Chương 33: Hương lan đâu còn
Na Lan được nữ cảnh sát dìu lên chỗ ban chỉ huy trên mặt đất. Gió xuân nhè nhẹ khiến đầu cô bớt nhức, nhưng trong bụng cứ như có một con rắn đang sục sạo, chị cảnh sát đưa cho chai nước khoáng, Na Lan uống một ngụm nhưng lại nôn ra ngay.
Đầu óc cô ngổn ngang toàn là hình ảnh Ba Du Sinh và đồng đội đang lần lượt đưa từng bộ hài cốt ra ngoài trời. Sẽ còn có nhiều bộ hài cốt được tìm thấy. Mọi người đã đến quá muộn.
Để tâm trí nguôi ngoai, cô tìm một chỗ tương đối sáng bên cạnh chiếc xe hòm của cảnh sát, tựa lưng vào đó, thử mở đọc tập hồ sơ bệnh án của Mễ Trị Văn mà Kim Thạc đưa cho lúc nãy.
Nếu tập hợp đầy đủ tư liệu do các bệnh viện bình thường và bệnh viện tâm thần cung cấp, thì sẽ dày bằng cuốn tiểu thuyết tầm cỡ sử thi. Bệnh án sớm nhất là năm 1979, cách đây 30 năm, khi vụ án “ngón tay khăn máu” đầu tiên xảy ra. Có phải chỉ là trùng hợp không?
Theo bà già “chị Triệu” ở nhà phúc lợi nhớ lại, thì cuối năm 1960 cậu bé Mễ Trị Văn tự ý bỏ đi khỏi cô nhi viện, cho đến năm 1979 là khi bắt đầu có hồ sơ bệnh án của bệnh viện Nhân Dân số 3 Giang Kinh này, thì “truyện ký” về Mễ Trị Văn bỏ trống ít ra là mười năm. Na Lan tiếp tục giở xem, các kết luận khám bệnh, ghi chép phòng khám, ghi chép nhập viện, ghi chép kiểm tra khi nằm viện… vô số các thông tin có vẻ như chẳng liên quan gì.
Chuông di động reo vang, Trần Ngọc Đống gọi.
“Nghe nói công an Sở và Khu đang huy động phần lớn lực lượng, tôi gọi điện cho Ba Du Sinh mãi mà không được, tại sao thế?” Trần Ngọc Đống không vòng vo, hỏi thẳng luôn. Cũng không có gì là lạ, tuy đã cởi mũ giáp về quê, ông vẫn còn vô số “tai mắt” trong hàng ngũ công an.
Na Lan đáp, “Anh ấy đang ở dưới lòng đất, di động mất sóng. Chú cứ gọi vào ban chỉ huy rồi họ sẽ liên lạc bằng bộ đàm.”
“Ban chỉ huy nào? Cháu cho tôi biết sơ qua tình hình được không?”
Na Lan vắn tắt, “Phát hiện rất nhiều hài cốt ở nhà khách của Lữ hành Thông Giang.” Không thể nói kỹ hơn.
Trần Ngọc Đống thở dài thườn thượt. Lát sau ông nói, “Chúng ta còn cách hung thủ bao xa?”
“Cảm giác là đã rất gần. Ít ra Mễ Trị Văn không thể là người vô tội. Mấy hôm nay cháu đọc tư liệu về một số thanh thiếu niên quen hành hạ ngược đãi động vật, sau này lớn lên nếu không mắc chứng thần kinh thì phần lớn sẽ biến thành hung thủ tàn độc.” Na Lan trấn tĩnh, tự nhủ phải suy nghĩ cho mạch lạc. “Mễ Trị Văn đồng thời cũng là người rất thông minh… Vụ 'ngón tay khăn máu' trải dài ba mươi năm mà vẫn kín như bưng, phải là do kẻ vô cùng thông minh đạo diễn và rất có khả năng không phải chỉ do một kẻ thông minh gây ra. Giả sử Mễ Trị Văn có đồng bọn, và duy trì liên lạc suốt nhiều năm như vậy thì nhất định chúng phải có quan hệ giao lưu trong đời sống.”
Trần Ngọc Đống hỏi, “Cảnh sát điều tra về quan hệ xã hội của lão, kết quả ra sao?”
“Chẳng có gì cả. Không chút tiến triển. Đời lão gắn liền với nhà tù, bệnh viện, tiếp xúc xã hội gần như bằng không. Thời gian ở bệnh viện chiếm phần lớn cuộc đời Mễ Trị Văn, cho nên cháu đang đọc toàn bộ tư liệu về bệnh tật của lão.”
“Cháu định tìm kiếm thứ gì trong đó?”
“Quy luật. Nhưng là quy luật gì, cháu đã đọc sơ sơ mà chưa nhận ra. Đành đọc lại vậy.” Nói rồi cô mở bệnh án sớm nhất của Mễ Trị Văn, năm 1979.
Trần Ngọc Đống kết thúc, “Không làm phiền nữa. Cháu cứ đọc đi. Ta duy trì liên lạc nhé!”
Đúng lúc ấy Na Lan nhìn thấy một cái tên quen thuộc trong số ghi tuần phòng của bệnh viện.
Năm 1979, Mễ Trị Văn nằm viện vì viêm phổi, co thắt phế quản, bác sĩ điều trị đóng dấu khắc chữ kiểu Tống thể[1] tên là Bạch Kính Phủ. Các ghi chép kiểm tra do Bạch Kính Phủ, bác sĩ nội trú Ngô Tường hoặc các bác sĩ thực tập viết. Một trong ba bác sĩ thực tập tên là Chu Trường Lộ.
[1] Lối viết chữ Hán thịnh hành đời Tống, nét sổ đậm, nét ngang gầy.
Na Lan sửng sốt, nhiều ý nghĩ lướt qua trong đầu cô.
Trần Ngọc Đống nghe thấy di động của Na Lan vẫn “tu tu” chưa tắt máy, bèn hỏi, “Na Lan? Cháu vẫn nghe à? Sao thế?”
“Cháu cho chú biết một cái tên, là Chu Trường Lộ.”
Trần Ngọc Đống ngạc nhiên, “Giám đốc bệnh viện?”
Na Lan nhanh tay giở tiếp, càng giở càng phát hoảng.
“Năm 1979 Chu Trường Lộ bấy giờ còn là bác sĩ thực tập, đã từng tiếp xúc với Mễ Trị Văn. Năm 1982 Mễ Trị Văn nằm Bệnh viện Số 2 trực thuộc Đại học Giang Kinh, Chu Trường Lộ cũng điều trị cho lão. Trong một lần khám bệnh ở Bệnh viện Số 2 năm 1984, bác sĩ nội trú Chu Trường Lộ khám và kê đơn cho lão. Năm 1988 Chu Trường Lộ là bác sĩ điều trị cho Mễ Trị Văn ở Bệnh viện Số 2. Năm 1993 Mễ Trị Văn đến bệnh viện Kim Hoa tuyến cơ sở khám bệnh, bác sĩ phó chủ nhiệm Chu Trường Lộ tiếp lão ta. Năm 1995 Mễ Trị Văn nằm bệnh viện Kim Hoa, Chu Trường Lộ là bác sĩ trưởng khoa Nội. Từ sau năm 1999, Mễ Trị Văn hoặc vào tù hoặc nằm viện tâm thần, hoặc đi khám và nằm viện ở bệnh viện Phổ Nhân. Chúng ta có thể nhanh chóng tra ra, cuối thập kỷ 1990 Chu Trường Lộ có được điều động làm chủ nhiệm khoa Nội bệnh viện Phổ Nhân hay không.”
