CHƯƠNG 12: KINH SỢ MẤT HỒN
Nghe Bào Kim Đông nói có người thu mua cá chạch bùn, Diêu Tam Tam lập tức hứng thú. Được rồi cô thừa nhận, cô bây giờ chính là một kẻ tham tiền, thời gian này trong lòng cô toàn suy nghĩ cách kiếm tiền, không còn cách nào khác, cô phải kiếm học phí trung học mà.
"Cá chạch bùn nướng, ăn chưa? Thấy em mới nãy sợ tới nỗi nước mắt nước mũi tùm lum, chia cho em một con nếm thử."
Trẻ con nông thôn, hầu như đều lấy nguyên liệu cây nhà lá vườn để làm món ngon. Cách nướng cá chạch bùn của Bào Kim Đông không khác cách làm “gà ăn mày” cho lắm, đào một hố nhỏ trên mặt đất, dùng lá bí rợ lớn gói kĩ cá chạch bùn rồi thả vào hố, lấp lại bằng một lớp đất mỏng, rồi nhóm lửa ở bên trên, nhiệt độ sẽ xuyên thấu qua lớp đất, từ từ nung chín cá chạch bùn, cá giữ được nguyên chất nguyên vị, cực kì thơm ngon.
Lá bí rợ bị nóng, biến thành màu xanh nâu, có hơi nát vụn, Bào Kim Đông cẩn thận gỡ lá bí bao bên ngoài, cá bên trong lớn chừng hai ngón cái của người lớn, dài hơn một gang, hiếm thấy cá chạch bùn lớn như vậy, nhất định là hắn chọn con lớn nhất để nướng, Bào Kim Đông dùng tay bẻ một cái, thịt cá tách ra, ngửi được mùi thơm nức mũi, vô cùng hấp dẫn.
Bào Kim Đông cầm luôn gói bí rợ như thế, đưa cá chạch bùn cho Diêu Tam Tam: "Nè, mỗi người một con."
Diêu Tam Tam nhận lấy cá nướng, hé miệng cười nói: "Cảm ơn, anh Kim Đông."
"Cảm ơn cái gì, người lớn phải nhường con nít." Bào Kim Đông lột gói lá còn lại, cầm thịt cá, bẻ một miếng cho vào miệng, thịt cá chạch bùn non mềm, mặc dù không có bất kỳ loại gia vị nào, nhưng vẫn rất thơm ngon .
Cá chạch bùn không có nhiều xương nhỏ đâm lung tung, chỉ có một cây xương duy nhất, Bào Kim Đông hoàn toàn chưa bỏ ruột đi, mà cứ trực tiếp thả cá tươi vào nướng. Ruột cá được bao bởi một lớp màng mỏng, chỉ cần cẩn thận lột thịt xung quanh, ruột vẫn sẽ gói gọn một chỗ. Bào Kim Đông rất nhanh đã ăn sạch con cá kia, gom nội tạng và xương vứt đi.
Diêu Tam Tam thấy hắn ăn ngon lành như vậy, cũng ăn theo. Thời tiết tháng năm, giữa trưa nóng, hai đứa trẻ choai choai nhìn đống lửa, ngồi dưới ánh mặt trời cũng không ngại phơi nắng, trẻ con nông thôn, đều có màu da rám nắng cả.
"Lần tới muốn nướng cá chạch bùn, phải mang chút muối tới, rắc muối ăn lên, thì càng thơm." Bào Kim Đông chùi tay lên mớ lá cây bên chân, vỗ vỗ tay, xách thùng lên, nói: "Cũng trưa lắm rồi, về nhà ăn cơm, ăn mấy thứ này không thể no bụng, em đi không?"
Lúc tới Diêu Tam Tam đã ăn một cái bánh rán, giờ cũng không đói lắm, nhưng mới vừa rồi bị rắn nước dọa hết hồn hết vía, lúc này cô thật sự không muốn bước xuống nước nữa. Diêu Tam Tam dứt khoát xách giỏ lên, bước theo sau Bào Kim Đông mà về.
