Trước cửa sổ có một giàn hoa tử đằng đang nở rộ, sắc hoa dịu dàng thanh nhã, hoa lá um tùm, tựa như một thác nước đang đổ xuống, hắt bóng mờ xuống mặt đất.
Hoắc Minh Cẩm ngồi trên giường La Hán bên cửa sổ, cởi áo, để lộ ra phần thân trên trần trụi cường tráng, cơ bắp rắn chắc, phía sau lưng quấn một lớp băng rất dày.
Thầy thuốc băng bó vết thương sau lưng cho chàng rồi tháo lớp băng ở cánh tay ra, bên trong da tróc thịt bong, máu chảy đầm đìa.
Phó Vân anh đứng bên cạnh giúp đỡ, thầm nghĩ nhất định phải rất đau.
Trong toàn bộ quá trình thay thuốc, mặt chàng vẫn bình tĩnh, không nói một lời nhưng mồ hôi đã toát ra như tắm. Mồ hôi chảy dọc trên da thịt chàng, lăn theo những đường vân trên cơ bắp, tạo thành một lớp mỏng loang loáng dưới ánh sáng.
Thay thuốc xong, thầy thuốc xin phép ra ngoài.
Hoắc Minh Cẩm dường như đã cạn kệt sức lực, tựa lưng vào thành giường La Hán, nhẹ nhàng thở ra một hơi.
trên người chàng vẫn trần trụi.
Phó Vân anh hơi chần chừ, không biết có nên gọi nha hoàn vào hầu hạ người này hay không.
Giờ nàng đang mặc nam trang, không cần phải kiêng dè gì cả. Vào ngày hè nóng bức, học sinh ở Giang Thành thư viện vẫn thường rủ nhau ra sông bơi lội, nàng đã từng nhìn thấy cảnh họ không mặc quần áo nhiều lần, chẳng thèm để ý gì hết.
Dù sao cứ coi như nàng được lợi đi.
"Hoắc đại nhân, có cần phải gọi tỳ nữ vào hầu hạ không? Hay là gọi tùy tùng của ngài vào thì hơn?"
Nàng khẽ hỏi.
Hoắc Minh Cẩm mở bừng mắt, nhìn về phía nàng.
Nàng đứng bên cửa sổ, ngược sáng, trên người mặc một chiếc áo trực thân cổ chéo màu xanh sáng thêu hoa văn chìm, vấn tóc bằng vải gấm, da trắng nõn như loại men sứ tinh tế nhất. Nàng hoàn toàn không lo lắng rằng mình mặc những màu sắc tươi sáng như vậy sẽ khiến người ta chú ý tới nhan sắc của nàng, nàng đẹp một cách thoải mái, phóng khoáng, thái độ cũng thản nhiên. Có lẽ bởi vậy nên càng chẳng có ai nghi ngờ thân phận thực sự của nàng, chỉ kinh ngạc cảm thán nàng thật thanh tú, như thể ngọc tạc.
Chàng nói: "Ngươi làm đi."
Phó Vân anh vâng một tiếng, đi tới bên cạnh chàng, cầm lấy chiếc áo bào chàng vừa mới cởi ra lên, giúp chàng mặc lại, động tác khẽ khàng cẩn thận, sợ đụng tới vết thương trên người chàng.
Hoắc Minh Cẩm ngồi thẳng lên để tiện cho động tác của nàng. Ngẩng đầu lên, chàng có thể nhìn thấy sườn mặt nàng sắp chạm vào vai chàng tới nơi, làn da mịn màng mềm mại, lông mi vừa dày vừa cong, hơi hơi rũ xuống.
Cách nhau gần như thế, chàng có thể ngửi thấy mùi hoa nhàn nhạt trên người nàng.
Chàng chợt nhớ tới khuôn mặt tươi cười của nàng mà chàng đã nhìn thấy lúc vừa bước chân vào trong viện... Hóa ra lúc nàng tươi cười, bên má sẽ hiện lên lúm đồng tiền. Cuối xuân đầu hạ, khắp viện ngập tràn trong cảnh xuân cũng chẳng đẹp bằng lúm đồng tiền bên má náng.
Phó Vân anh cúi đầu, ngón tay khép lại vạt áo, giúp chàng buộc dây trên áo, làm xong hết thảy, nàng mới nhận ra trong phòng thật an tĩnh.
An tĩnh tới mức kì lạ.
Hoắc Minh Cẩm đang gần trong gang tấc, dù chàng đã cố đè nén hơi thở của mình, nàng vẫn có thể cảm nhận được có một đôi mắt nóng rực vẫn luôn nhìn nàng chăm chú.
Nàng hơi nhíu mày, không ngẩng đầu lên, thu tay về, lùi sang một bên, "Ngài cứ nghỉ ngơi trước đã, vãn bối không quấy rầy nữa."
Rồi nàng lại nghe thấy Hoắc Minh Cẩm nói: "Ta hơi khát nước."
Tiếng nói hơi khan khàn, dứt lời, chàng ho khan mấy tiếng, động vào vết thương, đôi mày nhíu lại.
Phó Vân anh vội vàng bưng chén trà tới, nâng tay lên, giúp chàng uống nước.
Chàng để nàng đút cho nửa chén trà.
Lúc này, có người bên ngoài gõ cửa.
"Nhị gia, thuốc được đưa tới rồi ạ."
Hoắc Minh Cẩm cất giọng khàn khàn nói: "Vào đi."
Đề kỵ đẩy cửa vào phòng, trong tay bưng một chiếc bát sứ Thanh Hoa, bát thuốc nóng bỏng, bốc hơi nghi ngút. Chân tay hắn vụng về, đi từ ngoài cửa vào trong phòng mà thuốc trong bát đã sánh ra ngoài, đợi tới khi hắn đi được tới bên giường La Hán, một bát thuốc đã chỉ còn lại một nửa.
hắn nhét thẳng bát thuốc vào tay Phó Vân anh.
Xem ra những người bên cạnh Hoắc Minh Cẩm chẳng ai biết chăm sóc người bệnh, Phó Vân anh nhận bát thuốc, cầm thìa đút thuốc cho Hoắc Minh Cẩm.
Thực ra một bát thuốc như thế này, cứ để Hoắc Minh Cẩm tự cầm bát uống mấy ngụm là hết rồi, lúc Phó Vân Khải và Viên Tam bị ốm cũng uống thuốc như thế, đâu cần phải đút từng thìa từng thìa một. Nhưng người này không phải là Phó Vân Khải hay Viên Tam, nàng nào dám hé răng.
Uống thuốc xong, tùy tùng lại bưng đồ ăn vào.
Phó tứ lão gia sợ đãi khách không được chu đáo, những món được chuẩn bị đều là gà vịt thịt cá, ngoài ra còn có một đĩa bánh hoa tử đằng vừa làm xong lúc nãy. Bánh này được làm từ chính những bông hoa mà Viên Tam và Phó Vân Khải vừa hái trong sân.
Hoắc Minh Cẩm nhìn về phía chiếc đĩa sứ bày bánh hoa tử đằng, sắc mặt hơi thay đổi.
Phó Vân anh nhìn mặt đoán ý, cho rằng Hoắc Minh Cẩm không thích ăn món này, vừa định bưng chiếc đĩa ra ngoài, Hoắc Minh Cẩm bỗng ấn tay nàng xuống.
Hoắc Minh Cẩm dường như đang cố gắng kìm nén điều gì, đôi mắt vẫn nhìn mấy chiếc bánh hoa tử đằng chằm chằm như thể đang cố gắng tìm kiếm gì đó từ những chiếc bánh này, "Ngọt, hay là mặn?"
Hóa ra là Hoắc Minh Cẩm muốn hỏi về vị bánh.
