"Thiếp thân nào dám có lòng bất mãn."Trên mặt Lưu Minh thoáng hiện một tia đau khổ, nói: "Hoa tàn ít bướm, làm sao sánh bằng những nữ tử trẻ tuổi đó. Hoàng thượng ngài không biết đấy thôi, trong phủ Lương công, đám hồ ly lẳng lơ đó nghe nói Lương công sắp hồi triều, ai ai cũng đều trang điểm xinh đẹp, ha ha, thật không biết nên nói gì đây."
"Chuyện ngày trẫm không giúp được hoàng cô rồi." Lưu Hiệp khuyên: "Nam nhân mà, phong lưu một chút cũng là chuyện thường tình, huống chi thừa tướng vị cực nhân thần, còn là anh hùng trong lòng người trong thiên hạ, hoàng cô nên nghĩ thoáng một chút."
"Từ lâu đã nghĩ thoáng rồi." Lưu Minh tự giễu: "Hiện tại á, tâm tư của thiếp thân đều đặt lên người Cơ nhi, chỉ ngóng trông Cơ nhi lớn lên được vui vẻ, tương lại lớn rồi chọn một lang quân như ý, bất kể là nhà người làm quan hay là hào môn phú thương, cho dù là tiểu dân cũng được. Cho dù có như vậy cũng tuyệt không thể gả cho hạng tứ xứ lưu tình như phụ thân của Cơ nhi."
Lưu Hiệp che miệng cười trộm, rồi lập tức nghiêm mặt nói với Lưu Minh: "Kỳ thực trẫm có một chuyện quan trọng muốn hỏi hoàng cô." tại
Lưu Minh nói: "Chuyện gì vậy?"
Lưu Hiệp nói: "Trẫm muốn phong thừa tướng làm dị tính vương, nhưng văn võ khắp triều đều phản đối..."
"Ngài muốn phong Lương công làm dị tính vương ư." Lưu Minh thần sắc ngưng trọng, trầm giọng nói: "Hoàng thượng, cái này ngài đã nghĩ kỹ chưa."
"Kỳ thực, trẫm sớm đã nghĩ kỹ rồi." Lưu Hiệp buồn bã thở dài, nói: "Nghĩ kỹ hơn bất kỳ ai."
Lưu Minh nói: "Ý của hoàng thượng là..."
"Không có gì." Lưu Hiệp tránh khỏi trọng tâm câu chuyện, bảo: "Trẫm chính là muốn hỏi hoàng cô một chút, trẫm có nên phong thừa tướng làm dị tính vương không."
"Việc này tiện thiếp thật sự là cũng không thể nói được." Lưu Minh cười khổ, nói: "Hay là hoàng thượng tự mình quyết định đi."
...
Hổ Lao quan.
Trần Quần, Lý Túc, Khoái Việt, Lỗ Túc đã rời đi, trong đại trướng chỉ còn lại Mã Dược và Giả Hủ hai người.
Giả Hủ nói: "Lời của Trần Quần tuy đại nghịch bất đạo, nhưng cửu phẩm trung chính chế mà hắn đề ra lại phi thường có kiến giải. Hủ cho rằng bắt chước chế độ tam công cửu khanh từ Tần triều có rất nhiều chỗ không hợp lý. Ví dụ như cơ cấu lỏng lẻo, chức quyền chồng chéo, hoặc là thiếu xót. Quan viên làm việc với hiệu suất quá thấp, mà cửu phẩm trung chính chế do Trần Quần đề xuất lại có thể vừa hay lấp được chỗ khuyết này."
"Ha ha." Mã Dược nói: "Cửu phẩm trung chính chế của Trần Quần quả thật là không tồi, có điều cô lại có một cách hay hơn."
"Ồ?" Giả Hủ vui vẻ nói: "Chúa công còn có cách hay hơn ư?"
"Cái này cũng phải cám ơn Trần Quần nhắc nhở cô đó." Mã Dược nói: "Để cô nghĩ tới tam tỉnh lục bộ chế, có điều suy xét tình huống thực tế, có thể đổi thành tam tỉnh bát bộ chế!"
"Tam tỉnh bát bộ chế?" Giả Hủ nghe mà đầu quay mòng mòng, hỏi: "Tam tỉnh bát bộ là gì?"