Cũng do con rắn nước kia mà Diêu Tam Tam bị chướng ngại tâm lý, không dám xuống nước, buổi chiều cô cầm vợt tự chế, đứng trên mép nước mà vớt, rất chậm chạp, lúc vớt còn phải phân tâm nhìn dưới nước, tự hỏi có khi nào có cả lũ rắn nước xông ra quấn tay quấn cổ cô hay không.
Nhắc tới cũng thật khéo, tối hôm đó Diêu Tam Tam đột ngột phát sốt, lúc ngủ thấy cả người khó chịu, lật tới lật lui, Diêu Tiểu Đông bị cô quậy tỉnh, duỗi tay lần mò thấy nóng hổi, Diêu Tiểu Đông vội vàng mở đèn lên, ngồi dậy.
"Tam Tam, em bị sao vậy? Hình như sốt, thời tiết hôm nay sao lại bị cảm thế này?"
"Không biết, em khó chịu." Khuôn mặt nhỏ nhắn của Diêu Tam Tam đỏ bừng, mơ mơ màng màng nhắm mắt lại. Diêu Tiểu Đông sờ sờ trán cô, nói: "Nhất định là sốt rồi. Bây giờ khuya khoắt biết làm sao đây?"
Diêu Tiểu Cải mở mắt ra, hỏi cô: "Tam Tam, không thấy em sổ mũi mà, sao lại cảm rồi?"
Thời tiết nóng nực, con gái lớn cũng bất tiện, cộng thêm Trương Hồng Cúc sinh non đau ốm, Diêu Liên Phát bèn làm một cái giường ngủ nhỏ ở gian ngoài, không biết còn thức hay không mà Trương Hồng Cúc nghe được tiếng thì thầm của ba chị em, cũng tỉnh lại, nghe nói Tam Tam phát sốt, bèn nói:
"Khuya khoắt, tới phòng thuốc cũng không có ai, Tiểu Đông, con lấy nước lau cho nó đi!" Người trong thôn đều gọi trạm y tế là phòng thuốc.
Diêu Tiểu Đông rời giường bưng một chậu nước ấm tới, dùng khăn lông lau người cho Diêu Tam Tam, Diêu Tam Tam muốn ngồi dậy, nhưng cả người nóng bỏng và mỏi nhừ, muốn nhũn cả ra, nên dứt khoát đưa tay đưa chân cho chị cả lau, nước lau lên người hơi lạnh, cảm giác thoải mái hơn một chút, nhưng cơn sốt vẫn không thể giảm bớt, lăn qua lăn lại nửa đêm, tới gần sáng, mới mơ mơ màng màng ngủ thiếp đi.
Trời vừa sáng, Diêu Tiểu Đông kiên quyết kéo cô tới phòng thuốc, phòng thuốc vẫn chưa có người tới, Diêu Tam Tam đi một chuyến trong gió lạnh sớm mai, cảm thấy trên người dễ chịu hơn, có vẻ như đã khỏi, muốn trở về, nhưng Diêu Tiểu Đông hoàn toàn không đồng ý, hai chị em chờ cả buổi, thật khó khăn mới chờ được thầy thuốc tới, hỏi tình huống, cầm nhiệt kế đo thử, nói: "Cao hơn nhiệt độ bình thường nửa độ, cũng không có gì nghiêm trọng."
"Lúc nửa đêm chắc chắn không chỉ cao nửa độ." Diêu Tiểu Đông nói: "Ban đêm nó nóng hổi, đến sáng sớm dường như giảm bớt."
Thầy thuốc cho Diêu Tam Tam hai viên Analgin để giảm sốt, dặn khi nào sốt lên thì uống. Khi đó tổ chức y tế, trạm xá nông thôn xem bệnh một lần mất hai đồng, đương nhiên thuốc cũng là loại rẻ nhất. Diêu Tiểu Đông lại xin thêm hai viên thuốc cảm, hai chị em trả hai đồng rồi đi về nhà.
