Bích Di nương và Hàn Thấm nhìn Hàn Mạc trầm tư, cũng lặng im không quấy rầy hắn, thật lâu sau, Hàn Mạc hít một hơi thật sâu, rồi thở ra nhẹ nhõm, mặt hớn hở tươi vui tựa hồ như mới quyết định xong chuyện gì rất khả quan.
- Tiểu muội, bao giờ muội viết xong một vài đoạn, để ta xem xem.
Hàn Mạc nhìn Hàn Thấm, trìu mến:
- Huynh sẽ giúp muội kiểm tra.
- Huynh biết sao?
Hàn Thấm bĩu môi:
- Có Di nương giúp muội kiểm tra là được rồi, còn huynh cả ngày không thấy mặt, lúc muốn nhờ huynh lại tìm không được, muội mới từ chối không nhờ huynh đấy.
Hàn Mạc hì hì cười, nhìn sang Bích di nương, phụ nhân chẳng những dung mạo xinh đẹp, thân hình uyển chuyển mềm mại, tính tình ôn hòa, thêu thùa số một, lại còn có học thức, thật là một quý phu nhân tài sắc vẹn toàn.
Mọi đường nét trên gương mặt Bích di nương đều vô cùng yêu kiều, đôi mắt mơ màng long lanh như nước, Hàn Mạc trong lòng xao động, không cầm được, phải cúi đầu xuống, chợt thấy trên tay Bích di nương có một vết ban đỏ, hơi hoảng:
- Di nương, tay nương làm sao vậy?
Bích di nương vội đáp:
- Không có việc gì, đừng lo.
Hàn Thấm lập tức tiếp lời:
- Không phải vậy.
Nàng kéo cánh tay của Bích di nương vén tay áo lên, nói:
- Ca ca, huynh xem, trên cánh tay đều như vậy!
Tay của Bích di nương rất trắng, mềm mại, giống như bạch ngọc trong suốt, sáng đến lóa mắt, Hàn Thấm vén tay áo lên cao, cả cánh tay lộ ra trước mắt.
Lần đầu tiên Hàn Mạc được thấy làn da của Bích di nương, không thể không liên tưởng đến một làn nước trong ngần.
Hàn Mạc dường như có thể ngửi thấy hương thơm từ trên cánh tay trắng nõn mịn màng của Bích di nương tỏa ra, thoang thoảng nhẹ nhàng nhưng đủ khiến cho lòng người xao động. Tuy nhiên, trên cánh tay trắng như ngọc kia, lúc này có hơn mười vết đỏ nhỏ, giống như bị muỗi đốt.
Điểm đỏ có chút kì lạ, ở giữa đỏ đậm, bao quanh có sắc xanh như di chuyển, trong đỏ ngoài xanh, đúng là rất kì quái.
Hàn Mạc giật mình kinh hãi, nói:
- Di nương, kết cục là nương bị làm sao vậy?
- Có lẽ là không quen thời tiết!
Bích di nương mỉm cười:
- Con không cần lo lắng, qua hai ngày là tốt thôi.
Hàn Thấm vẻ mặt lo lắng nói:
- Mẹ, cái này bây giờ nhiều hơn so với buổi sáng, thêm nhiều chỗ, con đi mời đại phu, dù gì cũng phải xem bệnh mới tốt.
Bích di nương vội nói:
- Không cần tìm, chúng ta vừa vào kinh, mọi chuyện rất bận, lão gia cùng phu nhân đều có chuyện để làm, đừng vì ta mà quấy rầy họ.
Hàn Mạc không nói gì, đứng dậy, ngẫm nghĩ một chút, đi thẳng ra cửa .
Hàn Thấm bĩu môi, Bích di nương thì lấy làm lạ.
Nàng biết, với bản tính của Hàn Mạc, tuyệt không phải người không nói gì bỏ ra ngoài, hắn đi như vậy, chắc chắn có nguyên nhân.
…
Hàn Mạc đương nhiên sẽ không thờ ơ lãnh đạm, hắn sớm quyết định sẽ phải bảo vệ di nương đến cùng, cho dù bị bệnh gì hắn cũng phải đích thân mình lo lắng săn sóc. Cho nên sau ra ngoài, hắn đi một mạch đến thư phòng trong phủ.