Mã Dược nói: "Tam tỉnh chính là trung thư tỉnh, môn hạ tỉnh, thượng thư tỉnh. Bát bộ chính là bát bộ như binh (bộ quốc phòng), công (bộ kiến thiết), lễ (bộ giáo dục), lại (bộ nhân sự), nông (bộ nông nghiệp), thương (bộ thương vụ), hình (bộ công an), hộ (bộ dân chính) thuộc thượng thư tỉnh."
Giả Hủ nói: "Phân công cụ thể của tam tỉnh bát bộ là thế nào?"
Mã Dược nói: "Chức trách của trung thư tỉnh là phụ trợ thừa tướng tiến hành quyết sách, quyết định quốc gia đại sự; chức trách của môn hạ tỉnh là phụ trách tiến hành thẩm tra quyết sách của trung thư tỉnh, để xác định tính chuẩn xác và tình khả thi. Bát bộ thượng thư của thượng thư tỉnh thì cụ thể phụ trách chấp hành các hạng quyết sách của trung thư tỉnh!"
"Thì ra là như vậy." Giả Hủ đột nhiên bừng tỉnh: "Như vậy, chính lệnh của thiên hạ đều ra từ tay thừa tướng, vô luận là bổ nhiệm bãi nhiệm, lên chức xuống chức của quân viên hay là ủy phái điều động quân đội đều đều phải qua sự cho phép của thừa tướng. Dần dà, quận thủ, huyện lệnh thiên hạ đều xuất phát từ môn hạ của thừa tướng, tướng lĩnh các quân đều là môn sinh của thừa tướng, tất cả đều nước chảy thành công. Ha ha!"
"Đó là chuyện về sau, để sau hẵng nói." Mã Dược cười nhạt, nói tiếp: "Việc cấp thiết bây giờ là thúc đẩy chế độ khoa cử, tuyển bạt một lượng lớn quan viên. Cô định trong nửa năm sẽ bổ nhiệm và bãi nhiệm quân viên của các châu, quận, huyện, sau đó dùng thời gian hai năm để ổn định cục thế, đợi thế cục của các châu được ổn định mới khởi binh nam hạ, dùng thế lôi đình diệt dư nghiệt của Tôn, Tào."
Giả Hủ nói: "Chúa công là nói cường hành xúc tiến chế độ khoa cử?"
"Ừ." Mã Dược gật đầu, mắt lộ ra sát cơ, trầm giọng nói: "Để Mã Đại dẫn hai vạn Tây Lương thiết kỵ tiến vào Tây Xuyên, để đảm bảo thi Hương được tiến hành thuận lợi."
Giả Hủ gật đầu, nghiêm giọng nói: "Hiểu rồi."
...
Lạc Dương, thẩm cung của Hán Hiến đế.
Phục hoàng hậu tỉnh dậy, đột nhiên phát hiện thiên tử đang đứng ở trước cửa sổ nhìn ánh trăng ở trên trời đến ngây ngốc, bóng lưng lộ ra vẻ gầy yếu, dưới ánh trăng được kéo dài ra, bóng và người gần nhau, nhìn vô cùng cô độc.
"Bệ hạ." Phục hoàng hậu cầm cẩm bào nhẹ nhàng choàng lên người Lưu Hiệp, ôn nhu nói: "Ngài sao lại dậy?"
Lưu Hiệp thở dài một tiếng, thở dài nói: "Trẫm không ngủ được."
Phục hoàng hậu nói: "Bệ hạ có tâm sư ư?"
Lưu Hiệp nhẹ nhàng ừ một tiếng.
Phục hoàng hậu nói: "Thần thiếp có thể nghe không?"
Lưu Hiệp đột nhiên nói: "Hoàng hậu, trẫm hỏi nàng, các châu Ung, Ti, Lương, Sóc như thế nào dưới sự cai trị của thừa tướng?"
Phục hoàng hậu nói: "Cái này còn cần phải nói sao, mưa hòa gió thuận, quốc thái dân an. Từ sau khi thừa tướng cung nghênh bệ hạ tới Đông đô, Lạc Dương vốn tan hoang bất kham trong mấy năm ngắn ngủi liền khôi phục như trước. Hiện tại trên đại nhai thành Lạc Dương mỗi ngày đều ngựa xe như nước, khách thương vãng lai qua lại không ngớt. Nghe phụ thân (Phục Hoàng) nói, Đông đô hiện tại đã phồn vinh hơn bất kỳ thời kỳ nào trước đây."