(*)Analgin: Thuốc giảm đau, hạ sốt.
Diêu Tam Tam vẫn đi học, có lẽ do đã uống thuốc, nên cả ngày không thấy sốt nữa, ai ngờ đến tối, chừng hơn mười giờ lại bắt đầu phát sốt. Cô nóng lên mà ngủ thiếp đi, miệng lẩm bẩm mê sảng, Diêu Tiểu Đông lại gần nghe thử, cũng không biết cô nói ê a cái gì, nghe không rõ lắm.
Diêu Tiểu Đông vội đánh thức Diêu Tam Tam dậy uống nước, Diêu Tam Tam uống viên Analgin còn lại rồi ngã đầu ngủ tiếp, nhưng cả người vẫn khó chịu, trằn trọc trở mình hơn nửa đêm, mãi cho đến hừng sáng mới giảm sốt.
"Sốt như vầy thì hơi quái, tại sao chỉ sốt vào ban dêm? Uống thuốc cũng không có tác dụng." Trương Hồng Cúc để tâm hơn, hỏi: "Tam Tam, con bé này mấy ngày nay chạy loạn khắp nơi, hay là bị kinh sợ?"
Dân quê ít nhiều đều có chút mê tín, huống chi là vào hai mươi mấy năm trước, lý luận vẫn còn rất đơn giản, hồn vía trẻ con không vững, rất dễ sợ hãi, nói về hồn vía bị kinh sợ, nếu trẻ con sợ mất hồn vào ban ngày, sẽ phát sốt, còn trẻ con sợ mất hồn vào ban đêm thì không sốt mà dễ khóc đêm, động kinh, đau bụng. Hơn nữa, một đứa trẻ sợ đến mất hồn thì uống thuốc hay tiêm thuốc đều không hiệu quả, nhất định phải gọi hồn vía trở về mới được… Lớp người già ở nông thông rất tin vào điều này.
"Mấy ngày nay con có e sợ cái gì không? Hoặc đụng vào thứ gì đó không sạch sẽ!" Trương Hồng Cúc nói: "Con nhớ lại đi?"
Diêu Tam Tam không cần suy nghĩ, đã kể lại chuyện rắn nước, trong lòng Diêu Tam Tam cũng cảm thấy kỳ quái, bèn nói: "Con cũng lớn như vầy rồi, sao có thể bị kinh sợ giống em bé được? Có lẽ đúng là cảm mạo."
"Cảm mà lại không thấy em sổ mũi." Diêu Tiểu Đông nói: "Ngày mai tìm bà Tứ ở phía sau xem thử đi!"
Bà Tứ ở sau thôn có thể nhận biết được trẻ con có bị kinh sợ hay không, người trong thôn đồn nhau, nói bà chỉ cần sờ mạch trẻ là biết ngay. Nếu không phải bị kinh sợ, nên uống thuốc thì uống thuốc, nên tiêm thuốc thì tiêm thuốc, còn nếu bị kinh sợ, tìm người gọi lại là tốt rồi.
Vừa đến sáng, Diêu Tam Tam đã bị chị cả kéo đến nhà bà Tứ, cứ nghĩ bà Tứ phải thần thần bí bí, hoặc ít nhiều cũng phải có đôi phần quái dị, nhưng thật ra thì bà Tứ chỉ là một người phụ nữ nông thôn trên dưới sáu mươi, cả diện mạo và cách ăn mặc đều rất bình thường, tính tình cũng rất hiền hoà. Lúc hai chị em đến, bà Tứ đang cho heo ăn, nghe Diêu Tiểu Đông nói, bà cười híp mắt bưng băng ghế nhỏ đến, bảo Diêu Tam Tam ngồi xuống, duỗi hai ngón tay đặt lên cổ tay cô, giữ chặt mạch đập một chút, mới cười cười mà nói:
"Con bé này ấy, đúng là đã bị kinh sợ rồi."