Trần Ngọc Đống nói, “Tôi lên mạng tra luôn.” Nửa phút sau ông xác nhận, “Đúng thế, trang web của Phổ Nhân giới thiệu về Chu Trường Lộ, từ năm 1988 được điều từ bệnh viện Kim Hoa sang bệnh viện Phổ Nhân! Một quy luật rất rõ ràng!”
Na Lan bổ sung, “Còn một quy luật nữa, Chu Trường Lộ thời niên thiếu mất người thân, Mễ Trị Văn thời niên thiếu cũng mất bà mẹ!” Na Lan bỗng nghĩ đến một điều. “Phiền chú tra hộ, trên mạng có bài viết về Chu Trường Lộ không? Ông ta từng được nhận nhiều giải thưởng, đăng nhiều nghiên cứu y học thì chắc phải có nhiều bài đưa tin.”
Trần Ngọc Đống tra cứu một lúc, rồi trả lời, “Đúng là có một số manh mối. Ví dụ, bài này nội dung rất chung chung nhưng cũng có một câu thú vị. Chu Trường Lộ sinh ở vùng núi Huệ Sơn, cha mẹ mắc bệnh rồi lần lượt qua đời, nỗi đau khiến cậu bé quyết tâm học hành trở thành một thầy thuốc giỏi để cứu giúp người bệnh.”
Na Lan chực nhảy dựng dậy, “Cha mẹ chết sớm… tức là ông ta trở thành trẻ mồ côi.”
“Cô nhi viện! Lại một quy luật nữa.”
Trần Ngọc Đống nói, “Cháu chờ nhé, tôi sẽ gọi ngay cho chị Triệu ở nhà phúc lợi. Nếu đúng Chu Trường Lộ từng ở cô nhi viện thì rất có thể hồi đó đã quen Mễ Trị Văn.”
Trần Ngọc Đống nói chuyện nhanh với chị Triệu, ba phút sau ông gọi lại cho Na Lan nhưng không được nữa.
Kinh nghiệm ba mươi lăm năm trực tiếp làm trinh sát hình sự khiến Trần Ngọc Đống hình dung được, hiện trường vụ trọng án rất ồn ào, đông người qua lại trao đổi ý kiến, các loại thiết bị thông tin, sóng vô tuyến điện chồng chéo… cho nên Na Lan tạm không nghe thấy thì cũng không có gì là lạ. Rất có thể cô đang tìm Ba Du Sinh để báo cáo về phát hiện mới của mình, tuy chưa phải là chứng cứ xác đáng nhưng Ba Du Sinh vẫn nên cử người đi “triệu tập” ngay Chu Trường Lộ và tạm giam lại đã.
Trần Ngọc Đống chăm chú nhìn ảnh Chu Trường Lộ trên mạng, vô số ý nghĩ trỗi dậy. Nên cảm ơn khoa học kỹ thuật tiến bộ đã trợ giúp công tác hình sự. Mình tuy già nhưng không lạc hậu, sớm nhận ra những thành tựu khoa học đại chúng như mạng Internet sẽ làm thay đổi xã hội nên đã tự xóa mù máy tính từ nhiều năm nay. Quan hệ giữa Chu Trường Lộ và Mễ Trị Văn trông qua sơ sài nhưng thực chất có thể rất sâu sắc và đáng sợ, bề ngoài sơ sài ấy lại được che giấu kín kẽ ngay trước mắt cảnh sát!”
Điều rất khó hiểu là, vụ án “ngón tay khăn máu” ba mươi năm bế tắc, tiến triển chậm rì, tại sao Mễ Trị Văn bỗng dưng ló mặt ra, tìm Na Lan rủ chơi ú tim chữ nghĩa, và gần như đầu thú? Đã có ai nghe nói kẻ máu lạnh giết người hàng loạt lại đầu thú chưa? Thật ra trò chơi của chúng là gì?
Tấm ảnh trên mạng, Chu Trường Lộ đang mỉm cười, nụ cười trong sáng hiền hòa và cũng giản đơn như khung cảnh phòng làm việc trong tấm ảnh, không bố trí màu mè rườm rà. Vật duy nhất có vẻ dùng với mục đích trang trí là một bức tranh thủy mặc treo trên tường.
Trần Ngọc Đống bỗng ớn lạnh.
Ông phóng to bức ảnh, phóng to nữa, rồi cúi sát màn hình. Đó là bức tranh vẽ khóm hoa lan dịu êm thanh nhã, nở giữa hai mỏm đá hình thù kỳ dị tự nhiên, không nhìn rõ dòng lạc khoản[2] nhưng ghi bốn chữ to, phồn thể, đặt tên bức tranh là “Không cốc u lan”.
[2] Dòng ghi tên tác giả, ngày tháng sáng tác…
Không cốc u lan[3].
[3] Lan trong thung vắng.
Chữ Lan trùng tên Na Lan.
Chữ Lan phồn thể có bộ Thảo bên trên.
Ông lập tức hiểu ra, mục tiêu tiếp theo, nạn nhân của Chu Trường Lộ và Mễ Trị Văn chính là Na Lan!
Trần Ngọc Đống lại gọi vào di động của Na Lan, vẫn im lặng.
Dấu hiệu chẳng lành!
Ông đeo cái ba lô “tình trạng khẩn cấp” rồi bước ra cửa, vừa chạy xuống gác vừa gọi điện cho Ba Du Sinh, cũng không được, nhưng máy hiện ra câu gợi ý “gọi vào ban chỉ huy hiện trường”. Ông làm theo.
Trần Ngọc Đống lại định mượn chiếc Satana của ông bạn cựu lái xe, nhưng ra khỏi khu nhà được mấy bước thì trông thấy một chiếc taxi đang từ từ chạy ra ngoài. Quá tốt, sẽ tranh thủ được thời gian. Ông lên taxi.
Đã liên lạc được với ban chỉ huy hiện trường, Trần Ngọc Đống nói muốn gặp Ba Du Sinh về việc liên quan đến vụ án “ngón tay khăn máu”. Viên cảnh sát thông tin ngờ ngợ, nhưng vẫn chuyển máy đến Ba Du Sinh.
Anh lái xe hỏi, “Bác định đi đâu?”
“Chờ lát nữa tôi sẽ bảo cậu.” Trần Ngọc Đống đáp, định sẽ cho Ba Du Sinh biết phỏng đoán của mình, hỏi anh địa chỉ của Chu Trường Lộ và đến thẳng nhà ông ta. Ông biết Na Lan vừa biến mất, nếu Chu Trường Lộ đúng là hung thủ thì ông ta sẽ không có nhà, nhưng trong nhà ông ta có thể có Hàn Tây chưa kịp “xử lý”.