"Đúng vậy." Lưu Hiệp gật đầu, xúc động nói: "Nhưng đây đều là công lao của thừa tướng. Nếu không có thừa tướng, Đông đô Lạc Dương há có thể có được ngày hôm nay? Các châu bên dưới há có được thịnh vượng như ngày hôm nay, thiên hạ bách tính há có được cuộc sống sung túc như bây giờ? Trẫm suy tính trước sau, thực sự là rất cám ơn Lương hầu. Hoàng hậu, nàng nói người làm vua, quan trọng nhất là gì?"
Phục hoàng hậu nói: "Thần thiếp cho rằng người làm vua, quan trọng nhất là nhân hiếu."
"Không." Lưu Hiệp lắc đầu, nói: "Nếu nói nhân hiếu, lịch đại tiên hoàng không thiếu nhân nghĩa chi quân, cũng không thiếu pháp hiếu chi quân (vua bất hiếu). Nhưng vì sao không thể đại trị thiên hạ, không thế để bách tính dưới quyền cai trị có được cuộc sống sung túc giống như thừa tướng đã làm? Vì sao không thể giống như Lạc Dương dưới quyền thừa tướng có sinh cơ sáng rỡ mà trước giờ chưa từng có? Đây là vì sao?"
Phục hoàng hậu nói: "Cái này... bện hạ hay là đi hỏi thừa tướng đi."
"Đúng vậy, có một ngày trẫm sẽ hỏi thừa tướng." Lưu Hiệp nói: "Có điều, không phải là bây giờ."
Phục hoàng hậu kinh ngạc nói: "Bệ hạ, ngài sao vậy?"
"Không có gì." Lưu Hiệp nói: "Chỉ có trải qua lang bạt kỳ hồ, mới biết được cuộc sống an định đáng quý như thế nào, chỉ có trải qua cơ hàn bần khổ, mới biết cuộc sống sung túc khó khăn biết bao. Hoàng hậu, trẫm tuy trẻ tuổi, nhưng không phải là kẻ hồ đồ. Trong lòng trẫm sáng tỏ như gương, trẫm kỳ thực cái gì cũng hiểu. Nhưng văn võ toàn triều của trẫm lại không hiểu, trẫm thực sự lo lắng cho bọn họ..."
Phục hoàng hậu bị Lưu Hiệp nói cho ngây người, có lòng muốn hỏi hai câu nhưng lại không biết nên hỏi từ đâu.
...
Tương Dương, Tào Chân công phủ.
Tào Chân đang cùng Gia Cát Lượng, Trình Dục, Lưu Diệp, Cổ Quy nghị sự.
Lưu Diệp nói: "Thám tử hồi báo, thiên tử có ý phong Mã đồ tể làm Lương vương, có điều do bá quan trong triều kiên quyết phản đối nên chuyện không thành. Có điều người ta cho rằng sau khi Mã đồ tể về triều, tất sẽ có nịnh thần sẽ lại đem chuyện này ra để nghị sự hòng nịnh bợ Mã đồ tể. Mã đồ tể tay nắm trọng binh, tích lũy sâu dày. Tới lúc đó đám triều quan tham sống sợ chết liệu có gan để tỏ ý phản đối ở ngay trước mặt Mã đồ tể hay không thì còn khó nói."
Gia Cát Lượng nói: "Chuyện phong vương e rằng là ván đã đóng thuyền rồi."
Trình Dục cũng nói: "Khổng Minh nói rất đúng, cho dù văn võ bá quan phản đối thì sao chứ?"
Cổ Quy nói: "Mã đồ tể một khi được phong Lương vương, trên danh nghĩ có thể đè ép chúa công, Quy cho rằng chúa công cũng nên tự xưng làm Sở vương."
"Tự xưng làm Sở vương ư?" Gia Cát Lượng lắc đầu nói: "Không không không, như vậy e rằng sẽ bị người trong thiên hạ dị nghị. Lượng cho rằng chúa công nên tấu lên thiên tử, xin cho Tôn Quyền làm Ngô vương, Tôn Quyền tất sẽ báo đáp, dâng biểu xin cho chúa công làm Sở vương. Một khi Mã đồ tể thực sự được tấn phong Lương vương, vậy Tôn Quyền được tấn phong là Ngô vương, chúa công tấn phong Sở vương cũng là chuyện nước chảy thành sông thôi."
