1 bờ nóc (giờ nối 2 mái chính chạy dọc theo đòn đông) và 4 bờ dải (là những đường gờ nối giữa hai mái chính và hai mái phụ. Do mái có bốn mặt dốc nên còn gọi là “Tứ A”
Mái Vũ Điện được phân thành mái đơn và mái kép. Mái Vũ Điện kép (重檐庑殿顶) là từ phía dưới hệ thống mái ban đầu, ở bốn góc thiết kế thêm một đoạn mái tạo thành bờ mái thứ hai.
Chuyến đi tây tuần lần này của Khang Hi khá thú vị, thường xuyên có tin tức truyền về kinh thành. Mà công việc của các vị hoàng tử phải ở lại kinh thành cũng rất nặng nề, không dám lơ là.
Sảnh ngoài của Tứ Nghi Đường ngày càng phải tiếp nhiều khách, Vân Yên luôn yên lặng hầu hạ, rồi lui vào phòng trong. Ngược lại Dận Chân chưa bao giờ có ý muốn Vân Yên tránh đi, huống hồ nói tiếng Hán thỉnh thoảng pha lẫn tiếng Mãn, Vân Yên nghe cũng không hiểu. Bình thường chỉ cần nghe thấy tiếng ho nhẹ của Dận Chân, Vân Yên sẽ vén rèm ra ngoài, thấy khách đã đi, nàng liền dọn dẹp sảnh ngoài.
Bởi vì thời gian ngồi bàn xử lí công vụ quá nhiều, nên thường sau giờ ngọ, Dận Chân hay cau mày xoa cổ. Vân Yên mấy lần ngẩng đầu lên nhìn, cuối cùng mím môi thả thỏi mực trong tay xuống ——
Dận Chân hơi nghiêng đầu, đôi mắt đen như mực nhìn Vân Yên, Vân Yên cụp mắt lẳng lặng di chuyển tới lưng chàng, bắt đầu nhẹ nhàng giúp chàng mát xa cổ. Bả vai chàng vừa rộng lớn vừa vững chãi, cơ bắp rắn chắc đàn hồi mạnh mẽ, khi xoa bóp cho chàng có thể cảm nhận được mạch đập rõ ràng dưới đầu ngón tay. Vân Yên cũng không am hiểu những mạch này, những ngón tay nhỏ bé phải dùng rất nhiều lực mới có thể xoa bóp được toàn bộ.
Dận Chân khép hờ đôi mắt, bả vai và cần cổ đau mỏi theo ngón tay xoa bóp của nàng dần dần thả lỏng, trong cổ phát ra tiếng thở dài khẽ khàng, nhẹ nhàng văng vẳng trong Tứ Nghi Đường.
Phê duyệt xong một chồng công văn, Dận Chân bảo Vân Yên giúp chàng cởi áo ngoài, lấy thanh kiếm được đặt trên kệ trong phòng ngủ ra sân sau vận động. Dận Chân vốn là người ưa yên tĩnh thích đọc sách, thỉnh thoảng luyện kiếm tập võ giống như người hiện đại tập thể dục để thư giãn.
Vân Yên ôm áo khoác ngoài từ trong phòng ra chờ chàng tập xong khoác thêm vào, phòng sau khi đổ mồ hồi trúng gió lại bị cảm.
Khi luyện kiếm khuôn mặt Dận Chân vẫn rất trầm tĩnh, từng động tác giơ tay nhấc chân, từng chiêu thức đều có phong thái giống như nét chữ của chàng, trong cương nghị kiên định có chứa sự gợi cảm mềm mại. Cho đến khi mồ hôi ướt đẫm trán, chàng mới từ từ thu kiếm dừng lại.