Diêu Tam Tam sững sờ nhìn bà Tứ, bị kinh sợ? Đúng là cô cực kì sợ hãi, nhưng cô lớn như vậy, còn có thể sợ đến mất hồn ư? Diêu Tiểu Đông vội vàng hỏi:
"Bà Tứ, vậy phải làm sao để lấy lại?"
"Buổi tối gọi hồn cho nó."
Diêu Tiểu Đông lại nói: "Bà Tứ, bà có thể gọi giúp được không ạ? Con còn nhỏ không biết việc này, mẹ tụi con dạo này bị bệnh, bà nội con thì bà cũng biết, nội có bao giờ quan tâm đến chị em con đâu? Bà Tứ gọi lại giúp nó, con nhất định sẽ tạ ơn."
"Được mà, chút chuyện nhỏ, nói cảm tạ cái gì! Buổi tối bà sẽ đến gọi hồn cho nó."
Sau khi trời tối, bà Tứ đến nhà họ Diêu, một tay cầm mấy tờ giấy diêm, một tay cầm hũ nhỏ, cười híp mắt mà vào nhà. Trương Hồng Cúc thấy có người tới, vội vàng muốn xuống giường, bà Tứ lại nói với bà: "Mẹ Tiểu Đông, cô có bệnh, đừng nên cử động mạnh." Rồi quay đầu kêu Diêu Tiểu Đông: "Tiểu Đông, đi, mang một cái chậu sành trong nhà con tới cho bà, đổ một gáo nước vào. Tam Tam, con lên giường của con ngủ đi."
(*)Giấy diêm: Một loại giấy đã trải qua quá trình xử lý đặc biệt, dẫn lửa tốt, lửa cháy nhanh và mạnh, trông rất lóa mắt, cháy xong không để lại tro, thường được dùng trong ảo thuật.
Diêu Tam Tam không biết thuở nhỏ có bị gọi hồn hay không, nghe nói cũng có, nhưng khi đó tuổi còn quá nhỏ, nhất định là không biết, kiếp trước cũng có nghe người ta nói qua, chứ chưa thấy tận mắt. Cô cởi giày lên giường, nằm xong rồi, nhịn không được đệm tay dưới đầu, tò mò nhìn.
Bà Tứ đặt chậu sành trước giường, đốt mấy tờ giấy diêm, miệng lẩm nhẩm:
"Tam Tam, mau về nhà!"
Diêu Tiểu Đông được dặn dò trước, đang ở bên cạnh mà đáp lời: "Tới rồi!"
"Tam Tam, mau về nhà!"
"Tới rồi!" . . . . . .
Vừa lẩm bẩm, vừa bỏ giấy diêm trong tay vào hũ nhỏ, chờ giấy diêm kia cháy xong, đột ngột úp cái hũ kia vào trong chậu sành, khí nóng gặp phải nước lạnh, trong chậu sành phát ra một chuỗi tiếng xèo xèo, bà Tứ bảo Diêu Tiểu Đông: “Lấy một cái áo của Tam Tam tới."
Diêu Tiểu Đông vội vàng kiếm một cái áo khoác của Diêu Tam Tam mang tới, bà Tứ giũ rộng áo, đậy lên chậu sành, bảo Diêu Tam Tam: "Được rồi, con đừng ngẩng đầu lên nhìn, con lo ngủ đi."
Diêu Tam Tam đành phải nằm xuống, nhắm mắt lại ngủ. Cô không ngủ được, tai nghe thấy bà Tứ nói: "Được rồi, đừng ai nhúc nhích, đã thu hồn lại rồi..., để nó ngủ một giấc, cho hồn vào."
Bà Tứ ngồi nhỏ giọng nói chút chuyện nhà với Trương Hồng Cúc, đợi ước chừng đủ thời gian một bữa cơm, bà Tứ vạch áo khoác, nước trong chậu sành đều đã bị hút vào trong hũ, đáy chậu không còn nước, chỉ có chút ẩm ướt.