Sau khi hỏi và xác nhận đúng là Na Lan mất tích ở ngay hiện trường, Trần Ngọc Đống vốn dân hình sự già đời mà không khỏi hoang mang. Ông nói với Ba Du Sinh, “Lúc nãy chúng tôi đang đoán rằng tên đồng bọn của Mễ Trị Văn…”
Đây là câu nói cuối cùng của Trần Ngọc Đống trước khi ông bị đánh ngất lịm.
Nghe xong tin Trần Ngọc Đống gọi điện cho chị Triệu ở nhà phúc lợi, Na Lan đờ đẫn mất mấy giây. Tại sao lại là Chu Trường Lộ? Tại sao ông ta lại gây ra vụ án “ngón tay khăn máu”? Na Lan nhận ra mình còn biết quá ít về Chu Trường Lộ, cô không biết nên suy diễn tâm lý học từ đâu nữa. Đầu óc cô thoáng chớp lên những hình ảnh rời rạc, lễ thắp nến kỷ niệm ở nghĩa trang Vạn Quốc, mắt rớm lệ khi phát biểu, bà chị bị ngược đãi rồi chết, ngôi mộ tượng trưng trong hang núi Huệ Sơn, tổ chức Tiếng Lòng… Cô bừng tỉnh, lập tức nhìn quanh tìm viên cảnh sát phụ trách thông tin nhờ gọi Ba Du Sinh để nói với anh về phỏng đoán của mình đối với Chu Trường Lộ. Di động bỗng réo vang. Na Lan ngỡ là Trần Ngọc Đống gọi, chắc là vì chưa ông tìm thấy chị Triệu. Cô nhìn di động, một số máy lạ, và có một đoạn video nhấp nháy trên màn hình.
Hình ảnh không nét, khung cảnh mờ nhòe, hẳn là quay bằng di động ở một nơi thiếu ánh sáng, nhưng Na Lan nhận ra cô gái trong đó là Hàn Tây! Cô đã được xem ảnh Hàn Tây, vẫn nhớ Hàn Tây mặc chiếc áo thụng tơ tằm màu lam, quần bò màu trắng. Cô gái trong video này phù hợp. Hàn Tây ngồi trên ghế đẩu, hai tay bị trói ngoặt ra sau, mồm bị nhét giẻ, đang rên rỉ yếu ớt, “Cứu tôi với… xin ông thả tôi ra…”
Mắt nhòa lệ.
Tiếp theo là cảnh khác, một thanh niên gầy gò ngồi trên ghế đẩu, mặc sơ mi vải bông màu xanh, hai tay cũng bị trói, đầu cúi xuống im lặng.
Dù anh ta không ngẩng đầu, Na Lan cũng vẫn nhận ra, đó là Sở Hoài Sơn.
Cuối cùng là mẩu tin nhắn nặc danh: Muốn tìm thấy Hàn Tây và Sở Hoài Sơn thì phải làm theo chỉ dẫn, cấm nói với bất cứ ai, nếu không cả hai đứa sẽ chết ngay! Bắt đầu, ra khỏi hiện trường, rẽ phải vào đường Hoa Sơn, đi 300 mét, tiếp tục nghe chỉ dẫn.
Na Lan lại nhìn xung quanh, có kẻ nhìn thấy mình đang đứng đây chắc? Nếu mình làm trái, hắn biết được hay sao? Tất nhiên nếu cảnh sát xuất hiện thì hung thủ sẽ giết người rồi chuồn. Nhưng nếu mình cứ nghe theo thì kết quả sẽ ra sao? Sẽ sa cơ, nhưng chí ít mình cũng có thể làm chút việc gì đó.
Những ngày qua hợp tác với Sở Hoài Sơn, động viên anh ra khỏi căn nhà nhỏ, hai lần được anh ứng cứu, Sở Hoài Sơn trong lòng Na Lan không chỉ là người hợp tác mà còn là một người bạn khiến cô sẵn lòng trợ giúp. Chấp nhận yêu cầu của kẻ nặc danh cũng tức là dấn thân vào vòng nguy hiểm, nhưng hung thủ đang nắm giữ hai mạng người, cô không thể không mạo hiểm vì họ.
Hình như đọc thấy tâm trạng do dự của Na Lan, tin nhắn lại bắn đến: Từng hành vi của cô đều trong tầm mắt tôi. Di động của cô, tôi đã kiểm soát được. Chớ nghĩ gì khác nữa.
Trước đây Na Lan có nghe nói về phần mềm vi rút kiểm soát di động của người khác từ xa, không ngờ hôm nay cô lại hân hạnh thực mục sở thị thế này. Có đúng kẻ kia nhìn thấy cô thật không? Bằng ống nhòm chuyện dụng, hay chỉ là trò hư trương thanh thế? Tính mệnh của Hàn Tây… không cho phép cô có lựa chọn nào khác, cô ra khỏi hiện trường, đến đầu đường Hoa Sơn, rẽ vào.
Cảnh sát ở hiện trường đều đang tất bật, không ai để ý Na Lan đã đi ra ngoài.
Đi dọc đường Hoa Sơn hơn 200 mét, ngang qua khu vực bỏ hoang của nhà khách Thông Giang, hai bên đường có một số hàng quán nhưng hầu hết đã đóng cửa, trên đường chỉ lác đác vài bóng người nhìn ngó về phía hiện trường tìm kiếm cứu nạn.
Lại một tin nhắn nữa: Rẽ phải vào ngõ Kỳ An, đi tiếp chừng 35 mét.
Đúng là trước mặt có ngõ Kỳ An. Na Lan rẽ vào, chưa rõ chừng nào là 35 mét, cô đi được độ mười bước thì lại có tin nhắn: Rẽ phải phố Giang Bình, đi khoảng 80 mét.
Na Lan rẽ tiếp vào phố Giang Bình. Đi thế này giống kiểu ngoặt trở lại gần khu vực bỏ hoang nhà khách Thông Giang.
Đúng thế, đi hết phố Giang Bình thì gặp khu vực bỏ hoang ấy, diện tích rộng đến 2 hecta, gian tiếp tân cũ nằm ở góc đông bắc, cảnh sát mới chỉ khám xét đào bới được non nửa. Chỗ này cách chỗ đào bới và cách ban chỉ huy hiện trường rất xa, lại có hàng rào dây thép gai ngáng trở, tưởng như nằm trong tầm mắt của cảnh sát nhưng thật ra rất độc lập chơ vơ.
Lại có tin nhắn: Dây thép gai bên lề phải phố Giang Bình có chỗ đã bị cắt, nhấc sang bên rồi đi vào.
Cô bước sang phải, chú ý quan sát dây thép gai, quả nhiên nhìn thấy chỗ bị cắt nhưng được gá tạm vào rất khéo, không dễ nhận ra. Cô kéo dây thép gai, bước qua, đi tiếp vào bãi hoang đổ nát, để nguyên “cái cửa” chứ không khớp lại như trước.