Trong phủ trừ Hàn Huyền Đạo có thư phòng riêng, còn lại toàn bộ thư án đều ở thư phòng lớn, Hàn Mạc vừa vào phòng, bắt tay vào tìm sách về y thuật.
Nơi này có rất nhiều sách, đó là do Hàn gia có truyền thống lưu trữ sách trong thiên hạ.
Trong bóng đêm tĩnh mịch, Hàn Mạc cẩn thận lật từng cuốn sách, hy vọng, có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó tìm được cách chữa trị.
Hắn biết, đôi khi có hiện tượng như vậy, nhìn qua thì tưởng là bệnh về da, nhưng đôi khi cũng không là như vậy, biểu hiện bệnh trên da, nói rằng trong cơ thể đang ủ bệnh.
Thời gian qua đi từng giây, Hàn Mạc đã đọc rất nhiều sách viết về các bệnh ngoài da, và cách điều trị, nhưng không có bệnh chứng giống Bích di nương.
Đêm về khuya, Hàn Mạc vẫn ngồi trên bàn, hai chân bắt đầu tê dại.
Đúng lúc mệt tưởng chừng gục xuống, hắn phát hiện ra một ca bệnh, lúc nhìn đến ca bệnh này, hắn không những trút được gánh nặng trong lòng mà còn cảm thấy nặng nề hơn.
Hàn Mạc khép lại sách, chậm rãi ra khỏi thư phòng, ngẩng đầu nhìn bầu trời, một mảnh u ám.
Trong phòng đã lạnh, lòng Hàn Mạc còn lạnh hơn.
Mặt hắn buồn rười rượi, thật lâu sau, hắn mới rời khỏi thư phòng, đi thẳng đến cửa phòng của Hàn Thanh, đẩy cửa ra.
Hàn Thanh thấy Hàn Mạc bước vào, vội vàng lại đón, thấy Hàn Mạc thần sắc không tốt, rụt rè hỏi:
- Thiếu gia, làm sao vậy?
- Ngươi thu dọn đồ.
Hàn Mạc bình tĩnh nói:
- Về quận Đông Hải tìm Chu Tiểu Ngôn, hai người các ngươi đi Nam Phong quốc một chuyến.
- Nam Phong quốc?
Hàn Thanh sửng sốt.
Nam Phong quốc nằm tại bên bờ nam đại lục, diện tích không lớn, hơn một nửa là rừng rậm, địa thế hiểm yếu, hơn nữa người đời đối với nước này ấn tượng không tốt lắm.
Nam Phong quốc núi cao nước sâu, cây cối rậm rạp hiểm nguy rình rập, chưa nói đến độc trùng mãnh thú, chỉ riêng không khí cũng không phải ai cũng có thể chịu được. Hơn nữa người Nam Phong chủ yếu ở trong rừng, thần thần bí bí, rất quỷ dị, giỏi dùng độc thuật cổ quái, ba ba quốc gia liền kề không nước nào muốn nối bang giao với quốc gia này.
Hàn Mạc tự nhiên muốn Hàn Thanh đi Nam Phong quốc, Hàn Thanh quả là không hiểu gì.
- Ta không rời Yến Kinh được.
Hàn Mạc chậm rãi nói.
- Ngươi và Chu Tiểu Ngôn đi tới Nam Phong quốc, tìm cho ta hai loại đồ vật, mang trở về đây.
- Cần tìm gì ở Nam Phong?
Hàn Thanh kinh ngạc:
- Ở Yến kinh không có sao?
- Mật hắc phúc xà vương và bát giác chi!
Hàn Mạc hạ giọng nói:
- Hai thứ này đều ở quận Nam, Ngọc Tuyền Trại thuộc Nam Phong quốc.
Hai người các ngươi phải tìm được vật này mang về trong vòng hai tháng.
Nam Phong quốc có ba quận, quận Giao Châu, quận Ngọc Lăng và quận Nam, mà quận Nam là diện tích lớn nhất trong ba quận, toàn bộ quận Nam đều bị bao bọc bên trong rừng rậm, cũng là nơi nguy hiểm nhất Nam Phong quốc.
Ngọc Tuyền trại là một trong bốn trại của quận Nam, là nơi ở của Phong quốc tù trưởng.
Hàn Thanh thấy sắc mặt Hàn Mạc nghiêm nghị, biết chuyện không phải bình thường, không nói thêm gì, thu thập vài món quần áo, xoay người đi ra cửa.