Vân Yên vội vàng cầm áo ngoài bước đến, phả vào mặt là hơi thở đàn ông nóng hầm hập quen thuộc hòa lẫn với mùi đàn hương thoang thoảng. Vân Yên cúi đầu khoác áo cho chàng, một giọt mồ hôi chảy từ cằm Dận Chân rơi xuống mu bàn tay nhỏ bé của Vân Yên, Vân Yên sững sờ, đang định rút tay về cầm khăn để lau thì cổ tay bị Dận Chân giữ chặt, nàng giật mình ngẩng đầu lên ——
Dận Chân cúi đầu, nhẹ nhàng dùng ngón tay cái còn lại vuốt qua giọt mồ hôi trên mu bàn tay Vân Yên, giọt mồ hôi giống như làn sương mềm mại từ từ bay hơi, chầm chậm ngấm vào làn da trên mu bàn tay nàng.
Trong nháy mắt Vân Yên cảm giác như bị bỏng, hoảng sợ rút tay về, cúi đầu cắn môi lui về phía sau một bước. Dận Chân nhìn Vân Yên một lúc lâu không nói gì, rồi mới nhấc chân vào phòng.
Từ cuối thu chuyển dần vào đông, ban đêm càng ngày càng lạnh hơn. Hàng năm vào thời gian này, Vân Yên sẽ không quên thắp một bó hương, quỳ tế một đêm trong sân. Một ngọn đèn nhỏ, thói quen gác đêm chờ người ấy về vẫn trước sau không đổi, cung kính sống những ngày như thế nàng đã thỏa mãn rồi. số lần Dận Chân đến hậu viện không coi là nhiều, nhưng đối với gia quyến trong phủ, cũng thật sự là để ý quan tâm.
Khi đêm trừ tịch sắp đến, năm Khang Hi thứ bốn mươi hai đầy sóng gió cuối cùng cũng đi qua trong yên bình, không thể không coi là một chuyện may mắn.
Đêm trừ tịch năm nay cũng có tuyết rơi, bởi vì Đông Mai nhiễm phong hàn không được vào cung hầu hạ, nên Vân Yên và Tiểu Thuận Tử sẽ đi theo Dận Chân và đích phúc tấn Na Lạp thị cùng với Hoằng Huy tham gia dạ yến cuối năm trong cung.
Đây là lần đầu tiên Vân Yên được vào trong nội cung Tử Cấm Thành, cũng là lần thứ nhất được đặt chân đến tẩm cung cao quý nhất của hoàng đế Khang Hi —— cung Càn Thanh. Bởi vì dạ yến trừ tịch cũng được tổ chức ở đây, cung đình vàng son thời Đại Thanh hưng thịnh là nơi hoa mĩ và tôn quý mà khó ai có thể tưởng tượng được.
Tuyết rơi phủ dầy trắng xóa trên ngói lưu ly màu vàng kim của cung Càn Thanh, mái cung điện được xây theo kiến trúc Vũ Điện kép (1) mang theo khí thế hùng vĩ, đấu củng (2) to lớn vàng kim khiến người ta phải thốt lên thán phục. Kiến trúc vĩ đại được tọa lạc trên nền đá cẩm thạch đơn cấp, ở giữa là thềm cung điện màu đỏ, nối liền với hành lang và Càn Thanh Môn. Lúc này hai bên trái phải ngoài thềm đã treo hai chiếc đèn trời vạn thọ tinh xảo cực to, bầu không khí tràn đầy sự vui mừng.
Vân Yên nắm tay tiểu Hoằng Huy ăn mặc long trọng, chân giẫm trên tuyết cẩn thận đi sau Dận Chân và Na Lạp thị ăn mặc tôn quý, cung kính cúi đầu.
Yến hội bên trong cung Càn Thanh đã lên đèn rực rỡ, hoàng tử hoàng tôn vương công quý tộc đều tụ tập lại trong dạ yến cuối năm, đây là những người tôn quý nhất trong Đại Thanh. Trong lễ thành hôn của Thập A Ca Dận Nga lúc trước Vân Yên đã được gặp hầu hết các hoàng tử phúc tấn, hôm nay thấy bọn họ tề tựu lại, ăn mặc trang điểm lại càng thêm trang trọng. Bên người các hoàng tử phúc tấn trẻ tuổi đều mang theo tiểu a ca tiểu cách cách, thật sự giống như khung cảnh con rồng cháu phương tề tựu đầy đủ.