Tin nhắn: Hãy gắn dây thép gai trở lại như cũ.
Na Lan bất giác ngoảnh nhìn xung quanh, trời tối đen, tất nhiên không nhìn thấy ai. Hay là có kẻ luôn bám theo phía sau mình? Cô đành xếp lại “cửa vào” dây thép gai. Rồi lại nhìn di động. Có tin nhắn mới: Đi tiếp khoảng 30 mét, bên trái có tấm bê tông vuông nhô lên.
Na Lan bước đi, giẫm lên rất nhiều mảnh bê tông vỡ, đá vụn, rồi nhìn thấy một tấm bê tông vuông vức cao hơn mặt đất chừng hai gang tay, phủ đầy cỏ dại đất cát, phía dưới nó là cửa chui xuống đất.
Lại một tin nhắn: Dọn hết gạch trước cửa.
Trước cái cửa là một đống gạch vỡ. Na Lan nhét di động vào túi quần bò rồi cúi xuống dọn đám gạch vỡ sang bên. Năm phút sau lại có tin nhắn: Đẩy cửa chui xuống.
Cánh cửa dày nặng, Na Lan vận hết sức lực đẩy nó sang bên. Phía dưới là một cầu thang. Thì ra đây là một lối ra của khu hầm phòng không ngày trước.
Lại có tin nhắn: Đi xuống. Có tìm thấy hay không, tùy vào vận may của cô. Xin chào!
Đi xuống, là không còn sóng di động nữa.
Na Lan biết, bây giờ trò chơi mới thực sự bắt đầu.
Cô lấy đèn pin trong túi ra soi. Đây là một cầu thang xi măng khá hoàn chỉnh. Cô bước dần xuống. Hết bậc cuối cùng, gặp một cánh cửa sắt không nặng lắm, không khóa, đẩy ra dễ dàng. Sau cửa là một hành lang chạy dài, hai bên hành lang là các căn phòng nhỏ đánh số 462, 463, 464… cứ thế đi tiếp, thì gặp một hành lang cắt ngang. Bây giờ là lúc cần lựa chọn nên rẽ bên nào.
Chiếu đèn pin về phía trước, thấy bằng phẳng. Chiếu sang phải, thấp thoáng có cầu thang dẫn xuống, tức là xuống “tầng dưới”, sẽ càng gần địa ngục hơn.
Na Lan nhớ đến cái hố sâu Mễ Trị Văn đào hồi nhỏ, cô bèn rẽ phải.
Đành trông chờ ở vận may của mình vậy.
Đúng là có cầu thang đi xuống, hết cầu thang tới một cánh cửa. Đẩy cửa, lại bước vào một hành lang tối om.
Chơi vơi đi trong hành lang trống trải ngột ngạt, hơi lạnh và bóng tối vô tận vây quanh, Na Lan rùng mình, bất giác ngoái đầu lại suốt.
Có âm thanh… âm thanh gì đó?
Là tiếng bước chân? Tiếng thở hít? Hay chỉ là tiếng bước chân của chính mình?
Cô lia đèn khắp xung quanh. Đúng là ở đây chỉ có mình cô, cô đang chơi cái trò quái dị, một trò chơi mà cô sẽ thua là cái chắc! Không có thời gian để nghĩ nhiều nữa. Nếu tìm thấy Hàn Tây… cô ta còn sống không? Có phải hung thủ vẫn kè kè bên cô ta và chờ Na Lan, để cô chứng kiến hắn giết chóc?
Na Lan lại từ từ tiến tới.
Âm thanh kia lại vang lên, xen lẫn tiếng bước chân của cô. Là tiếng hít thở? Hay tiếng nói chuyện?
“Ai đấy?” Na Lan gọi to. Tiếng gọi “ai đấy…” đồng thời từ bốn bề dội lại, làm cô run rẩy.
Có lẽ đây là cái đích thực sự của trò chơi.
Có lẽ mình nên quay ra.
Cô mở di động. Không có sóng.
Chỉ còn cách liều lĩnh dấn bước.
Đã nhìn thấy vài dấu hiệu hư hại, một số vết nứt xi măng, những mảnh tường lở lói lộ cả cốt thép.
Âm thanh nọ dần dần nổi rõ, là tiếng khóc, nài xin, cứu tôi với… mọi người hãy cứu tôi…
“Hàn Tây!” Na Lan gọi to. Nhưng cô lập tức nhận ra mình sai lầm, tiếng vọng dồn dập dội lại khiến cô không thể định hướng tiếng kêu kia.
Cô chờ đợi trong bóng tối. Tiếng kêu cứu lại vọng đến, từ tầng sâu hơn nữa.
Nơi càng gần với địa ngục.
Cô bước về hướng phát ra âm thanh, càng lúc càng gần.
Cuối cùng, cô xác định được tiếng khóc phát ra từ một căn buồng nhỏ. Không nhìn thấy người, chỉ nhìn thấy một cái hố.
Chắc chắn căn buồng này là một phần của nhà khách Thông Giang ngày trước, bên trong vẫn còn một cái tủ áo xiêu vẹo, một cái ghế nhựa dập gãy. Nền sát tường trong cùng thì lõm xuống, xung quanh đắp đất lồi lõm nhấp nhô, một cái hố tối đen.
“Hàn Tây?” Na Lan gọi. Cô đứng trên miệng cái hố sâu nhìn xuống, một cô gái bị trói vào cái ghế, mái tóc ướt dính bết che hẳn nửa khuôn mặt. Hình như cô ta đã kiệt sức, không thể ngẩng đầu lên, chỉ khóc lóc rên rỉ, thỉnh thoảng nói, “Cứu tôi với…” Cô ta đã bị đày ải thế này bao lâu rồi? Trên nền đất gần đó cắm vài mẩu nến cháy tàn, cũng cạn kiệt như hy vọng của cô gái.
“Cố chịu đựng nhé, tôi đến cứu cô đây!”
Hàn Tây cố ngẩng đầu. Na Lan biết, đang trong bóng tối thì cô ta không thể nhìn thấy mình, cô đành quay ngược đèn pin soi vào mình, nói, “Cô nhìn thấy tôi không?”
Hàn Tây gật đầu. Hy vọng sống sót đã nhen nhóm, cô khóc to, “Xin cô mau cứu tôi ra, kẻo hắn…” Nhưng giọng cô bỗng nghẹn lại. Mãi về sau này Na Lan vẫn không thể quên vẻ mặt sợ hãi tột cùng của Hàn Tây, vẻ mặt khiến cô ngạt thở.
Na Lan lập tức hiểu lý do, nhưng đã quá muộn.
Hàn Tây đã nhìn thấy một bộ mặt gớm ghiếc lặng lẽ xuất hiện phía sau Na Lan. Na Lan định ngoảnh lại nhưng không kịp. Chỉ cảm thấy đầu mình bị một vật nặng giáng vào. Cô vốn đang cúi người, cú đòn này vừa khéo đẩy cô về trước, ngã nhào xuống hố.
Rơi xuống hố sâu.