Phó Vân anh lại cười nói: "Loại nào cũng có, ngài thích nhân ngọt hay nhân mặn?"
Hoắc Minh Cẩm vẫn cứ nắm tay nàng, hơi dùng sức, kéo nàng gần về phía mình hơn một chút, nhìn thẳng vào mắt nàng, hạ giọng nói: "Ngươi đoán là gì?"
Phó Vân anh còn nhớ khẩu vị của Hoắc Minh Cẩm, huynh ấy thích nhân ngọt, người bình thường ai cũng thích bánh hoa tử đằng ngọt.
Cơ mà cái này thì có gì hay mà đoán cơ chứ? Đếm tới đếm lui cũng chỉ có hai vị này thôi mà.
"Ngài thích nhân ngọt đúng không?" Nàng thử dò hỏi, "Bánh hoa tử đằng bình thường đều làm nhân ngọt."
Hoắc Minh Cẩm hơi cong khóe môi, buông bàn tay đang nắm chặt tay nàng ra, "Nhân mặn cũng không tệ, hôm nay nếm thử nhân mặn đi."
Nàng à một tiếng, cầm một đôi đũa trúc, kẹp hai chiếc bánh đặt vào trong bát của Hoắc Minh Cẩm.
Bánh hoa tử đằng vốn có vị ngọt, chỉ có nàng là có khẩu vị khác người, có một năm mè nheo đòi chị dâu phải làm cho nàng bánh nhân mặn, tốt nhất là cho thêm chút thịt băm, cắn một miếng, vừa thơm vừa béo, ăn thế mới ngon chứ!
Cũng chỉ có nàng mới có thể nuốt trôi mấy cái bánh hoa nhân mặn đó, mọi người ai cũng cười nàng chẳng giống ai, nhưng mà sau này mỗi lần trong phủ làm bánh hoa tử đằng, chị dâu nàng sẽ luôn nhớ, nhất định phải làm mấy cái nhân mặn cho nàng.
Hôm nay nàng bảo muốn ăn bánh hoa tử đằng, bà tử dưới bếp đương nhiên sẽ làm theo vị mà nàng ưa thích nên nhân mặn nhân ngọt đều có cả.
Hoắc Minh Cẩm từ tốn ăn hết hai chiếc bánh hoa tử đằng nhân mặn, mặt vẫn không đổi sắc, sau đó uống liên tục ba chén trà mời nuốt trôi.
Hương vị thực sự rất kỳ quái... không hiểu sao nàng lại thích cái vị này.
Ăn uống xong xuôi, Hoắc Minh Cẩm dựa người vào bên giường La Hán, nhắm mắt nghỉ ngơi. Chàng bị thương lại còn ra roi thúc ngựa chạy thẳng về kinh, suốt dọc đường có vẻ như không hề chợp mắt.
Phó Vân anh nghĩ tới việc đi gặp Phó tứ lão gia, thấy hình như Hoắc Minh Cẩm đã thiếp đi bèn rón rén lùi về phía cánh cửa. Ngẩng đầu nhìn lại, Hoắc Minh Cẩm vẫn không nhúc nhích. Trời chiều đã ngả về tây, trước cửa sổ là một vầng vàng nhạt mông lung, khuôn mặt với những đường nét góc cạnh của chàng chìm trong thứ ánh sáng nhu hòa ấy, bốn bề lặng ngắt như tờ, yên lặng như một giấc mộng.
Hoắc Minh Cẩm thuở thiếu niên và Hoắc Minh Cẩm của hiện tại dường như đã hòa làm một.
Phó Vân anh nghĩ ngợi một lúc, không đi ra ngoài mà tìm một cuốn sách, ngồi trên ghế bành ở gian ngoài giở ra xem.
Tầm khoảng nửa canh giờ sau, nàng cũng cảm thấy buồn ngủ, một tay chống cằm, dựa thẳng vào ghế ngủ gật.
Ngủ lơ mơ một lát bỗng đột nhiên nghe thấy có tiếng bước chân dồn dập vang lên ngoài cửa, nàng giật mình tỉnh lại.
Đến cả lúc ngủ Hoắc Minh Cẩm vẫn luôn rất cảnh giác, tỉnh dậy sớm hơn cả nàng, đôi mắt đang nhắm chặt bỗng mở choàng ra, nhìn khắp phòng, ánh mắt sắc như dao.
Lúc nhìn thấy nàng, chàng bỗng ngẩn người ra.
Tiếng bước chân ngoài cửa ngừng lại, có tiếng sột soạt vang lên, sau đó là một giọng nói cung kính: "Nhị gia, đã lấy được lời làm chứng rồi ạ."
Phó Vân anh lập tức đứng dậy ra ngoài, Hoắc Minh Cẩm gọi nàng lại, "Ngươi ở lại." Sau đó nói với người bên ngoài, "Mang vào đây."
Cửa phòng cọt kẹt mở ra, người bên ngoài bê một xấp giấy đi vào phòng.
Phó Vân anh ngửi thấy mùi tanh nồng của máu, lén nhìn về phía đó, nhận ra mùi này phát ra từ chính xấp giấy kia, xấp giấy đã bị thấm máu đến hơn một nửa, thâm xì.
Đề kỵ giao xấp giấy cho Hoắc Minh Cẩm.
Hoắc Minh Cẩm xua tay, bảo đề kỵ lui sang một bên, đưa mắt ra hiệu cho Phó Vân anh lại gần.
Nàng vội vàng đi về phía trước.
"Lời làm chứng này không thể sử dụng được nữa, tối nay ngươi đọc lại toàn bộ lời làm chứng này rồi sao lại một bản." Hoắc Minh Cẩm chỉ về phía xấp giấy, nói.
Nàng thưa vâng, cầm giấy lên đọc kỹ, càng đọc càng kinh hãi, mồ hôi trên trán từ từ rịn ra.
Lời làm chứng này nói về chuyện tổng binh Liêu Đông (tình biên giới phía đông bắc TQ) Lý Bách Lương dung túng cho thuộc hạ giết người vô tội để giả mạo công lao.
Để tăng cường chí khí của binh sĩ, triều đình đã đề ra mức khen thưởng, mỗi lần chém đầu quân địch được thưởng năm lượng bạc, tướng tá quan quân cũng dựa theo số lượng đầu chém được để thăng chức. Tướng sĩ bình thường mỗi tháng mới được mấy đồng bạc tiền quân lương, trên nguyên tắc là như thế, trên thực tế tiền được tới tay còn ít hơn. Bởi vậy đối với những binh sĩ bình thường mà nói, năm lượng bạc này ước chừng còn nhiều hơn tiền quân lương nửa năm của họ. Có công danh lợi lộc đặt ở đó, các tướng sĩ trên sa trường tự nhiên sẽ trở nên dũng mãnh hơn. Hành động này của triều đình vốn là để khen thưởng cho những tướng sĩ anh dũng giết địch, nhưng luôn có người mưu toan đục nước béo cò.
Giết người vô tội để giả mạo công lao chính là một trong những biện pháp để trục lợi. Chiến trường quá nguy hiểm, kẻ địch xuất quỷ nhập thần, rất khó để tìm được tung tích của bọn chúng, có một vài quan quân nôn nóng muốn lập công nên đã nhẫn tâm chĩa lưỡi đao về phía dân chúng vô tội, lấy đầu dân chúng vô tội làm chiến lợi phẩm, báo cáo lên triều đình, đề nghị khen thưởng. Chuyện giết người vô tội để giả mạo công lao này có cấm cũng không dứt điểm được hoàn toàn vì nguy hiểm thì nhỏ mà lại có thể nhân cơ hội này để kiếm được một khoản tiền, hơn nữa có chiến công thì mới lên chức nhanh được.