Ngụ ý của Gia Cát Lượng là chuyện phong vương mình tốt nhất đừng ra mặt. Nếu do Tôn Quyền thay Tào Chân tấu lên triều đình vậy thì là thuận lý thành chương. Còn triều đình có đáp ứng hay không thì kỳ thực không quan trọng, bởi vì hiện tại ai cũng biết triều đình đã hoàn toàn nằm trong quyền khống chế của Mã đồ tể. Mã đồ tể có thể nói mình là phụng chỉ thảo tặc thì Tôn Quyền, Tào Chân cũng có thể mặt khác nói là phụng mất chiếu thanh quân.
Dẫu sao thì đây chỉ là trên danh nghĩa, còn ai là vua ai là giặc thì chẳng ai nói được, chỉ có thể nhìn vào kết quả cuối cùng mà thôi.
"Biện pháp này rất hay!" Trình Dục khen: "Tốt nhất là nên rèn sắt lúc còn nóng, phái sử giá tới Mạt Lăng để liên hệ với Đông Ngô."
"Tốt, việc này cứ quyết định như vậy đi." Tào Chân nói tới đây thì dừng lại, nói với Lưu Diệp: "Vậy phiền Tử Dương đi sứ một chuyến tới Đông Ngô vậy."
Lưu Diệp vội vàng đứng dậy ôm quyền nói: "Tuân lệnh."
"Ừ." Tào Chân gật đầu, nhìn quanh mọi người, nói: "Hiện tại nên thương nghị chiến lược sau này rồi, trước mắt cục thế mà quân ta phải đối diện vô cùng nghiêm trọng. Mười vạn đại quân của Từ Hoảng đóng ở Nam Dương tùy thời đều có thể huy sư nam hạ, Vĩnh An lại có năm vạn đại quân của Trương Tú, Trương Nhiệm đang tập kết. Nếu hai lộ quân Lương này đồng thời xuất binh, hai mặt giáp kích Kinh Châu. Kinh Châu sẽ gặp nguy hiểm."
Gia Cát Lượng nói: "Chúa công không cần phải lo lắng, Lượng cho rằng trong vòng ba năm quân Lương sẽ không nam hạ đâu."
Trình Dục hỏi: "Tại sao lại vậy?"
Gia Cát Lượng nói: "Sau một phen ác chiến với Đông Ngô ở Hoài Nam, tổn thất của quân Lương tuy không đáng kể, nhưng lương thảo truy trọng tiêu hao lại rất lớn. Đặc biệt là để an trí cho mấy trăm vạn bách tính chịu tai họa của quận Hoài Nam, càng tiêu hao hết tất cả lương tồn của các châu dưới quyền cai trị. Không có ba tới năm năm tích lũy, quân Lương căn bản không thể ồ ạt nam hạ."
Tào Chân nói: "Cũng chính là nói, quân ta còn có thời gian ba tới năm năm để chuẩn bị?"
Gia Cát Lượng nói: "Tối đa là năm năm, ít nhất là ba năm."
Tào Chân nói: "Vậy việc cần kíp mà quân ta nên làm hiện giờ là gì?"
Gia Cát Lượng nói: "Việc cần kíp bây giờ là huấn luyện thủy quân, tranh thủ trong vòng ba năm huấn luyện ra một nhánh thủy quân tinh nhuệ! Binh lực của nhánh thủy quân này có thẻ không cần quá nhiều, nhưng nhất định phải kỷ luật nghiêm minh, tác chiến dũng cảm, điều đặc biệt quan trọng là trang bị nhất định phải tinh lương. Không biết chư vị có từng nghĩ tới không, sự tiến công của Tây Lương thiết kỵ mà Mã Siêu suất lĩnh vì sao lại lợi hại như vậy? Dưới móng sắt của Tây Lương thiết kỵ, sĩ tốt Nam Dương của Hoàng Trung tướng quân không chịu nổi một kích!"
Tào Chân hỏi: "Vì sao?"