Tiểu Thuận Tử dẫn Vân Yên thối lui về khu vực dành cho hạ nhân đứng, các hoàng tử theo thứ tự lên chào Khang Hi. Rất nhanh đến Tứ Bối Lặc Dận Chân dẫn Na Lạp Thị và Hoằng Huy lên hành lễ với ông, Khang Hi hòa ái phát cho ba người ba bao lì xì nhỏ, còn vỗ vỗ cái đầu nhỏ của Hoằng Huy.
Tuy chỉ đứng trong khu vực hạ nhân trong cung Càn Thanh, nhưng đối với Vân Yên, một nô tài được ân xá từ Ninh Cổ Tháp thì là một kì tích, nàng đứng trong đám người phía xa nhìn theo bóng dáng Dận Chân mặc chiếc áo bào thêu hình rồng dẫn theo Na Lạp thị và Hoằng Huy, dường như cảm thấy đang sống ở hai thời đại.
Trong nháy mắt đã năm năm trôi qua. Vân Yên nhập phủ năm mười hai tuổi, đến bây giờ tuy vóc dáng vẫn nhỏ bé nét mặt vẫn non nớt, nhưng đã thấp thoáng dáng vẻ của một thiếu nữ, đã mười sáu mười bảy tuổi rồi.
Đầu xuân năm thứ bốn mươi ba Tứ phủ nghênh đón một tin vui ——
Tháng hai trắc phúc tấn Lý thị sinh hạ một tiểu a ca, Dận Chân đặt tên là “Hoằng Thì”, đây là con trai thứ ba của Dận Chân.
Đến lúc này, Lý thị đã sinh cho Tứ Bối Lặc Dận Chân ba nam một nữ, trừ tiểu a ca thứ nhất Hoằng Phán chết non vào năm thứ ba mươi tám khi mới ba tuổi, hiện dưới gối cũng có hai trai một nữ. Bởi vậy nên người trong thiên hạ đều biết trắc phúc tấn Lý thị được Tứ Bối Lặc Dận Chân sủng ái nhất.
Tiệc rượu đêm trăng rằm vẫn là khung cảnh tươi vui. Các vị hoàng tử đều mang theo phúc tấn của mình đến chúc mừng. Hoan Sênh đi theo sau Thập Tam A Ca Dận Tường và trắc phúc tấn Qua Nhĩ Giai Thị đến, nhìn thấy Vân Yên đương nhiên vô cùng thân thiết. Vân Yên thấy nàng càng ngày càng trổ mã xinh đẹp động lòng người, không khỏi mỉm cười, trong lòng âm thầm hi vọng sau này nàng sẽ được gả cho một người tốt, vĩnh viễn xinh đẹp vui vẻ như vậy.
Mùa xuân này rất yên bình, công việc đâu ra đấy, trong nhà an ổn.
Tiểu thế tử Hoằng Huy tám tuổi đã có kiến giải với thơ từ, nét chữ khá giống với phong cách của Dận Chân, rất được Dận Chân yêu thích. Mặc dù là hai tiểu a ca Hoằng Quân Hoằng Thì cũng không thể so sánh với cậu. Nhưng mấy ngày gần đây Hoằng Huy bị nhiễm cảm nằm trong phủ dưỡng bệnh, sau khi Dận Chân vào triều Vân Yên thường tới thư phòng của của Hoằng Huy chăm sóc cậu bé, sức khỏe của Hoằng Huy dần chuyển biến tốt đẹp, còn thường xuyên cười hì hì kéo tay Vân Yên dạy nàng một vài tiếng Mãn, Vân Yên cũng yên tâm trở lại.
