Liên Mạn Nhi thấy Trương thị đột nhiên nói một câu như vậy, lúc đầu còn không hiểu Trương thị có ý gì, nhưng sau khi quan sát sắc mặt của Trương thị, Liên Mạn Nhi mơ hồ hiểu ra.
Trương thị đang nói Trầm Lục.
Liên Mạn Nhi vội quay đầu đi, giả vờ làm việc, cũng không tiếp lời Trương thị.
“Nói cái gì mà đi ngang qua chứ, theo mẹ thấy, nhất định là hỏi thăm được nhà mình đi ra ngoài, ngài ấy thì tới ngay sau.” Trương thị vẫn tiếp tục nói dông dài một mình, còn mang dáng vẻ không nhịn được cười. “Còn nói cái gì mà muốn xem nhà kính, người như ngài ấy thì còn chưa thấy thứ tốt gì chứ. Nếu nói tên nhóc Tiểu Cửu muốn tới xem đồ hiếm lạ, mẹ còn tin. Không phải là ngài ấy muốn tới xem nhà kính đâu, đấy chỉ là cái cớ thôi, ngài ấy là muốn…”
“Mẹ, mẹ xem chỗ điểm tâm này có phải là quá bình thường không, có nên đổi lại cái khác không.” Rốt cuộc Liên Mạn Nhi không nghe nổi nữa, vội lên tiếng ngắt lời.
Trương thị thấy Liên Mạn Nhi nói đến chuyện chính sự là bố trí cơm trưa, cũng ngừng nói.
“Những thứ khác con xem rồi, muốn đổi thì cứ đổi. Còn bánh hành kia đừng đổi.” Trương thị lại nói: “Vợ Lưu Hưng ở phòng bếp của thôn trang làm bánh hành ngon nhất, còn ngon hơn mẹ làm, ngay cả đầu bếp nhà mình cũng không làm ngon như nàng.”
Phụ nữ nhà nông rất khéo tay, bình thường có thể dùng nguyên liệu nấu ăn đơn giản làm ra món ăn vô cùng ngon miệng, còn có một vài món sở trường đặc biệt khác. Một trong số đó có thể nói là tuyệt chiêu đặc biệt, ngay cả đầu bếp số một số hai cũng chưa chắc đã vượt qua được. Không ăn không biết, ăn rồi mới thấy kinh diễm*. Điều này giống như tục ngữ đã nói, mỹ vị ở dân gian. Rất nhiều thứ tốt đều tồn tại ở dân gian lặng lẽ nổi tiếng.
[* Kinh diễm惊艳: Kinh là kinh ngạc; diễm là ái mộ, hâm mộ. Mỹ vị dân gian: gốc là美人在民间 mỹ nhân ở dân gian, người chuyển ngữ đặt là “mỹ vị” cho hợp văn cảnh.]
Bánh hành nhìn vô cùng bình thường, nhưng muốn làm ăn ngon cũng cần phải có kỹ xảo. Đầu tiên là về phương diện nguyên liệu, loại hành mà bánh này dùng phải là hành nhỏ mà không phải là hành to.
Mà mùa này vốn chỉ có hành to không có hành nhỏ. Cũng may nhà Liên Mạn Nhi xây nhà kính, khi đó cả nhà bàn bạc nên trồng gì ở trong nhà kính, Liên Thủ Tín và Trương thị đều đề nghị trồng hành nhỏ trước.
Thực ra hành nhỏ và hành to là cùng một loại, hay có thể nói là có cùng nguồn gốc.
Vào mùa xuân, rắc thật dày hạt hành ở trên các luống đất trong ruộng, đợi đến cuối mùa xuân đầu mùa hè, những cây hành nhỏ màu xanh nhạt mọc lên, hành nhỏ có màu xanh nhạt, lá vừa dài vừa nhỏ. Lúc này mọi người sẽ nhổ hành để ăn.
Cứ như vậy, hành lớn lên, nhưng loại hành này sinh trưởng có hạn. Lúc này phải tiến hành đợt trồng trọt thứ hai. Chính là nhổ tận gốc hành nhỏ, trồng ra chỗ khác.
Trải qua lần cấy này, hành nhỏ giống như có được sự sống lần thứ hai, lớn lên khỏe mạnh từng ngày. Nếu như không có lần dời trồng(*) này, chúng sẽ già đi.
