Nhất Phẩm Giang Sơn

Chương 270: Đêm Không Ngủ 2

Nói thật ra, tràng diện này nhìn thì náo nhiệt, nhưng đẳng cấp lại không cao. Tuy nhiên đó cũng là bình thường, ở đây đứng đầu chính là Hồng tỷ, quan hệ căn cơ của nàng với cái đại quan trong kinh thành vẫn còn thấp. Cho nên khách nhân được mời tới chủ yếu chính là các thương nhân.

Cho nên vừa thấy Trần Khác đến đây, Cổ Tích Tích và tất cả khách nhân đều cảm thấy thụ sủng nhược kinh, tất cả đều đứng dậy chào đón. Lý Giản ngồi ở chủ vị, mặt mày hồng hào nói:

- Thế nào, ta nói đúng không. Trần tướng công nhất định sẽ tới mà! Giao tình giữa chúng ta rất tốt.

Nói xong kéo mạnh hắn ngồi lên ghế trên.

- Đồ thì có thể ăn bậy, lời thì không thể nói bậy.

Trần Khác khiêm tốn một phen, liền ngồi xuống bên cạnh Lý Giản cười nói:

- Tướng công là cách xưng hô của những người quan to.

- Ôi, lần này ngươi đậu Tiến sĩ, sớm muộn gì cũng làm Tướng công thôi.

Lý Giản cũng chẳng để ý cười nói:

- Hiện tại xưng hô sớm một chút cũng không phải là quá đúng không??

- Ngươi nằm mơ đi, đừng có hại ta.

Trần Khác trừng mắt nhìn gã một cái nói:

- Đừng nói tướng công, ta hiện tại đến cả Tiến sĩ cũng không phải.

- Đều như nhau, đều như nhau.

Lý Giản vỗ mông ngựa, ngượng ngập cười. Cổ Tích Tích bên canh vội vàng hòa giải cho gã nói:

- Quy củ của quan trường đúng là có rất nhiều. Đại nhân cũng phải suy nghĩ cho công tử a.

Xong lại cười cười nói:

- Ví dụ hoa lâu trên sông Biện này, ngày sau chỉ đến ngày lễ tết công tử mới có thể đến một chút.

- Làm sao bình thường lại không cho đến?

Lý Giản lấy làm lạ nói:

- Ta thấy đám sĩ tử kia giống như hận không thể được ở luôn trong thanh lâu?

- Sĩ tử là sĩ tử, tiến sĩ là tiến sĩ.

Cố Tích Tích giải thích nói:

- Đại Tống triều không cấm sĩ tử vào thanh lâu. Nhưng sau khi lên làm quan thì không thể nào tùy tiện. Quan viên triều đình liên quan đến thể diện quốc gia, đương nhiên là cấm tới thanh lâu.

Nàng nũng nịu rót rượu cho Trần Khác nói:

- Tuy nhiên, tết Nguyên Đán thì ngoại lệ. Đám quan viên cũng phải nghỉ ngơi nha.

- Cũng không chính xác lắm.

Lý Giản không cho là đúng nói:

- Khi ta ở Thành Đô, thấy đám quan lại ra vào kỹ viện so với nha môn còn chịu khó hơn.

- Đất Thục là nơi trời cao Hoàng đế xa, làm sao có thể giống với chỗ dưới chân thiên tử này?

Trần Khác cười nói:

- Nói vậy tiểu quan ở kinh thành thì phải kham khổ sao?

- Tuy nhiên cũng may công tử vừa đoạt giải thì đã ra ngoài rồi.

Cố Tích Tích an ủi hắn nói:

- Quan viên ở các địa phương, trong yến hội có thể gọi Lục sự trợ hứng. Ngự Sử cũng không xen vào.

- Làm sao có thể so sánh được với thành Biện Kinh?

Lý Giản cũng không cho là đúng nói:

- Ta xem làm quan như vậy cũng không quá vui vẻ.

- Đại quan nhân nói đùa rồi.

Cố Tích Tích cười nói:

- Quan viên Đại Tống triều ta lương bổng nhiều. Quan viên cho dù không thể đến thanh lâu, cũng có thể nuôi cơ thiếp trong nhà mà. Trong kinh này, có vị đại nhân nào mà không có một đoàn nhạc nữ ở trong nhà? Nói về bộ dáng tài tình, nhân vật phong lưu, cũng không kém chút nào so với hoa lâu.

Trần Khác gật gật đầu tỏ vẻ đồng ý. Hắn ở trong nhà Âu Dương Tu nhìn thấy ca kỹ, tố chất cao hơn nơi này không ít.