Gia Cát Lượng nói: "Bởi vì Tây Lương thiết kỵ kỷ luật nghiêm minh, tác chiến dũng cảm. Bọ chúng được trang bị thiết giáp kiên cố nhất, binh khí tinh lương nhất, đặc biệt là lao của bọn chúng càng khiến người ta ghi nhớ sâu sắc. Quả thực chính là ác mộng của tướng sĩ quân ta!"
"Chuyện ngày trẫm không giúp được hoàng cô rồi." Lưu Hiệp khuyên: "Nam nhân mà, phong lưu một chút cũng là chuyện thường tình, huống chi thừa tướng vị cực nhân thần, còn là anh hùng trong lòng người trong thiên hạ, hoàng cô nên nghĩ thoáng một chút."
"Từ lâu đã nghĩ thoáng rồi." Lưu Minh tự giễu: "Hiện tại á, tâm tư của thiếp thân đều đặt lên người Cơ nhi, chỉ ngóng trông Cơ nhi lớn lên được vui vẻ, tương lại lớn rồi chọn một lang quân như ý, bất kể là nhà người làm quan hay là hào môn phú thương, cho dù là tiểu dân cũng được. Cho dù có như vậy cũng tuyệt không thể gả cho hạng tứ xứ lưu tình như phụ thân của Cơ nhi."
Lưu Hiệp che miệng cười trộm, rồi lập tức nghiêm mặt nói với Lưu Minh: "Kỳ thực trẫm có một chuyện quan trọng muốn hỏi hoàng cô." tại
Lưu Minh nói: "Chuyện gì vậy?"
Lưu Hiệp nói: "Trẫm muốn phong thừa tướng làm dị tính vương, nhưng văn võ khắp triều đều phản đối..."
"Ngài muốn phong Lương công làm dị tính vương ư." Lưu Minh thần sắc ngưng trọng, trầm giọng nói: "Hoàng thượng, cái này ngài đã nghĩ kỹ chưa."
"Kỳ thực, trẫm sớm đã nghĩ kỹ rồi." Lưu Hiệp buồn bã thở dài, nói: "Nghĩ kỹ hơn bất kỳ ai."
Lưu Minh nói: "Ý của hoàng thượng là..."
"Không có gì." Lưu Hiệp tránh khỏi trọng tâm câu chuyện, bảo: "Trẫm chính là muốn hỏi hoàng cô một chút, trẫm có nên phong thừa tướng làm dị tính vương không."
"Việc này tiện thiếp thật sự là cũng không thể nói được." Lưu Minh cười khổ, nói: "Hay là hoàng thượng tự mình quyết định đi."
...
Hổ Lao quan.
Trần Quần, Lý Túc, Khoái Việt, Lỗ Túc đã rời đi, trong đại trướng chỉ còn lại Mã Dược và Giả Hủ hai người.
Giả Hủ nói: "Lời của Trần Quần tuy đại nghịch bất đạo, nhưng cửu phẩm trung chính chế mà hắn đề ra lại phi thường có kiến giải. Hủ cho rằng bắt chước chế độ tam công cửu khanh từ Tần triều có rất nhiều chỗ không hợp lý. Ví dụ như cơ cấu lỏng lẻo, chức quyền chồng chéo, hoặc là thiếu xót. Quan viên làm việc với hiệu suất quá thấp, mà cửu phẩm trung chính chế do Trần Quần đề xuất lại có thể vừa hay lấp được chỗ khuyết này."
"Ha ha." Mã Dược nói: "Cửu phẩm trung chính chế của Trần Quần quả thật là không tồi, có điều cô lại có một cách hay hơn."
"Ồ?" Giả Hủ vui vẻ nói: "Chúa công còn có cách hay hơn ư?"
"Cái này cũng phải cám ơn Trần Quần nhắc nhở cô đó." Mã Dược nói: "Để cô nghĩ tới tam tỉnh lục bộ chế, có điều suy xét tình huống thực tế, có thể đổi thành tam tỉnh bát bộ chế!"
"Tam tỉnh bát bộ chế?" Giả Hủ nghe mà đầu quay mòng mòng, hỏi: "Tam tỉnh bát bộ là gì?"
Mã Dược nói: "Tam tỉnh chính là trung thư tỉnh, môn hạ tỉnh, thượng thư tỉnh. Bát bộ chính là bát bộ như binh (bộ quốc phòng), công (bộ kiến thiết), lễ (bộ giáo dục), lại (bộ nhân sự), nông (bộ nông nghiệp), thương (bộ thương vụ), hình (bộ công an), hộ (bộ dân chính) thuộc thượng thư tỉnh."