- Lấy Tuyệt Ảnh của ta mà cưỡi.
Hàn Mạc nói:
- Các ngươi đi cẩn thận một chút!
Hàn Thanh biết rõ, đây không phải chuyện dễ thực hiện, chuyện lần này ắt vô cùng hệ trọng, nếu không Hàn Mạc không phái mình và Chu Tiểu Ngôn đi làm.
- Thiếu gia bảo trọng.
Hàn Thanh thi lễ, không nói thêm, cưỡi ngựa đi trước.
Hàn Mạc nhìn bóng Hàn Thành đi xa, thì thào tự nói:
- Di nương, bất kể thế nào, Mạc nhi nhất định cứu người.
…
…
Hàn Huyền Xương vào kinh ba ngày, trong cung truyền đến thánh chỉ, lệnh cha con Hàn thị ngày kế vào triều.
Cha con Hàn thị tiếp chỉ, sáng sớm hôm sau cùng Hàn Huyền Đạo vào cung, mỗi người ngồi trên một cỗ kiệu, dưới sự bảo vệ của hơn mười danh tướng hộ vệ, đi thẳng về phía cửa cung.
Vén lên màn kiệu, nhìn về cửa hoàng cung to lớn, xa hoa mà cổ kính, Hàn Mạc không khỏi xao động.
Trước khi đi xuyên thời gian để đến đây, hắn đã biết quyền uy tối thượng của hoàng gia là như thế nào, từng xem qua cung điện nguy nga, nhưng đó là trên phim ảnh, mà bây giờ, là chân thật trước mắt.
Cao hơn ba mươi mét, bức tường thành này đã trải qua mấy trăm năm mưa gió.
Hoàng cung nước Yến chia làm ba phần: ngoại cung, trong triều, và nội đình, ba khu vực ba lối kiến trúc. Hàn Mạc thấy cửa đông trước mắt, nói ra cũng kì quái, ngoà cửa chỉ thấy đề đơn giản hai chữ: "cửa cung", nằm hướng nào thì thêm trước một chữ, như cửa lớn trước mắt, đơn giản viết là: "Cửa đông cung".
Qua cửa đông cung, là kiến trúc ngoài cung. Ngoài cung cung điện không nhiều, ở đây cung điện lớn nhất gọi là Yến An Điện, là chỗ để các đại thần nghỉ ngơi chờ đợi, khi từ trong cung tiếng "mời chầu" vang lên, các đại thần trong Yến An Điện xem lại mũ áo, phân thành hai hàng văn võ, theo chân thái giám đi vào trong dự buổi thiết triều.
Ở đó, còn có hai đội ngự lâm quân đóng quân trường kỳ.
Hỏa Sơn doanh và Long Tướng doanh là hai đội ngự lâm quân đóng ở đây. Quân số lên tới một vạn, canh gác ở cửa đông cung, được xưng là: "nội ngự lâm quân". Ba doanh khác đóng ở ngoài cung gọi là "ngoại ngự lâm quân" Bạn đang đọc truyện được copy tại
Tòa nhà nguy nga ở chính giữa chính là trung tâm chính trị của nước Yến, lấy điện Thái Bình, điện Trung Bình, điện Bảo Bình làm trung tâm; hướng đông có điện Văn Hoa, điện Phượng Tiên, Thất Ngự viện; hướng tây có điện Vũ Anh, điện Thừa Đức, nội vụ viện; toàn bộ hoàng cung có gần 100 cung điện lớn nhỏ, đều có kết cấu bằng gỗ lớn, ngói vàng lưu ly đỉnh, ghế đá xanh trắng, cả quần thể tựa hồ như bức tranh khổng lồ, huy hoàng rực rỡ.
Ngoài hoàng cung, phía sau là hậu cung, Càn Thanh cung, điện Giao Thái, Khôn Ninh cung, Dưỡng Tâm điện, Tây Lục cung, Từ Ninh cung, Ninh Thọ cung, Côn Hoa cung ở bên trong nội đình, có một vườn hoa khổng lồ xinh đẹp nhất nước Yến.
Nước Yến do bị các thế gia nắm giữ quyền lực, trước khi khống chế quận Bột Châu, lãnh địa của hoàng gia chỉ duy nhất là tòa hoàng cung nguy nga này.
