Tóm lại, vào mùa đông năm Gia Hựu thứ nhất, tòa tiền trang ấp ủ quá nhiều hy vọng này cuối cùng đã tạo được gốc rễ vững chắc, bắt đầu từ từ mở rộng thực lực của mình…
Nhưng vào lúc này, mọi người cũng không còn chú ý đến các cách thức tranh đấu của tiền trang này và những kẻ cùng ngành, điều đó dù sao cũng quá sặc mùi tiền. Bây giờ, tiêu điểm của mọi người là kì thi mang tính cột mốc lưu truyền hậu thế, vô cùng nổi tiếng, quan trọng.
Giờ khắc này, các sĩ tử ở khắp nơi trên toàn quốc hội tụ về kinh thành, chuẩn bị tham gia buổi lễ tuyển chọn nhân tài được cử hành khi qua năm mới!
Trong tương lai, vô số người cảm thán rằng đây là khoa cử không gì sánh kịp trong lịch sử triều Tống.
Bất luận là về văn học hay là về chính trị.
Về mặt văn học, khoa cử này làm nổi lên các ngôi sao sáng chói, bất luận là về độ sáng hay là về số lượng, trước đây chưa từng có, sau này cũng là tuyệt đối không. Từ nay về sau, sự kiệt xuất, phát đạt của Đại Tống đều phụ thuộc vào vị tiến sĩ khoa thi này, cùng với ngòi bút của y….
Mà sự tiến triển của văn phong ngàn năm sau, để mọi người có thể dùng ngôn ngữ thông thường để viết lách cũng bắt đầu từ khoa thi này.
Còn về phương diện chính trị, sự hưng suy khởi phục trong ba mươi năm sau này của cả Đại Tống, đều do vị tiến sĩ khoa thi này nắm giữ.
Theo quy định, phát giải cử nhân (những người hợp cách được tiến cử từ châu huyện đưa tới kinh tham gia Lễ bộ hội thi) hạn trước ngày hai mươi lăm tháng mười đến Lễ bộ cống viện nộp các giấy tờ tình trạng gia đình, giấy bảo lãnh..vv, cùng việc hoàn tất các thủ tục báo danh, nhưng đến tuần cuối tháng giêng năm sau mới bắt đầu thi. Trong khoảng thời gian hai ba tháng này, vài ngàn sĩ tử khắp các nơi trên đất nước hội tụ về Biện Kinh, làm tòa đô thị to lớn vốn mang phong thái nho nhã vô cùng, biến thành cả một thế giới của những người văn chương!
Từ tháng mười đến tháng tư năm sau, trong khoảng nửa năm này, những người đọc sách của Đại Tống là nhân vật chính tại tòa thành này, kẻ nổi bật trong số bọn họ thì càng trở thành ngôi sao sáng được mọi người chú mục, thậm chí còn là một ngôi sao lớn, chiếu sáng cả bầu trời của đế quốc từ đây.
Đương nhiên điều kiện tiên quyết để trở thành minh tinh là thi đậu kì thi mùa xuân này. Bởi vì sau sự việc của ‘Trương Nguyên’, kỳ thi liền chỉ xếp thứ hạng, chứ không đào thải bớt, cho nên có thể lấy kỳ thi mùa xuân làm cột mốc, chia khoảng thời gian này thành hai giai đoạn. Nửa giai đoạn đầu mang đậm không khí nghiên cứu, học tập. Nửa giai đoạn sâu là ra sức điên cuồng học hành thâu đêm.
Cho dù cuối tháng mười là kỳ hạn báo danh cuối cùng, nhưng trên thực tế, không ai đợi đến phút cuối mới vào kinh. Các sĩ tử sau khi đến ghi danh trên bảng, liền thu thập hành trang, nhanh chóng vào kinh ứng thí, để có thể sớm đến được trung tâm của nền giáo dục, văn hóa; kịp thời hiểu được xu hướng của nền văn học, điểm nóng chính trị hiện tại; cũng để có thêm chút thời gian đến bái phỏng danh sư, tham gia các diễn đàn văn học, thỉnh giáo nhiều điều hơn từ phía các sĩ tử khác.
Không còn cách nào, ai bảo mỗi lần thi đỗ tiến sĩ trong kỳ thi cử, đa số đều là Quốc Tự Giám, những người mà phủ Khai Phong báo danh đến. Đây không phải rối loạn kỉ cương thi cử gì cả, cái sâu xa trong đó là do kinh thành cách trung tâm văn hóa chính trị rất gần, có thể dễ dàng nghe ngóng tin tức về thi cử, biết được sở thích văn phong của quan chánh chủ khảo. Cái gọi là ‘cách dùng người của quốc gia’ chính là kẻ không thể đậu kỳ thi tiến sĩ, thì không thể được chức quan tốt; kẻ không am hiểu thi phú sách luận, thì không thể đậu kỳ thi; kẻ không đến kinh sư để học, thì cũng không thể am hiểu thi phú sách luận.