Giả Hủ nói: "Phân công cụ thể của tam tỉnh bát bộ là thế nào?"
Mã Dược nói: "Chức trách của trung thư tỉnh là phụ trợ thừa tướng tiến hành quyết sách, quyết định quốc gia đại sự; chức trách của môn hạ tỉnh là phụ trách tiến hành thẩm tra quyết sách của trung thư tỉnh, để xác định tính chuẩn xác và tình khả thi. Bát bộ thượng thư của thượng thư tỉnh thì cụ thể phụ trách chấp hành các hạng quyết sách của trung thư tỉnh!"
"Thì ra là như vậy." Giả Hủ đột nhiên bừng tỉnh: "Như vậy, chính lệnh của thiên hạ đều ra từ tay thừa tướng, vô luận là bổ nhiệm bãi nhiệm, lên chức xuống chức của quân viên hay là ủy phái điều động quân đội đều đều phải qua sự cho phép của thừa tướng. Dần dà, quận thủ, huyện lệnh thiên hạ đều xuất phát từ môn hạ của thừa tướng, tướng lĩnh các quân đều là môn sinh của thừa tướng, tất cả đều nước chảy thành công. Ha ha!"
"Đó là chuyện về sau, để sau hẵng nói." Mã Dược cười nhạt, nói tiếp: "Việc cấp thiết bây giờ là thúc đẩy chế độ khoa cử, tuyển bạt một lượng lớn quan viên. Cô định trong nửa năm sẽ bổ nhiệm và bãi nhiệm quân viên của các châu, quận, huyện, sau đó dùng thời gian hai năm để ổn định cục thế, đợi thế cục của các châu được ổn định mới khởi binh nam hạ, dùng thế lôi đình diệt dư nghiệt của Tôn, Tào."
Giả Hủ nói: "Chúa công là nói cường hành xúc tiến chế độ khoa cử?"
"Ừ." Mã Dược gật đầu, mắt lộ ra sát cơ, trầm giọng nói: "Để Mã Đại dẫn hai vạn Tây Lương thiết kỵ tiến vào Tây Xuyên, để đảm bảo thi Hương được tiến hành thuận lợi."
Giả Hủ gật đầu, nghiêm giọng nói: "Hiểu rồi."
...
Lạc Dương, thẩm cung của Hán Hiến đế.
Phục hoàng hậu tỉnh dậy, đột nhiên phát hiện thiên tử đang đứng ở trước cửa sổ nhìn ánh trăng ở trên trời đến ngây ngốc, bóng lưng lộ ra vẻ gầy yếu, dưới ánh trăng được kéo dài ra, bóng và người gần nhau, nhìn vô cùng cô độc.
"Bệ hạ." Phục hoàng hậu cầm cẩm bào nhẹ nhàng choàng lên người Lưu Hiệp, ôn nhu nói: "Ngài sao lại dậy?"
Lưu Hiệp thở dài một tiếng, thở dài nói: "Trẫm không ngủ được."
Phục hoàng hậu nói: "Bệ hạ có tâm sư ư?"
Lưu Hiệp nhẹ nhàng ừ một tiếng.
Phục hoàng hậu nói: "Thần thiếp có thể nghe không?"
Lưu Hiệp đột nhiên nói: "Hoàng hậu, trẫm hỏi nàng, các châu Ung, Ti, Lương, Sóc như thế nào dưới sự cai trị của thừa tướng?"
Phục hoàng hậu nói: "Cái này còn cần phải nói sao, mưa hòa gió thuận, quốc thái dân an. Từ sau khi thừa tướng cung nghênh bệ hạ tới Đông đô, Lạc Dương vốn tan hoang bất kham trong mấy năm ngắn ngủi liền khôi phục như trước. Hiện tại trên đại nhai thành Lạc Dương mỗi ngày đều ngựa xe như nước, khách thương vãng lai qua lại không ngớt. Nghe phụ thân (Phục Hoàng) nói, Đông đô hiện tại đã phồn vinh hơn bất kỳ thời kỳ nào trước đây."