Cây hành trải qua đợt trồng trọt này, chính là hành to. Gia đình nông dân ăn hành to không giống như lúc ăn hành nhỏ, bình thường không nhổ cả cây lên để ăn, mà chỉ hái lá ăn, hành to bị hái lá còn có thể mọc ra lá khác. Như vậy một cây hành có thể ăn rất lâu, ăn đến tận mùa thu.
Hành to màu xanh nhạt, to khỏe, lá cũng dày hơn, mảnh hơn hành nhỏ, không cần nhiều nước, bởi vậy nên cũng sống lâu hơn. Mùa thu nhổ cả cây hành to lên, bảo quản tốt có thể ăn tới tận năm thứ hai.
Nhưng mùi vị của hành to cũng không tươi non như hành nhỏ, nên tuyệt đối không thể làm bánh hành.
Màu xanh nhạt của hành lá, màu trắng tinh của bột lúa mì. Mùi thơm của hành lá cộng thêm vị ngon của bột lúa mì, đấy là bánh hành đã làm xong, có thể nói đầy đủ sắc-hương-vị. Từ đầu mùa đông tới giờ, có thể thấy nó thường xuyên xuất hiện trên bàn cơm nhà Liên Mạn Nhi, cũng được cả nhà yêu thích.
Có đồ ngon, đương nhiên là Trương thị muốn cho con rể tương lai nếm thử.
Ý định ban đầu của Liên Mạn Nhi là chuyển chủ đề, vì vậy Trương thị nói như vậy, nàng cũng không phản bác.
Không ngờ Trương thị vẫn chưa thỏa mãn, nói xong việc chính rồi lại tiếp tục nói đến chủ đề vừa bị chuyển hướng.
“… Nhìn ánh mắt đó mà xem, ngài ấy muốn thấy chính là…”
“Khụ khụ…” Liên Mạn Nhi liên tục ho hai tiếng.
“Mạn Nhi, con nghe thấy mẹ nói gì không?” Trương thị lại hỏi Liên Mạn Nhi.
“À, mẹ, mẹ vừa nói gì ạ, à, nói Lục gia ạ, Lục gia đối xử với mẹ rất tốt.” Liên Mạn Nhi liền cố ý nói.
“Đúng vậy, Lục gia không soi mói nhà mình.” Trương thị nghe xong lại gật đầu cười, cũng không tiếp tục nói đến chủ đề đó nữa. Có lẽ là nhớ tới sự chu đáo của Trầm Lục đối với nhà mình, lại lo nói tiếp sẽ chọc giận khuê nữ nhà mình, liền nói một chút rồi dừng lại.
Buổi trưa, trong thôn trang bày tiệc rượu, ở tiền viện có Liên Thủ Tín, Ngũ Lang và Tiểu Thất cùng với hai huynh đệ Trầm Lục và Trầm Cửu, Liên Mạn Nhi và Trương thị bày một bàn tiệc khác ở trong hậu viện. Về phần tùy tùng hạ nhân đi theo hai nhà thì bày tiệc chiêu đãi ở khóa viện(*).
[*khóa viện跨院: là hai cái viện nhỏ ở hai bên chính viện.]
Ăn xong cơm trưa, Trầm Lục nói không có việc gì muốn đi săn ở vùng phụ cận. Ngũ Lang và Tiểu Thất đều nói muốn đi theo. Liên Mạn Nhi vốn cũng muốn đi theo dạo chơi một chút nhưng lại bị Trương thị ngăn cản.
“… Trời rất lạnh, con đừng đi ra ngoài kẻo mặt mũi bị nẻ hết… Còn có một số việc cần đích thân con làm.” Trương thị nói với Liên Mạn Nhi.
Liên Mạn Nhi cũng không miễn cưỡng, đi theo Liên Thủ Tín, Trương thị về nhà trước. Đến khi trời chạng vạng tối, Ngũ Lang và Tiểu Thất “thắng lợi trở về”, Trầm Lục đưa tới tặng Liên gia một nửa những thứ hắn săn được.
Bên này Liên Mạn Nhi cũng căn dặn mang rượu và thịt heo, dê sang Trầm phủ. Đêm đó, đám tùy tùng đi theo Trầm Lục đi săn lại được ăn một bữa tiệc rượu đặc biệt thịnh soạn.