Tổng binh Liêu Đông Lý Bách Lương thích báo cáo quân công giả, giết được có mấy chục tên địch mà chiến báo ông ta dâng lên viết giết được mấy ngàn quân địch. Nhưng bởi ông ta chiến đấu dũng cảm, thắng nhiều bại ít, bên Liêu Đông không có ông ta canh giữ không được, triều đình chọn cách nhắm một mắt mở một mắt.
sự dung túng của triều đình cũng không thể làm Lý Bách Lương thỏa lòng tham. Để giành được nhiều quân công hơn nữa, ông ta đưa quân đi cướp bóc những thôn nhỏ vắng người ở vùng biên giới, sau đó giết toàn bộ người trong thôn để diệt khẩu, chặt đầu bọn họ làm bằng chứng để tạo thành công lao cho mình.
Lời làm chứng này chỉ có mấy câu ngắn ngủi nhưng đã nói lên cuộc sống bi thảm của dân chúng vùng biên giới, chẳng khác gì địa ngục trần gian, khiến ai đọc cũng phải thấy rợn người, không nỡ đọc tiếp.
Cứ thử nghĩ mà xem, nếu như hằng ngày đều bị quan binh cưỡi ngựa đuổi theo như một đàn súc vật bị chăn nuôi, bất cứ lúc nào cũng có thể bị chém đầu, thiên hạ thái bình ở chỗ nào chứ!
Nợ máu chồng chất.
Cổ tay Phó Vân anh run rẩy.
Hoắc Minh Cẩm nhìn nàng, đợi nàng đọc xong rồi hỏi: "Sợ sao?"
Nàng cố giữ bình tĩnh, siết chặt tờ giấy dính đầy vết máu, lắc đầu.
Tướng sĩ vốn phải bảo vệ quốc gia, giữ gìn sự an bình nơi biên giới. Lý Bách Lương vốn là tổng binh Liêu Đông, vậy mà lại ngang nhiên dẫn thuộc hạ đi cướp bóc dân chúng ở vùng biên ải, lạm sát người vô tội để lấy quân công, thậm chí đến những người phụ nữ già yếu bệnh tật cũng không tha, dùng cả đầu của phụ nữ và trẻ em để giả mạo đầu giặc, táng tận lương tâm.
Hoắc Minh Cẩm nói: "Thế thì tốt, sau khi sao chép xong lời làm chứng, ngươi căn cứ vào lời làm chứng này viết một tấu chương buộc tội Lý Bách Lương, ngày mai ta sẽ đưa lên cho Hoàng thượng."
Chàng nói vậy liền bảo tùy tùng đi lấy giấy bút và mực viết.
Nhìn người tùy tùng nọ đi ra ngoài, cuối cùng Phó Vân anh đã bình tĩnh lại, nói khẽ: "Đại nhân, vãn bối có thể bắt chước nét chữ, lúc sao chép lời làm chứng, chỉ cần sao chép lại một bản hay là bắt chước cả nét chữ ạ?"
Hoắc Minh Cẩm ngừng lại một chút, khóe môi cong lên thành một nụ cười nhàn nhạt, "Như thế càng tốt, cố gắng giữ cho nét chữ thống nhất."
Phó Vân anh thưa vâng. Tùy tùng bưng giấy bút nghiên mực vào phòng. Nàng đi tới gian bên cạnh, hít sâu một hơi, ngồi xuống bắt đầu chép lại.
Nàng sao chép rất nghiêm túc, chép xong liền kiểm tra đi kiểm tra lại mấy lần, xác định không có bất kì sơ hở nào, sau đó rút ra một tờ giấy khác từ xấp giấy, cân nhắc hồi lâu rồi bắt đầu đặt bút viết tấu buộc tội Lý Bách Lương.
Tới lúc nàng viết xong, ngoài trời đã tối sầm, phía chân trời, mây bay cuồn cuộn, tỏa ra ráng màu rực rỡ.
Nàng đưa bản tấu đã được cân nhắc kỹ càng cho Hoắc Minh Cẩm đọc.
Hoắc Minh Cẩm nhận lấy, đọc kỹ, trên mặt có chút cảm thán, không nói thêm điều gì, chỉ bảo: "Trời tối rồi, ngươi về phòng nghỉ ngơi trước đi."
Phó Vân anh cũng đoán ra Hoắc Minh Cẩm chắc hẳn có việc quan trọng cần làm, mà bản thân nàng không nên có mặt ở đây bèn chắp tay thi lễ rồi lui ra ngoài.
Nàng vừa ra khỏi phỏng, đám tùy tùng đang đứng chờ ngoài hành lang lập tức rảo bước vào phòng.
Cửa mở rộng, bên hành lang, những chùm hoa tử đằng dày đặc rủ xuống, sắc trời dần tối khiến cho những đóa hoa tím nhạt tạo nên cảm giác mơ hồ u nhã, giống như những vầng mây tím ở phía xa kia. Nàng bước xuống hành lang, bóng người từ từ lẫn vào màn hoa mông lung.
Hoắc Minh Cẩm nhìn theo bóng nàng dần đi xa, siết chặt lời làm chứng và tấu sớ mà nàng vừa viết xong, ra lệnh cho tùy tùng, "Ngày mai ngự sử sẽ ra mặt buộc tội tổng binh Liêu Đông. Sau giờ giới nghiêm đêm nay, sắp xếp để toàn bộ thư từ bí mật giữa Lý Bách Lương và Thẩm Giới Khê mấy năm gần đây xuất hiện trên bàn của Tưởng ngự sử."
Những người xung quanh ôm quyền thưa vâng.
...
Tới tối muộn, Phó Vân Chương mới từ ngoại thành về, mang cho mấy người Phó Vân anh mỗi người một con thỏ hoang lông xám.
Y buông dây cương, xoay người xuống ngựa, ở bên ngoài suốt một ngày mà quần áo vẫn chỉnh tề như cũ, vừa vào phòng đã cười nói: "Ta cưỡi ngựa bắn cung không giỏi, ban ngày ở trong lều suốt, mấy thứ này toàn là người khác cho."
Phó Vân anh cười, bảo người hầu tới sắp xếp lại những thứ y mang về, khẽ nói: "Nhị ca, Hoắc đại nhân đang ở nhà chúng ta, ngài ấy tạm thời không thể bại lộ hành tung, định ở nhờ nhà chúng ta cả đêm."
Rồi nàng nói tiếp: "Tứ thúc vào kinh rồi! Tứ thúc mang rất nhiều măng mùa xuân và dưa muối tới, đã bóc vỏ ngâm trong nồi rồi, ngày mai có thể ăn món măng xào."
Nghe xong nửa lời đầu, Phó Vân Chương hơi nhíu mày một chút, chưa kịp hỏi nhiều đã nghe thấy nàng nhắc tới Phó tứ lão gia, khóe miệng cong lên, vỗ về đỉnh đầu nàng, "Thích ăn măng tới vậy sao?"
Đầu tiên phải gặp Phó tứ lão gia trước đã.
Phó tứ lão gia biết Phó Vân Chương đỗ thám hoa, trước kia đã sùng bái, tin tưởng y một cách mù quáng, giờ lại càng coi y như thần như Phật, nghe thấy tiếng y nói chuyện với Phó Vân anh đã sải bước ra đón. Thấy y mặc quan bào, dần đã có mấy phần uy nghiêm của người làm quan, ông vui vẻ kéo y lại quan sát y từ đầu đến chân, định dìu y ngồi vào vị trí cao nhất.
Phó Vân Chương bật cười, nhẹ nhàng đưa tay về, mời Phó tứ lão gia ngồi trước.