Nghe Bào Kim Đông nói có người thu mua cá chạch bùn, Diêu Tam Tam lập tức hứng thú. Được rồi cô thừa nhận, cô bây giờ chính là một kẻ tham tiền, thời gian này trong lòng cô toàn suy nghĩ cách kiếm tiền, không còn cách nào khác, cô phải kiếm học phí trung học mà.
"Cá chạch bùn nướng, ăn chưa? Thấy em mới nãy sợ tới nỗi nước mắt nước mũi tùm lum, chia cho em một con nếm thử."
Trẻ con nông thôn, hầu như đều lấy nguyên liệu cây nhà lá vườn để làm món ngon. Cách nướng cá chạch bùn của Bào Kim Đông không khác cách làm “gà ăn mày” cho lắm, đào một hố nhỏ trên mặt đất, dùng lá bí rợ lớn gói kĩ cá chạch bùn rồi thả vào hố, lấp lại bằng một lớp đất mỏng, rồi nhóm lửa ở bên trên, nhiệt độ sẽ xuyên thấu qua lớp đất, từ từ nung chín cá chạch bùn, cá giữ được nguyên chất nguyên vị, cực kì thơm ngon.
Lá bí rợ bị nóng, biến thành màu xanh nâu, có hơi nát vụn, Bào Kim Đông cẩn thận gỡ lá bí bao bên ngoài, cá bên trong lớn chừng hai ngón cái của người lớn, dài hơn một gang, hiếm thấy cá chạch bùn lớn như vậy, nhất định là hắn chọn con lớn nhất để nướng, Bào Kim Đông dùng tay bẻ một cái, thịt cá tách ra, ngửi được mùi thơm nức mũi, vô cùng hấp dẫn.
Bào Kim Đông cầm luôn gói bí rợ như thế, đưa cá chạch bùn cho Diêu Tam Tam: "Nè, mỗi người một con."
Diêu Tam Tam nhận lấy cá nướng, hé miệng cười nói: "Cảm ơn, anh Kim Đông."
"Cảm ơn cái gì, người lớn phải nhường con nít." Bào Kim Đông lột gói lá còn lại, cầm thịt cá, bẻ một miếng cho vào miệng, thịt cá chạch bùn non mềm, mặc dù không có bất kỳ loại gia vị nào, nhưng vẫn rất thơm ngon .
Cá chạch bùn không có nhiều xương nhỏ đâm lung tung, chỉ có một cây xương duy nhất, Bào Kim Đông hoàn toàn chưa bỏ ruột đi, mà cứ trực tiếp thả cá tươi vào nướng. Ruột cá được bao bởi một lớp màng mỏng, chỉ cần cẩn thận lột thịt xung quanh, ruột vẫn sẽ gói gọn một chỗ. Bào Kim Đông rất nhanh đã ăn sạch con cá kia, gom nội tạng và xương vứt đi.
Diêu Tam Tam thấy hắn ăn ngon lành như vậy, cũng ăn theo. Thời tiết tháng năm, giữa trưa nóng, hai đứa trẻ choai choai nhìn đống lửa, ngồi dưới ánh mặt trời cũng không ngại phơi nắng, trẻ con nông thôn, đều có màu da rám nắng cả.
"Lần tới muốn nướng cá chạch bùn, phải mang chút muối tới, rắc muối ăn lên, thì càng thơm." Bào Kim Đông chùi tay lên mớ lá cây bên chân, vỗ vỗ tay, xách thùng lên, nói: "Cũng trưa lắm rồi, về nhà ăn cơm, ăn mấy thứ này không thể no bụng, em đi không?"
Lúc tới Diêu Tam Tam đã ăn một cái bánh rán, giờ cũng không đói lắm, nhưng mới vừa rồi bị rắn nước dọa hết hồn hết vía, lúc này cô thật sự không muốn bước xuống nước nữa. Diêu Tam Tam dứt khoát xách giỏ lên, bước theo sau Bào Kim Đông mà về.