…
Ngày mùa đông lạnh lẽo, Trầm Lục vẫn ở lại phủ thành, cứ ba ngày năm bữa lại tìm cơ hội gặp mặt Liên Mạn Nhi một lần, mặc dù phần lớn thời gian đều không nói chuyện, nhưng hai người vẫn cảm thấy thỏa mãn. Mà hôn sự của Ngũ Lang rốt cục cũng có manh mối.
Đối với chuyện hôn sự của Ngũ Lang, Trầm Lục rất để tâm. Bối cảnh gia đình của đối phương, thậm chí nhân phẩm của cô nương… hầu như nhà Liên Mạn Nhi không cần phải đi tìm người khác để hỏi thăm, Trầm Tam phu nhân chính là người cái gì cũng biết. Cho dù Trầm Tam phu nhân không biết, nàng cũng có thể tìm được người đáng tin cậy để hỏi thăm tin tức.
Cuối cùng cả nhà đều chọn trúng Tần gia. Có mấy lần Tần gia cũng biểu lộ ý tứ là rất vừa lòng.
Tần Thông Phán là người đọc sách, làm quan thanh liêm chính trực, cũng qua lại với Liên Thủ Tín. Trương thị và Tần phu nhân lui tới ngày càng thân mật, cũng có thể nói tính tình hợp nhau.
Đối với Tần Nhược Quyên, cả nhà đều rất hài lòng. Dáng vẻ Tần Nhược Quyên thanh tú, lại là trưởng nữ trong nhà, lời nói cử chỉ đều rất chững chạc ôn nhu, công dung ngôn hạnh đều rất tốt.
Những ngày này, Liên Mạn Nhi và Tần Nhược Quyên đã thành bạn tốt. Bởi vì mang tâm tư chọn vợ cho ca ca, Liên Mạn Nhi rất để ý Tần Nhược Quyên. Tính tình Tần Nhược Quyên ôn nhu, trong lòng cũng rất có chủ kiến. Liên Mạn Nhi chọn Tần Nhược Quyên là vì nàng thông tuệ, thiện lương, thật thà.
Có ba tố chất căn bản này, về sau sẽ không có trở ngại gì lớn, không có chênh lệch gì.
Tần gia bên đó cũng rất hài lòng Ngũ Lang. Nhất là Tần Thông Phán và Tần phu nhân, rất coi trọng và yêu thích Ngũ Lang, gần như không thể che giấu.
Ngũ Lang tuổi trẻ tài cao, làm việc đoan chính, ổn trọng. Cho dù chỉ có những điểm này, đó cũng là người tốt nhất được chọn làm cô gia. Huống chi, hắn còn là một thiếu niên anh tuấn, học vấn, kiến thức đều cao hơn bạn cùng lứa một bậc. Tần Thông Phán còn từng kiểm tra tài văn chương của Ngũ Lang, sau đó mặc dù ngoài miệng chỉ nói Ngũ Lang có thể đào tạo thành tài, nhưng xem ra trong lòng đã rất hài lòng rồi.
Hai nhà đều có ý, Trương thị còn cố ý hỏi riêng Ngũ Lang, Ngũ Lang cũng gật đầu.
Về sau Liên Mạn Nhi còn đến Tần gia, quanh co lòng vòng mà thăm dò Tần Nhược Quyên, biết Tần Nhược Quyên cũng có thiện cảm với Ngũ Lang. Chuyện này trong lòng hai nhà đều đã biết rõ. Tần Nhược Quyên có thể tỏ ra có cảm tình, điều này cho thấy nàng cũng vừa ý Ngũ Lang, vừa ý cửa hôn sự này .
“Vậy ngày mai ta sẽ tới thăm, cùng Tần phu nhân nói rõ về gia phả(*), nếu nàng gật đầu thì chúng ta sẽ mời bà mối tới làm mai.” Nghe thấy tin tức Liên Mạn Nhi mang về, Trương thị lại nói với Liên Thủ Tín.
*Gia phả: gốc là 跟秦夫人把这层户纸挑明了cân tần phu nhân bả giá tằng hộ chỉ thiêu minh liễu, hộ chỉ户纸: “hộ” là nhà cửa, dòng dõi…, “chỉ” là giấy, TVNL đặt là “gia phả” cho phù hợp văn cảnh.
“Cũng được, chuyện này để cho người làm mẹ là các nàng nói là tốt nhất, nói thế nào cũng hoãn hòa(*).” Liên Thủ Tín lại gật đầu nói.
