Thiên Tống

Chương 113-2: Tra sổ sách (2)


Âu Dương nói:

"Đại nhân, thực ra việc đại nhân lo lắng là hạ quan có khi nào tham nhũng hay không đúng không nào? Thế này đi. Hạ quan kiến nghị đại nhân hãy tiến hành kiểm tra bằng hai hình thức khác nhau. Thứ nhất là xem xem chi tiêu thường ngày của hạ quan có phung phí hay không. Thứ hai là xem nhà của hạ quan ở quê có cảnh tượng như thế nào.”

Tông Trạch gật đầu, hai cách này quả thật có lý, nhưng hắn tin rằng Âu Dương dám nói như vậy thì chắc ăn mình sẽ chẳng điều tra ra được điều gì bất thường. Vả lại danh tiếng của Âu Dương ở Dương Bình đều rất tốt, cho dù là người đã từng bị Âu Dương trị tội, thì họ cũng cảm thấy Âu Dương hành sự công bằng, chính trực. Đến cả tên tiểu tử Trương Đức Dân bị Âu Dương chỉnh cho một trận, còn phải bồi thường tiền nữa cũng vô cùng tán thưởng Âu Dương. Nếu không phải là Âu Dương ra mặt giúp hiệp hội thương nghiệp Dương Bình, thuyết phục công nhân quay trở lại làm việc, thì những đơn đặt hàng kia chắc chắn sẽ khiến hắn phá sản đến một xu dính túi cũng chẳng còn. Hơn nữa, ở Dương Bình này làm gì có ai hi vọng Âu Dương gặp xui xẻo chứ? Người tốt thì không cần phải nói làm gì, cho dù là gian thương cũng rất tán thưởng tác phong làm việc trong kinh doanh của Âu Dương. Không nói cái khác, chỉ cần nói việc Âu Dương chuyên môn đặt bảng hiệu cho mỗi gian phòng, cũng đủ biết địa vị của Âu Dương ở Dương Bình thế nào rồi.


Phía Âu Dương sớm đã nhận được tin tức, Hộ Bộ được Thái Kinh chỉ thị đến điều tra, trước đó sao có thể không làm công tác chuẩn bị được chứ. Hơn một tháng Tông Trạch mặc vi phục, từ sáng đến tối không ngừng điều tra rõ ràng, vậy mà không phát hiện ra bất kì điểm phạm luật nào. Bắc Tống có một điểm rất phiền phức, cho dù Hoàng Đế biết những chuyện mà Âu Dương làm, nhưng nàng ấy cũng biết, so với việc các quan đại thần điều tra ra, thì tính chất của nó hoàn toàn không giống nhau. Do vậy mà Bắc Tống không hề có quy tắc lấy lời nói để trị tội, bầu không khí chính trị cũng khá sinh động, Hoàng Đế cũng không thể coi nhẹ lời nói của các quan đại thần. Ngược lại, khi Hoàng Đế muốn thi hành chính vụ, cũng phải có một lý do hợp tình hợp lý. Việc này của Bắc Tống so với hai triều đại Minh - Thanh rõ ràng là có sự khác biệt về bản chất.

Âu Dương còn biết có một người của triều đại Nam Tống tên Chu Hi - người đặt nền móng cho cái gọi là phụ vi tử cương* gì gì đó của lễ giáo phong kiến, không những thế còn xuyên tạc lời của Thánh Khổng , dẫn đến sự nghịch chuyển trong tư tưởng luân lý Trung Hoa. Có thể nói, loại người này như cái gai trong mắt của kẻ khởi xướng cái gọi là quyền bình đẳng như Âu Dương đây, chỉ có điều bây giờ phải không có bất kì nghi ngại nào phát sinh thì mới không có người tới bới móc. Âu Dương cũng không vội, chỉ cần tên này dám ló đầu ra ngoài, bản thân lập tức sẽ bảo người lo liệu ngay, bất kể đó là người tám tuổi hay tám mươi tuổi, cũng cam đoan sẽ khiến cả nhà hắn chết sạch không còn một mống.

*Phụ vi tử cương: một trong tam cương của Nho Giáo: "quân vi thần cương, phụ vi tử cương, phu vi thê cương". Nghĩa là: "vua là giềng của bề tôi, cha là giềng của con, chồng là giềng của vợ."


Tông Trạch lại tiếp tục điều tra mọi chuyện một cách âm thầm, không chỉ điều tra ở trong huyện thành, mà còn thâm nhập vào vùng nông thôn, thậm chí còn đến một thôn nhỏ chỉ có mười mấy hộ gia đình sinh sống nữa. Điều khiến hắn kinh ngạc chính là: cho dù đó là một thôn vô cùng khuất nẻo đi chăng nữa, thì vẫn có nha môn chuyên trách việc dán cáo thị, bên trên có ghi các quy định của nha môn, các kiểu phúc lợi. Qua thăm hỏi, hắn được biết đây đều là bưu khoái chuyên trách do Âu Dương thiết lập, mỗi xã có hai người, nhiệm vụ của họ là dán cáo thị và báo chí, cứ mười ngày lại dán một lần. Việc bảo dưỡng cáo thị, biểu ngữ do người có vai vế ở địa phương đảm trách.