Cũng do con rắn nước kia mà Diêu Tam Tam bị chướng ngại tâm lý, không dám xuống nước, buổi chiều cô cầm vợt tự chế, đứng trên mép nước mà vớt, rất chậm chạp, lúc vớt còn phải phân tâm nhìn dưới nước, tự hỏi có khi nào có cả lũ rắn nước xông ra quấn tay quấn cổ cô hay không.
Nhắc tới cũng thật khéo, tối hôm đó Diêu Tam Tam đột ngột phát sốt, lúc ngủ thấy cả người khó chịu, lật tới lật lui, Diêu Tiểu Đông bị cô quậy tỉnh, duỗi tay lần mò thấy nóng hổi, Diêu Tiểu Đông vội vàng mở đèn lên, ngồi dậy.
"Tam Tam, em bị sao vậy? Hình như sốt, thời tiết hôm nay sao lại bị cảm thế này?"
"Không biết, em khó chịu." Khuôn mặt nhỏ nhắn của Diêu Tam Tam đỏ bừng, mơ mơ màng màng nhắm mắt lại. Diêu Tiểu Đông sờ sờ trán cô, nói: "Nhất định là sốt rồi. Bây giờ khuya khoắt biết làm sao đây?"
Diêu Tiểu Cải mở mắt ra, hỏi cô: "Tam Tam, không thấy em sổ mũi mà, sao lại cảm rồi?"
Thời tiết nóng nực, con gái lớn cũng bất tiện, cộng thêm Trương Hồng Cúc sinh non đau ốm, Diêu Liên Phát bèn làm một cái giường ngủ nhỏ ở gian ngoài, không biết còn thức hay không mà Trương Hồng Cúc nghe được tiếng thì thầm của ba chị em, cũng tỉnh lại, nghe nói Tam Tam phát sốt, bèn nói:
"Khuya khoắt, tới phòng thuốc cũng không có ai, Tiểu Đông, con lấy nước lau cho nó đi!" Người trong thôn đều gọi trạm y tế là phòng thuốc.
Diêu Tiểu Đông rời giường bưng một chậu nước ấm tới, dùng khăn lông lau người cho Diêu Tam Tam, Diêu Tam Tam muốn ngồi dậy, nhưng cả người nóng bỏng và mỏi nhừ, muốn nhũn cả ra, nên dứt khoát đưa tay đưa chân cho chị cả lau, nước lau lên người hơi lạnh, cảm giác thoải mái hơn một chút, nhưng cơn sốt vẫn không thể giảm bớt, lăn qua lăn lại nửa đêm, tới gần sáng, mới mơ mơ màng màng ngủ thiếp đi.
Trời vừa sáng, Diêu Tiểu Đông kiên quyết kéo cô tới phòng thuốc, phòng thuốc vẫn chưa có người tới, Diêu Tam Tam đi một chuyến trong gió lạnh sớm mai, cảm thấy trên người dễ chịu hơn, có vẻ như đã khỏi, muốn trở về, nhưng Diêu Tiểu Đông hoàn toàn không đồng ý, hai chị em chờ cả buổi, thật khó khăn mới chờ được thầy thuốc tới, hỏi tình huống, cầm nhiệt kế đo thử, nói: "Cao hơn nhiệt độ bình thường nửa độ, cũng không có gì nghiêm trọng."
"Lúc nửa đêm chắc chắn không chỉ cao nửa độ." Diêu Tiểu Đông nói: "Ban đêm nó nóng hổi, đến sáng sớm dường như giảm bớt."
Thầy thuốc cho Diêu Tam Tam hai viên Analgin để giảm sốt, dặn khi nào sốt lên thì uống. Khi đó tổ chức y tế, trạm xá nông thôn xem bệnh một lần mất hai đồng, đương nhiên thuốc cũng là loại rẻ nhất. Diêu Tiểu Đông lại xin thêm hai viên thuốc cảm, hai chị em trả hai đồng rồi đi về nhà.