*Hoãn hòa: “hoãn” là chậm chạp, “hòa” là hòa bình, hòa nhã. Ý của 2 từ này là để 2 người phụ nữ nói chuyện với nhau mọi chuyện sẽ ổn thỏa hơn, dù thành hay bại cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến mối quan hệ giữa hai nhà.
Hai vợ chồng nói chuyện này xong, lại thương lượng nên mời ai làm bà mối.
“Lục gia thì sao, nhất định là Lục gia sẽ đồng ý. Lục gia làm mai, Tần đại nhân bên đó cũng có mặt mũi.” Một người nói.
“Ta định mời Sở tiên sinh.” Người kia liền nói: “Tuy Tần đại nhân là quan nhưng bên trong vẫn là một người đọc sách. Ta thấy ông ta rất coi trọng người đọc sách, cũng không phải nói ông ta không coi trọng Lục gia đâu nhé.”
“Nếu có Lỗ tiên sinh ở đây thì tốt rồi.” Hai vợ chồng đồng thanh nói.
Bên này đang nói chuyện, Ngũ Lang cầm một phong thư tới.
“… Là thư của Lỗ tiên sinh, vừa đưa đến.” Ngũ Lang đặt thư lên bàn, sau đó ngồi xuống ghế ở dưới giường.
Liên Mạn Nhi và Tiểu Thất vừa đi Tây phòng, lúc này cũng về tới.
“Lỗ tiên sinh gửi thư tới?! Lỗ tiên sinh vẫn khỏe chứ, trong thư viết những gì, xem một chút không biết bao giờ Lỗ tiên sinh mới trở về phủ Liêu Đông của chúng ta.” Liên Thủ Tín liền nói.
Trương thị, Liên Mạn Nhi và Tiểu Thất đều hỏi Ngũ Lang trong thư Lỗ tiên sinh viết cái gì.
“Lỗ tiên sinh nói mọi chuyện đều tốt, cũng hỏi thăm sức khỏe của cha mẹ.” Ngũ Lang chỉ trả lời những thứ này, còn lại cũng không nói nữa.
Liên Mạn Nhi cầm bức thư trên bàn lên, thấy phong thư đã mở, hiển nhiên Ngũ Lang đã đọc qua nội dung. Liên Mạn Nhi đảo mắt, mơ hồ đoán được một ít.
“Ca, vậy ca đọc thư đi, đọc cho cha mẹ nghe một chút đi.” Liên Mạn Nhi cố ý đưa thư cho Ngũ Lang.
“Đúng, đúng.” Liên Thủ Tín và Trương thị đều gật đầu nói.
Ngũ Lang không nhận thư, chỉ nhìn Liên Mạn Nhi một cái. Cái nhìn này khiến cho Liên Mạn Nhi khẳng định trong thư của Lỗ tiên sinh nhất định là có chuyện gì đó. Có chuyện gì khiến cho Ngũ Lang khó nói thế kia.
“Để con xem.” Liên Mạn Nhi cười cười, vừa ngồi xuống ghế, vừa lấy thư ra đọc.
Tiểu Thất cũng xán tới đọc thư với Liên Mạn Nhi.
Hai tỷ đệ đọc thư, đều lộ ra vẻ mặt kinh ngạc.
“Thật không ngờ.” Liên Mạn Nhi cảm thán nói.
Ngũ Lang ngồi ở đó, sắc mặt trở nên hồng. Chỉ có Liên Thủ Tín và Trương thị là buồn bực, lại thúc giục Liên Mạn Nhi và Tiểu Thất nói.
“Trong thư Lỗ tiên sinh nói cái gì vậy, mấy đứa các con bắt nạt cha mẹ không biết chữ à.”
Mặc dù Liên Thủ Tín và Trương thị đều có thể nhận biết được vài chữ, nhưng cũng không đủ để đọc thư của Lỗ tiên sinh. Bởi vì trong thư của Lỗ tiên sinh toàn chi, hồ, giả, dã, nên cho dù hai người có đọc được toàn bộ chữ thì ý nghĩa của nó lại không hiểu lắm.
“Mẹ, Lỗ tiên sinh gửi thư tới, nói muốn mai mối cho ca ca.” Liên Mạn Nhi đặt thư xuống nói.