Hắn còn phát hiện ra, danh tiếng của Âu Dương ở huyện Dương Bình còn vang dội hơn nhiều so với tưởng tượng của hắn. Qua điều tra tìm hiểu. thì loại tình huống này có quan hệ rất lớn với việc cải thiện dân sinh. Trong việc phân phối tài nguyên xã hội, Âu Dương đã cân nhắc đến nhu cầu của mọi người ở tất cả các phương diện, nhấn mạnh vào hai nội dung chính, thù lao của người lao động, người có khả năng lao động nhưng không tham gia lao động sản xuất, thì sẽ bị đói chết ở trên đường. Người không có khả năng lao động, sẽ có sự bảo đảm thấp nhất. Ở Dương Bình, người lao động cũng được chia làm bốn cấp bậc, cấp bậc thấp nhất là những lao động lười biếng, người chỉ vì chén cơm ngày mai mà bận bịu, hạng nhì là lao động khuân vác, hạng ba là lao động biết chữ và cuối cùng là người quản lý các xí nghiệp tư nhân. Do được phổ cập chữ nghĩa, nên cho dù người khuân vác và người biết chữ cùng nhau làm công việc đồng ánh đi chăng nữa thì giữa họ cũng sẽ xuất hiện điểm khác biệt. Người biết chữ sẽ ưu tiên thuê trâu, công cụ. Lúc nông nhàn có thể đến trường tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm sản xuất lương thực do các lão nông giàu có truyền dạy.

Trong công xưởng, tiền lương giữa người biết chữ và người không biết chữ bình quân là 3:1. Tông Trạch còn tìm hiểu được rằng, những đứa trẻ đủ mười tuổi mà không biết được trăm chữ, thì phụ thân của chúng sẽ được ưu tiên cho làm lao dịch. Do các nhân viên công vụ vào thành ngày một tăng nhanh, người trồng trọt và diện tích ruộng đất cũng gia tăng, nhiều con được khởi sinh ra tiền tài, nên đời sống nông thôn so với trước kia cũng ngày một nâng cao và càng thêm giàu có. Ngoài ra còn có nha môn có chính sách phù trợ, cổ vũ khai hoang tạo ruộng, nâng cao giá cả lương thảo thấp một chút, kiểm soát các lương thảo có giá cao... Tông Trạch muốn theo con đường lấy dân làm gốc, phá hoại đất nước này làm trọng điểm điều tra. Nhưng việc Âu Dương làm chẳng những không phá hoại đất nước mà còn khiến cho nông nghiệp ngày một phát triển.


Lần này tới đây, Tông Trạch đã được Hộ Bộ vẽ phác họa cho trọng điểm. Tất cả sự điều tra ngoài chỉ ra được một điểm duy nhất, thì những cái khác đều là những lời nói giả dối, vô căn cứ. Mà điểm này chính là... người đọc sách ít ỏi. Người biết chữ nhiều, không có nghĩa là người đọc sách cũng nhiều. Một là nhịp điệu thương nghiệp, công nghiệp tăng nhanh, hai là Dương Bình không bày ra bất kì biện pháp cổ vũ thi cử nào, ba là Quốc Tự Giám phụ trách việc dạy chữ, bốn là việc cải tiến in ấn, sắp chữ đem lại lợi nhuận cao cho thương nghiệp, năm là lượng tiêu thụ các văn tự khô khan, khó hiểu ở Dương Bình còn kém hơn nhiều so với một cuốn tiểu thuyết thông tục.

Khoa cử là kì thi quan trọng để tuyển chọn quan chức cho triều đình, mà Âu Dương thân là Trạng Nguyên, học thức buông thả. Tú tài nhất loạt quở mắng, nếu nói những người ở Dương Bình có ý kiến đối với Âu Dương, thì đó chính là các tú tài, còn có vài vị cử nhân. Tông Trạch đến bái kiến Quốc Tử Giám, qua một hồi hỏi tra thì biết được, Âu Dương đã động tay động chân vào, thành lập một thư viện Dương Bình, đem toàn bộ những thứ cổ lỗ sĩ ném vào trong đó, còn người trong Quốc Tử Giám đến luận ngữ cũng không thể giảng gải tường tận, rõ ràng được. Công việc thường ngày của họ chính là dạy cho người ta biết chữ, nghiên cứu tạp khoa. Nhưng bổng lộc của những người này còn nhiều hơn mười lần so với bổng lộc của những người trong thư viện Dương Bình, trong số đó có hai người vì giảng bài xuất sắc, được nhận bổng lộc gấp mười lăm lần người khác, thậm chí còn vượt xa bổng lộc của một quan chức tứ phẩm.




back top