(*)Analgin: Thuốc giảm đau, hạ sốt.
Diêu Tam Tam vẫn đi học, có lẽ do đã uống thuốc, nên cả ngày không thấy sốt nữa, ai ngờ đến tối, chừng hơn mười giờ lại bắt đầu phát sốt. Cô nóng lên mà ngủ thiếp đi, miệng lẩm bẩm mê sảng, Diêu Tiểu Đông lại gần nghe thử, cũng không biết cô nói ê a cái gì, nghe không rõ lắm.
Diêu Tiểu Đông vội đánh thức Diêu Tam Tam dậy uống nước, Diêu Tam Tam uống viên Analgin còn lại rồi ngã đầu ngủ tiếp, nhưng cả người vẫn khó chịu, trằn trọc trở mình hơn nửa đêm, mãi cho đến hừng sáng mới giảm sốt.
"Sốt như vầy thì hơi quái, tại sao chỉ sốt vào ban dêm? Uống thuốc cũng không có tác dụng." Trương Hồng Cúc để tâm hơn, hỏi: "Tam Tam, con bé này mấy ngày nay chạy loạn khắp nơi, hay là bị kinh sợ?"
Dân quê ít nhiều đều có chút mê tín, huống chi là vào hai mươi mấy năm trước, lý luận vẫn còn rất đơn giản, hồn vía trẻ con không vững, rất dễ sợ hãi, nói về hồn vía bị kinh sợ, nếu trẻ con sợ mất hồn vào ban ngày, sẽ phát sốt, còn trẻ con sợ mất hồn vào ban đêm thì không sốt mà dễ khóc đêm, động kinh, đau bụng. Hơn nữa, một đứa trẻ sợ đến mất hồn thì uống thuốc hay tiêm thuốc đều không hiệu quả, nhất định phải gọi hồn vía trở về mới được… Lớp người già ở nông thông rất tin vào điều này.
"Mấy ngày nay con có e sợ cái gì không? Hoặc đụng vào thứ gì đó không sạch sẽ!" Trương Hồng Cúc nói: "Con nhớ lại đi?"
Diêu Tam Tam không cần suy nghĩ, đã kể lại chuyện rắn nước, trong lòng Diêu Tam Tam cũng cảm thấy kỳ quái, bèn nói: "Con cũng lớn như vầy rồi, sao có thể bị kinh sợ giống em bé được? Có lẽ đúng là cảm mạo."
"Cảm mà lại không thấy em sổ mũi." Diêu Tiểu Đông nói: "Ngày mai tìm bà Tứ ở phía sau xem thử đi!"
Bà Tứ ở sau thôn có thể nhận biết được trẻ con có bị kinh sợ hay không, người trong thôn đồn nhau, nói bà chỉ cần sờ mạch trẻ là biết ngay. Nếu không phải bị kinh sợ, nên uống thuốc thì uống thuốc, nên tiêm thuốc thì tiêm thuốc, còn nếu bị kinh sợ, tìm người gọi lại là tốt rồi.
Vừa đến sáng, Diêu Tam Tam đã bị chị cả kéo đến nhà bà Tứ, cứ nghĩ bà Tứ phải thần thần bí bí, hoặc ít nhiều cũng phải có đôi phần quái dị, nhưng thật ra thì bà Tứ chỉ là một người phụ nữ nông thôn trên dưới sáu mươi, cả diện mạo và cách ăn mặc đều rất bình thường, tính tình cũng rất hiền hoà. Lúc hai chị em đến, bà Tứ đang cho heo ăn, nghe Diêu Tiểu Đông nói, bà cười híp mắt bưng băng ghế nhỏ đến, bảo Diêu Tam Tam ngồi xuống, duỗi hai ngón tay đặt lên cổ tay cô, giữ chặt mạch đập một chút, mới cười cười mà nói:
"Con bé này ấy, đúng là đã bị kinh sợ rồi."