Do đó, mỗi năm vào lúc này, mọi hội trường, tràng quán ở kinh thành chỉ có một công hiệu, đó chính là cử hành đủ mọi diễn đàn thi thố văn thơ. Bình quân một ngày sẽ đồng thời cử hành mười mấy hội thi, nhiều lúc thậm chí đạt đến hai mươi mấy hội thi.
Nếu như bạn cho rằng những hội văn thơ này chỉ là những lớp học dạy nước rút trước kỳ thi của các thư sinh thì sai rồi. Đây kỳ thật là một kỳ thi phân cấp tinh anh của triều Đại Tống.
Có người đức cao vọng trọng đến giảng thuyết, có quan viên triều đình đến chỉ bảo, có vương tôn quý tộc đến xây dựng, tạo lập, có thương nhân giàu có đến tài trợ, càng có không ít danh kỹ đến giúp vui…
Nếu bạn cho rằng các danh kỹ chỉ là bình phong thì đã vô cùng sai lầm rồi. Thi từ, thư pháp của họ vượt xa so với trình độ của đại đa số các sĩ tử, chỉ cần tàn tàn cũng trở thành nhân vật chính sáng lóa. Trên thực tế, hội văn thơ thế này cũng là nơi dễ nhất để thành danh của các danh kỹ. Bởi vì tài danh của các nàng đều do các sĩ tử lưu truyền, mới có thể trở nên sáng chói, khắp thiên hạ đều biết đến…
Nhưng mỗi ngày đều nhiều hội thi như thế, các danh kỹ đương nhiên sẽ không phải hội nào cũng đến, bọn họ cũng đang lựa chọn, lựa chọn những hội thi do những bậc đại nho nổi tiếng tổ chức, hay những hội có truyền thống lâu đời, hoặc những hội tập trung những sĩ tử hàng đầu. Còn những hội thi nhỏ, thông thường, không có tên tuổi, rất hiếm khi nhìn thấy bóng dáng của các danh kỹ, nguyên nhân thì không cần nói cũng biết. Đừng oán trách cái xã hội này quá hiện thực, quả thật là mọi người đều sống trong thế giới hiện thực…
Những hội văn tương đối nổi tiếng, thường là do các quan viên thành danh đã lâu hay những vương tôn vừa giàu có vừa nhàn rỗi trong kinh tổ chức. Nhưng tình hình năm nay không giống lắm. Ba đại hội thơ văn do các thí sinh khoa này tổ chức lại dành được sự nổi trội.
Đứng đầu trong đó là đại hội thơ văn do ‘Thái Học văn hội’ tổ chức. Hội này là văn xã có lịch sử nhiều năm, tập trung một đám thanh niên danh tiếng vang dội nhất kinh sư. Người khởi xướng nên hội này – Lưu Kỷ còn được xem là nhân tuyển có một không hai liên tục đứng đầu trong tam nguyên (Giải nguyên, Hội nguyên, Trạng nguyên)… Cho dù vị trí nổi bật của y bị ai đó giành mất, nhưng có vô số quan lại quyền quý làm hậu thuẫn cho y, rất nhanh sẽ lại trở thành thần tượng trong mắt vạn người. Huống hồ, mạng lưới quan hệ và tài chính của Thái Học văn hội đều to lớn vô cùng. Lại có thể mời nhất biểu danh sư đến vị trí tốt nhất cử hành. Mỗi lần những nhân vật nổi tiếng đến trước cổ động nhiều như nêm. Nổi bật thế này cũng là điều đương nhiên.
Một hội văn nổi tiếng khác là do ‘Gia Hữu học xã’ tổ chức, nhìn tên là biết. Đây là xã đoàn vừa thành lập năm nay. Lúc đầu vừa thành lập cũng không có tiếng tăm gì, trở nên nổi tiếng cũng là việc hai tháng gần đây, nói chính xác, sau khi yết bảng kì thi Hương – Đầu tiên là toàn bộ người trong học xã đều đậu, tiếp theo là trong cuộc thi ở Trạng Nguyên lầu, toàn thắng Thái Học văn hội, tạo nên tiếng vang lớn.
Người người trong kinh đều biết, trong các Thái Học sinh có một thanh niên tài hoa hơn người, không có tham gia vào Thái Học văn hội, mà tự thành lập một học xã. Bọn họ nói, nếu có người có thể đấu với Lưu Kỷ, chỉ có hai người thanh niên của Gia Hữu học xã, một người là hội trưởng – Giải nguyên của kì thi biệt đầu (một kì thi tương đương với kì thi tiến sĩ thông thường, nhưng để nhằm hạn chế sự ưu tiên đối với các con em quan lại có người thân làm chánh chủ khảo) - Trần Khác, một người là á nguyên kì thi Hương -Tô Thức.