Chìm trong hôn mê.
Na Lan được nữ cảnh sát dìu lên chỗ ban chỉ huy trên mặt đất. Gió xuân nhè nhẹ khiến đầu cô bớt nhức, nhưng trong bụng cứ như có một con rắn đang sục sạo, chị cảnh sát đưa cho chai nước khoáng, Na Lan uống một ngụm nhưng lại nôn ra ngay.
Đầu óc cô ngổn ngang toàn là hình ảnh Ba Du Sinh và đồng đội đang lần lượt đưa từng bộ hài cốt ra ngoài trời. Sẽ còn có nhiều bộ hài cốt được tìm thấy. Mọi người đã đến quá muộn.
Để tâm trí nguôi ngoai, cô tìm một chỗ tương đối sáng bên cạnh chiếc xe hòm của cảnh sát, tựa lưng vào đó, thử mở đọc tập hồ sơ bệnh án của Mễ Trị Văn mà Kim Thạc đưa cho lúc nãy.
Nếu tập hợp đầy đủ tư liệu do các bệnh viện bình thường và bệnh viện tâm thần cung cấp, thì sẽ dày bằng cuốn tiểu thuyết tầm cỡ sử thi. Bệnh án sớm nhất là năm 1979, cách đây 30 năm, khi vụ án “ngón tay khăn máu” đầu tiên xảy ra. Có phải chỉ là trùng hợp không?
Theo bà già “chị Triệu” ở nhà phúc lợi nhớ lại, thì cuối năm 1960 cậu bé Mễ Trị Văn tự ý bỏ đi khỏi cô nhi viện, cho đến năm 1979 là khi bắt đầu có hồ sơ bệnh án của bệnh viện Nhân Dân số 3 Giang Kinh này, thì “truyện ký” về Mễ Trị Văn bỏ trống ít ra là mười năm. Na Lan tiếp tục giở xem, các kết luận khám bệnh, ghi chép phòng khám, ghi chép nhập viện, ghi chép kiểm tra khi nằm viện… vô số các thông tin có vẻ như chẳng liên quan gì.
Chuông di động reo vang, Trần Ngọc Đống gọi.
“Nghe nói công an Sở và Khu đang huy động phần lớn lực lượng, tôi gọi điện cho Ba Du Sinh mãi mà không được, tại sao thế?” Trần Ngọc Đống không vòng vo, hỏi thẳng luôn. Cũng không có gì là lạ, tuy đã cởi mũ giáp về quê, ông vẫn còn vô số “tai mắt” trong hàng ngũ công an.
Na Lan đáp, “Anh ấy đang ở dưới lòng đất, di động mất sóng. Chú cứ gọi vào ban chỉ huy rồi họ sẽ liên lạc bằng bộ đàm.”
“Ban chỉ huy nào? Cháu cho tôi biết sơ qua tình hình được không?”
Na Lan vắn tắt, “Phát hiện rất nhiều hài cốt ở nhà khách của Lữ hành Thông Giang.” Không thể nói kỹ hơn.
Trần Ngọc Đống thở dài thườn thượt. Lát sau ông nói, “Chúng ta còn cách hung thủ bao xa?”
“Cảm giác là đã rất gần. Ít ra Mễ Trị Văn không thể là người vô tội. Mấy hôm nay cháu đọc tư liệu về một số thanh thiếu niên quen hành hạ ngược đãi động vật, sau này lớn lên nếu không mắc chứng thần kinh thì phần lớn sẽ biến thành hung thủ tàn độc.” Na Lan trấn tĩnh, tự nhủ phải suy nghĩ cho mạch lạc. “Mễ Trị Văn đồng thời cũng là người rất thông minh… Vụ 'ngón tay khăn máu' trải dài ba mươi năm mà vẫn kín như bưng, phải là do kẻ vô cùng thông minh đạo diễn và rất có khả năng không phải chỉ do một kẻ thông minh gây ra. Giả sử Mễ Trị Văn có đồng bọn, và duy trì liên lạc suốt nhiều năm như vậy thì nhất định chúng phải có quan hệ giao lưu trong đời sống.”
Trần Ngọc Đống hỏi, “Cảnh sát điều tra về quan hệ xã hội của lão, kết quả ra sao?”
“Chẳng có gì cả. Không chút tiến triển. Đời lão gắn liền với nhà tù, bệnh viện, tiếp xúc xã hội gần như bằng không. Thời gian ở bệnh viện chiếm phần lớn cuộc đời Mễ Trị Văn, cho nên cháu đang đọc toàn bộ tư liệu về bệnh tật của lão.”
“Cháu định tìm kiếm thứ gì trong đó?”
“Quy luật. Nhưng là quy luật gì, cháu đã đọc sơ sơ mà chưa nhận ra. Đành đọc lại vậy.” Nói rồi cô mở bệnh án sớm nhất của Mễ Trị Văn, năm 1979.
Trần Ngọc Đống kết thúc, “Không làm phiền nữa. Cháu cứ đọc đi. Ta duy trì liên lạc nhé!”
Đúng lúc ấy Na Lan nhìn thấy một cái tên quen thuộc trong số ghi tuần phòng của bệnh viện.
Năm 1979, Mễ Trị Văn nằm viện vì viêm phổi, co thắt phế quản, bác sĩ điều trị đóng dấu khắc chữ kiểu Tống thể[1] tên là Bạch Kính Phủ. Các ghi chép kiểm tra do Bạch Kính Phủ, bác sĩ nội trú Ngô Tường hoặc các bác sĩ thực tập viết. Một trong ba bác sĩ thực tập tên là Chu Trường Lộ.
[1] Lối viết chữ Hán thịnh hành đời Tống, nét sổ đậm, nét ngang gầy.
Na Lan sửng sốt, nhiều ý nghĩ lướt qua trong đầu cô.
Trần Ngọc Đống nghe thấy di động của Na Lan vẫn “tu tu” chưa tắt máy, bèn hỏi, “Na Lan? Cháu vẫn nghe à? Sao thế?”
“Cháu cho chú biết một cái tên, là Chu Trường Lộ.”
Trần Ngọc Đống ngạc nhiên, “Giám đốc bệnh viện?”
Na Lan nhanh tay giở tiếp, càng giở càng phát hoảng.
“Năm 1979 Chu Trường Lộ bấy giờ còn là bác sĩ thực tập, đã từng tiếp xúc với Mễ Trị Văn. Năm 1982 Mễ Trị Văn nằm Bệnh viện Số 2 trực thuộc Đại học Giang Kinh, Chu Trường Lộ cũng điều trị cho lão. Trong một lần khám bệnh ở Bệnh viện Số 2 năm 1984, bác sĩ nội trú Chu Trường Lộ khám và kê đơn cho lão. Năm 1988 Chu Trường Lộ là bác sĩ điều trị cho Mễ Trị Văn ở Bệnh viện Số 2. Năm 1993 Mễ Trị Văn đến bệnh viện Kim Hoa tuyến cơ sở khám bệnh, bác sĩ phó chủ nhiệm Chu Trường Lộ tiếp lão ta. Năm 1995 Mễ Trị Văn nằm bệnh viện Kim Hoa, Chu Trường Lộ là bác sĩ trưởng khoa Nội. Từ sau năm 1999, Mễ Trị Văn hoặc vào tù hoặc nằm viện tâm thần, hoặc đi khám và nằm viện ở bệnh viện Phổ Nhân. Chúng ta có thể nhanh chóng tra ra, cuối thập kỷ 1990 Chu Trường Lộ có được điều động làm chủ nhiệm khoa Nội bệnh viện Phổ Nhân hay không.”