Diêu Tam Tam sững sờ nhìn bà Tứ, bị kinh sợ? Đúng là cô cực kì sợ hãi, nhưng cô lớn như vậy, còn có thể sợ đến mất hồn ư? Diêu Tiểu Đông vội vàng hỏi:
"Bà Tứ, vậy phải làm sao để lấy lại?"
"Buổi tối gọi hồn cho nó."
Diêu Tiểu Đông lại nói: "Bà Tứ, bà có thể gọi giúp được không ạ? Con còn nhỏ không biết việc này, mẹ tụi con dạo này bị bệnh, bà nội con thì bà cũng biết, nội có bao giờ quan tâm đến chị em con đâu? Bà Tứ gọi lại giúp nó, con nhất định sẽ tạ ơn."
"Được mà, chút chuyện nhỏ, nói cảm tạ cái gì! Buổi tối bà sẽ đến gọi hồn cho nó."
Sau khi trời tối, bà Tứ đến nhà họ Diêu, một tay cầm mấy tờ giấy diêm, một tay cầm hũ nhỏ, cười híp mắt mà vào nhà. Trương Hồng Cúc thấy có người tới, vội vàng muốn xuống giường, bà Tứ lại nói với bà: "Mẹ Tiểu Đông, cô có bệnh, đừng nên cử động mạnh." Rồi quay đầu kêu Diêu Tiểu Đông: "Tiểu Đông, đi, mang một cái chậu sành trong nhà con tới cho bà, đổ một gáo nước vào. Tam Tam, con lên giường của con ngủ đi."
(*)Giấy diêm: Một loại giấy đã trải qua quá trình xử lý đặc biệt, dẫn lửa tốt, lửa cháy nhanh và mạnh, trông rất lóa mắt, cháy xong không để lại tro, thường được dùng trong ảo thuật.
Diêu Tam Tam không biết thuở nhỏ có bị gọi hồn hay không, nghe nói cũng có, nhưng khi đó tuổi còn quá nhỏ, nhất định là không biết, kiếp trước cũng có nghe người ta nói qua, chứ chưa thấy tận mắt. Cô cởi giày lên giường, nằm xong rồi, nhịn không được đệm tay dưới đầu, tò mò nhìn.
Bà Tứ đặt chậu sành trước giường, đốt mấy tờ giấy diêm, miệng lẩm nhẩm:
"Tam Tam, mau về nhà!"
Diêu Tiểu Đông được dặn dò trước, đang ở bên cạnh mà đáp lời: "Tới rồi!"
"Tam Tam, mau về nhà!"
"Tới rồi!" . . . . . .
Vừa lẩm bẩm, vừa bỏ giấy diêm trong tay vào hũ nhỏ, chờ giấy diêm kia cháy xong, đột ngột úp cái hũ kia vào trong chậu sành, khí nóng gặp phải nước lạnh, trong chậu sành phát ra một chuỗi tiếng xèo xèo, bà Tứ bảo Diêu Tiểu Đông: “Lấy một cái áo của Tam Tam tới."
Diêu Tiểu Đông vội vàng kiếm một cái áo khoác của Diêu Tam Tam mang tới, bà Tứ giũ rộng áo, đậy lên chậu sành, bảo Diêu Tam Tam: "Được rồi, con đừng ngẩng đầu lên nhìn, con lo ngủ đi."
Diêu Tam Tam đành phải nằm xuống, nhắm mắt lại ngủ. Cô không ngủ được, tai nghe thấy bà Tứ nói: "Được rồi, đừng ai nhúc nhích, đã thu hồn lại rồi..., để nó ngủ một giấc, cho hồn vào."
Bà Tứ ngồi nhỏ giọng nói chút chuyện nhà với Trương Hồng Cúc, đợi ước chừng đủ thời gian một bữa cơm, bà Tứ vạch áo khoác, nước trong chậu sành đều đã bị hút vào trong hũ, đáy chậu không còn nước, chỉ có chút ẩm ướt.