Đương nhiên, chỉ dựa vào hai tài tử này, vẫn chưa thể dành được nổi trội thế này. Còn có sự ủng hộ nhiệt tình từ phía quốc cựu – Tào gia. Tào gia thay đổi phong cách bảo thủ xưa nay, tài trợ mọi hoạt động cho Gia Hữu học hội, mời danh sư cho bọn họ, tài trợ địa điểm, mời danh kỹ… Nhưng người khác cũng nói không là gì cả, ai bảo mẹ kế của Trần Khác là con gái Tào gia chứ? Người nhà giúp người nhà, là việc hoàn toàn chính đáng.
Danh tiếng, thế lực của Gia Hữu học xã không hề kém cạnh so với Thái Học văn hội còn có một một nguyên nhân, chính là các danh kỹ trong kinh đều vô cùng bằng lòng đến cổ động. Ban đầu, bọn họ đều nhắm vào Trần Khác, nhưng đến thì lại phát hiện báu vật khác là Tô Thức…. Các danh kỹ này, gặp qua vô số người, cách nhìn người độc đáo, biết rằng anh chàng đẹp trai, bảnh bao có chút danh tiếng trước mặt, trong tương lai tuyệt đối sẽ gặt hái được thành tựu, là tài tử số một trong thiên hạ.
Có hai người này ở đây, đủ để các danh kỹ đổ xô đến…
Còn về hội văn cuối cùng do các sĩ tử khảo thí khóa này tổ chức thì không long trọng, hoa lệ như hai hội trước. Biểu hiện khiêm tốn, không hào nhoáng như thế, nhưng lại có sức ảnh hưởng vô cùng. Người khởi xướng của nó không phải là tài tử, mà là một người trung niên gọi là Trương Tái.
Trương Tái, tự là Tử Hậu, năm nay ba mươi tám tuổi, người Quan Trung, mặt mày xanh xao vàng vọt, tướng mạo xấu xí, hoàn toàn không thể so sánh với đám tài tử trẻ tuổi Lưu Kỷ, Tô Thức, Trần Khác. Nhưng được sự ủng hộ của tể tướng đương triều, ngồi trên ghế da hổ tại Tướng Quốc tự thuyết giảng “dịch kinh”. Bởi vì ông ta là một nhà học thức nổi tiếng, tạo lập ra trường phái “Quan học”, cũng được cho là một trường phái quan trọng trong giới học giả.
Tại sao phải giảng “dịch” mà không giảng cái khác. Bởi vì “dịch học” được xưng là ‘khởi nguồn của mọi triết lí, nội dung bao hàm lớn vô cùng’, được cho là triết học của mọi triết học, là cảnh giới cao nhất của học vấn. Nghe nói, chỉ cần hiểu thông “dịch”, cái gì cũng có thể vừa xem qua là hiểu ngay, trên đời này không gì có thể làm khó học vấn của bạn… Còn về khoa cử, đương nhiên không cần phải bàn đến.
Nhưng nếu bạn cho rằng, chỉ có những lão đầu yêu thích nho học mới tham gia hội văn của ông ta thì vô cùng sai lầm. Bởi vì khẩu hiệu mà Trương Tái hô hào, thực ra là tiếng nói mạnh nhất ở thời đại này. Ông ta nói những người đọc sách chúng ta, không nên chỉ trích dẫn văn chương mà không hiểu thâm ý, chỉ biết tả trăng tả cảnh mà không hàm xúc, chỉ lo xu nịnh vuốt đuôi mà trở nên đắc ý; vậy, chúng ta phải làm gì chứ?
- Vi thiên địa lập tâm, vi sinh dân lập mệnh, vi vãng thánh kế tuyệt học, vi vạn thế khai thái bình! (Vì thiên hạ mà tạo lập ý chí, vì nhân dân mà không tiếc tính mạng, vì để tiếp tục kế thừa tuyệt học của đức thánh hiền, vì để khai mở thái bình muôn đời!)
Bốn câu khẩu hiệu này vừa hô lên, lập tức có biết bao người hâm mộ, không biết bao nhiêu người đến trước nghe ông ta thuyết giảng. Nhưng Trương Tái chỉ nói một nửa, liền ngừng. Bởi vì sau đêm thuyết giảng hôm trước, hai huynh đệ Trình Hạo, Trình Di là cháu họ ông ta từ Lạc Dương đến sớm để chuẩn bị dự thi cử đã đến bái phỏng ông ta trước.