Sắp sửa vào hạ, một ngày sau khi hạ triều Dận Chân sai Vân Yên sắp xếp hành lí chuẩn bị đi tuần du biên cương với vua Khang Hi. Vân Yên sửng sốt, đã qua vài năm, hóa ra lại đến thảo nguyên Khoa Nhĩ Thấm tràn ngập tiếng đàn đầu ngựa; tiếng gấu gầm và tiếng sói tru nơi đây dường như vẫn văng vẳng bên tai.
Dận Chân yên lặng nhìn Vân Yên rồi mở miệng:
- Không được rời khỏi ta nửa bước.
Vân Yên sực tỉnh lại, nhìn dáng vẻ Dận Chân, vội vàng cúi đầu xuống trầm mặc gật đầu.
Lần này hoàng tử hộ tống theo sau không ít, Đại A Ca Trực Quận Vương Dận Thì, Thái tử Dận Nhưng, Tứ Bối Lặc Dận Chân, Bát Bối Lặc Dận Tự, Thập Tam A Ca Dận Tường, Thập Tứ A Ca Dận Trinh, Thập Ngũ A Ca Dận Vu, Thập Lục A Ca Dận Lộc đều đi theo.
Trước khi đi, Vân Yên còn làm cho Hoằng Huy canh đậu xanh hoa cúc mà cậu nhóc thích uống. Tiểu Hoằng Huy ngây thơ làm nũng nói, Vân Yên trở về sớm nhé, Hoằng Huy sẽ rất nhớ tỷ đấy. Vân Yên sờ sờ bím tóc của thằng bé nói Vân Yên cũng sẽ rất nhớ tiểu a ca.
Khung cảnh giống hệt nhau, vừa ra khỏi thành Vân Yên ngồi trong xe ngựa của Dận Chân, tựa như tái hiện lại cảm giác của ngày hôm qua.
Dận Chân cưỡi con ngựa Truy Vân cao to màu nâu, đi song song là Dận Tường cưỡi con ngựa Trục Nguyệt màu đen. Tuy rằng năm tháng trôi qua không để lại dấu vết, nhưng mị lực trên hai huynh đệ hai người lại càng thêm lắng đọng. Khí chất của hai người họ so với mấy năm trước trầm ổn hơn rất nhiều.
Khi Dận Chân ở trên xe ngựa, Vân Yên theo thường lệ giúp chàng thay chiếc áo đơn, đứng bên cạnh phe phẩy quạt. Thời gian trôi qua, thỉnh thoảng Dận Chân nâng mắt lên nói không nóng. Vân Yên dừng lại, thấy mồ hôi lại chảy ra trên trán chàng, không khỏi mím môi dùng khăn nhẹ nhàng lau, tiếp tục quạt.
Dận Tường thường hay qua bên này vừa đánh cờ vừa nói chuyện, khuôn mặt tuấn tú càng ngày càng đậm khí chất đàn ông. Dận Tự thỉnh thoảng cũng sẽ xuất hiện. Trên đường đi, khi Vân Yên và Dận Tự đối mặt, nàng luôn cung kính hành lễ, trầm mặc không nói đi sau lưng Dận Chân. Bình an vô sự.
Đoàn xe và người đã quen với quãng đường xóc nảy, khi đi qua cửa ải Hỉ Phong hướng về phía bắc tới thảo nguyên Khoa Nhĩ Thấm quen thuộc, Dận Chân trong trú cung bỗng nhận được một phong thư khẩn từ nhà.
– HẾT CHƯƠNG 65 –
(1) Mái kiểu Vũ Điện (庑殿顶): được cấu thành từ 5 sống (gờ diềm) bao gồm 1 bờ nóc (giờ nối 2 mái chính chạy dọc theo đòn đông) và 4 bờ dải (là những đường gờ nối giữa hai mái chính và hai mái phụ. Do mái có bốn mặt dốc nên còn gọi là “Tứ A”
Mái Vũ Điện được phân thành mái đơn và mái kép. Mái Vũ Điện kép (重檐庑殿顶) là từ phía dưới hệ thống mái ban đầu, ở bốn góc thiết kế thêm một đoạn mái tạo thành bờ mái thứ hai.