*Hành nhỏ小香葱: Tiểu hương thông
*Hành to大葱: Đại thông. Trên google có rất nhiều hình ảnh của loại hành này, đây được gọi là Chương khâu đại thông章丘大葱, có lẽ là “hành Chương Khâu”.
Trương thị đang nói Trầm Lục.
Liên Mạn Nhi vội quay đầu đi, giả vờ làm việc, cũng không tiếp lời Trương thị.
“Nói cái gì mà đi ngang qua chứ, theo mẹ thấy, nhất định là hỏi thăm được nhà mình đi ra ngoài, ngài ấy thì tới ngay sau.” Trương thị vẫn tiếp tục nói dông dài một mình, còn mang dáng vẻ không nhịn được cười. “Còn nói cái gì mà muốn xem nhà kính, người như ngài ấy thì còn chưa thấy thứ tốt gì chứ. Nếu nói tên nhóc Tiểu Cửu muốn tới xem đồ hiếm lạ, mẹ còn tin. Không phải là ngài ấy muốn tới xem nhà kính đâu, đấy chỉ là cái cớ thôi, ngài ấy là muốn…”
“Mẹ, mẹ xem chỗ điểm tâm này có phải là quá bình thường không, có nên đổi lại cái khác không.” Rốt cuộc Liên Mạn Nhi không nghe nổi nữa, vội lên tiếng ngắt lời.
Trương thị thấy Liên Mạn Nhi nói đến chuyện chính sự là bố trí cơm trưa, cũng ngừng nói.
“Những thứ khác con xem rồi, muốn đổi thì cứ đổi. Còn bánh hành kia đừng đổi.” Trương thị lại nói: “Vợ Lưu Hưng ở phòng bếp của thôn trang làm bánh hành ngon nhất, còn ngon hơn mẹ làm, ngay cả đầu bếp nhà mình cũng không làm ngon như nàng.”
Phụ nữ nhà nông rất khéo tay, bình thường có thể dùng nguyên liệu nấu ăn đơn giản làm ra món ăn vô cùng ngon miệng, còn có một vài món sở trường đặc biệt khác. Một trong số đó có thể nói là tuyệt chiêu đặc biệt, ngay cả đầu bếp số một số hai cũng chưa chắc đã vượt qua được. Không ăn không biết, ăn rồi mới thấy kinh diễm*. Điều này giống như tục ngữ đã nói, mỹ vị ở dân gian. Rất nhiều thứ tốt đều tồn tại ở dân gian lặng lẽ nổi tiếng.
[* Kinh diễm惊艳: Kinh là kinh ngạc; diễm là ái mộ, hâm mộ. Mỹ vị dân gian: gốc là美人在民间 mỹ nhân ở dân gian, người chuyển ngữ đặt là “mỹ vị” cho hợp văn cảnh.]
Bánh hành nhìn vô cùng bình thường, nhưng muốn làm ăn ngon cũng cần phải có kỹ xảo. Đầu tiên là về phương diện nguyên liệu, loại hành mà bánh này dùng phải là hành nhỏ mà không phải là hành to.
Mà mùa này vốn chỉ có hành to không có hành nhỏ. Cũng may nhà Liên Mạn Nhi xây nhà kính, khi đó cả nhà bàn bạc nên trồng gì ở trong nhà kính, Liên Thủ Tín và Trương thị đều đề nghị trồng hành nhỏ trước.
Thực ra hành nhỏ và hành to là cùng một loại, hay có thể nói là có cùng nguồn gốc.
Vào mùa xuân, rắc thật dày hạt hành ở trên các luống đất trong ruộng, đợi đến cuối mùa xuân đầu mùa hè, những cây hành nhỏ màu xanh nhạt mọc lên, hành nhỏ có màu xanh nhạt, lá vừa dài vừa nhỏ. Lúc này mọi người sẽ nhổ hành để ăn.
Cứ như vậy, hành lớn lên, nhưng loại hành này sinh trưởng có hạn. Lúc này phải tiến hành đợt trồng trọt thứ hai. Chính là nhổ tận gốc hành nhỏ, trồng ra chỗ khác.
Trải qua lần cấy này, hành nhỏ giống như có được sự sống lần thứ hai, lớn lên khỏe mạnh từng ngày. Nếu như không có lần dời trồng(*) này, chúng sẽ già đi.