Trước cửa đông cung là quảng trường rộng lớn vô cùng, lúc này quan chức lớn nhỏ, đều trên kiệu chờ đợi, mỗi một cỗ kiệu đều có hộ vệ mang binh khí.
Ở nước Yến có đặc thù chính trị riêng, quan lại rất có ý thức hộ mạng. Rất nhiều năm trước, khi hộ vệ không được phép mang đao, đã xảy ra chuyện trên quảng trường có thích khách mang đao giết chết quan lại, không phải một hai lần, từ đó, tất cả quan lại đã có bản tấu xin hoàng thượng hạ chỉ cho phép hộ vệ mang theo binh khí.
Hoàng đế cũng biết nếu đại thần bị giết, không chỉ ảnh hưởng quốc thể, mà còn tổn hại uy nghiêm của hoàng tộc, vì thế đồng ý, từ đó quan lại được mang theo hộ vệ cầm binh khí. Đây cũng là nét văn hóa đặc biệt ở nước Yến quốc, trên trăm cỗ kiệu theo thứ tự mà đứng, hộ vệ đều bảo vệ bên cạnh.
Bên trong hoàng cung diện tích rất lớn, tất cả quan lại đều lên chầu rất sớm, vì giữ cho quan lại có đủ sức để đứng chầu và thảo luận chính sự, kiệu được đưa đến tận cửa cung, bên ngoài Yến An Điện mới hạ.
Hàn Huyền Xương bây giờ là Lễ bộ Thượng thư, kiệu tất nhiên ở phía trước, còn Hàn Mạc không có quan chức, nhưng phụng chỉ vào cung, nên kiệu ở ngay phía sau, cũng vì thế, hắn nhấc màn kiệu lên, thấy quảng trường trước mắt hàng trăm cỗ kiệu tập hợp, có chút hoành tráng, hơn nữa có kiệu đặc biệt, hẳn là quan chức không nhỏ, quy mô cũng không thường, xếp trước đám quan lại, kiệu tám người khiêng, mà quan chức nhỏ, kiệu nhỏ, kiệu phu cũng ít, giống như Hàn Mạc cũng chỉ có hai người khiêng.
Trời vừa hơi sáng, một tiếng trống vang lên, thái giám chấp sự hô to:
- Mở cửa cung!
- Tiểu muội, bao giờ muội viết xong một vài đoạn, để ta xem xem.
Hàn Mạc nhìn Hàn Thấm, trìu mến:
- Huynh sẽ giúp muội kiểm tra.
- Huynh biết sao?
Hàn Thấm bĩu môi:
- Có Di nương giúp muội kiểm tra là được rồi, còn huynh cả ngày không thấy mặt, lúc muốn nhờ huynh lại tìm không được, muội mới từ chối không nhờ huynh đấy.
Hàn Mạc hì hì cười, nhìn sang Bích di nương, phụ nhân chẳng những dung mạo xinh đẹp, thân hình uyển chuyển mềm mại, tính tình ôn hòa, thêu thùa số một, lại còn có học thức, thật là một quý phu nhân tài sắc vẹn toàn.
Mọi đường nét trên gương mặt Bích di nương đều vô cùng yêu kiều, đôi mắt mơ màng long lanh như nước, Hàn Mạc trong lòng xao động, không cầm được, phải cúi đầu xuống, chợt thấy trên tay Bích di nương có một vết ban đỏ, hơi hoảng:
- Di nương, tay nương làm sao vậy?
Bích di nương vội đáp:
- Không có việc gì, đừng lo.
Hàn Thấm lập tức tiếp lời:
- Không phải vậy.
Nàng kéo cánh tay của Bích di nương vén tay áo lên, nói:
- Ca ca, huynh xem, trên cánh tay đều như vậy!
Tay của Bích di nương rất trắng, mềm mại, giống như bạch ngọc trong suốt, sáng đến lóa mắt, Hàn Thấm vén tay áo lên cao, cả cánh tay lộ ra trước mắt.
Lần đầu tiên Hàn Mạc được thấy làn da của Bích di nương, không thể không liên tưởng đến một làn nước trong ngần.