"Đúng vậy." Lưu Hiệp gật đầu, xúc động nói: "Nhưng đây đều là công lao của thừa tướng. Nếu không có thừa tướng, Đông đô Lạc Dương há có thể có được ngày hôm nay? Các châu bên dưới há có được thịnh vượng như ngày hôm nay, thiên hạ bách tính há có được cuộc sống sung túc như bây giờ? Trẫm suy tính trước sau, thực sự là rất cám ơn Lương hầu. Hoàng hậu, nàng nói người làm vua, quan trọng nhất là gì?"
Phục hoàng hậu nói: "Thần thiếp cho rằng người làm vua, quan trọng nhất là nhân hiếu."
"Không." Lưu Hiệp lắc đầu, nói: "Nếu nói nhân hiếu, lịch đại tiên hoàng không thiếu nhân nghĩa chi quân, cũng không thiếu pháp hiếu chi quân (vua bất hiếu). Nhưng vì sao không thể đại trị thiên hạ, không thế để bách tính dưới quyền cai trị có được cuộc sống sung túc giống như thừa tướng đã làm? Vì sao không thể giống như Lạc Dương dưới quyền thừa tướng có sinh cơ sáng rỡ mà trước giờ chưa từng có? Đây là vì sao?"
Phục hoàng hậu nói: "Cái này... bện hạ hay là đi hỏi thừa tướng đi."
"Đúng vậy, có một ngày trẫm sẽ hỏi thừa tướng." Lưu Hiệp nói: "Có điều, không phải là bây giờ."
Phục hoàng hậu kinh ngạc nói: "Bệ hạ, ngài sao vậy?"
"Không có gì." Lưu Hiệp nói: "Chỉ có trải qua lang bạt kỳ hồ, mới biết được cuộc sống an định đáng quý như thế nào, chỉ có trải qua cơ hàn bần khổ, mới biết cuộc sống sung túc khó khăn biết bao. Hoàng hậu, trẫm tuy trẻ tuổi, nhưng không phải là kẻ hồ đồ. Trong lòng trẫm sáng tỏ như gương, trẫm kỳ thực cái gì cũng hiểu. Nhưng văn võ toàn triều của trẫm lại không hiểu, trẫm thực sự lo lắng cho bọn họ..."
Phục hoàng hậu bị Lưu Hiệp nói cho ngây người, có lòng muốn hỏi hai câu nhưng lại không biết nên hỏi từ đâu.
...
Tương Dương, Tào Chân công phủ.
Tào Chân đang cùng Gia Cát Lượng, Trình Dục, Lưu Diệp, Cổ Quy nghị sự.
Lưu Diệp nói: "Thám tử hồi báo, thiên tử có ý phong Mã đồ tể làm Lương vương, có điều do bá quan trong triều kiên quyết phản đối nên chuyện không thành. Có điều người ta cho rằng sau khi Mã đồ tể về triều, tất sẽ có nịnh thần sẽ lại đem chuyện này ra để nghị sự hòng nịnh bợ Mã đồ tể. Mã đồ tể tay nắm trọng binh, tích lũy sâu dày. Tới lúc đó đám triều quan tham sống sợ chết liệu có gan để tỏ ý phản đối ở ngay trước mặt Mã đồ tể hay không thì còn khó nói."
Gia Cát Lượng nói: "Chuyện phong vương e rằng là ván đã đóng thuyền rồi."
Trình Dục cũng nói: "Khổng Minh nói rất đúng, cho dù văn võ bá quan phản đối thì sao chứ?"
Cổ Quy nói: "Mã đồ tể một khi được phong Lương vương, trên danh nghĩ có thể đè ép chúa công, Quy cho rằng chúa công cũng nên tự xưng làm Sở vương."
"Tự xưng làm Sở vương ư?" Gia Cát Lượng lắc đầu nói: "Không không không, như vậy e rằng sẽ bị người trong thiên hạ dị nghị. Lượng cho rằng chúa công nên tấu lên thiên tử, xin cho Tôn Quyền làm Ngô vương, Tôn Quyền tất sẽ báo đáp, dâng biểu xin cho chúa công làm Sở vương. Một khi Mã đồ tể thực sự được tấn phong Lương vương, vậy Tôn Quyền được tấn phong là Ngô vương, chúa công tấn phong Sở vương cũng là chuyện nước chảy thành sông thôi."