Cây hành trải qua đợt trồng trọt này, chính là hành to. Gia đình nông dân ăn hành to không giống như lúc ăn hành nhỏ, bình thường không nhổ cả cây lên để ăn, mà chỉ hái lá ăn, hành to bị hái lá còn có thể mọc ra lá khác. Như vậy một cây hành có thể ăn rất lâu, ăn đến tận mùa thu.
Hành to màu xanh nhạt, to khỏe, lá cũng dày hơn, mảnh hơn hành nhỏ, không cần nhiều nước, bởi vậy nên cũng sống lâu hơn. Mùa thu nhổ cả cây hành to lên, bảo quản tốt có thể ăn tới tận năm thứ hai.
Nhưng mùi vị của hành to cũng không tươi non như hành nhỏ, nên tuyệt đối không thể làm bánh hành.
Màu xanh nhạt của hành lá, màu trắng tinh của bột lúa mì. Mùi thơm của hành lá cộng thêm vị ngon của bột lúa mì, đấy là bánh hành đã làm xong, có thể nói đầy đủ sắc-hương-vị. Từ đầu mùa đông tới giờ, có thể thấy nó thường xuyên xuất hiện trên bàn cơm nhà Liên Mạn Nhi, cũng được cả nhà yêu thích.
Có đồ ngon, đương nhiên là Trương thị muốn cho con rể tương lai nếm thử.
Ý định ban đầu của Liên Mạn Nhi là chuyển chủ đề, vì vậy Trương thị nói như vậy, nàng cũng không phản bác.
Không ngờ Trương thị vẫn chưa thỏa mãn, nói xong việc chính rồi lại tiếp tục nói đến chủ đề vừa bị chuyển hướng.
“… Nhìn ánh mắt đó mà xem, ngài ấy muốn thấy chính là…”
“Khụ khụ…” Liên Mạn Nhi liên tục ho hai tiếng.
“Mạn Nhi, con nghe thấy mẹ nói gì không?” Trương thị lại hỏi Liên Mạn Nhi.
“À, mẹ, mẹ vừa nói gì ạ, à, nói Lục gia ạ, Lục gia đối xử với mẹ rất tốt.” Liên Mạn Nhi liền cố ý nói.
“Đúng vậy, Lục gia không soi mói nhà mình.” Trương thị nghe xong lại gật đầu cười, cũng không tiếp tục nói đến chủ đề đó nữa. Có lẽ là nhớ tới sự chu đáo của Trầm Lục đối với nhà mình, lại lo nói tiếp sẽ chọc giận khuê nữ nhà mình, liền nói một chút rồi dừng lại.
Buổi trưa, trong thôn trang bày tiệc rượu, ở tiền viện có Liên Thủ Tín, Ngũ Lang và Tiểu Thất cùng với hai huynh đệ Trầm Lục và Trầm Cửu, Liên Mạn Nhi và Trương thị bày một bàn tiệc khác ở trong hậu viện. Về phần tùy tùng hạ nhân đi theo hai nhà thì bày tiệc chiêu đãi ở khóa viện(*).
[*khóa viện跨院: là hai cái viện nhỏ ở hai bên chính viện.]
Ăn xong cơm trưa, Trầm Lục nói không có việc gì muốn đi săn ở vùng phụ cận. Ngũ Lang và Tiểu Thất đều nói muốn đi theo. Liên Mạn Nhi vốn cũng muốn đi theo dạo chơi một chút nhưng lại bị Trương thị ngăn cản.
“… Trời rất lạnh, con đừng đi ra ngoài kẻo mặt mũi bị nẻ hết… Còn có một số việc cần đích thân con làm.” Trương thị nói với Liên Mạn Nhi.
Liên Mạn Nhi cũng không miễn cưỡng, đi theo Liên Thủ Tín, Trương thị về nhà trước. Đến khi trời chạng vạng tối, Ngũ Lang và Tiểu Thất “thắng lợi trở về”, Trầm Lục đưa tới tặng Liên gia một nửa những thứ hắn săn được.
Bên này Liên Mạn Nhi cũng căn dặn mang rượu và thịt heo, dê sang Trầm phủ. Đêm đó, đám tùy tùng đi theo Trầm Lục đi săn lại được ăn một bữa tiệc rượu đặc biệt thịnh soạn.
…
Ngày mùa đông lạnh lẽo, Trầm Lục vẫn ở lại phủ thành, cứ ba ngày năm bữa lại tìm cơ hội gặp mặt Liên Mạn Nhi một lần, mặc dù phần lớn thời gian đều không nói chuyện, nhưng hai người vẫn cảm thấy thỏa mãn. Mà hôn sự của Ngũ Lang rốt cục cũng có manh mối.