Trần Ngọc Đống nói, “Tôi lên mạng tra luôn.” Nửa phút sau ông xác nhận, “Đúng thế, trang web của Phổ Nhân giới thiệu về Chu Trường Lộ, từ năm 1988 được điều từ bệnh viện Kim Hoa sang bệnh viện Phổ Nhân! Một quy luật rất rõ ràng!”
Na Lan bổ sung, “Còn một quy luật nữa, Chu Trường Lộ thời niên thiếu mất người thân, Mễ Trị Văn thời niên thiếu cũng mất bà mẹ!” Na Lan bỗng nghĩ đến một điều. “Phiền chú tra hộ, trên mạng có bài viết về Chu Trường Lộ không? Ông ta từng được nhận nhiều giải thưởng, đăng nhiều nghiên cứu y học thì chắc phải có nhiều bài đưa tin.”
Trần Ngọc Đống tra cứu một lúc, rồi trả lời, “Đúng là có một số manh mối. Ví dụ, bài này nội dung rất chung chung nhưng cũng có một câu thú vị. Chu Trường Lộ sinh ở vùng núi Huệ Sơn, cha mẹ mắc bệnh rồi lần lượt qua đời, nỗi đau khiến cậu bé quyết tâm học hành trở thành một thầy thuốc giỏi để cứu giúp người bệnh.”
Na Lan chực nhảy dựng dậy, “Cha mẹ chết sớm… tức là ông ta trở thành trẻ mồ côi.”
“Cô nhi viện! Lại một quy luật nữa.”
Trần Ngọc Đống nói, “Cháu chờ nhé, tôi sẽ gọi ngay cho chị Triệu ở nhà phúc lợi. Nếu đúng Chu Trường Lộ từng ở cô nhi viện thì rất có thể hồi đó đã quen Mễ Trị Văn.”
Trần Ngọc Đống nói chuyện nhanh với chị Triệu, ba phút sau ông gọi lại cho Na Lan nhưng không được nữa.
Kinh nghiệm ba mươi lăm năm trực tiếp làm trinh sát hình sự khiến Trần Ngọc Đống hình dung được, hiện trường vụ trọng án rất ồn ào, đông người qua lại trao đổi ý kiến, các loại thiết bị thông tin, sóng vô tuyến điện chồng chéo… cho nên Na Lan tạm không nghe thấy thì cũng không có gì là lạ. Rất có thể cô đang tìm Ba Du Sinh để báo cáo về phát hiện mới của mình, tuy chưa phải là chứng cứ xác đáng nhưng Ba Du Sinh vẫn nên cử người đi “triệu tập” ngay Chu Trường Lộ và tạm giam lại đã.
Trần Ngọc Đống chăm chú nhìn ảnh Chu Trường Lộ trên mạng, vô số ý nghĩ trỗi dậy. Nên cảm ơn khoa học kỹ thuật tiến bộ đã trợ giúp công tác hình sự. Mình tuy già nhưng không lạc hậu, sớm nhận ra những thành tựu khoa học đại chúng như mạng Internet sẽ làm thay đổi xã hội nên đã tự xóa mù máy tính từ nhiều năm nay. Quan hệ giữa Chu Trường Lộ và Mễ Trị Văn trông qua sơ sài nhưng thực chất có thể rất sâu sắc và đáng sợ, bề ngoài sơ sài ấy lại được che giấu kín kẽ ngay trước mắt cảnh sát!”
Điều rất khó hiểu là, vụ án “ngón tay khăn máu” ba mươi năm bế tắc, tiến triển chậm rì, tại sao Mễ Trị Văn bỗng dưng ló mặt ra, tìm Na Lan rủ chơi ú tim chữ nghĩa, và gần như đầu thú? Đã có ai nghe nói kẻ máu lạnh giết người hàng loạt lại đầu thú chưa? Thật ra trò chơi của chúng là gì?
Tấm ảnh trên mạng, Chu Trường Lộ đang mỉm cười, nụ cười trong sáng hiền hòa và cũng giản đơn như khung cảnh phòng làm việc trong tấm ảnh, không bố trí màu mè rườm rà. Vật duy nhất có vẻ dùng với mục đích trang trí là một bức tranh thủy mặc treo trên tường.
Trần Ngọc Đống bỗng ớn lạnh.
Ông phóng to bức ảnh, phóng to nữa, rồi cúi sát màn hình. Đó là bức tranh vẽ khóm hoa lan dịu êm thanh nhã, nở giữa hai mỏm đá hình thù kỳ dị tự nhiên, không nhìn rõ dòng lạc khoản[2] nhưng ghi bốn chữ to, phồn thể, đặt tên bức tranh là “Không cốc u lan”.
[2] Dòng ghi tên tác giả, ngày tháng sáng tác…
Không cốc u lan[3].
[3] Lan trong thung vắng.
Chữ Lan trùng tên Na Lan.
Chữ Lan phồn thể có bộ Thảo bên trên.
Ông lập tức hiểu ra, mục tiêu tiếp theo, nạn nhân của Chu Trường Lộ và Mễ Trị Văn chính là Na Lan!
Trần Ngọc Đống lại gọi vào di động của Na Lan, vẫn im lặng.
Dấu hiệu chẳng lành!
Ông đeo cái ba lô “tình trạng khẩn cấp” rồi bước ra cửa, vừa chạy xuống gác vừa gọi điện cho Ba Du Sinh, cũng không được, nhưng máy hiện ra câu gợi ý “gọi vào ban chỉ huy hiện trường”. Ông làm theo.
Trần Ngọc Đống lại định mượn chiếc Satana của ông bạn cựu lái xe, nhưng ra khỏi khu nhà được mấy bước thì trông thấy một chiếc taxi đang từ từ chạy ra ngoài. Quá tốt, sẽ tranh thủ được thời gian. Ông lên taxi.
Đã liên lạc được với ban chỉ huy hiện trường, Trần Ngọc Đống nói muốn gặp Ba Du Sinh về việc liên quan đến vụ án “ngón tay khăn máu”. Viên cảnh sát thông tin ngờ ngợ, nhưng vẫn chuyển máy đến Ba Du Sinh.
Anh lái xe hỏi, “Bác định đi đâu?”
“Chờ lát nữa tôi sẽ bảo cậu.” Trần Ngọc Đống đáp, định sẽ cho Ba Du Sinh biết phỏng đoán của mình, hỏi anh địa chỉ của Chu Trường Lộ và đến thẳng nhà ông ta. Ông biết Na Lan vừa biến mất, nếu Chu Trường Lộ đúng là hung thủ thì ông ta sẽ không có nhà, nhưng trong nhà ông ta có thể có Hàn Tây chưa kịp “xử lý”.