Trong khi mấy người đang nói chuyện, đại thương nhân Hầu Nghĩa lại đây mời rượu. Lý Giản thật ra chỉ là một tiểu cổ đông, nhưng người ta là chủ của cả một sản nghiêp, luận về của cải, luận về lực ảnh hưởng thì Lý Giản không thể so với y. Cho nên hôm này Hầu nghĩa tới đây có nghĩa là đã nhìn vào mặt mũi của hắn.

Tuy nhiên có thể nhìn ra, Hầu viên ngoại thực sự rất coi trọng Trần Khác, còn muốn hơn Lý Giản nhiều lắm. Y bưng rượu cười chân thành với Trần Khác, biểu đạt sự chúc mừng nhiệt tình nhất.

- Những ngày nay Viên ngoại chắc cũng không tốt lắm a.

Trần Khác cảm thấy y có chuyện muốn nói, liền cho kỹ nữ bên cạnh đứng dậy. Mời Hầu Nghĩa ngồi xuống một bên nói:

- Cần ta giúp đỡ việc gì, ngươi cứ việc nói.

- Đúng là không có gì giấu diếm được công tử.

Hầu Nghĩa cười khổ nói:

- Ai nói tại hạ làm sao lại xui xẻo như vậy đây?

Hầu Nghĩa có sản nghiệp mậu thương ở biên giới rất lớn. Y và người của Nhất Tứ Nhạc Nghiệp kết giao, cũng vì vậy mà hiệu buôn của y hàng năm vận chuyển một số lượng lớn vật tư đến Tây Thùy, thông qua các con đường bán cho người Tây Hạ. Sau đó lại thu mua muối thanh và ngựa mang về Biện Kinh buôn bán. Hai thứ này đều là bảo bối, ngựa thì đương nhiên là khỏi phải nói rồi, còn muối thanh là đặc sản của Hà Sáo. Mùi vị của muối này gần giống với muối ăn kiếp trước của Trần Khác. Ở thời đại này, muối vừa thô vừa đắng, cho nên muối ngon như vậy đương nhiên sẽ được các nhà giàu hoan nghênh, còn có thể xem như là tiền lưu thông.

Hầu Nghĩa ở giữa buôn qua bán lại phát tài lớn, trở thành một siêu cấp thương buôn trong Tống triều. Nhưng năm nay, việc buôn bán của y bỗng nhiên phải ngừng lại… Bởi vì triều đình cắt đứt quan hệ qua lại với tất cả các thành thị của Tây Hạ.

Nguyên nhân gây ra sự kiện này phải nói đến tên Tư Mã Quang. Lúc lễ mừng năm mới ấy, cả nhà Âu Dương Tu quây quần xong, những người có danh tiếng lớn đều tụ hội. Có người liền hỏi, làm sao mà Tư Mã Quang lại không có mặt ở đây?

Có thể khẳng định mà nói, nếu Tư Mã Quang lúc đó ở kinh thành thì Âu Dương Tu nhất định phải mời gã đó. Bởi vì nhân duyên của Tư Mã Quang rất tốt… Hơn nữa thanh danh cũng rất cao, còn cao hơn cả thanh danh của Vương Anh Thạch. Không có biên pháp, người ta đã sớm nổi danh từ lâu rồi. Bảy tuổi đập vại đã dương danh thiên hạ, trở thành thần đồng được mọi người truyền tụng, lúc đó Vương An Thạch chỉ có năm tuổi. Chính mà một tiểu tử còn mặc quần yếm đi tiểu lung tung.

Hơn nữa, gã cũng không phải là cái loại thánh hiền cổ quái. Lời nói và việc làm của gã tuyệt đối có thể nói là mẫu mực của các sĩ phu. Không giống như Vương An Thạch không nói lý, không thông tình đạt lý.

Nhưng lúc này Tư Mã Quang không ở kinh thành, gã đang ở biên cương. Lại nói tiếp, đây cũng là một việc chua xót, tuyệt đối không phù hợp với con đường làm quan đã được trù tính sẵn của Quang Quang ca. Cha của gã là Tư Mã Trì, đứng đầu Ngự Sử, là quan lại cao cấp Tam Ti Phó Sứ. Con đường làm quan của Tư Mã Quang so với người khác đương nhiên là thuận lợi hơn nhiều.

Hơn nữa, quả thật gã cũng không chịu thua kém. Khi bảy tuổi đã nghiêm nghị như người lớn, yêu thích giảng văn “Tả thị xuân thu”. Thường giảng cho người nhà nội dung chính. Tất nhiên là thích sách đến nỗi không biết đói khát, không biết nóng lạnh… Người ta bảy tuổi đã có thể giảng “Xuân thu” cho người trong nhà rồi. Trần Khác mười tuổi dưới hình thức gian dối mới có thể chỉ cho người nhà đầu cơ vào quán ăn. Quả thật người so với người thì tức chết.