Phó tứ lão gia cười hề hề, có vẻ hơi ngây ngô, thấy y nhất quyết như thế bèn rón rén ngồi hờ, đợi y cũng ngồi xuống mới dám đặt nửa phần mông còn lại xuống ghế ngồi.
Phó Vân Khải và Viên Tam cũng tới góp vui.
Phó tứ lão gia đi đường mệt nhọc, hôm nay vừa mới đến, nói chuyện được một lúc đã ngáp ngắn ngáp dài.
Phó Vân Chương liền bảo: "Cũng không sớm sủa gì nữa, tứ thúc đi nghỉ trước đi, mai cháu được nghỉ lại trò chuyện với tứ thúc sau.”
Phó tứ lão gia lau nước mắt trên khóe mắt, đứng dậy, lại ngáp một cái, "Được, tứ thúc không làm phiền mấy đứa nữa, mai lại nói chuyện với mấy đứa tiếp."
Mọi người lục tục về phòng.
Phó Vân Chương đưa mắt ra hiệu cho Phó Vân anh, ý bảo nàng đi theo mình.
Hai người lần lượt ra khỏi chính đường, đi về phía nội viện.
Những chiếc đèn lồng treo dưới hành lang nhẹ nhàng đong đưa trong gió đêm, ánh đèn cũng lung lay theo, lúc sáng lúc tối.
"Sao Hoắc đại nhân lại tới đây?" Phó Vân Chương hỏi.
Phó Vân anh trả lời: "Ngài ấy vào kinh cùng với tứ thúc. Muội nghe tứ thúc nói trên đường họ gặp phải lưu dân bạo loạn, cũng may có Hoắc đại nhân giúp đỡ mới không có chuyện gì, tứ thúc bảo rất cảm kích Hoắc đại nhân nên đã mặt dày mày dạn mời Hoắc đại nhân cùng về, Hoắc đại nhân đồng ý."
Đây là đúng là lời nói của Phó tứ lão gia, khi ấy ông phải thu hết can đảm mới dám hỏi Hoắc Minh Cẩm xem có phải chàng cũng đang định về kinh hay không. Ban đầu ông cũng không nghĩ tới chuyện có thể cùng đi với Cẩm Y Vệ, chỉ cho là có thể đi cách bọn họ một đoạn là tốt rồi, dù sao hẳn cũng an toàn hơn, không ngờ Hoắc Minh Cẩm nói thẳng luôn là tiện đường, có thể cùng vào kinh thành với nhau, Phó tứ lão gia vui mừng khôn xiết.
"Đúng rồi, nhị ca, việc này không thể để cho người khác biết."
Phó Vân anh dặn dò như vậy, không đề cập tới chuyện Hoắc Minh Cẩm bị thương và chuyện tổng binh Liêu Đông.
Phó Vân Chương à một tiếng, khẽ hỏi: "Hoắc đại nhân giờ ở đâu?"
"Bên phòng dành cho khách ạ." Phó Vân anh chỉ về phía đó. "Người hầu kẻ hạ ở khu bên đó cũng đã dọn ra khỏi phòng, nhường chỗ cho Hoắc đại nhân và tùy tùng của ngài ấy."
Phó tứ lão gia vốn định nhường chính viện cho Hoắc Minh Cẩm ở nhờ nhưng Hoắc Minh Cẩm cứ từ chối mãi, dẫn theo người của mình đi thẳng tới khu phòng dành cho khách.
Phó Vân Chương gật đầu, phòng dành cho khách cách nơi Phó Vân anh ở mấy viện liền, nơi ở của Viên Tam và Phó Vân Khải vừa hay chắn ở giữa.
Nhưng mà y vẫn không yên tâm cho nổi.
Đưa Phó Vân anh về phòng xong, y dặn dò quản gia, "Đêm này cử thêm mấy người trực đêm, bên thiếu gia đưa thêm bốn người luân phiên canh gác, có bất kì động tĩnh nào cũng phải lập tức báo cho ta."
Quản gia khom người thưa vâng.
...
Nhà của ngự sử Tưởng Duyên.
Ngọn đèn dầu leo lét, căn phòng ngập trong ánh sáng ảm đạm.
Tưởng Duyên vừa đọc hết cuốn sách trong tay, gỡ kính xuống, xoa nhẹ ấn đường, bưng chén trà đã nguội lạnh từ lâu bên cạnh lên, uống mấy ngụm trà.
Khóe mắt liếc qua góc bàn, ông ta bàng hoàng sửng sốt, lập tức rợn tóc gánh, "Xoảng" một tiếng, chén trà trong tay rơi xuống đấy, vỡ thành mấy mảnh.
Nước trà bắn ra tung tóe.
Gã sai vặt đang đứng ngoài vội vàng đẩy cửa bước vào, "Lão gia, có chuyện gì vậy?"
Tưởng Duyên nhảy dựng lên, chỉ vào tay nải bằng vải thô trên góc bàn, "Đây là cái gì? Ai mang vào phòng thế này?"
Gã sai vặt tới gần nhìn kĩ hồi lâu, gãi đầu, "Lão gia, tiểu nhân thực sự chưa từng thấy vật này, không phải tiểu nhân mang vào."
Thấy mặt Tưởng Duyên đã xanh mét, gã sai vặt thử dò hỏi, "Hay để tiểu nhân đi hỏi những người khác xem sao?"
"không cần." Tưởng Duyên xua tay. Hôm nay ông ta cáo bệnh không đi săn ở Tây Uyển, vẫn luôn ngồi trong thư phòng đọc sách, bên ngoài có gã sai vặt và thư đồng canh gác, vậy mà đã có người có thể thần không biết quỷ không hay, đặt bao đồ này lên bàn ông ta, người kia nhất định là cao thủ tuyệt đỉnh.
Nếu người kia muốn giết ông ta thì chẳng phải cũng dễ như trở bàn tay hay sao?
Bao nhiêu suy nghĩ xuất hiện trong đầu ông ta, nghĩ lại mà vẫn thấy sợ, sau gáy lạnh toát.
Ông ta có cảm giác như thể đang bị một con rắn độc ẩn mình trong chỗ tối nhìn chằm chằm vào người.
một lúc lâu sau, ông ta mới bình tĩnh lại, cầm lấy chiếc tay nải, nâng trong tay xem nặng nhẹ thế nào, thấy nhẹ bẫng, mở ra liền phát hiện đó là mấy phong thư.
Dựa vào màu sắc của trang giấy, đa phần những phong thư đó đã khá cũ rồi, nhưng cũng có mấy phong thư mới.
Ông ta xua tay, bảo gã sai vặt ra ngoài. Cầm một phong thư lên, ông ta mở ra, đưa lại gần ánh đèn để đọc cho kĩ.
Lát sau, tay ông ta bắt đầu run lên lẩy bẩy.
Những bức thư này hóa ra lại là thư mà đích thân thủ phụ đương triều Thẩm Giới Khê viết cho tổng binh Liêu Đông Lý Bách Lương.
Có mấy bức thư đã được viết từ tám chín năm trước, khi đó Lý Bách Lương còn chưa lên làm tổng binh Liêu Đông. Trong đó cũng có mấy bức thư Lý Bách Lương viết cho Thẩm Giới Khê, lần nào thăng quan, ông ta cũng viết thư cảm tạ Thẩm Giới Khê đề bạt.
Những phong thư này ngoại trừ việc khiến cho mối quan hệ cực kỳ thân thiết giữa hai người bị bại lộ, còn có một phát hiện nữa khiến cho Tưởng ngự sử hãi hùng khiếp vía: Nhiều năm như vậy rồi, Thẩm Giới Khê vẫn luôn biết chuyện Lý Bách Lương giết người vô tội để giả mạo công lao!