Sau khi hỏi và xác nhận đúng là Na Lan mất tích ở ngay hiện trường, Trần Ngọc Đống vốn dân hình sự già đời mà không khỏi hoang mang. Ông nói với Ba Du Sinh, “Lúc nãy chúng tôi đang đoán rằng tên đồng bọn của Mễ Trị Văn…”
Đây là câu nói cuối cùng của Trần Ngọc Đống trước khi ông bị đánh ngất lịm.
Nghe xong tin Trần Ngọc Đống gọi điện cho chị Triệu ở nhà phúc lợi, Na Lan đờ đẫn mất mấy giây. Tại sao lại là Chu Trường Lộ? Tại sao ông ta lại gây ra vụ án “ngón tay khăn máu”? Na Lan nhận ra mình còn biết quá ít về Chu Trường Lộ, cô không biết nên suy diễn tâm lý học từ đâu nữa. Đầu óc cô thoáng chớp lên những hình ảnh rời rạc, lễ thắp nến kỷ niệm ở nghĩa trang Vạn Quốc, mắt rớm lệ khi phát biểu, bà chị bị ngược đãi rồi chết, ngôi mộ tượng trưng trong hang núi Huệ Sơn, tổ chức Tiếng Lòng… Cô bừng tỉnh, lập tức nhìn quanh tìm viên cảnh sát phụ trách thông tin nhờ gọi Ba Du Sinh để nói với anh về phỏng đoán của mình đối với Chu Trường Lộ. Di động bỗng réo vang. Na Lan ngỡ là Trần Ngọc Đống gọi, chắc là vì chưa ông tìm thấy chị Triệu. Cô nhìn di động, một số máy lạ, và có một đoạn video nhấp nháy trên màn hình.
Hình ảnh không nét, khung cảnh mờ nhòe, hẳn là quay bằng di động ở một nơi thiếu ánh sáng, nhưng Na Lan nhận ra cô gái trong đó là Hàn Tây! Cô đã được xem ảnh Hàn Tây, vẫn nhớ Hàn Tây mặc chiếc áo thụng tơ tằm màu lam, quần bò màu trắng. Cô gái trong video này phù hợp. Hàn Tây ngồi trên ghế đẩu, hai tay bị trói ngoặt ra sau, mồm bị nhét giẻ, đang rên rỉ yếu ớt, “Cứu tôi với… xin ông thả tôi ra…”
Mắt nhòa lệ.
Tiếp theo là cảnh khác, một thanh niên gầy gò ngồi trên ghế đẩu, mặc sơ mi vải bông màu xanh, hai tay cũng bị trói, đầu cúi xuống im lặng.
Dù anh ta không ngẩng đầu, Na Lan cũng vẫn nhận ra, đó là Sở Hoài Sơn.
Cuối cùng là mẩu tin nhắn nặc danh: Muốn tìm thấy Hàn Tây và Sở Hoài Sơn thì phải làm theo chỉ dẫn, cấm nói với bất cứ ai, nếu không cả hai đứa sẽ chết ngay! Bắt đầu, ra khỏi hiện trường, rẽ phải vào đường Hoa Sơn, đi 300 mét, tiếp tục nghe chỉ dẫn.
Na Lan lại nhìn xung quanh, có kẻ nhìn thấy mình đang đứng đây chắc? Nếu mình làm trái, hắn biết được hay sao? Tất nhiên nếu cảnh sát xuất hiện thì hung thủ sẽ giết người rồi chuồn. Nhưng nếu mình cứ nghe theo thì kết quả sẽ ra sao? Sẽ sa cơ, nhưng chí ít mình cũng có thể làm chút việc gì đó.
Những ngày qua hợp tác với Sở Hoài Sơn, động viên anh ra khỏi căn nhà nhỏ, hai lần được anh ứng cứu, Sở Hoài Sơn trong lòng Na Lan không chỉ là người hợp tác mà còn là một người bạn khiến cô sẵn lòng trợ giúp. Chấp nhận yêu cầu của kẻ nặc danh cũng tức là dấn thân vào vòng nguy hiểm, nhưng hung thủ đang nắm giữ hai mạng người, cô không thể không mạo hiểm vì họ.
Hình như đọc thấy tâm trạng do dự của Na Lan, tin nhắn lại bắn đến: Từng hành vi của cô đều trong tầm mắt tôi. Di động của cô, tôi đã kiểm soát được. Chớ nghĩ gì khác nữa.
Trước đây Na Lan có nghe nói về phần mềm vi rút kiểm soát di động của người khác từ xa, không ngờ hôm nay cô lại hân hạnh thực mục sở thị thế này. Có đúng kẻ kia nhìn thấy cô thật không? Bằng ống nhòm chuyện dụng, hay chỉ là trò hư trương thanh thế? Tính mệnh của Hàn Tây… không cho phép cô có lựa chọn nào khác, cô ra khỏi hiện trường, đến đầu đường Hoa Sơn, rẽ vào.
Cảnh sát ở hiện trường đều đang tất bật, không ai để ý Na Lan đã đi ra ngoài.
Đi dọc đường Hoa Sơn hơn 200 mét, ngang qua khu vực bỏ hoang của nhà khách Thông Giang, hai bên đường có một số hàng quán nhưng hầu hết đã đóng cửa, trên đường chỉ lác đác vài bóng người nhìn ngó về phía hiện trường tìm kiếm cứu nạn.
Lại một tin nhắn nữa: Rẽ phải vào ngõ Kỳ An, đi tiếp chừng 35 mét.
Đúng là trước mặt có ngõ Kỳ An. Na Lan rẽ vào, chưa rõ chừng nào là 35 mét, cô đi được độ mười bước thì lại có tin nhắn: Rẽ phải phố Giang Bình, đi khoảng 80 mét.
Na Lan rẽ tiếp vào phố Giang Bình. Đi thế này giống kiểu ngoặt trở lại gần khu vực bỏ hoang nhà khách Thông Giang.
Đúng thế, đi hết phố Giang Bình thì gặp khu vực bỏ hoang ấy, diện tích rộng đến 2 hecta, gian tiếp tân cũ nằm ở góc đông bắc, cảnh sát mới chỉ khám xét đào bới được non nửa. Chỗ này cách chỗ đào bới và cách ban chỉ huy hiện trường rất xa, lại có hàng rào dây thép gai ngáng trở, tưởng như nằm trong tầm mắt của cảnh sát nhưng thật ra rất độc lập chơ vơ.
Lại có tin nhắn: Dây thép gai bên lề phải phố Giang Bình có chỗ đã bị cắt, nhấc sang bên rồi đi vào.
Cô bước sang phải, chú ý quan sát dây thép gai, quả nhiên nhìn thấy chỗ bị cắt nhưng được gá tạm vào rất khéo, không dễ nhận ra. Cô kéo dây thép gai, bước qua, đi tiếp vào bãi hoang đổ nát, để nguyên “cái cửa” chứ không khớp lại như trước.