Có tài nhưng thành đạt muộn bình thường đều là rất chuyên tâm. Còn chân chính là ngưu nhân tất nhiên là ngưu từ đầu đến đuôi. Quang Quang ca là một ngưu nhân như vậy, hai mươi tuổi đã đậu Tiến sĩ. Mọi người đều biết rõ, con đường làm quan của gã đã được dọn sẵn. Hơn nữa thường thường là người bình thường không thể nhìn ra được.

Khi Quang Quang ca đậu tiến sĩ còn thuộc hạng cao, hơn nữa còn là một một cái mầm giống tốt. Các đồng sự của cha gã, các lão lãnh đạo cực kỳ coi trọng gã. Muốn ngoại lệ cho gã làm Phụng Lễ Lang trong kinh thành… Đây là một sự ưu ái cực kỳ, bởi vì thời Tống có điều lệ, sau khi đậu tiến sĩ đều phải đi ra ngoài địa phương làm việc.

Không quản ngươi có phải là Trạng Nguyên hay không, cũng phải đi xuống địa phương rèn luyện một vài năm. Cho nên đa số con đường làm quan đều là từ ngoài vào trong. Nhưng Quang Quang ca ngay từ đầu đã có thể làm trong kinh, thật sự là rất đáng ghen tị.

Nhưng gã cũng không nhận, chủ động yêu cầu đến Hàng Châu… Hàng Châu lúc này cũng không phải là thiên đường giống như đời sau, mà là thuộc một khu vực xa xôi. Lý do đưa ra rất cảm động, lão cha làm Thái Thú Hàng Châu đã bệnh rồi. Sau này gã sẽ phụng dưỡng lão phụ đến khi qua đời. Trong lúc giữ tang thì lại càng “Chấp tang luy niên, hủy tích như lễ”. Suýt nữa thì đã bởi vì bi thương quá độ mà chết.

Sau khi đã qua thời gian giữ tang, Quang Quang ca mới trở lại kinh thành nhậm chức.

Chúng ta cũng không biết nguyện vọng lúc đầu của Quang Quang ca là như thế nào. Nhưng gã quả thật đã thông qua chuyện này, thể hiện với mọi người trong thiên hạ, mình là một người “Chí hiếu”. Tại thời đại này “Không hiếu thì không phải là trung thân”, đây chính là tư cách của gã. Vả lại gã cũng không phải là người đầu tiên làm như vậy, hai mươi năm trước, Bao Chửng làm còn hoàn hảo hơn so với gã. Người ta thi đậu tiến sĩ nhưng mười năm không ra làm quan chỉ vì tận hiếu, khi vừa ra làm quan thì đã một bước lên trời. Bởi vậy mới được gọi là Bao Thanh Thiên!

Cũng không biết phụ tử Quang Quang ca có học hỏi kinh nghiệm đó hay không.

Lúc sau này, gã lại biểu hiện ra một việc quan trọng cực tốt, nhưng lại không thích hợp với việc tuyên dương phẩm chất ưu tú bốn phương. Đó chính là hoàn toàn không hề gìn giữ sự trung thành với lãnh đạo. Nhưng lãnh đạo này, không phải Hoàng đế mà là Bàng Tịch.

Quang Quang ca không có vận khí tốt như lão Bao. Sau khi hồi kinh, gã cảm thấy lòng người thật dễ thay đổi. Hóa ra khi gã ra ngoài, trong quá trình chịu tang. Lão đồng sự của phụ thân gã, lão thượng cấp, người thì rời khỏi, người thì ra ngoài, tất cả đều rời khỏi kinh thành, lại không ai nắm giữ miếng bánh thơm trái ngon như gã.

Đợi cả nửa ngày, cũng chỉ được đưa cho một chức tri huyện ngoài ngoại thành. Cũng may rất nhanh gã đã được trở về kinh thành, lên làm Bình Sự Đại Lý Tự… Vì vậy công tác của gã không có chút lực ảnh hưởng gì, chẳng những thế cũng không có tiền đồ gì.

Trong khoảng thời gian này, Quang Quang ca cũng rất buồn khổ. Nhưng cũng may, vận may của gã cũng đến. Lão Bàng Kinh là đồng sự của cha gã năm xưa cũng được hồi kinh, đảm nhiệm chức Xu Mật Phó Sứ. Sau này lại làm đến Tể Tướng. Tư Mã Quang ngay lập tức đi bái kiến Bàng Tịch, cùng lão ôn lại những ký ức chuyện xưa của lão và Tư Mã Trì, từ nay về sau liền tôn kính và kính trọng Bàng Tịch giống như phụ thân.