Hàn Mạc dường như có thể ngửi thấy hương thơm từ trên cánh tay trắng nõn mịn màng của Bích di nương tỏa ra, thoang thoảng nhẹ nhàng nhưng đủ khiến cho lòng người xao động. Tuy nhiên, trên cánh tay trắng như ngọc kia, lúc này có hơn mười vết đỏ nhỏ, giống như bị muỗi đốt.
Điểm đỏ có chút kì lạ, ở giữa đỏ đậm, bao quanh có sắc xanh như di chuyển, trong đỏ ngoài xanh, đúng là rất kì quái.
Hàn Mạc giật mình kinh hãi, nói:
- Di nương, kết cục là nương bị làm sao vậy?
- Có lẽ là không quen thời tiết!
Bích di nương mỉm cười:
- Con không cần lo lắng, qua hai ngày là tốt thôi.
Hàn Thấm vẻ mặt lo lắng nói:
- Mẹ, cái này bây giờ nhiều hơn so với buổi sáng, thêm nhiều chỗ, con đi mời đại phu, dù gì cũng phải xem bệnh mới tốt.
Bích di nương vội nói:
- Không cần tìm, chúng ta vừa vào kinh, mọi chuyện rất bận, lão gia cùng phu nhân đều có chuyện để làm, đừng vì ta mà quấy rầy họ.
Hàn Mạc không nói gì, đứng dậy, ngẫm nghĩ một chút, đi thẳng ra cửa .
Hàn Thấm bĩu môi, Bích di nương thì lấy làm lạ.
Nàng biết, với bản tính của Hàn Mạc, tuyệt không phải người không nói gì bỏ ra ngoài, hắn đi như vậy, chắc chắn có nguyên nhân.
…
Hàn Mạc đương nhiên sẽ không thờ ơ lãnh đạm, hắn sớm quyết định sẽ phải bảo vệ di nương đến cùng, cho dù bị bệnh gì hắn cũng phải đích thân mình lo lắng săn sóc. Cho nên sau ra ngoài, hắn đi một mạch đến thư phòng trong phủ.
Trong phủ trừ Hàn Huyền Đạo có thư phòng riêng, còn lại toàn bộ thư án đều ở thư phòng lớn, Hàn Mạc vừa vào phòng, bắt tay vào tìm sách về y thuật.
Nơi này có rất nhiều sách, đó là do Hàn gia có truyền thống lưu trữ sách trong thiên hạ.
Trong bóng đêm tĩnh mịch, Hàn Mạc cẩn thận lật từng cuốn sách, hy vọng, có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó tìm được cách chữa trị.
Hắn biết, đôi khi có hiện tượng như vậy, nhìn qua thì tưởng là bệnh về da, nhưng đôi khi cũng không là như vậy, biểu hiện bệnh trên da, nói rằng trong cơ thể đang ủ bệnh.
Thời gian qua đi từng giây, Hàn Mạc đã đọc rất nhiều sách viết về các bệnh ngoài da, và cách điều trị, nhưng không có bệnh chứng giống Bích di nương.
Đêm về khuya, Hàn Mạc vẫn ngồi trên bàn, hai chân bắt đầu tê dại.
Đúng lúc mệt tưởng chừng gục xuống, hắn phát hiện ra một ca bệnh, lúc nhìn đến ca bệnh này, hắn không những trút được gánh nặng trong lòng mà còn cảm thấy nặng nề hơn.
Hàn Mạc khép lại sách, chậm rãi ra khỏi thư phòng, ngẩng đầu nhìn bầu trời, một mảnh u ám.
Trong phòng đã lạnh, lòng Hàn Mạc còn lạnh hơn.
Mặt hắn buồn rười rượi, thật lâu sau, hắn mới rời khỏi thư phòng, đi thẳng đến cửa phòng của Hàn Thanh, đẩy cửa ra.
Hàn Thanh thấy Hàn Mạc bước vào, vội vàng lại đón, thấy Hàn Mạc thần sắc không tốt, rụt rè hỏi:
- Thiếu gia, làm sao vậy?
- Ngươi thu dọn đồ.
Hàn Mạc bình tĩnh nói:
- Về quận Đông Hải tìm Chu Tiểu Ngôn, hai người các ngươi đi Nam Phong quốc một chuyến.
- Nam Phong quốc?
Hàn Thanh sửng sốt.