Tin nhắn: Hãy gắn dây thép gai trở lại như cũ.
Na Lan bất giác ngoảnh nhìn xung quanh, trời tối đen, tất nhiên không nhìn thấy ai. Hay là có kẻ luôn bám theo phía sau mình? Cô đành xếp lại “cửa vào” dây thép gai. Rồi lại nhìn di động. Có tin nhắn mới: Đi tiếp khoảng 30 mét, bên trái có tấm bê tông vuông nhô lên.
Na Lan bước đi, giẫm lên rất nhiều mảnh bê tông vỡ, đá vụn, rồi nhìn thấy một tấm bê tông vuông vức cao hơn mặt đất chừng hai gang tay, phủ đầy cỏ dại đất cát, phía dưới nó là cửa chui xuống đất.
Lại một tin nhắn: Dọn hết gạch trước cửa.
Trước cái cửa là một đống gạch vỡ. Na Lan nhét di động vào túi quần bò rồi cúi xuống dọn đám gạch vỡ sang bên. Năm phút sau lại có tin nhắn: Đẩy cửa chui xuống.
Cánh cửa dày nặng, Na Lan vận hết sức lực đẩy nó sang bên. Phía dưới là một cầu thang. Thì ra đây là một lối ra của khu hầm phòng không ngày trước.
Lại có tin nhắn: Đi xuống. Có tìm thấy hay không, tùy vào vận may của cô. Xin chào!
Đi xuống, là không còn sóng di động nữa.
Na Lan biết, bây giờ trò chơi mới thực sự bắt đầu.
Cô lấy đèn pin trong túi ra soi. Đây là một cầu thang xi măng khá hoàn chỉnh. Cô bước dần xuống. Hết bậc cuối cùng, gặp một cánh cửa sắt không nặng lắm, không khóa, đẩy ra dễ dàng. Sau cửa là một hành lang chạy dài, hai bên hành lang là các căn phòng nhỏ đánh số 462, 463, 464… cứ thế đi tiếp, thì gặp một hành lang cắt ngang. Bây giờ là lúc cần lựa chọn nên rẽ bên nào.
Chiếu đèn pin về phía trước, thấy bằng phẳng. Chiếu sang phải, thấp thoáng có cầu thang dẫn xuống, tức là xuống “tầng dưới”, sẽ càng gần địa ngục hơn.
Na Lan nhớ đến cái hố sâu Mễ Trị Văn đào hồi nhỏ, cô bèn rẽ phải.
Đành trông chờ ở vận may của mình vậy.
Đúng là có cầu thang đi xuống, hết cầu thang tới một cánh cửa. Đẩy cửa, lại bước vào một hành lang tối om.
Chơi vơi đi trong hành lang trống trải ngột ngạt, hơi lạnh và bóng tối vô tận vây quanh, Na Lan rùng mình, bất giác ngoái đầu lại suốt.
Có âm thanh… âm thanh gì đó?
Là tiếng bước chân? Tiếng thở hít? Hay chỉ là tiếng bước chân của chính mình?
Cô lia đèn khắp xung quanh. Đúng là ở đây chỉ có mình cô, cô đang chơi cái trò quái dị, một trò chơi mà cô sẽ thua là cái chắc! Không có thời gian để nghĩ nhiều nữa. Nếu tìm thấy Hàn Tây… cô ta còn sống không? Có phải hung thủ vẫn kè kè bên cô ta và chờ Na Lan, để cô chứng kiến hắn giết chóc?
Na Lan lại từ từ tiến tới.
Âm thanh kia lại vang lên, xen lẫn tiếng bước chân của cô. Là tiếng hít thở? Hay tiếng nói chuyện?
“Ai đấy?” Na Lan gọi to. Tiếng gọi “ai đấy…” đồng thời từ bốn bề dội lại, làm cô run rẩy.
Có lẽ đây là cái đích thực sự của trò chơi.
Có lẽ mình nên quay ra.
Cô mở di động. Không có sóng.
Chỉ còn cách liều lĩnh dấn bước.
Đã nhìn thấy vài dấu hiệu hư hại, một số vết nứt xi măng, những mảnh tường lở lói lộ cả cốt thép.
Âm thanh nọ dần dần nổi rõ, là tiếng khóc, nài xin, cứu tôi với… mọi người hãy cứu tôi…
“Hàn Tây!” Na Lan gọi to. Nhưng cô lập tức nhận ra mình sai lầm, tiếng vọng dồn dập dội lại khiến cô không thể định hướng tiếng kêu kia.
Cô chờ đợi trong bóng tối. Tiếng kêu cứu lại vọng đến, từ tầng sâu hơn nữa.
Nơi càng gần với địa ngục.
Cô bước về hướng phát ra âm thanh, càng lúc càng gần.
Cuối cùng, cô xác định được tiếng khóc phát ra từ một căn buồng nhỏ. Không nhìn thấy người, chỉ nhìn thấy một cái hố.
Chắc chắn căn buồng này là một phần của nhà khách Thông Giang ngày trước, bên trong vẫn còn một cái tủ áo xiêu vẹo, một cái ghế nhựa dập gãy. Nền sát tường trong cùng thì lõm xuống, xung quanh đắp đất lồi lõm nhấp nhô, một cái hố tối đen.
“Hàn Tây?” Na Lan gọi. Cô đứng trên miệng cái hố sâu nhìn xuống, một cô gái bị trói vào cái ghế, mái tóc ướt dính bết che hẳn nửa khuôn mặt. Hình như cô ta đã kiệt sức, không thể ngẩng đầu lên, chỉ khóc lóc rên rỉ, thỉnh thoảng nói, “Cứu tôi với…” Cô ta đã bị đày ải thế này bao lâu rồi? Trên nền đất gần đó cắm vài mẩu nến cháy tàn, cũng cạn kiệt như hy vọng của cô gái.
“Cố chịu đựng nhé, tôi đến cứu cô đây!”
Hàn Tây cố ngẩng đầu. Na Lan biết, đang trong bóng tối thì cô ta không thể nhìn thấy mình, cô đành quay ngược đèn pin soi vào mình, nói, “Cô nhìn thấy tôi không?”
Hàn Tây gật đầu. Hy vọng sống sót đã nhen nhóm, cô khóc to, “Xin cô mau cứu tôi ra, kẻo hắn…” Nhưng giọng cô bỗng nghẹn lại. Mãi về sau này Na Lan vẫn không thể quên vẻ mặt sợ hãi tột cùng của Hàn Tây, vẻ mặt khiến cô ngạt thở.
Na Lan lập tức hiểu lý do, nhưng đã quá muộn.
Hàn Tây đã nhìn thấy một bộ mặt gớm ghiếc lặng lẽ xuất hiện phía sau Na Lan. Na Lan định ngoảnh lại nhưng không kịp. Chỉ cảm thấy đầu mình bị một vật nặng giáng vào. Cô vốn đang cúi người, cú đòn này vừa khéo đẩy cô về trước, ngã nhào xuống hố.
Rơi xuống hố sâu.
Chìm trong hôn mê.