Ngụ ý của Gia Cát Lượng là chuyện phong vương mình tốt nhất đừng ra mặt. Nếu do Tôn Quyền thay Tào Chân tấu lên triều đình vậy thì là thuận lý thành chương. Còn triều đình có đáp ứng hay không thì kỳ thực không quan trọng, bởi vì hiện tại ai cũng biết triều đình đã hoàn toàn nằm trong quyền khống chế của Mã đồ tể. Mã đồ tể có thể nói mình là phụng chỉ thảo tặc thì Tôn Quyền, Tào Chân cũng có thể mặt khác nói là phụng mất chiếu thanh quân.
Dẫu sao thì đây chỉ là trên danh nghĩa, còn ai là vua ai là giặc thì chẳng ai nói được, chỉ có thể nhìn vào kết quả cuối cùng mà thôi.
"Biện pháp này rất hay!" Trình Dục khen: "Tốt nhất là nên rèn sắt lúc còn nóng, phái sử giá tới Mạt Lăng để liên hệ với Đông Ngô."
"Tốt, việc này cứ quyết định như vậy đi." Tào Chân nói tới đây thì dừng lại, nói với Lưu Diệp: "Vậy phiền Tử Dương đi sứ một chuyến tới Đông Ngô vậy."
Lưu Diệp vội vàng đứng dậy ôm quyền nói: "Tuân lệnh."
"Ừ." Tào Chân gật đầu, nhìn quanh mọi người, nói: "Hiện tại nên thương nghị chiến lược sau này rồi, trước mắt cục thế mà quân ta phải đối diện vô cùng nghiêm trọng. Mười vạn đại quân của Từ Hoảng đóng ở Nam Dương tùy thời đều có thể huy sư nam hạ, Vĩnh An lại có năm vạn đại quân của Trương Tú, Trương Nhiệm đang tập kết. Nếu hai lộ quân Lương này đồng thời xuất binh, hai mặt giáp kích Kinh Châu. Kinh Châu sẽ gặp nguy hiểm."
Gia Cát Lượng nói: "Chúa công không cần phải lo lắng, Lượng cho rằng trong vòng ba năm quân Lương sẽ không nam hạ đâu."
Trình Dục hỏi: "Tại sao lại vậy?"
Gia Cát Lượng nói: "Sau một phen ác chiến với Đông Ngô ở Hoài Nam, tổn thất của quân Lương tuy không đáng kể, nhưng lương thảo truy trọng tiêu hao lại rất lớn. Đặc biệt là để an trí cho mấy trăm vạn bách tính chịu tai họa của quận Hoài Nam, càng tiêu hao hết tất cả lương tồn của các châu dưới quyền cai trị. Không có ba tới năm năm tích lũy, quân Lương căn bản không thể ồ ạt nam hạ."
Tào Chân nói: "Cũng chính là nói, quân ta còn có thời gian ba tới năm năm để chuẩn bị?"
Gia Cát Lượng nói: "Tối đa là năm năm, ít nhất là ba năm."
Tào Chân nói: "Vậy việc cần kíp mà quân ta nên làm hiện giờ là gì?"
Gia Cát Lượng nói: "Việc cần kíp bây giờ là huấn luyện thủy quân, tranh thủ trong vòng ba năm huấn luyện ra một nhánh thủy quân tinh nhuệ! Binh lực của nhánh thủy quân này có thẻ không cần quá nhiều, nhưng nhất định phải kỷ luật nghiêm minh, tác chiến dũng cảm, điều đặc biệt quan trọng là trang bị nhất định phải tinh lương. Không biết chư vị có từng nghĩ tới không, sự tiến công của Tây Lương thiết kỵ mà Mã Siêu suất lĩnh vì sao lại lợi hại như vậy? Dưới móng sắt của Tây Lương thiết kỵ, sĩ tốt Nam Dương của Hoàng Trung tướng quân không chịu nổi một kích!"
Tào Chân hỏi: "Vì sao?"
Gia Cát Lượng nói: "Bởi vì Tây Lương thiết kỵ kỷ luật nghiêm minh, tác chiến dũng cảm. Bọ chúng được trang bị thiết giáp kiên cố nhất, binh khí tinh lương nhất, đặc biệt là lao của bọn chúng càng khiến người ta ghi nhớ sâu sắc. Quả thực chính là ác mộng của tướng sĩ quân ta!"