Đối với chuyện hôn sự của Ngũ Lang, Trầm Lục rất để tâm. Bối cảnh gia đình của đối phương, thậm chí nhân phẩm của cô nương… hầu như nhà Liên Mạn Nhi không cần phải đi tìm người khác để hỏi thăm, Trầm Tam phu nhân chính là người cái gì cũng biết. Cho dù Trầm Tam phu nhân không biết, nàng cũng có thể tìm được người đáng tin cậy để hỏi thăm tin tức.
Cuối cùng cả nhà đều chọn trúng Tần gia. Có mấy lần Tần gia cũng biểu lộ ý tứ là rất vừa lòng.
Tần Thông Phán là người đọc sách, làm quan thanh liêm chính trực, cũng qua lại với Liên Thủ Tín. Trương thị và Tần phu nhân lui tới ngày càng thân mật, cũng có thể nói tính tình hợp nhau.
Đối với Tần Nhược Quyên, cả nhà đều rất hài lòng. Dáng vẻ Tần Nhược Quyên thanh tú, lại là trưởng nữ trong nhà, lời nói cử chỉ đều rất chững chạc ôn nhu, công dung ngôn hạnh đều rất tốt.
Những ngày này, Liên Mạn Nhi và Tần Nhược Quyên đã thành bạn tốt. Bởi vì mang tâm tư chọn vợ cho ca ca, Liên Mạn Nhi rất để ý Tần Nhược Quyên. Tính tình Tần Nhược Quyên ôn nhu, trong lòng cũng rất có chủ kiến. Liên Mạn Nhi chọn Tần Nhược Quyên là vì nàng thông tuệ, thiện lương, thật thà.
Có ba tố chất căn bản này, về sau sẽ không có trở ngại gì lớn, không có chênh lệch gì.
Tần gia bên đó cũng rất hài lòng Ngũ Lang. Nhất là Tần Thông Phán và Tần phu nhân, rất coi trọng và yêu thích Ngũ Lang, gần như không thể che giấu.
Ngũ Lang tuổi trẻ tài cao, làm việc đoan chính, ổn trọng. Cho dù chỉ có những điểm này, đó cũng là người tốt nhất được chọn làm cô gia. Huống chi, hắn còn là một thiếu niên anh tuấn, học vấn, kiến thức đều cao hơn bạn cùng lứa một bậc. Tần Thông Phán còn từng kiểm tra tài văn chương của Ngũ Lang, sau đó mặc dù ngoài miệng chỉ nói Ngũ Lang có thể đào tạo thành tài, nhưng xem ra trong lòng đã rất hài lòng rồi.
Hai nhà đều có ý, Trương thị còn cố ý hỏi riêng Ngũ Lang, Ngũ Lang cũng gật đầu.
Về sau Liên Mạn Nhi còn đến Tần gia, quanh co lòng vòng mà thăm dò Tần Nhược Quyên, biết Tần Nhược Quyên cũng có thiện cảm với Ngũ Lang. Chuyện này trong lòng hai nhà đều đã biết rõ. Tần Nhược Quyên có thể tỏ ra có cảm tình, điều này cho thấy nàng cũng vừa ý Ngũ Lang, vừa ý cửa hôn sự này .
“Vậy ngày mai ta sẽ tới thăm, cùng Tần phu nhân nói rõ về gia phả(*), nếu nàng gật đầu thì chúng ta sẽ mời bà mối tới làm mai.” Nghe thấy tin tức Liên Mạn Nhi mang về, Trương thị lại nói với Liên Thủ Tín.
*Gia phả: gốc là 跟秦夫人把这层户纸挑明了cân tần phu nhân bả giá tằng hộ chỉ thiêu minh liễu, hộ chỉ户纸: “hộ” là nhà cửa, dòng dõi…, “chỉ” là giấy, TVNL đặt là “gia phả” cho phù hợp văn cảnh.
“Cũng được, chuyện này để cho người làm mẹ là các nàng nói là tốt nhất, nói thế nào cũng hoãn hòa(*).” Liên Thủ Tín lại gật đầu nói.