Ánh nến dao động mấy lần.
Tưởng ngự sử đặt thư trong tay xuống, quần áo đã mướt mồ hôi.
Hoắc Minh Cẩm ngồi trên giường La Hán bên cửa sổ, cởi áo, để lộ ra phần thân trên trần trụi cường tráng, cơ bắp rắn chắc, phía sau lưng quấn một lớp băng rất dày.
Thầy thuốc băng bó vết thương sau lưng cho chàng rồi tháo lớp băng ở cánh tay ra, bên trong da tróc thịt bong, máu chảy đầm đìa.
Phó Vân anh đứng bên cạnh giúp đỡ, thầm nghĩ nhất định phải rất đau.
Trong toàn bộ quá trình thay thuốc, mặt chàng vẫn bình tĩnh, không nói một lời nhưng mồ hôi đã toát ra như tắm. Mồ hôi chảy dọc trên da thịt chàng, lăn theo những đường vân trên cơ bắp, tạo thành một lớp mỏng loang loáng dưới ánh sáng.
Thay thuốc xong, thầy thuốc xin phép ra ngoài.
Hoắc Minh Cẩm dường như đã cạn kệt sức lực, tựa lưng vào thành giường La Hán, nhẹ nhàng thở ra một hơi.
trên người chàng vẫn trần trụi.
Phó Vân anh hơi chần chừ, không biết có nên gọi nha hoàn vào hầu hạ người này hay không.
Giờ nàng đang mặc nam trang, không cần phải kiêng dè gì cả. Vào ngày hè nóng bức, học sinh ở Giang Thành thư viện vẫn thường rủ nhau ra sông bơi lội, nàng đã từng nhìn thấy cảnh họ không mặc quần áo nhiều lần, chẳng thèm để ý gì hết.
Dù sao cứ coi như nàng được lợi đi.
"Hoắc đại nhân, có cần phải gọi tỳ nữ vào hầu hạ không? Hay là gọi tùy tùng của ngài vào thì hơn?"
Nàng khẽ hỏi.
Hoắc Minh Cẩm mở bừng mắt, nhìn về phía nàng.
Nàng đứng bên cửa sổ, ngược sáng, trên người mặc một chiếc áo trực thân cổ chéo màu xanh sáng thêu hoa văn chìm, vấn tóc bằng vải gấm, da trắng nõn như loại men sứ tinh tế nhất. Nàng hoàn toàn không lo lắng rằng mình mặc những màu sắc tươi sáng như vậy sẽ khiến người ta chú ý tới nhan sắc của nàng, nàng đẹp một cách thoải mái, phóng khoáng, thái độ cũng thản nhiên. Có lẽ bởi vậy nên càng chẳng có ai nghi ngờ thân phận thực sự của nàng, chỉ kinh ngạc cảm thán nàng thật thanh tú, như thể ngọc tạc.
Chàng nói: "Ngươi làm đi."
Phó Vân anh vâng một tiếng, đi tới bên cạnh chàng, cầm lấy chiếc áo bào chàng vừa mới cởi ra lên, giúp chàng mặc lại, động tác khẽ khàng cẩn thận, sợ đụng tới vết thương trên người chàng.
Hoắc Minh Cẩm ngồi thẳng lên để tiện cho động tác của nàng. Ngẩng đầu lên, chàng có thể nhìn thấy sườn mặt nàng sắp chạm vào vai chàng tới nơi, làn da mịn màng mềm mại, lông mi vừa dày vừa cong, hơi hơi rũ xuống.
Cách nhau gần như thế, chàng có thể ngửi thấy mùi hoa nhàn nhạt trên người nàng.
Chàng chợt nhớ tới khuôn mặt tươi cười của nàng mà chàng đã nhìn thấy lúc vừa bước chân vào trong viện... Hóa ra lúc nàng tươi cười, bên má sẽ hiện lên lúm đồng tiền. Cuối xuân đầu hạ, khắp viện ngập tràn trong cảnh xuân cũng chẳng đẹp bằng lúm đồng tiền bên má náng.
Phó Vân anh cúi đầu, ngón tay khép lại vạt áo, giúp chàng buộc dây trên áo, làm xong hết thảy, nàng mới nhận ra trong phòng thật an tĩnh.
An tĩnh tới mức kì lạ.
Hoắc Minh Cẩm đang gần trong gang tấc, dù chàng đã cố đè nén hơi thở của mình, nàng vẫn có thể cảm nhận được có một đôi mắt nóng rực vẫn luôn nhìn nàng chăm chú.
Nàng hơi nhíu mày, không ngẩng đầu lên, thu tay về, lùi sang một bên, "Ngài cứ nghỉ ngơi trước đã, vãn bối không quấy rầy nữa."
Rồi nàng lại nghe thấy Hoắc Minh Cẩm nói: "Ta hơi khát nước."
Tiếng nói hơi khan khàn, dứt lời, chàng ho khan mấy tiếng, động vào vết thương, đôi mày nhíu lại.
Phó Vân anh vội vàng bưng chén trà tới, nâng tay lên, giúp chàng uống nước.
Chàng để nàng đút cho nửa chén trà.
Lúc này, có người bên ngoài gõ cửa.
"Nhị gia, thuốc được đưa tới rồi ạ."
Hoắc Minh Cẩm cất giọng khàn khàn nói: "Vào đi."
Đề kỵ đẩy cửa vào phòng, trong tay bưng một chiếc bát sứ Thanh Hoa, bát thuốc nóng bỏng, bốc hơi nghi ngút. Chân tay hắn vụng về, đi từ ngoài cửa vào trong phòng mà thuốc trong bát đã sánh ra ngoài, đợi tới khi hắn đi được tới bên giường La Hán, một bát thuốc đã chỉ còn lại một nửa.
hắn nhét thẳng bát thuốc vào tay Phó Vân anh.
Xem ra những người bên cạnh Hoắc Minh Cẩm chẳng ai biết chăm sóc người bệnh, Phó Vân anh nhận bát thuốc, cầm thìa đút thuốc cho Hoắc Minh Cẩm.
Thực ra một bát thuốc như thế này, cứ để Hoắc Minh Cẩm tự cầm bát uống mấy ngụm là hết rồi, lúc Phó Vân Khải và Viên Tam bị ốm cũng uống thuốc như thế, đâu cần phải đút từng thìa từng thìa một. Nhưng người này không phải là Phó Vân Khải hay Viên Tam, nàng nào dám hé răng.
Uống thuốc xong, tùy tùng lại bưng đồ ăn vào.
Phó tứ lão gia sợ đãi khách không được chu đáo, những món được chuẩn bị đều là gà vịt thịt cá, ngoài ra còn có một đĩa bánh hoa tử đằng vừa làm xong lúc nãy. Bánh này được làm từ chính những bông hoa mà Viên Tam và Phó Vân Khải vừa hái trong sân.
Hoắc Minh Cẩm nhìn về phía chiếc đĩa sứ bày bánh hoa tử đằng, sắc mặt hơi thay đổi.
Phó Vân anh nhìn mặt đoán ý, cho rằng Hoắc Minh Cẩm không thích ăn món này, vừa định bưng chiếc đĩa ra ngoài, Hoắc Minh Cẩm bỗng ấn tay nàng xuống.
Hoắc Minh Cẩm dường như đang cố gắng kìm nén điều gì, đôi mắt vẫn nhìn mấy chiếc bánh hoa tử đằng chằm chằm như thể đang cố gắng tìm kiếm gì đó từ những chiếc bánh này, "Ngọt, hay là mặn?"
Hóa ra là Hoắc Minh Cẩm muốn hỏi về vị bánh.
Phó Vân anh lại cười nói: "Loại nào cũng có, ngài thích nhân ngọt hay nhân mặn?"