Nam Phong quốc nằm tại bên bờ nam đại lục, diện tích không lớn, hơn một nửa là rừng rậm, địa thế hiểm yếu, hơn nữa người đời đối với nước này ấn tượng không tốt lắm.
Nam Phong quốc núi cao nước sâu, cây cối rậm rạp hiểm nguy rình rập, chưa nói đến độc trùng mãnh thú, chỉ riêng không khí cũng không phải ai cũng có thể chịu được. Hơn nữa người Nam Phong chủ yếu ở trong rừng, thần thần bí bí, rất quỷ dị, giỏi dùng độc thuật cổ quái, ba ba quốc gia liền kề không nước nào muốn nối bang giao với quốc gia này.
Hàn Mạc tự nhiên muốn Hàn Thanh đi Nam Phong quốc, Hàn Thanh quả là không hiểu gì.
- Ta không rời Yến Kinh được.
Hàn Mạc chậm rãi nói.
- Ngươi và Chu Tiểu Ngôn đi tới Nam Phong quốc, tìm cho ta hai loại đồ vật, mang trở về đây.
- Cần tìm gì ở Nam Phong?
Hàn Thanh kinh ngạc:
- Ở Yến kinh không có sao?
- Mật hắc phúc xà vương và bát giác chi!
Hàn Mạc hạ giọng nói:
- Hai thứ này đều ở quận Nam, Ngọc Tuyền Trại thuộc Nam Phong quốc.
Hai người các ngươi phải tìm được vật này mang về trong vòng hai tháng.
Nam Phong quốc có ba quận, quận Giao Châu, quận Ngọc Lăng và quận Nam, mà quận Nam là diện tích lớn nhất trong ba quận, toàn bộ quận Nam đều bị bao bọc bên trong rừng rậm, cũng là nơi nguy hiểm nhất Nam Phong quốc.
Ngọc Tuyền trại là một trong bốn trại của quận Nam, là nơi ở của Phong quốc tù trưởng.
Hàn Thanh thấy sắc mặt Hàn Mạc nghiêm nghị, biết chuyện không phải bình thường, không nói thêm gì, thu thập vài món quần áo, xoay người đi ra cửa.
- Lấy Tuyệt Ảnh của ta mà cưỡi.
Hàn Mạc nói:
- Các ngươi đi cẩn thận một chút!
Hàn Thanh biết rõ, đây không phải chuyện dễ thực hiện, chuyện lần này ắt vô cùng hệ trọng, nếu không Hàn Mạc không phái mình và Chu Tiểu Ngôn đi làm.
- Thiếu gia bảo trọng.
Hàn Thanh thi lễ, không nói thêm, cưỡi ngựa đi trước.
Hàn Mạc nhìn bóng Hàn Thành đi xa, thì thào tự nói:
- Di nương, bất kể thế nào, Mạc nhi nhất định cứu người.
…
…
Hàn Huyền Xương vào kinh ba ngày, trong cung truyền đến thánh chỉ, lệnh cha con Hàn thị ngày kế vào triều.
Cha con Hàn thị tiếp chỉ, sáng sớm hôm sau cùng Hàn Huyền Đạo vào cung, mỗi người ngồi trên một cỗ kiệu, dưới sự bảo vệ của hơn mười danh tướng hộ vệ, đi thẳng về phía cửa cung.
Vén lên màn kiệu, nhìn về cửa hoàng cung to lớn, xa hoa mà cổ kính, Hàn Mạc không khỏi xao động.
Trước khi đi xuyên thời gian để đến đây, hắn đã biết quyền uy tối thượng của hoàng gia là như thế nào, từng xem qua cung điện nguy nga, nhưng đó là trên phim ảnh, mà bây giờ, là chân thật trước mắt.
Cao hơn ba mươi mét, bức tường thành này đã trải qua mấy trăm năm mưa gió.
Hoàng cung nước Yến chia làm ba phần: ngoại cung, trong triều, và nội đình, ba khu vực ba lối kiến trúc. Hàn Mạc thấy cửa đông trước mắt, nói ra cũng kì quái, ngoà cửa chỉ thấy đề đơn giản hai chữ: "cửa cung", nằm hướng nào thì thêm trước một chữ, như cửa lớn trước mắt, đơn giản viết là: "Cửa đông cung".