*Hoãn hòa: “hoãn” là chậm chạp, “hòa” là hòa bình, hòa nhã. Ý của 2 từ này là để 2 người phụ nữ nói chuyện với nhau mọi chuyện sẽ ổn thỏa hơn, dù thành hay bại cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến mối quan hệ giữa hai nhà.
Hai vợ chồng nói chuyện này xong, lại thương lượng nên mời ai làm bà mối.
“Lục gia thì sao, nhất định là Lục gia sẽ đồng ý. Lục gia làm mai, Tần đại nhân bên đó cũng có mặt mũi.” Một người nói.
“Ta định mời Sở tiên sinh.” Người kia liền nói: “Tuy Tần đại nhân là quan nhưng bên trong vẫn là một người đọc sách. Ta thấy ông ta rất coi trọng người đọc sách, cũng không phải nói ông ta không coi trọng Lục gia đâu nhé.”
“Nếu có Lỗ tiên sinh ở đây thì tốt rồi.” Hai vợ chồng đồng thanh nói.
Bên này đang nói chuyện, Ngũ Lang cầm một phong thư tới.
“… Là thư của Lỗ tiên sinh, vừa đưa đến.” Ngũ Lang đặt thư lên bàn, sau đó ngồi xuống ghế ở dưới giường.
Liên Mạn Nhi và Tiểu Thất vừa đi Tây phòng, lúc này cũng về tới.
“Lỗ tiên sinh gửi thư tới?! Lỗ tiên sinh vẫn khỏe chứ, trong thư viết những gì, xem một chút không biết bao giờ Lỗ tiên sinh mới trở về phủ Liêu Đông của chúng ta.” Liên Thủ Tín liền nói.
Trương thị, Liên Mạn Nhi và Tiểu Thất đều hỏi Ngũ Lang trong thư Lỗ tiên sinh viết cái gì.
“Lỗ tiên sinh nói mọi chuyện đều tốt, cũng hỏi thăm sức khỏe của cha mẹ.” Ngũ Lang chỉ trả lời những thứ này, còn lại cũng không nói nữa.
Liên Mạn Nhi cầm bức thư trên bàn lên, thấy phong thư đã mở, hiển nhiên Ngũ Lang đã đọc qua nội dung. Liên Mạn Nhi đảo mắt, mơ hồ đoán được một ít.
“Ca, vậy ca đọc thư đi, đọc cho cha mẹ nghe một chút đi.” Liên Mạn Nhi cố ý đưa thư cho Ngũ Lang.
“Đúng, đúng.” Liên Thủ Tín và Trương thị đều gật đầu nói.
Ngũ Lang không nhận thư, chỉ nhìn Liên Mạn Nhi một cái. Cái nhìn này khiến cho Liên Mạn Nhi khẳng định trong thư của Lỗ tiên sinh nhất định là có chuyện gì đó. Có chuyện gì khiến cho Ngũ Lang khó nói thế kia.
“Để con xem.” Liên Mạn Nhi cười cười, vừa ngồi xuống ghế, vừa lấy thư ra đọc.
Tiểu Thất cũng xán tới đọc thư với Liên Mạn Nhi.
Hai tỷ đệ đọc thư, đều lộ ra vẻ mặt kinh ngạc.
“Thật không ngờ.” Liên Mạn Nhi cảm thán nói.
Ngũ Lang ngồi ở đó, sắc mặt trở nên hồng. Chỉ có Liên Thủ Tín và Trương thị là buồn bực, lại thúc giục Liên Mạn Nhi và Tiểu Thất nói.
“Trong thư Lỗ tiên sinh nói cái gì vậy, mấy đứa các con bắt nạt cha mẹ không biết chữ à.”
Mặc dù Liên Thủ Tín và Trương thị đều có thể nhận biết được vài chữ, nhưng cũng không đủ để đọc thư của Lỗ tiên sinh. Bởi vì trong thư của Lỗ tiên sinh toàn chi, hồ, giả, dã, nên cho dù hai người có đọc được toàn bộ chữ thì ý nghĩa của nó lại không hiểu lắm.
“Mẹ, Lỗ tiên sinh gửi thư tới, nói muốn mai mối cho ca ca.” Liên Mạn Nhi đặt thư xuống nói.
*Hành nhỏ小香葱: Tiểu hương thông
*Hành to大葱: Đại thông. Trên google có rất nhiều hình ảnh của loại hành này, đây được gọi là Chương khâu đại thông章丘大葱, có lẽ là “hành Chương Khâu”.