Hoắc Minh Cẩm vẫn cứ nắm tay nàng, hơi dùng sức, kéo nàng gần về phía mình hơn một chút, nhìn thẳng vào mắt nàng, hạ giọng nói: "Ngươi đoán là gì?"
Phó Vân anh còn nhớ khẩu vị của Hoắc Minh Cẩm, huynh ấy thích nhân ngọt, người bình thường ai cũng thích bánh hoa tử đằng ngọt.
Cơ mà cái này thì có gì hay mà đoán cơ chứ? Đếm tới đếm lui cũng chỉ có hai vị này thôi mà.
"Ngài thích nhân ngọt đúng không?" Nàng thử dò hỏi, "Bánh hoa tử đằng bình thường đều làm nhân ngọt."
Hoắc Minh Cẩm hơi cong khóe môi, buông bàn tay đang nắm chặt tay nàng ra, "Nhân mặn cũng không tệ, hôm nay nếm thử nhân mặn đi."
Nàng à một tiếng, cầm một đôi đũa trúc, kẹp hai chiếc bánh đặt vào trong bát của Hoắc Minh Cẩm.
Bánh hoa tử đằng vốn có vị ngọt, chỉ có nàng là có khẩu vị khác người, có một năm mè nheo đòi chị dâu phải làm cho nàng bánh nhân mặn, tốt nhất là cho thêm chút thịt băm, cắn một miếng, vừa thơm vừa béo, ăn thế mới ngon chứ!
Cũng chỉ có nàng mới có thể nuốt trôi mấy cái bánh hoa nhân mặn đó, mọi người ai cũng cười nàng chẳng giống ai, nhưng mà sau này mỗi lần trong phủ làm bánh hoa tử đằng, chị dâu nàng sẽ luôn nhớ, nhất định phải làm mấy cái nhân mặn cho nàng.
Hôm nay nàng bảo muốn ăn bánh hoa tử đằng, bà tử dưới bếp đương nhiên sẽ làm theo vị mà nàng ưa thích nên nhân mặn nhân ngọt đều có cả.
Hoắc Minh Cẩm từ tốn ăn hết hai chiếc bánh hoa tử đằng nhân mặn, mặt vẫn không đổi sắc, sau đó uống liên tục ba chén trà mời nuốt trôi.
Hương vị thực sự rất kỳ quái... không hiểu sao nàng lại thích cái vị này.
Ăn uống xong xuôi, Hoắc Minh Cẩm dựa người vào bên giường La Hán, nhắm mắt nghỉ ngơi. Chàng bị thương lại còn ra roi thúc ngựa chạy thẳng về kinh, suốt dọc đường có vẻ như không hề chợp mắt.
Phó Vân anh nghĩ tới việc đi gặp Phó tứ lão gia, thấy hình như Hoắc Minh Cẩm đã thiếp đi bèn rón rén lùi về phía cánh cửa. Ngẩng đầu nhìn lại, Hoắc Minh Cẩm vẫn không nhúc nhích. Trời chiều đã ngả về tây, trước cửa sổ là một vầng vàng nhạt mông lung, khuôn mặt với những đường nét góc cạnh của chàng chìm trong thứ ánh sáng nhu hòa ấy, bốn bề lặng ngắt như tờ, yên lặng như một giấc mộng.
Hoắc Minh Cẩm thuở thiếu niên và Hoắc Minh Cẩm của hiện tại dường như đã hòa làm một.
Phó Vân anh nghĩ ngợi một lúc, không đi ra ngoài mà tìm một cuốn sách, ngồi trên ghế bành ở gian ngoài giở ra xem.
Tầm khoảng nửa canh giờ sau, nàng cũng cảm thấy buồn ngủ, một tay chống cằm, dựa thẳng vào ghế ngủ gật.
Ngủ lơ mơ một lát bỗng đột nhiên nghe thấy có tiếng bước chân dồn dập vang lên ngoài cửa, nàng giật mình tỉnh lại.
Đến cả lúc ngủ Hoắc Minh Cẩm vẫn luôn rất cảnh giác, tỉnh dậy sớm hơn cả nàng, đôi mắt đang nhắm chặt bỗng mở choàng ra, nhìn khắp phòng, ánh mắt sắc như dao.
Lúc nhìn thấy nàng, chàng bỗng ngẩn người ra.
Tiếng bước chân ngoài cửa ngừng lại, có tiếng sột soạt vang lên, sau đó là một giọng nói cung kính: "Nhị gia, đã lấy được lời làm chứng rồi ạ."
Phó Vân anh lập tức đứng dậy ra ngoài, Hoắc Minh Cẩm gọi nàng lại, "Ngươi ở lại." Sau đó nói với người bên ngoài, "Mang vào đây."
Cửa phòng cọt kẹt mở ra, người bên ngoài bê một xấp giấy đi vào phòng.
Phó Vân anh ngửi thấy mùi tanh nồng của máu, lén nhìn về phía đó, nhận ra mùi này phát ra từ chính xấp giấy kia, xấp giấy đã bị thấm máu đến hơn một nửa, thâm xì.
Đề kỵ giao xấp giấy cho Hoắc Minh Cẩm.
Hoắc Minh Cẩm xua tay, bảo đề kỵ lui sang một bên, đưa mắt ra hiệu cho Phó Vân anh lại gần.
Nàng vội vàng đi về phía trước.
"Lời làm chứng này không thể sử dụng được nữa, tối nay ngươi đọc lại toàn bộ lời làm chứng này rồi sao lại một bản." Hoắc Minh Cẩm chỉ về phía xấp giấy, nói.
Nàng thưa vâng, cầm giấy lên đọc kỹ, càng đọc càng kinh hãi, mồ hôi trên trán từ từ rịn ra.
Lời làm chứng này nói về chuyện tổng binh Liêu Đông (tình biên giới phía đông bắc TQ) Lý Bách Lương dung túng cho thuộc hạ giết người vô tội để giả mạo công lao.
Để tăng cường chí khí của binh sĩ, triều đình đã đề ra mức khen thưởng, mỗi lần chém đầu quân địch được thưởng năm lượng bạc, tướng tá quan quân cũng dựa theo số lượng đầu chém được để thăng chức. Tướng sĩ bình thường mỗi tháng mới được mấy đồng bạc tiền quân lương, trên nguyên tắc là như thế, trên thực tế tiền được tới tay còn ít hơn. Bởi vậy đối với những binh sĩ bình thường mà nói, năm lượng bạc này ước chừng còn nhiều hơn tiền quân lương nửa năm của họ. Có công danh lợi lộc đặt ở đó, các tướng sĩ trên sa trường tự nhiên sẽ trở nên dũng mãnh hơn. Hành động này của triều đình vốn là để khen thưởng cho những tướng sĩ anh dũng giết địch, nhưng luôn có người mưu toan đục nước béo cò.
Giết người vô tội để giả mạo công lao chính là một trong những biện pháp để trục lợi. Chiến trường quá nguy hiểm, kẻ địch xuất quỷ nhập thần, rất khó để tìm được tung tích của bọn chúng, có một vài quan quân nôn nóng muốn lập công nên đã nhẫn tâm chĩa lưỡi đao về phía dân chúng vô tội, lấy đầu dân chúng vô tội làm chiến lợi phẩm, báo cáo lên triều đình, đề nghị khen thưởng. Chuyện giết người vô tội để giả mạo công lao này có cấm cũng không dứt điểm được hoàn toàn vì nguy hiểm thì nhỏ mà lại có thể nhân cơ hội này để kiếm được một khoản tiền, hơn nữa có chiến công thì mới lên chức nhanh được.