Không sai, ‘Trình’ trong huynh đệ họ Trình này chính là họ ‘Trình’ của nhà lí học (chỉ nền nho học mới sau triều Tống hay còn gọi là đạo học) Trình Chu, chính là lí học mà bọn họ sáng tạo đã thống trị Hoa Hạ mấy trăm năm ở đời sau. Loại thánh nhân trong tương lai này, tự có chỗ bất phàm. Tuy mới hai mươi ba, hai mươi bốn tuổi, nhưng trình độ nho học đã vô cùng uyên thâm rồi.
Trương Tái tuy là biểu thúc của hai người bọn họ, nhưng sau khi thức trắng đêm bàn luận, sau khi nghe kiến giải của hai người về “dịch kinh”, ông ta cảm thấy học vấn của mình vẫn chưa đủ. Ngày thứ hai, liền nói với những người đã đến nghe thuyết giảng hôm trước:
- Nay thấy hai huynh đệ Trình gia giảng giải “dịch” một cách thâm sâu, tự thấy mình không bằng, thiết nghĩ họ có thể thay thế thuyết giảng.
Thế là nhường lại vị trí thuyết giảng cho hai người cháu họ, tự mình ngồi xuống phía dưới để nghe giảng. Người đạo đức thanh cao như ông ta, bởi vì chính ông ta, cũng là bởi vì hai người cháu họ mà trở thành người có danh tiếng là cao thượng. Danh tiếng không thua kém hai hội văn lớn kia.
Sở dĩ cả ba hội văn dốc hết sức lực, ngoài để tạo lập danh tiếng của mình, kì thực là vì mục đích thu hút các đồng đạo, anh tài. Tương lai bất kể là làm quan hay nghiên cứu học vấn đều cần người ủng hộ. Bây giờ tạo lập nền móng, nếu so với việc đợi sau kỳ thi hội mới đi liên lạc, thì hiệu quả tốt hơn gấp trăm lần.
Cho nên Trương Tái người ta đã đề ra tôn chỉ ‘Vi thiên địa lập tâm, vi sinh dân lập mệnh, vi vãng thánh kế tuyệt học, vi vạn thế khai thái bình!’, hai hội khác còn lại đương nhiên không thể để tụt ở phía sau, phía bên Thái Học văn hội do Lưu Kỷ lập ra, nghĩ ra một phần “Thị chư sinh bảng”, dán ở khắp nơi trong hội: “Khoa cử là tổ chức cho những kẻ bất tài sao?
Kỳ thi cận kề, cớ sao các học giả không nghiêm túc? Trung Dung viết: “ 'Nhân nhất năng chi, kỷ bách chi; nhân thập năng chi, kỷ thiên chi. Quả năng thử đạo hĩ, tuy ngu tất minh, tuy nhu tất cường.” (câu này muốn nói nếu ta không thông minh như người khác, người ta phải bỏ ra một phần sức lực để làm một việc thì ta cần bỏ ra mười phần sức mới có thể làm việc đó; nếu người khác phải bỏ ra mười phần sức để làm một việc thì ta phải bỏ ra một ngàn phần sức để làm việc đó. Ý muốn khuyên bảo phải luôn tự cường, không để tụt hậu). Có điểm nào không rõ, thì trao đổi cùng những học sinh khác, dám xem việc hỏi kẻ khác là học tập, cũng chính là mình tự học”. Dùng việc nâng cao thành tích đỗ được hạng nhất, để thu hút mọi người đến nghe giảng.
Phía bên Gia hữu học xã thì do Tô Thức thảo ra một bản “Tặng học xã chư công sơ”, để cổ động chúng đồng học, sinh động hơn nhiều so với Thái Học thể khô khan của Lưu Kỷ: “Ai có thể tự mình làm thầy, tự ở nhà mà học? Nếu đúng thì cùng nhau trao đổi, chia sẻ, không đúng thì cùng nhau khuyên sửa. Tận dụng thế mạnh của nhau để đạt hiệu quả tốt nhất theo đúng chí nguyện của mỗi người. Tuyết trắng nắng xuân (vốn chỉ một khúc ca dao quý tại nước Sở thời chiến quốc, ý nghĩa ám chỉ một loại văn học nghệ thuật cao thâm), mọi người đều tìm kiếm; Cao sơn lưu thủy (khúc nhạc nổi tiếng của Bá Nha mà chỉ có người tri kỷ của ông là Tử Kỷ mới có thể hiểu thấu), gặp được tri âm.
Đừng tự cho là một mình có thể hiểu tất, mà quên mất phải học hỏi. Từ đó mà dần tạo được danh tiếng tốt; thông qua các kì thi mà sẽ đạt được thành công ứng với sự phấn đấu của chúng ta. Bắt đầu từ đây, kết giao bạn bè, tạo lập quan hệ.