Bàng Tịch rất ưa thích Quang Quang ca, đương nhiên dày công vạch kế hoạch cho gã, muốn đề cử gã đi Quán Các đảm nhiệm một chức quan trong trường học… Đây là con đường phải đi qua của quan lại cao cấp, nhưng phải có Tể Tướng phê chuẩn. Tuy nhiên hai năm sau, Bàng Tịch chính thức trở thành Tể Tướng, chuyện thứ nhất chính là đề bạt Quang Quang ca. Từ đó Quang Quang ca như diều gặp gió, lên làm Thừa Sự Đại Lý Tự, cũng kiêm luôn trực giảng Quốc Tử Giám, thực quyền và tương lại cùng phát triển.

Nhưng mà ngày vui thường ngắn ngủi. Bàng Tịch sau này đấu tranh trong cung bị thất bại. Người Tây Hạ và Liêu quốc lại kết minh, muốn mưu đồ Đại Tống. Hoàng thượng sợ hãi cho nên phái Bàng Tịch đi Tây Bắc phòng Tây Hạ.

Bàng Tịch không nỡ bỏ Quang Quang ca, muốn dẫn gã cùng đi tới Tây Bắc. Tư Mã Quang rất bất đắc dĩ, nhưng lại không hề biểu hiện ra ngoài chút nào. Nếu không phải gã đã viết một bài “Khổ Hàn Hành”, nói “Cổ nhân hữu vi tri kỷ tử, Chích khủng đống cốt mai biên định”, Hoàng thượng còn thật sự tưởng rằng là gã cam lòng đi rồi.

Bất quá gã cũng biết, đây là việc thăng quan tốc hành. Bao gồm cả Bàng Tịch bên trong, Phạm Trọng Yêm, Hàn Kỳ và một đám trọng thần, tất cả đều làm lên từ Tây Bắc. Tuy nhiên điều kiện tiên quyết là phải được điểm danh đến.

Sau đó tên này đã gây ra họa lớn…

Bàng Tịch dẫn Tư Mã Quang tới Tây Bắc, cũng không phải có yêu thích gì đặc biệt, mà là thật tâm thật ý muốn bồi dưỡng y, coi trọng y. Cho nên vừa tới Tịnh Châu Bàng Tịch liền bảo y độc chắn một mặt, đi Lân Châu chỉ huy quân vụ.

Người ở thời đại này xem ra tự mình chỉ cần đọc thông kinh điển Nho gia, thì có thể nắm mọi thứ đại quyền, không gì không làm được. Tư Mã Quang bảy tuổi thì có thể giảng “Tả truyện”, tới bây giờ ba mươi mấy tuổi, kinh thư trong bụng cũng nhiều hơn người khác. Chính như vậy y cũng cho rằng mình văn có thể trị quốc, võ có thể an bang, chỉ là vẫn không có cơ hội phát huy.

Trời đất bao la của Tây Bắc chính là nơi hảo nam nhi tạo dựng sự nghiệp. Cuối cùng Tư Mã Quang có thể thể hiện thân thủ, tất nhiên xoắn tay áo lên thề phải làm một trận ở Lân Châu, giống như chư vị tướng công xây dựng sự nghiệp, sớm ngày tuyên ma bái tướng.

Vừa tới Lân Chân, y liền khẩn cấp đi tiền tuyến tuần tra. Khi đó hai nước Tống Hạ lấy sông Khuất Dã làm ranh giới, Hà Đông là của triều Tống, Hà Tây là của Tây Hạ. Nhưng sau khi tới tiền tuyến, Tư Mã Quang phát hiện, đến bình nguyên Hà Bắc Bạch, mấy chục dặm không có vết tích giặc cướp, cũng chính là không thấy binh Tây Hạ.

Lúc này cái đầu ních đầy tri thức đó của Quang Quang, lập tức hiện ra tin tức tương ứng _ Khuất Dã Hà Tây, từng là đất ruộng của Đại Tống, sản lượng đậu rất nhiều. Sau này quân Tống vô năng, mảnh đất này bị Tây Hạ cướp lấy, thành đất chăn nuôi của người Đảng Hạng. Đồng cỏ phì nhiêu, dê bò thành đàn, quả nhiên là một chỗ bảo địa.

Hôm đó Quang Quang nhìn Khuất Dã Hà Tây rất lâu, trong lòng toan tính nhanh như bay... Nếu có thể đoạt lại vùng lãnh thổ này, chính là lập nên một kỳ công cho Đại Tống, với thân là Nho giả lập quân công bất thế, trên đời còn có chuyện nào vui hơn?

back top