Tổng binh Liêu Đông Lý Bách Lương thích báo cáo quân công giả, giết được có mấy chục tên địch mà chiến báo ông ta dâng lên viết giết được mấy ngàn quân địch. Nhưng bởi ông ta chiến đấu dũng cảm, thắng nhiều bại ít, bên Liêu Đông không có ông ta canh giữ không được, triều đình chọn cách nhắm một mắt mở một mắt.
sự dung túng của triều đình cũng không thể làm Lý Bách Lương thỏa lòng tham. Để giành được nhiều quân công hơn nữa, ông ta đưa quân đi cướp bóc những thôn nhỏ vắng người ở vùng biên giới, sau đó giết toàn bộ người trong thôn để diệt khẩu, chặt đầu bọn họ làm bằng chứng để tạo thành công lao cho mình.
Lời làm chứng này chỉ có mấy câu ngắn ngủi nhưng đã nói lên cuộc sống bi thảm của dân chúng vùng biên giới, chẳng khác gì địa ngục trần gian, khiến ai đọc cũng phải thấy rợn người, không nỡ đọc tiếp.
Cứ thử nghĩ mà xem, nếu như hằng ngày đều bị quan binh cưỡi ngựa đuổi theo như một đàn súc vật bị chăn nuôi, bất cứ lúc nào cũng có thể bị chém đầu, thiên hạ thái bình ở chỗ nào chứ!
Nợ máu chồng chất.
Cổ tay Phó Vân anh run rẩy.
Hoắc Minh Cẩm nhìn nàng, đợi nàng đọc xong rồi hỏi: "Sợ sao?"
Nàng cố giữ bình tĩnh, siết chặt tờ giấy dính đầy vết máu, lắc đầu.
Tướng sĩ vốn phải bảo vệ quốc gia, giữ gìn sự an bình nơi biên giới. Lý Bách Lương vốn là tổng binh Liêu Đông, vậy mà lại ngang nhiên dẫn thuộc hạ đi cướp bóc dân chúng ở vùng biên ải, lạm sát người vô tội để lấy quân công, thậm chí đến những người phụ nữ già yếu bệnh tật cũng không tha, dùng cả đầu của phụ nữ và trẻ em để giả mạo đầu giặc, táng tận lương tâm.
Hoắc Minh Cẩm nói: "Thế thì tốt, sau khi sao chép xong lời làm chứng, ngươi căn cứ vào lời làm chứng này viết một tấu chương buộc tội Lý Bách Lương, ngày mai ta sẽ đưa lên cho Hoàng thượng."
Chàng nói vậy liền bảo tùy tùng đi lấy giấy bút và mực viết.
Nhìn người tùy tùng nọ đi ra ngoài, cuối cùng Phó Vân anh đã bình tĩnh lại, nói khẽ: "Đại nhân, vãn bối có thể bắt chước nét chữ, lúc sao chép lời làm chứng, chỉ cần sao chép lại một bản hay là bắt chước cả nét chữ ạ?"
Hoắc Minh Cẩm ngừng lại một chút, khóe môi cong lên thành một nụ cười nhàn nhạt, "Như thế càng tốt, cố gắng giữ cho nét chữ thống nhất."
Phó Vân anh thưa vâng. Tùy tùng bưng giấy bút nghiên mực vào phòng. Nàng đi tới gian bên cạnh, hít sâu một hơi, ngồi xuống bắt đầu chép lại.
Nàng sao chép rất nghiêm túc, chép xong liền kiểm tra đi kiểm tra lại mấy lần, xác định không có bất kì sơ hở nào, sau đó rút ra một tờ giấy khác từ xấp giấy, cân nhắc hồi lâu rồi bắt đầu đặt bút viết tấu buộc tội Lý Bách Lương.
Tới lúc nàng viết xong, ngoài trời đã tối sầm, phía chân trời, mây bay cuồn cuộn, tỏa ra ráng màu rực rỡ.
Nàng đưa bản tấu đã được cân nhắc kỹ càng cho Hoắc Minh Cẩm đọc.
Hoắc Minh Cẩm nhận lấy, đọc kỹ, trên mặt có chút cảm thán, không nói thêm điều gì, chỉ bảo: "Trời tối rồi, ngươi về phòng nghỉ ngơi trước đi."
Phó Vân anh cũng đoán ra Hoắc Minh Cẩm chắc hẳn có việc quan trọng cần làm, mà bản thân nàng không nên có mặt ở đây bèn chắp tay thi lễ rồi lui ra ngoài.
Nàng vừa ra khỏi phỏng, đám tùy tùng đang đứng chờ ngoài hành lang lập tức rảo bước vào phòng.
Cửa mở rộng, bên hành lang, những chùm hoa tử đằng dày đặc rủ xuống, sắc trời dần tối khiến cho những đóa hoa tím nhạt tạo nên cảm giác mơ hồ u nhã, giống như những vầng mây tím ở phía xa kia. Nàng bước xuống hành lang, bóng người từ từ lẫn vào màn hoa mông lung.
Hoắc Minh Cẩm nhìn theo bóng nàng dần đi xa, siết chặt lời làm chứng và tấu sớ mà nàng vừa viết xong, ra lệnh cho tùy tùng, "Ngày mai ngự sử sẽ ra mặt buộc tội tổng binh Liêu Đông. Sau giờ giới nghiêm đêm nay, sắp xếp để toàn bộ thư từ bí mật giữa Lý Bách Lương và Thẩm Giới Khê mấy năm gần đây xuất hiện trên bàn của Tưởng ngự sử."
Những người xung quanh ôm quyền thưa vâng.
...
Tới tối muộn, Phó Vân Chương mới từ ngoại thành về, mang cho mấy người Phó Vân anh mỗi người một con thỏ hoang lông xám.
Y buông dây cương, xoay người xuống ngựa, ở bên ngoài suốt một ngày mà quần áo vẫn chỉnh tề như cũ, vừa vào phòng đã cười nói: "Ta cưỡi ngựa bắn cung không giỏi, ban ngày ở trong lều suốt, mấy thứ này toàn là người khác cho."
Phó Vân anh cười, bảo người hầu tới sắp xếp lại những thứ y mang về, khẽ nói: "Nhị ca, Hoắc đại nhân đang ở nhà chúng ta, ngài ấy tạm thời không thể bại lộ hành tung, định ở nhờ nhà chúng ta cả đêm."
Rồi nàng nói tiếp: "Tứ thúc vào kinh rồi! Tứ thúc mang rất nhiều măng mùa xuân và dưa muối tới, đã bóc vỏ ngâm trong nồi rồi, ngày mai có thể ăn món măng xào."
Nghe xong nửa lời đầu, Phó Vân Chương hơi nhíu mày một chút, chưa kịp hỏi nhiều đã nghe thấy nàng nhắc tới Phó tứ lão gia, khóe miệng cong lên, vỗ về đỉnh đầu nàng, "Thích ăn măng tới vậy sao?"
Đầu tiên phải gặp Phó tứ lão gia trước đã.
Phó tứ lão gia biết Phó Vân Chương đỗ thám hoa, trước kia đã sùng bái, tin tưởng y một cách mù quáng, giờ lại càng coi y như thần như Phật, nghe thấy tiếng y nói chuyện với Phó Vân anh đã sải bước ra đón. Thấy y mặc quan bào, dần đã có mấy phần uy nghiêm của người làm quan, ông vui vẻ kéo y lại quan sát y từ đầu đến chân, định dìu y ngồi vào vị trí cao nhất.
Phó Vân Chương bật cười, nhẹ nhàng đưa tay về, mời Phó tứ lão gia ngồi trước.
Phó tứ lão gia cười hề hề, có vẻ hơi ngây ngô, thấy y nhất quyết như thế bèn rón rén ngồi hờ, đợi y cũng ngồi xuống mới dám đặt nửa phần mông còn lại xuống ghế ngồi.