Qua cửa đông cung, là kiến trúc ngoài cung. Ngoài cung cung điện không nhiều, ở đây cung điện lớn nhất gọi là Yến An Điện, là chỗ để các đại thần nghỉ ngơi chờ đợi, khi từ trong cung tiếng "mời chầu" vang lên, các đại thần trong Yến An Điện xem lại mũ áo, phân thành hai hàng văn võ, theo chân thái giám đi vào trong dự buổi thiết triều.
Ở đó, còn có hai đội ngự lâm quân đóng quân trường kỳ.
Hỏa Sơn doanh và Long Tướng doanh là hai đội ngự lâm quân đóng ở đây. Quân số lên tới một vạn, canh gác ở cửa đông cung, được xưng là: "nội ngự lâm quân". Ba doanh khác đóng ở ngoài cung gọi là "ngoại ngự lâm quân" Bạn đang đọc truyện được copy tại
Tòa nhà nguy nga ở chính giữa chính là trung tâm chính trị của nước Yến, lấy điện Thái Bình, điện Trung Bình, điện Bảo Bình làm trung tâm; hướng đông có điện Văn Hoa, điện Phượng Tiên, Thất Ngự viện; hướng tây có điện Vũ Anh, điện Thừa Đức, nội vụ viện; toàn bộ hoàng cung có gần 100 cung điện lớn nhỏ, đều có kết cấu bằng gỗ lớn, ngói vàng lưu ly đỉnh, ghế đá xanh trắng, cả quần thể tựa hồ như bức tranh khổng lồ, huy hoàng rực rỡ.
Ngoài hoàng cung, phía sau là hậu cung, Càn Thanh cung, điện Giao Thái, Khôn Ninh cung, Dưỡng Tâm điện, Tây Lục cung, Từ Ninh cung, Ninh Thọ cung, Côn Hoa cung ở bên trong nội đình, có một vườn hoa khổng lồ xinh đẹp nhất nước Yến.
Nước Yến do bị các thế gia nắm giữ quyền lực, trước khi khống chế quận Bột Châu, lãnh địa của hoàng gia chỉ duy nhất là tòa hoàng cung nguy nga này.
Trước cửa đông cung là quảng trường rộng lớn vô cùng, lúc này quan chức lớn nhỏ, đều trên kiệu chờ đợi, mỗi một cỗ kiệu đều có hộ vệ mang binh khí.
Ở nước Yến có đặc thù chính trị riêng, quan lại rất có ý thức hộ mạng. Rất nhiều năm trước, khi hộ vệ không được phép mang đao, đã xảy ra chuyện trên quảng trường có thích khách mang đao giết chết quan lại, không phải một hai lần, từ đó, tất cả quan lại đã có bản tấu xin hoàng thượng hạ chỉ cho phép hộ vệ mang theo binh khí.
Hoàng đế cũng biết nếu đại thần bị giết, không chỉ ảnh hưởng quốc thể, mà còn tổn hại uy nghiêm của hoàng tộc, vì thế đồng ý, từ đó quan lại được mang theo hộ vệ cầm binh khí. Đây cũng là nét văn hóa đặc biệt ở nước Yến quốc, trên trăm cỗ kiệu theo thứ tự mà đứng, hộ vệ đều bảo vệ bên cạnh.
Bên trong hoàng cung diện tích rất lớn, tất cả quan lại đều lên chầu rất sớm, vì giữ cho quan lại có đủ sức để đứng chầu và thảo luận chính sự, kiệu được đưa đến tận cửa cung, bên ngoài Yến An Điện mới hạ.
Hàn Huyền Xương bây giờ là Lễ bộ Thượng thư, kiệu tất nhiên ở phía trước, còn Hàn Mạc không có quan chức, nhưng phụng chỉ vào cung, nên kiệu ở ngay phía sau, cũng vì thế, hắn nhấc màn kiệu lên, thấy quảng trường trước mắt hàng trăm cỗ kiệu tập hợp, có chút hoành tráng, hơn nữa có kiệu đặc biệt, hẳn là quan chức không nhỏ, quy mô cũng không thường, xếp trước đám quan lại, kiệu tám người khiêng, mà quan chức nhỏ, kiệu nhỏ, kiệu phu cũng ít, giống như Hàn Mạc cũng chỉ có hai người khiêng.
Trời vừa hơi sáng, một tiếng trống vang lên, thái giám chấp sự hô to:
- Mở cửa cung!