Phó Vân Khải và Viên Tam cũng tới góp vui.
Phó tứ lão gia đi đường mệt nhọc, hôm nay vừa mới đến, nói chuyện được một lúc đã ngáp ngắn ngáp dài.
Phó Vân Chương liền bảo: "Cũng không sớm sủa gì nữa, tứ thúc đi nghỉ trước đi, mai cháu được nghỉ lại trò chuyện với tứ thúc sau.”
Phó tứ lão gia lau nước mắt trên khóe mắt, đứng dậy, lại ngáp một cái, "Được, tứ thúc không làm phiền mấy đứa nữa, mai lại nói chuyện với mấy đứa tiếp."
Mọi người lục tục về phòng.
Phó Vân Chương đưa mắt ra hiệu cho Phó Vân anh, ý bảo nàng đi theo mình.
Hai người lần lượt ra khỏi chính đường, đi về phía nội viện.
Những chiếc đèn lồng treo dưới hành lang nhẹ nhàng đong đưa trong gió đêm, ánh đèn cũng lung lay theo, lúc sáng lúc tối.
"Sao Hoắc đại nhân lại tới đây?" Phó Vân Chương hỏi.
Phó Vân anh trả lời: "Ngài ấy vào kinh cùng với tứ thúc. Muội nghe tứ thúc nói trên đường họ gặp phải lưu dân bạo loạn, cũng may có Hoắc đại nhân giúp đỡ mới không có chuyện gì, tứ thúc bảo rất cảm kích Hoắc đại nhân nên đã mặt dày mày dạn mời Hoắc đại nhân cùng về, Hoắc đại nhân đồng ý."
Đây là đúng là lời nói của Phó tứ lão gia, khi ấy ông phải thu hết can đảm mới dám hỏi Hoắc Minh Cẩm xem có phải chàng cũng đang định về kinh hay không. Ban đầu ông cũng không nghĩ tới chuyện có thể cùng đi với Cẩm Y Vệ, chỉ cho là có thể đi cách bọn họ một đoạn là tốt rồi, dù sao hẳn cũng an toàn hơn, không ngờ Hoắc Minh Cẩm nói thẳng luôn là tiện đường, có thể cùng vào kinh thành với nhau, Phó tứ lão gia vui mừng khôn xiết.
"Đúng rồi, nhị ca, việc này không thể để cho người khác biết."
Phó Vân anh dặn dò như vậy, không đề cập tới chuyện Hoắc Minh Cẩm bị thương và chuyện tổng binh Liêu Đông.
Phó Vân Chương à một tiếng, khẽ hỏi: "Hoắc đại nhân giờ ở đâu?"
"Bên phòng dành cho khách ạ." Phó Vân anh chỉ về phía đó. "Người hầu kẻ hạ ở khu bên đó cũng đã dọn ra khỏi phòng, nhường chỗ cho Hoắc đại nhân và tùy tùng của ngài ấy."
Phó tứ lão gia vốn định nhường chính viện cho Hoắc Minh Cẩm ở nhờ nhưng Hoắc Minh Cẩm cứ từ chối mãi, dẫn theo người của mình đi thẳng tới khu phòng dành cho khách.
Phó Vân Chương gật đầu, phòng dành cho khách cách nơi Phó Vân anh ở mấy viện liền, nơi ở của Viên Tam và Phó Vân Khải vừa hay chắn ở giữa.
Nhưng mà y vẫn không yên tâm cho nổi.
Đưa Phó Vân anh về phòng xong, y dặn dò quản gia, "Đêm này cử thêm mấy người trực đêm, bên thiếu gia đưa thêm bốn người luân phiên canh gác, có bất kì động tĩnh nào cũng phải lập tức báo cho ta."
Quản gia khom người thưa vâng.
...
Nhà của ngự sử Tưởng Duyên.
Ngọn đèn dầu leo lét, căn phòng ngập trong ánh sáng ảm đạm.
Tưởng Duyên vừa đọc hết cuốn sách trong tay, gỡ kính xuống, xoa nhẹ ấn đường, bưng chén trà đã nguội lạnh từ lâu bên cạnh lên, uống mấy ngụm trà.
Khóe mắt liếc qua góc bàn, ông ta bàng hoàng sửng sốt, lập tức rợn tóc gánh, "Xoảng" một tiếng, chén trà trong tay rơi xuống đấy, vỡ thành mấy mảnh.
Nước trà bắn ra tung tóe.
Gã sai vặt đang đứng ngoài vội vàng đẩy cửa bước vào, "Lão gia, có chuyện gì vậy?"
Tưởng Duyên nhảy dựng lên, chỉ vào tay nải bằng vải thô trên góc bàn, "Đây là cái gì? Ai mang vào phòng thế này?"
Gã sai vặt tới gần nhìn kĩ hồi lâu, gãi đầu, "Lão gia, tiểu nhân thực sự chưa từng thấy vật này, không phải tiểu nhân mang vào."
Thấy mặt Tưởng Duyên đã xanh mét, gã sai vặt thử dò hỏi, "Hay để tiểu nhân đi hỏi những người khác xem sao?"
"không cần." Tưởng Duyên xua tay. Hôm nay ông ta cáo bệnh không đi săn ở Tây Uyển, vẫn luôn ngồi trong thư phòng đọc sách, bên ngoài có gã sai vặt và thư đồng canh gác, vậy mà đã có người có thể thần không biết quỷ không hay, đặt bao đồ này lên bàn ông ta, người kia nhất định là cao thủ tuyệt đỉnh.
Nếu người kia muốn giết ông ta thì chẳng phải cũng dễ như trở bàn tay hay sao?
Bao nhiêu suy nghĩ xuất hiện trong đầu ông ta, nghĩ lại mà vẫn thấy sợ, sau gáy lạnh toát.
Ông ta có cảm giác như thể đang bị một con rắn độc ẩn mình trong chỗ tối nhìn chằm chằm vào người.
một lúc lâu sau, ông ta mới bình tĩnh lại, cầm lấy chiếc tay nải, nâng trong tay xem nặng nhẹ thế nào, thấy nhẹ bẫng, mở ra liền phát hiện đó là mấy phong thư.
Dựa vào màu sắc của trang giấy, đa phần những phong thư đó đã khá cũ rồi, nhưng cũng có mấy phong thư mới.
Ông ta xua tay, bảo gã sai vặt ra ngoài. Cầm một phong thư lên, ông ta mở ra, đưa lại gần ánh đèn để đọc cho kĩ.
Lát sau, tay ông ta bắt đầu run lên lẩy bẩy.
Những bức thư này hóa ra lại là thư mà đích thân thủ phụ đương triều Thẩm Giới Khê viết cho tổng binh Liêu Đông Lý Bách Lương.
Có mấy bức thư đã được viết từ tám chín năm trước, khi đó Lý Bách Lương còn chưa lên làm tổng binh Liêu Đông. Trong đó cũng có mấy bức thư Lý Bách Lương viết cho Thẩm Giới Khê, lần nào thăng quan, ông ta cũng viết thư cảm tạ Thẩm Giới Khê đề bạt.
Những phong thư này ngoại trừ việc khiến cho mối quan hệ cực kỳ thân thiết giữa hai người bị bại lộ, còn có một phát hiện nữa khiến cho Tưởng ngự sử hãi hùng khiếp vía: Nhiều năm như vậy rồi, Thẩm Giới Khê vẫn luôn biết chuyện Lý Bách Lương giết người vô tội để giả mạo công lao!
Ánh nến dao động mấy lần.
Tưởng ngự sử đặt thư trong tay xuống, quần áo đã mướt mồ hôi.